Dự Báo Tình Hình Thu Hồi Đất Và Nhu Cầu Giải Quyết Việc Làm, Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Ở Tỉnh Nghệ An Trong


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA

Ở TỈNH NGHỆ AN


4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT VÀ NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1.1. Định hướng phát triển các KCN, KĐT và nhu cầu thu hồi đất cho xây dựng các KCN, KĐT của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới

4.1.1.1. Định hướng phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị của tỉnh Nghệ An

Dự báo từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới các khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng hiện đại. Ngay năm 2014 số dự án thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dung đất nông nghiệp đã tăng gấp 2 lần so với năm trước đó, quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh nghệ An đến năm 2020, đinh hướng đến tại Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2025 đã chỉ rõ phương hướng phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị như sau:

- Quy mô dân số Nghệ an đến năm 2020 đạt khoảng 3,1- 3,2 triệu người, đến năm 2025 khoảng 3,5 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 52 % vào năm 2015 và 65 – 70% vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Tỷ lệ đô thị hoá năm 2015 đạt khoảng 25 %, năm 2020 đạt khoảng 37 %, đến năm 2025 đạt khoảng 50 %. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 có 30 - 40%, năm 2020 khoảng 50- 60 % số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường: Xây dựng tỉnh Nghệ An văn minh, hiện đại. Hệ thống hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 20


đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phấn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đoạn Vinh – Hà Nội; khôi phục tuyến xuống cảng Cửa Lò, nâng cấp tuyến nghĩa Đàn - Cầu Giát, Ga Vinh: Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách hiện nay; nâng cấp các ga phụ, phục hồi ga Diễn Châu. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, phấn đấu đến giai đoạn 2015- 2020 vận tải hành khách công cộng đáp ứng 25- 30% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu khách quan, là hướng chiến lược quan trọng, góp phần quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là con đường ngắn nhất để đưa Nghệ An thoát khỏi tụt hậu và sớm trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII đã đề ra. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi từ nay đến năm 2020 tỉnh cần phải tiếp tục tập trung đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, từ đó chuyển mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại là dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp. Theo dự tính, sau năm 2020 tỉnh phải cố gắng có khoảng 5 ngàn doanh nghiệp các loại, thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, trong giai đoạn này dự kiến xây dựng khoảng 20 khu công nghiệp, khu chế xuất.

Chủ trương Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã thông qua Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 khóa XVII ngày 15/10/2010, trong những năm tới, “đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp – dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng CN trong sản phẩm nội tỉnh làm cho công nghiệp tác động mạnh vào nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội, tăng khối lượng và giá trị hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”.

Phấn đấu “đến năm 2020, giá trị sản lượng công nghiệp đạt 15000 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 50% - 60% trong GP của tỉnh”.

Hướng phát triển công nghiệp là ưu tiên các ngành có lợi thế và thị trường ổn định, quan tâm phát triển các ngành công nghệ cao để tạo đột phá cho tăng trưởng


của tỉnh, Nhịp độ tăng trưởng các ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 15 -15,5%/năm , giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,0% – 12,8%/năm. Đến năm 2020, công nghiệp – xây dựng chiếm 40% – 43% GDP. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt khoảng 88% vào năm 2020.

Công nghiệp được tập trung vào phát triển các lĩnh vực chủ yếu sau: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản, thực phẩm có thế mạnh của tỉnh, khai thác, tinh luyện thiếc, khai thác và chế biến đá trắng; công nghiệp cơ khí, hóa dầu, điện tử - tin học - viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa, công nghệ sinh học v.v... trở thành công nghiệp quan trọng, có giá trị gia tăng lớn trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Phát triển ngành dệt may, da giày để Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp dệt may của khu vực Bắc Trung Bộ. Phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, thực hiện Đề án Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, có thể thành lập thêm các khu công nghiệp ở Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp và các làng nghề tại địa bàn các huyện. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm và có 200 làng nghề vào năm 2020.

Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 20 KCN tập trung trên tổng diện tích khoảng 4500 ha, bao gồm 11 khu công nghiệp hiện có ( tính đến thời điểm tháng 12/2014 bao gồm: KCN Hoàng Mai nằm trong quy hoạch KCN Nam Thanh - Bắc Nghệ), diện tích 300 ha; KCN Nam Cấm, diện tích 327,83 ha; KCN Bắc Vinh, mở rộng với diện tích 143 ha; KCN Cửa Lò, diện tích 40,5 ha; KCN Phủ Quỳ, diện tích 400 ha và KCN Cửa Hội, diện tích 100 ha; Khu công nghiệp Diễn Hồng, diện tích 234,3ha; Khu công nghiệp Nghi phú; diện tích 156 ha; Khu công nghiệp Tân Thắng, diện tích 274ha; Khu công nghiệp Hưng Đông, diện tích 97, 8ha.; Khu công nghiệp Đông Hồi, diện tích 600 ha; và xây dựng thêm một số khu công nghiệp mới: Khu công nghiệp Thanh


Chương, diện tích khoảng 250 ha; Khu công nghiệp Đô Lương, diện tích khoảng 230 ha; Khu công nghiệp Nghĩa Đàn, diện tích khoảng 500 ha; Khu công nghiệp Tân Kỳ, diện tích khoảng 600 ha; Khu công nghiệp Sông Dinh, diện tích khoảng 300 ha; ; Khu công nghiệp Tri Lễ, diện tích khoảng 200 ha; Khu công nghiệp Anh Sơn, diện tích khoảng 200 ha; Khu công nghiệp Hưng nguyên, diện tích khoảng 300 ha.

Ngày 11/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An. Khu kinh tế này nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, bao gồm 18 xã, phường là: Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Long, Nghi Thuận, Nghi Đồng, Nghi Hưng, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên (thuộc huyện Nghi Lộc); Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Phú (thuộc huyện Diễn Châu); Nghi Tân, Nghi Thủy thuộc Thị xã Cửa Lò; với tổng diện tích tự nhiên 18.826,47 ha. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An bao gồm các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng, thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Mục tiêu chủ yếu của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An là phát triển để thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng; một địa bàn có tính đột phá của tỉnh Nghệ An; chiến lược phát triển quan trọng của vùng Trung Bộ; trung tâm giao thương quốc tế; trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của vùng Bắc Trung Bộ; trung tâm đô thị lớn của Nghệ An; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đô thị văn minh, kiến trúc tiên tiến.

Để có Khu kinh tế này, cần phải xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng các khu chức năng, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong nội khu. Do đó, phải chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ cho các nhu cầu này.


Ngoài những dự án phát triển trên, hiện nay Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An còn triển khai Đề án phát triển miền Tây Nghệ An gồm 10 huyện miền núi (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn) với tổng diện tích tự nhiên 1.374.502 ha, chiếm 83,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; có 212/469 xã, thị trấn toàn tỉnh. Trong đó, hướng phát triển công nghiệp được xác định là phát triển các ngành có lợi thế và khả năng khai thác gắn với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm như: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng để đáng ứng nhu cầu tăng trưởng trong nước và xuất khẩu. Củng cố và khai thác có hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng mới và mở rộng một số cơ sở sản xuất chế biến nông lâm sản với thiết bị hiện đại. Hình thành và phát triển vùng công nghiệp Phủ Quỳ vùng Tây Bắc thành một trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và các ngành công nghiệp chế biến. Nhịp độ phát triển công nghiệp – dịch vụ từ 22,08%/năm trong giai đoạn 2006-2010 lên 30

%/năm giai đoạn 2010-2015.

Về dịch vụ được tập trung vào phát triển các lĩnh vực chủ yếu: phát triển thương mại cảng biển, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ cảng và hàng hải, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ giáo dục đào tạo và ytế, du lịch biển...Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 11,3% .

Đầu tư cho hệ thống thoát nước mưa khu vực Thành phố Vinh, Huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu. Xây dựng các hệ thống tưới và tiêu cho các vùng chuyên canh.

Xây dựng các hệ thống thu gom nước thải và các trạm xử lý nước thải cục bộ, trước mắt tại các khu đô thị mới. Triển khai và hoàn thành các dự án xử lý nước thải Hưng Yên, Hưng Đông, đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ cho các khu công nghiệp, các làng nghề, các khu đô thị trung tâm.

- Phấn đấu giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng tăng bình quân khoảng 17,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn


đường như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm, công nghiệp dệt may, da giày; các ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học...

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ôtô, dệt – may và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao.; phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

- Cải tạo, chỉnh trang, đầu tư chiều sâu các lĩnh vực công nghiệp tập trung được hình thành từ những năm của thập kỷ 90. Di chuyển những bộ phân doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có mức độ gây ô nhiễm cao, có điều kiện sản xuất không thích hợp ra xa thành phố, kết hợp đổi mới công nghệ và đầu tư hệ thống xử lý chất thải.

- Trong giai đoạn đến năm 2015: tiếp tục triển khai 11 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025: Dự kiến xây dựng mới và mở rộng 20 khu công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp ở các huyện, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã hình thành.

Tổ chức không gian đô thị Nghệ An theo mô hình chùm đô thị bao gồm đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và tỉnh.

- Đô thị trung tâm: tại đô thị trung tâm bố trí trụ sở, cơ quan tỉnh, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của tỉnh và thành phố; trụ sở các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ sở thương mại, giao dịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; trụ sở chính của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp; các cơ sở đào tạo.


+ Hướng mở rộng, phát triển đô thị trung tâm: Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội tỉnh về phía Nam Thanh, Bắc Nghệ từ Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, Thái Hoà, Đô Lương, Con Cuông và Tân Kỳ.

+ Khu nội đô lịch sử của tỉnh ( Thành phố Vinh): Bảo tồn , tôn tạo khu cổng thành cổ, khu Phượng hoàng Trung Đô, núi Dũng Quyết tạo cảnh quan và không gian với nhiều nét văn hoá truyền thống. Hoàn thiện hệ thống trung tâm hành chính

– chính trị của tỉnh.

+ Khu nội đô của tỉnh mở rộng: Đây là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hoá, dịch vụ thương mại cấp tỉnh có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại. Đồng thời là khu vực chính thu hút dân từ các huyện, thị tới. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, chỉnh trang kiến trúc một số khu dân cư và xã ven đô trong quá trình mở rộng đô thị.

+ Khu vực mở rộng phía Đông Bắc và bao gồm: chuỗi các đô thị Nghi Phú, Hà Huy Tập, Hưng Dũng, Hưng Lộc, Cửa Lò. Đây là khu vực phát triển dân cư mới cao tầng đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hoá, dịch vụ thương mại của vùng, tỉnh.

+ Khu vực mở rộng phía Bắc tỉnh Nghệ An:

Khu đô thị Diễn Châu: Phát triển thương mại và dịch vụ tổng hợp.. gắn với ngành cơ khí, phụ tùng ô tô theo hướng các quốc lộ 7 và quốc lộ 1.

Khu đô thị Dầu khi Hoàng Mai: Phát triển thương mại dịch vụ, trung tâm y tế, giáo dục...gắn với các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến của Thị Trấn Hoàng Mai thuộc Huyện Quỳnh Lưu.

Khu đô thị Con Cuông: Phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, gìn giữ khu dự trữ sinh quyển thế giới- vườn Quốc gia Pù mát;

Khu đô thị Nghĩa Đàn: Phát triển thương mại dịch vụ, trung tâm y tế... gắn với các ngành chăn nuôi, chế biến sữa, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng các quốc lộ 48 và quốc lộ 15 A.

Các đô thị vệ tinh: Hình thành và phát triển nhanh, có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hỗ trợ và với đô thị trung tâm các chức năng về đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, nhà ở...


+ Đô thị Cửa Lò là đô thị phát triển về dịch vụ, khai thác tiềm năng Cảng Cửa Hội, Cảng Cửa Lò, hành lang kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ và du lịch bãi biển Cửa Lò, các trung tâm dịch vụ về thương mại, khu công nghiệp chế niến hải sản.

Hình thành các khu du lịch sinh thái quy mô lớn tại khu vực núi Quyết, Con Cuông - Anh Sơn -Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu. Gắn phát triển du lịch với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân khu vực phụ cận.

Nâng cấp, mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo sự liên kết hợp lý về cơ sở hạ tầng giữa thành, thị, huyện, tập trung vào mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải.

Với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá Nghệ An đã thực sự tăng tầm vóc, dần trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn không chỉ về cảnh quan kiến trúc mà còn về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng dịch vụ chiếm 39-40%, công nghiệp – xây dựng chiếm 39-40% và nông – lâm- ngư nghiệp chiếm 20-21%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 41-42%, công nghiệp – xây dựng chiếm 39-40% và nông – lâm- ngư nghiệp chiếm 15-16%. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 11-12%/năm thời kỳ 2011-2015 và 20- 25 % thời kỳ 2016 – 2020.

4.1.1.2. Nhu cầu thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới

Theo những định hướng phát triển công nghiệp và đô thị, dự báo từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ diễn ra mạnh mẽ việc chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị. Diện tích đất cần có để xây dựng khoảng 20 khu công nghiệp, 38 cụm công nghiệp vừa và nhỏ và 40 khu đô thị khoảng là 40000 ha. Điều đó đòi hỏi Nhà nước Nghệ An phải phân bố lại nguồn lực đất đai và lao động trong tỉnh, để sử dụng hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

Nghị quyết số 70/ NQ – CP ban hành ngày 7-6-2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xác định như sau:

+ Năm 2010 đất chuyên dùng là 63,844,90 ha, đến năm 2020 là 113. 376,30 ha.

+ Đất ở đô thị năm 2010 là 5988 ha, năm 2020 là 7184 ha.

Căn cứ và Nghị quyết của Chính phủ và căn cứ vào xu hướng vận động của

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí