Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 2

Bảng 4.7: Tâm thế của người dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 139

Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa tâm thế của người dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và quá trình thay đổi việc làm 143

Bảng 4.9: Mức độ quan trọng yếu tố thị trường trong quá trình chuyển đổi việc làm của gia đình 145

Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa việc dễ bán sản phẩm và mức độ ảnh hưởng đến việc làm của của gia đình 147

Bảng 4.11: Mức độ thuận lợi về thị trường trong quá trình chuyển đổi việc làm của gia đình 149

Bảng 4.12: Mối liên hệ sự thay đổi của thị trường và Đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất 150

Bảng 4.13: Thuận lợi trong đào tạo nghề và đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất 152

Bảng 4.14: Động lực từ phía gia đình thúc đẩy chuyển đổi việc làm 154

Bảng 4.15: Mối liên hệ giữa đánh giá về làm nông nghiệp không đủ ăn và Đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất 156

Bảng 4.16: Những thuận lợi về nội lực gia đình trong chuyển đổi việc làm..159 Bảng 4.17: Sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương/chủ đầu tư hỗ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

trợ cho người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm 160

Bảng 4.18: Thực trạng triển khai hỗ trợ cho người dân của chính quyền/chủ đầu tư 162

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 2

Bảng 4.19: Đánh giá của người dân về các chính sách hỗ trợ của chính quyền/chủ đầu 163

Bảng 4.20: Sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể xã hội trong quá trình chuyển đổi việc làm 164

Bảng 4.21: Sự quan tâm giúp đỡ của anh em, bạn bè trong quá trình chuyển đổi việc làm 164

Bảng 4.22: Các hình thức giúp đỡ của tổ chức đoàn thể và người thân 166

Bảng 4.23: Các hình thức giúp đỡ của tổ chức đoàn thể và người thân 167

Bảng 4.24: Mối quan hệ giữa khu vực điều tra và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ ..168 Bảng 4.25: Người dân có thuận lợi từ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương ..169 Bảng 4.26: Mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi việc làm

của hộ gia đình 171

Bảng 4.27: Đánh giá của người dân về mức sống của hộ gia trước và sau khi thu hồi đất 173

Bảng 4.28: Đánh giá của người dân về cuộc sống sau khi thu hồi đất nông nghiệp 174

Bảng 4.29: Thu nhập và chênh lệch thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất 174

Bảng 4.30: Tương quan mức độ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm với mức độ chênh lệch 175

Bảng 4.31: Mối quan hệ giữa khu vực điều tra và cuộc sống gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp 176


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi ngành kinh tế của người lao động 106

Biểu đồ 3.2: Biến đổi cơ cấu lao động theo độ tuổi (%) 115

Biểu đồ 3.3: Biến đổi cơ cấu lao động trên tiêu chí trình độ học vấn (%) 116

Biểu đồ 3.4: Biến đổi cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn đã qua đào tạo 118

Biểu đồ 3.5: Biến đổi cơ cấu lao động theo đặc thù số lượng công việc 120

Biểu đồ 3.6. Tính đa việc làm của người dân 132


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2020 Việt Nam đặt mục tiêu cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại tuy nhiên để hoàn thành được mục tiêu nói trên Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt hàng loạt các chính sách liên quan tới vấn đề tam nông. Thực tế cho thấy trong 10 năm qua, nông nghiệp không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng ấn tượng của đất nước mà còn là điểm tựa chắc chắn cho các ngành khác đi qua những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Về mặt chính sách vĩ mô, trong những năm vừa qua, hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn nội dung cũng như quy mô tác động của thực tiễn chính sách. Sự thay đổi quan trọng này có thể cùng lúc cho thấy cả hai chiều cực tích cực và tiêu cực. Về khía cạnh tích cực có thể nhận thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề tam nông ngày càng lớn hơn trong khi đó ở khía cạnh tiêu cực cho thấy vẫn đang tồn tại một thực tế có quá nhiều những vấn đề xung quanh câu chuyện nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Trong khi đó, về mặt định hướng phát triển, cơ cấu kinh tế của một quốc gia công nghiệp hiện đại sẽ chỉ còn một tỷ lệ nhỏ % nông nghiệp trong cơ cấu GDP, để tạo ra được sự thay đổi này đương nhiên quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lao động việc làm phải được diễn ra một cách liên tục nhưng theo một lộ trình bền vững đảm bảo giảm thiểu những tác động tiêu cực, những cú sốc xã hội đối với các nhóm chuyển dịch, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Những ví dụ về quá trình chuyển dịch xã hội gây sốc trong quá trình phát triển là khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam trong đó hầu hết liên quan tới những chuyển dịch về đất đai, xuất phát từ quá trình thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp:“Sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp, từ công việc đồng áng sang


làm công ăn lương và dòng người từ nông thôn ra thành phố đều là dấu hiệu của một nền kinh tế đầy năng động với nhiều cơ hội. Nhưng những thay đổi này cũng là những nguồn tiềm tàng gây tổn thương cho người dân, từ mất đất đến không có việc làm và mất đi các mối quan hệ xã hội”[ Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2008,Tr.31].

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2016, dân số khu vực nông thôn của Việt Nam là 60,7 triệu người (chiếm 65,49%) dân số cả nước. Rõ ràng với một quốc gia hiện có hơn 2/3 dân số đang sinh sống ở nông thôn trong đó có khoảng 71,7% người trong độ tuổi lao động, nông nghiệp sẽ vẫn tiếp tục là sinh kế chủ yếu của hàng triệu gia đình Việt Nam trong những năm tới[Tổng cục thống kê,2016]. Mặc dù vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi nhanh chóng trên quy mô toàn quốc. Sau 28 năm xây dựng, phát triển, cả nước hiện có 328 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, thu hút được hơn 120 tỷ USD vốn FDI, 800,000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, và giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Riêng trong năm 2017, các khu công nghiệp, khu chế xuất đóng góp hơn 2 tỷ USD vào ngân sách nhà nước, 110 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, cả nước có thêm 625 cụm công nghiệp, tổng diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch của các cụm công nghiệp đang hoạt động là 19,000ha, thu hút hơn 10,000 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 137,000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 538,000 lao động [Bộ Kế hoạch đầu tư,2017].

Tốc độ thu hẹp diện tích đất lúa nhanh chóng cộng với những biến động về giá cả lương thực trên phạm vi toàn cầu đã đặt vấn đề an ninh lương thực của một quốc gia vốn luôn đứng đầu về xuất khẩu gạo trước những thách thức về tính bền vững. Do đó, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia với mục tiêu phải giữ bằng được 3,8 triệu ha đất lúa [76]. Ở thời điểm hiện tại, giá lương thực trên toàn cầu đang ở ngưỡng “nguy hiểm” và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu


cực tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống của người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Một trong những tác nhân lớn nhất dẫn tới sự thu hẹp của diện tích đất lúa tại Việt Nam trong thời gian qua chính là việc phát triển các KCN, khu chế xuất. Về mặt định hướng phát triển, mô hình các KCN, các khu chế xuất là lựa chọn đúng đắn bởi khả năng tạo việc làm, cải thiện cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, dù đã có lịch sử 20 năm nhưng có ba vấn đề đặt ra trong phát triển các KCN tại Việt Nam vẫn chưa được giải quyết triệt để: (i) quy hoạch các KCN, (ii) hiệu quả sử dụng đất tại các KCN và (iii) khả năng giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong quá trình chuyển đổi. Về vấn đề thứ nhất, đa số các KCN đều lựa chọn những vị trí “đắc địa” nên việc đặt KCN vào khu vực sản xuất nông nghiệp là hết sức phổ biến. Đối với vấn đề thứ hai, các KCN thường có diện tích từ vài chục tới vài trăm ha nhưng tỷ lệ lấp đầy các KCN lại thường ở mức khá khiêm tốn. Đối với vấn đề thứ ba, cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả, hiện tại khả năng giải quyết việc làm cho lao động địa phương từ phát triển các KCN là khá hạn chế cho dù có những căn cứ pháp lý liên quan tới trách nhiệm của chủ đầu tư với vấn đề tạo việc làm cho lao động địa phương.

Thất nghiệp, thiếu việc làm là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với nông dân sau khi bị thu hồi đất, chính vì thế bản thân các cơ quan chức năng trong thời gian qua dù đã rất cố gắng tìm ra các giải pháp để giải quyết tình trạng này thì vấn đề lao động, việc làm cho nông dân mất đất vẫn cứ là một bài toán khó. Theo Nguyễn Sinh Cúc vấn đề mấu chốt liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhận đất: “Tỷ lệ lao động mất đất được doanh nghiệp (nhận đất) đào tạo ở Hà Nội là 0,01%, Hà Tây: 0,02%; Hải Phòng: 0%; Bắc Ninh: 0%. Trong khi đó, lao động do Nhà nước đào tạo nghề cho nông dân vùng mất đất cũng không đáng kể: Hà Nội: 0,01%; Hải Phòng: 0%; Bắc Ninh: 1,2%; Hà Tây: 0%. Tỷ lệ lao động do gia đình tự đào tạo có cao hơn nhưng cũng còn xa


so với yêu cầu tạo việc làm mới phi nông nghiệp: Hà Nội: 0,9%, Hải Phòng: 0,01%; Bắc Ninh: 0,3% và Hà Tây: 0,09%” [Nguyễn Sinh Cúc, 2009, tr14].

Có một thực tế ruộng đất gắn bó với nông dân không chỉ với tư cách là một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng mà ruộng đất còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa, lối sống của người dân nông thôn. Cứ một ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp.[Phạm Văn Vân, 2014, tr438] Do đó, việc thu hồi đất nông nghiệp không chỉ làm thay đổi sinh kế của nông dân mà còn dẫn tới nguy cơ biến đổi những giá trị văn hóa, lối sống của họ và đặc biệt là con cái họ. Sự biến đổi này đáng tiếc lại đang có quá nhiều yếu tố tiêu cực. Do đó, việc đền bù không chỉ phải tính đến những giá trị vật chất mà còn phải tính đến cả những giá trị phi vật chất và bản thân những hỗ trợ cũng không nên chỉ được thực hiện có một lần duy nhất.

Hệ thống các chính sách dạy nghề nói chung và chính sách dạy nghề cho nông dân mất đất nói riêng của Việt Nam hiện nay là khá đa dạng và đã có “thâm niên” khá lâu đời. Các chính sách này là một trong những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tổng thể các chính sách liên quan tới hỗ trợ, đền bù khi thu hồi đất. Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt sau khi Chính phủ thông qua Đề án 1956 cũng đã được triển khai sâu rộng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, công tác dạy nghề, tạo việc làm liên quan tới thu hồi đất cho nông dân thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế từ cách làm, loại nghề, đối tượng… cho đến quyết tâm và trách nhiệm của các bên có liên quan, ngay cả của chính những người nông dân khi họ vừa có trong tay một khoản tiền lớn. Và hệ quả của vấn đề này thì ai cũng rõ.

Rõ ràng, cả ở cấp vĩ mô và ở cấp địa phương hệ thống chính sách liên quan tới vấn đề tam nông nói chung và đối với vấn đề lao động việc làm của nông dân tại các khu vực bị thu hồi đất nói riêng là rất nhiều, rất đầy đủ song vẫn còn có rất nhiều những vấn đề xã hội vẫn đang tồn tại và tiếp tục nảy sinh


đằng sau câu chuyện nông dân mất đất.

Với những vấn đề đặt ra đối với lao động và việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp biến đổi như thế nào, do đó tôi đã chọn để thực hiện trong luận án với tên là: "Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp" (Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết di động xã hội và lý thuyết thị trường lao động để lý giải biến đổi cơ cấu lao động, việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp góp phần kiểm chứng lý thuyết trong thực tiễn.

Luận án sử dụng phương pháp điều tra Xã hội học sẽ đưa ra những căn cứ khoa học từ thực tiễn, giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá quá trình biến đổi cơ cấu lao động, việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp một cách đầy đủ, toàn diện.

- Luận án sẽ là tài liệu bổ ích cho những người quan tâm đến các chính sách ruộng đất, chuyển đổi đất đai và vấn đề lao động, việc làm của người dân.

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho nhà quản lý nhìn nhận đầy đủ về cơ cấu lao động, việc làm của người dân sau thu hồi đất và những biến đổi của nó, từ đó có căn cứ khoa học để đưa ra các quyết sách giải quyết công ăn việc làm của nông dân- môt lực lượng lao động lớn trong xã hội hiện nay với các chiến lược phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp (nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023