Nhu Cầu Quyết Việc Làm, Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Ở Tỉnh Nghệ An


từng loại đất giai đoạn 2015-2020, do Sở Tài nguyên và Môi trường công bố, dự kiến số lượng đất sẽ được thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị từ nay đến 2020 như sau:

Bảng 4.1: Dự kiến các loại đất thu hồi đến năm 2020

Đơn vị: ha


Loại đất

2005

2010

2015

2020

I. Đất chuyên dùng

32.345,24

63.844,90

91.563,70

113. 376,30

- Đất xây dựng

15.456

22.078

26.789

32.670

- Đất giao thông

21.456

32.612

43.789

58.473

- Đất thủy lợi

453

984

1256

1789

- Đất xd KCN, CCN

295

585

3.605

7.158

II. Đất ở

10.245

19.818,98

22.234,50

24.013,41

- Đất đô thị

2.111

5988

6.944

7.184

- Đất ở nông thôn

8134

13.830,98

15.290,5

16.829,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 21

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An năm 2014

Kế hoạch thu hồi đất của tỉnh Nghệ An cho xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị cho ta thấy nhu cầu thu hồi đất nông nghiệp là rất lớn: có tới 3297,07 ha trong giai đoạn 2006-2015, bình quân thu hồi 329,707 ha/năm.

Tình hình thu hồi đất như trên là một căn cứ quan trọng để dự báo số lao động bị mất việc làm trên địa bàn. Ngoài ra, để có dự báo nhu cầu về việc làm cho người có đất bị thu hồi cho phát triển công nghiệp và đô thị ở Nghệ An còn dựa vào một số cứ như sau:

Một là, thực tiễn thu hồi đất cho phát triển công nghiệp và đô thị ở tỉnh Nghệ An từ 2006 – 2015 và tình hình lao động bị mất việc làm do thu hồi đất trong thời gian này. Theo kết quả tổng hợp của đề tài, toàn tỉnh giai đoạn 2006- 2015 đã và sẽ thu hồi 3297,07 ha đất, trong đó có khoảng 3000 ha dùng để phát triển CN, đô thị liên quan đến 5024 hộ dân, làm cho 7.536 người lao động nông nghiệp bị mất việc làm. Tức là trong giai đoạn này, ở tỉnh Nghệ An cứ 1 ha đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi có 10 lao động bị mất việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp.


Hai là, số liệu điều tra khảo sát thực tế tình hình lao động nông thôn bị thu hồi đất cho phát triển CN ở 3 địa phương địa bàn trọng điểm của Nghệ An là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc tháng 7/2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ lao động bị thu hồi đất hiện chưa có việc làm là 20,1%; và nếu tính cả số lao động thiếu việc làm thì tỷ lệ này hiện là trên 65,4% trong số lao động bị thu hồi đất cho phát triển công nghiệp, đô thị.

Ba là, kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trên phạm vi cả nước, thì trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm trong nông nghiệp và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm. Tức là, nếu dựa vào tiêu thức này và cứ tốc độ thu hồi đất như hiện nay, thì từ nay đến năm 2015 ở Nghệ An mỗi năm trung bình sẽ phải giải quyết việc làm cho 4286,191lao động.

4.1.2. Nhu cầu quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An

Từ những căn cứ trên, có thể dự báo nhu cầu về việc làm của người có đất bị thu hồi ở Nghệ An các năm 2015-2020 như sau:

Số lao động mới bị mất việc làm do tiếp tục thu hồi đất: 47.477 người;

Số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm (2010-2015) : 7536 người.

Tổng cộng số lao động thuộc đối tượng bị thu hồi đất cần được giải quyết việc làm là 55.013 người (bảng 4.2). Nếu tính cả số lao động mới bổ sung do áp lực gia tăng dân số và lao động nông nhàn do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ (25,5% thời gian nông nhàn), thì số người lao động thực tế cần có việc làm đầy đủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn lớn hơn. Đây là một con số không nhỏ và là một thách thức đối với một tỉnh kinh tế chưa phát triển, quy mô việc làm còn nhỏ bé như Nghệ An. Nó đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của bản thân những người lao động này, mà còn là sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành và các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp được Nhà nước giao đất sau khi thu hồi ở địa phương.


Bảng 4.2: Dự báo số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu giải quyết việc làm ở Nghệ An giai đoạn 2015-2020

Nội dung

2010-2015

2015-2020

1. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (ha)

1.797,07

3.297,07

2. Lao động trong độ tuổi lao động mất việc làm do thu hồi đất (người)

Trong đó:

- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng

- Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất

26.376


7536

23.173

47.477


44.603

3. Số lao động bị mất việc làm trên 1 ha đất nông

nghiệp bị thu hồi

10,0

10,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Theo dự báo trên, ước tính mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng

2.000 lao động thuộc diện có đất bị thu hồi phát triển công nghiệp, đô thị trên địa bàn tỉnh, cộng với 2.500 người và số lao động đang bị thiếu việc làm cần được giải quyết việc làm đầy đủ những năm trước chưa giải quyết được, thì số lao động cần được giải quyết việc làm bình quân trong giai đoạn 2011-2015 sẽ là

4.500 người/năm.

4.2. QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT

Ngày 28/12/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong đó xác định quan điểm:

Một là, tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Tỉnh trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung .


Hai là, tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Ba là, phát triển nhanh các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; các ngành CN có lợi thế tại các khu, cụm CM, khu kinh tế như: CN sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm - thủy sản, thực phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí v.v... Xây dựng một nền nông – lâm nghiệp - thủy sản đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

Bốn là, coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của Tỉnh và bên ngoài.

Để thực hiện quan điểm trên, mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An là phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo, phát triển vào năm 2015 và cơ bản trở thành tỉnh CN vào năm 2020. Phát huy tiềm năng của tỉnh, xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm CN, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa học – công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao. Phấn đấu GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt 2000 USD/người vào năm 2015, và đạt trên 3.100 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 12 – 12,5% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 11,5 – 12,0%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng CN – xây dựng trong GDP đạt 41,4%, dịch vụ 40,4% và nông – lâm - thủy sản khoảng 18,2% vào năm 2015; và vào năm 2020 là 43,0%; 43,0%; 14,0%. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD vào năm 2015 và 1.900 triệu USD vào năm 2020.

Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tới cần phải đưa ra và áp dụng nhiều giải pháp, trong đó giải quyết vấn đề việc làm là một giải pháp rất quan trọng nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực sản xuất, tạo sự ổn định kinh tế - xã


hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàng năm giải quyết việc làm, tạo việc mới cho trên 20.000 lao động. Đến 2015 có trên 50% lao động đã qua đào tạo...

Dưới đây là quan điểm chung nhằm giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sang sản xuất CN ở tỉnh Nghệ An đến 2015 và những năm tiếp theo cần quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi, coi giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi là một nội dung trong các dự án phát triển CN, nhất là các dự án xây dựng KCN, khu kinh tế. Phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững làm phương hướng giải quyết vấn đề thu hồi đất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho cuộc sống lâu dài của người có đất bị thu hồi. Phải coi trọng cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi và cả trong quá trình phát triển các cơ sở CN, KCN trên địa bàn.

Thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang phát triển CN, ĐT với mục đích là thúc đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân. Bởi vậy, trong quan điểm giải quyết việc làm, cần coi trọng:

4.2.1. Đảm bảo đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của người dân có đất bị thu hồi với lợi ích quốc gia và của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi

Khi tiến hành thu hồi đất, phải giải quyết mối quan hệ với các chủ thể khác nhau một cách hài hoà : lợi ích xã hội; lợi ích của người lao động và lợi ích của các đơn vị thu hồi đất.

- Về phía xã hội, thu hồi đất sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển và nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Nhờ đó, phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn, để thực hiện mục tiêu công bằng, dân chủ, văn minh.

- Về phía người lao động bị thu hồi đất họ sẽ không còn ruộng đất để sản xuất, đồng nghĩa với công cụ mưu sinh không còn. Họ sẽ phải di chuyển đến nơi ở mới, làm cho cuộc sống bị xáo trộn. Vì vậy, trong quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất là vấn đề đặt ra hàng đầu.


- Về phía các đơn vị thu hồi đất, có thể là doanh nghiệp, có thể là Nhà nước thu hồi đất của dân để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, tiến hành sản xuất – kinh doanh, dịch vụ thu lợi nhuận phải chú ý đến lợi ích của người dân. Bởi lẽ, người dân đang sinh sống ổn định trên mảnh đất của họ, muốn thu hồi đất đai đó để phục vụ lợi ích chung, phải đảm bảo cuộc sống bình thường cho họ, nếu không nói là phải có được cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực tế cũng không ít trường hợp: bất bình, phản đối, khiếu nại không chuyển mục đích sử dụng đất do giải quyết chưa thỏa đáng lợi ích của người có đất bị thu hồi. Đó là sự không công bằng giữa các dự án, giữa các loại đất, các loại hộ, giữa giá đền bù thu hồi đất và giá nhà tái định cư…

Vì vậy, điều quan trọng là cán bộ địa phương làm công tác liên quan đến thu hồi đất phải chuẩn mực và Nhà nước phải công khai, minh bạch xây dựng và thực hiện chính sách trên cơ sở quán triệt quan điểm kết hợp hài hòa các lợi ích. Có như vậy chủ trương thu hồi đất mới thể hiện bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

4.2.2. Bảo đảm việc làm hợp lý, ổn định, bền vững, có thu nhập cho người lao động sau khi bị thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, việc thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị của tỉnh Nghệ An sẽ còn diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh trong những năm tới. Quá trình này sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngoài, các trung tâm thương mại và dịch vụ; là yếu tố quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo nhiều việc làm ở khu vực chính thức và phi chính thức, với chất lượng việc làm và giá trị lao động ngày càng cao. Vì vậy, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của Nghệ An. Đây chính là sự thực hiện


nhất quán chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc trong chiến lược xây dựng đất nước theo hướng hiện đại.

Về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân trong đó có những người nông dân theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng cần thấy một thực tế lịch sử là từ nhiều đời nay, người dân nước ta vẫn hiểu đất đai là của gia đình mình, là tài sản quý giá nhất của mình. Nhờ khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành được thắng lợi trong cánh mạng dân tộc, dân chủ. Ngày nay, ruộng đất là tư liệu sản xuất duy nhất của người nông dân, nếu Nhà nước thu hồi đất và chỉ trả cho họ một số tiền bồi thường hay còn gọi là hỗ trợ và hiểu là đảm bảo để người nông dân ổn định cuộc sống trong thời gian tự đào tạo nghề, thì chưa đủ. Nếu nhận thức như vậy được luật hóa trong thực tế thì sẽ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trong thu hồi đất, mục tiêu của việc thu hồi đất do dó cũng không đạt được. Vì vậy, tìm kiếm giải pháp để đảm bảo cuộc sống lâu dài.

4.2.3. Cần tuân theo nguyên tắc thị trường, đồng thời Nhà nước tạo môi trường và thực hiện điều tiết vĩ mô để GQVL và BĐĐS cho người lao động bị thu hồi đất

Trên thực tế những khó khăn phức tạp trong công tác thu hồi đất thời gian qua là do chúng ta chưa thống nhất và quán triệt đầy đủ nguyên tắc này, không đảm bảo sự ngang giá, công khai, minh bạch và bình đẳng trong thực hiện chính sách đền bù hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Do chưa quán triệt nguyên tắc thị trường nên nhiều lúc, nhiều nơi quá nhấn mạnh đến vai trò nhà nước trong giải quyết việc làm và thu nhập cho người có đất bị thu hồi, còn bản thân người có đất bị thu hồi thiếu chủ động trong việc tìm việc làm, thiếu kế hoạch trong việc sử dụng tiền đền bù để có thu nhập và đời sống ổn định, lâu dài. Vì vậy, trong diều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân có đất bị thu nên thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường, nguyên tắc pháp luật và chính sách phù hợp. Giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân có đất bị thu hồi cũng phải đảm bảo tuân thủ hai yêu cầu:


- Phải tuân theo nguyên tắc thị trường để thực hiện viêc bồi thường, đền bù, thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cư, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống của người lao động có đất bị thu hồi. Điều này thể hiện trước hết ở giá cả đền bù giải tỏa và giá đất, giá nhà các khu tái định cư phải được hình thành trên nguyên tắc thỏa thuận giữa Nhà nước với người dân, giữa các doanh nghiệp với người dân. Đồng thời, theo nguyên tắc thị trường, cũng đòi hỏi người lao động phải nâng cao tính chủ động trong việc tìm việc làm, sử dụng tiền đèn bù để có thu nhập ổn định, cùng Nhà nước giải quyết những yêu cầu bức xúc về việc làm và sớm ổn định đời sống của bản thân, gia đình.

- Phải tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế, tạo nên sự đồng bộ, hợp lý của hệ thống chính sách giải quyết lợi ích cho người dân và các doanh nghiệp có liên quan.

Theo quan điểm trên, có thể xác định những nội dung cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi cho phát triển CN ở Nghệ An trong thời gian tới như sau: Theo quan điểm trên, có thể xác định những nội dung cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi cho phát triển CN ở Nghệ An trong thời gian tới như sau:

Một là, tăng cầu về việc làm:

Mở rộng quy mô đầu tư chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho lao động tại chỗ.

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, trong đó coi trọng phát triển đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, hình thức tự tạo việc làm của người lao động vì đây là hình thức đầu tư năng động tạo ra sự cấp bách có ngay công việc để có thu nhập. Thực tế trong thời gian qua, số người lao động có việc làm ở Nghệ An chủ yếu là do họ tự tạo việc, chỉ có số ít lao động có việc làm do đơn vị nhận đất thu hồi và do Nhà nước tạo ra ( theo kết quả điều tra cho thấy trong số lao động được điều tra thì có tới 57,7% là tự tạo việc làm, chỉ có 5,% số lao động tìm việc làm từ các đơn vị nhận đất và từ Nhà nước).

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí