Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 7


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), "Báo cáo về tình hình thu hồi đất của nông dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), “ Báo cáo về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp”; Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “ Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai.”; Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), “ Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và đời sống của người dân có đất bị thu hồi”. Báo cáo phân tích và đánh giá chủ trương, chính sách về thu hồi đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới; thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và sự tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới đối với đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Các báo cáo này đã đưa ra những số liệu rất cơ bản về tình hình thu hồi đất của nông dân thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại bất cập cần khắc phục, trong đó cũng đề cập vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất. Theo số liệu điều tra của Bộ NN & PTNT năm 2010 tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là dưới 0,5%. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20,308ha), Đồng Nai (19,752ha), Bình Dương (16,627ha), Quảng Nam (11,812ha), Cà Mau (13,242ha), Hà Nội (7,776ha), Hà Tĩnh (6,391ha), Vĩnh Phúc (5,573ha). [38, Tr.436]

Các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thế Nhã (1998), "Thực trạng sản xuất và đời sống của hộ nông dân không đất và thiếu đất ở Đồng bằng


sông Cửu Long”; Nguyễn Đình Hương (1999), “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp”; Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Phát triển khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp”. Các nghiên cứu đã chỉ ra quá trình sản xuất của các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Những hộ thiếu đất hoặc không có đất thường sẽ phải thuê/mướn đất để sản xuất. Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp thì các khu công nghiệp tập trung đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung, vào nguồn ngân sách trung ương và địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc: do thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, hàng chục nghìn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên thu nhập thấp và giảm dần; các tệ nạn xã hội phát triển; môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng; có sự phân hóa về thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư nông thôn. Khi các khu công nghiệp mọc lên, đất nông nghiệp giảm xuống.

Hồ Khánh Thiện (2006), “Nông dân đối mặt với thất nghiệp”, Đào Thế Tuấn (2006), "Vấn đề đất đai trong phát triển bền vững ở nước ta hiện nay", Nguyễn Lân Dũng (2009), “Bất cập trong sử dụng đất nông nghiệp”; Tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa trên những “bờ xôi ruộng mật”. Những ruộng nhất đẳng điền, toàn những bờ xôi ruộng mật bị lấy đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf hoặc xây các khu nhà để kinh doanh. Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất.


Đỗ Đức Quân (2010), “ Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ - Trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp”. Giới thiệu các vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông thôn trong quá trình xây dựng, phát triển khu công nghiệp. Trình bày về thực trạng, phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong qua trình xây dựng, phát triển khu công nghiệp.

Lưu Song Hà (Chủ biên) (2009), “Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm khu công nghiệp” Đây là một Khảo sát thực tiễn về một số vấn đề tâm lí của người nông dân có đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kết quả khảo sát đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện để người nông dân bị thu hồi đất thích ứng nhanh chóng và hiệu quả với những thay đổi nảy sinh từ việc xây dựng khu công nghiệp tại địa phương.

Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Xuân Nghĩa (Đồng chủ biên) (2009), “Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội - Vấn đề và giải pháp”,. Giới thiệu công tác tư tưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng trong giải phóng mặt bằng. Thực trạng công tác tư tưởng trong giải phóng mặt bằng ở Hà Nội (từ 2000-2006). Phương hướng và giải pháp chủ yếu trong giải phóng mặt bằng ở thủ đô trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Nguyễn Thị Thuận An (2012), “Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý về bồi thường, hỗ trợ,tái định cư của Nhà nước ta từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay”. Thu thập tài liệu, số liệu về công tác bồi thường, GPMB dự án xây dựng khu đô thị mới tại quận Hải An. Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB, và những ảnh hưởng của nó đến người dân bị thu hồi đất. Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, GPMB ở thành phố Hải Phòng hiện nay.

Đỗ Đức Quân (2010), “Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 7


thôn vùng đồng bằng Bắc bộ - Trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp” Qua khảo sát một số vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ - một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, tác giả cuốn sách đã góp phần nhận diện thực trạng của tình hình thiếu việc làm, giảm sút chất lượng môi trường sống ở những vùng nông thôn bị thu hồi đất làm khu công nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tìm ra hướng giải quyết phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.

Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trang việc làm của người nông dân trong những thời gian qua. Mô tả những công việc mà người dân nông thôn đã làm để sinh kế. Người dân nông thôn phải đối mặt với những tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm bấp bênh. Họ bị đẩy ra trong quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn đã và đang là một quá trình biến đổi mà trong đó đó người dân nông thôn đã từng là người quan trong trọng quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhưng hiện nay khi quá trình thu hồi đất nông nghiệp diễn ra họ đang bị đẩy ra khỏi nông thôn, vị trí và vai trò của họ dần mờ nhạt. Chính vì vậy cần có phân tích sâu sắc hơn không chỉ là mô tả một cách đơn thuần lao động việc làm của người dân nông thôn mà thêm vào đó là những vị trí, vị thế xã hội kèm theo của người dân lao động nông thôn hiện nay. Dù cách tiếp cận vấn đề có thể khác nhau, những phân tích và nhận định vấn đề có thể ở những góc nhìn khác nhau song đa số các công trình nghiên cứu về vấn đề lí luận bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã đề cập ở trên, mới chỉ chú trọng đến việc đưa ra khái niệm. Chưa đi sâu vào những bất cập trong công tác đền bù. Hiện nay công tác đền bù thu hồi đất đa phần được “qui đổi” thành tiền. Mặc dù quá trình đền bù có nhiều qui định về các khoản đền bù khác nhau cũng như những cách thức đền bù khác nhau nhưng các đề tài chưa thực sự đi sâu vào phân tích. Bên cạnh đó quá trình công khai, minh bạch, về các chính sách, về qui


trình còn chưa được phản ánh một cách kỹ càng. Dẫn đến người dân chưa có một tâm thế tốt cho quá trình tiếp theo. Các đề tài chưa phân tích rõ về những bất hợp lý trong công tác đền bù đất cho người dân.

Các công trình nghiên cứu về thực trạng cơ cấu lao động việc làm đã phác họa việc làm của người dân nông thôn. Sự mô tả về nghề nghiệp của người dân lao động nông thôn được các đề tài đề cập tương đối đa dạng. Đồng thời các công trình nghiên cứu cũng mô tả các nguyên nhân như sự chuyển đổi đất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa vùng ven đô, do làm nông nghiệp thuần túy mang lại thu nhập không cao. Trong đề tài này tác giả tập trung tìm hiểu biến đổi cơ cấu lao động việc làm dưới ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất nông nghiệp. Quá trình người nông dân mất đi tư liệu sản xuất vừa tạo ra cơ hội để người dân nông thôn thay đổi nghề nghiệp của mình nhưng cũng tạo nên thách thức đưa đẩy người dân nông thôn thành người thất nghiệp vì họ khó/không có khả năng kiến tạo việc làm mới. Với những quan điểm lý thuyết về lao động, thị trường lao động, tiền lương gắn với quan điểm biến đổi các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất sẽ làm biến đổi xã hội sẽ được tác giả vận dụng để chứng minh cũng như có thể làm sáng tỏ hơn sau quá trình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tập trung phân tích sự biến đổi lao động, việc làm nói chung, ít có phân tích sâu khía cạnh tác động về giới trong quá trình biến đổi. Khả năng thích ứng, chuyển đổi việc làm, xu hướng dịch chuyển lĩnh vực lao động còn chịu tác động của quá trình phân công lao động theo giới trong gia đình.

Các công trình trước hầu hết chỉ nói đến hiện trạng nghề nghiệp, mục đích sử dụng tiền đền bù, thực trạng đời sống kinh tế của các hộ gia đình sau thu hồi đất tuy nhiên chưa có công trình nào nói đến tâm thế đón nhận sự thay đổi về việc sẽ không còn tư liệu sản xuất. Quá trình thu hồi đất tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến nhận thức thái độ và tâm trạng xã hội của người nông


dân. Một mặt người dân phấn khởi vì có một khoản tiền rất lớn từ đền bù đất nông nghiệp và những tài sản/hoa màu gắn liền với đất, các thế hệ sau sẽ không phải vất vả làm nông nghiệp như cha ông, sẽ có nhiều khu công nghiệp được xây dựng và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương nói chung. Nhưng mặt khác sau đó là những lo lắng về việc làm, tiền đền bù tiêu cũng hết, về cơ bản các sản vật lương thực đều phải mua, các tệ nạn xã hội nảy sinh...Nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích tìm hiểu những tâm thế mà các hộ gia đình chuẩn bị trước những thay đổi của xã hội.

Khi người dân nông thôn không còn đất canh tác quá trình chuyển biến về cấu trúc lao động việc làm là một quá trình tất yếu không thể tránh khỏi. Luận án sẽ đi sâu tìm hiểu những thay đổi trong cấu trúc việc làm của người dân ở khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp. Sự khác nhau giữa các hộ bị thu hồi số đất nhiều và số đất ít về lao động việc làm. Xem xét sự biến đổi từ ngành kinh tế Nông nghiệp-Công nghiệp, hay Nông nghiệp – Dịch vụ hoặc hỗn hợp giữa Nông nghiệp – Công nghiệp- Dịch vụ. Từ đó khái quát thành xu hướng biến đổi về cơ cấu lao động nghề nghiệp việc làm của người dân ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp. Thêm vào đó xem xét tính đa nghề của người dân nông thôn hiện nay để phân tích các chiến lực sinh kế khác nhau giữa các hộ gia đình.

Tiểu kết chương 1: Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang có những thay đổi liên tục và nhanh chóng thì các kết quả nghiên cứu về nông nghiệp – nông dân – nông thôn đạt được trong lĩnh vực bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Vì vậy rất cần có một công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu và có hệ thống về sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm của người dân nông thôn ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, đây là nhiệm vụ mà luận án sẽ thực hiện.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

2.1. Các khái niệm cơ bản của luận án

2.1.1. Biến đổi xã hội

Theo từ điển Triết học do M.Rozental’ chủ biên, ”Biến đổi là hình thức tồn tại phổ biến nhất của tất cả các sự vật và hiện tượng. Biến đổi bao hàm mọi sự vận động và tác động qua lại, sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác” Tô Duy Hợp, Lê Thị Thúy Ngà, 2015,Tr.25]. Cùng với sự vận động của tự nhiên và tư duy, xã hội cũng không ngừng biến đổi.

Vào giữa thế kỷ XIX, các nhà xã hội học cố gắng thực hiện những phân tích đầu tiên về biến đổi xã hội nhằm giải thích hai làn sóng biến đổi lớn đang diễn ra trên khắp châu Âu: quá trình công nghiệp hóa và sự mở rộng nên dân chủ. Từ đó đến nay, biến đổi xã hội luôn được coi là chủ đề trung tâm của xã hội học. Trong cuốn sách “Những vấn đề lâu bền trong xã hội học” của 2 tác giả Lynn Barteck và Kenren Mullin Tô Duy Hợp, Lê Thị Thúy Ngà, 2015, Tr.27], biến đổi xã hội được khẳng định là một vấn đề lâu bền của xã hội học. Nhà xã hội học tiền bối A.Comte đã từng khẳng định rằng xã hội không ngừng vận động và biến đổi, và chắc chắn biến đổi xã hội sẽ xảy ra, nó theo một con đường phát triển và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn. Cùng quan điểm với A.Comte, H.Spencer và K.Marx dựa trên quan điểm của thuyết tiến hóa cho rằng quá trình biến đổi xã hội phát triển qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp hơn, càng ngày càng thăng tiến hơn. Chính vì thế, xã hội càng ở giai đoạn phát triển cao thì xã hội càng ưu việt hơn. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm đồng nhất biến đổi với tiến bộ không còn được chấp nhận. Biến đổi xã hội có thể diễn ra theo hướng tiến bộ xã hội hoặc là theo hướng ngược lại. Biến đổi xã hội theo hướng tiến bộ chính là sự phát


triển của xã hội. Phát triển xã hội chính là sự biến đổi xã hội theo định hướng giá trị đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Biến đổi cũng có thể là thoái bộ, là phá hoại hoặc đảo lộn trật tự. Theo A.Gidden, các bậc tiền bối của xã hội học hiện đại đã định hướng cho việc tìm hiểu những biến đổi đầy kịch tính làm tan vỡ thế giới truyền thống và khuyến khích việc sáng tạo ra những hình thức mới của trật tự xã hội. A.Gidden (1997) cho rằng, biến đổi xã hội là một hiện tượng bình thường trong đời sống xã hội, tuy nhiên nó đang trở nên rất mãnh liệt trong thời đại ngày nay. Biến đổi xã hội chính là sự thay đổi trong các cấu trúc cơ bản của một nhóm xã hội hoặc của một xã hội. [Oxford, 2012, Tr.376]

Theo Bruce.J.Conhen và Terri.L.Orbuch (1994), khi nói đến biến đổi xã hội là đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của một xã hội. Sự thay đổi đó ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các cá nhân trong một xã hội. Những biến đổi chỉ ảnh hưởng đến một số ít cá nhân thường không được các nhà xã hội học nghiên cứu. Percy Cohen, 1968, Tr.108]

Trong từ điển xã hội học của G.Endruweit và G.Trommsdorff , Biến đổi xã hội được định nghĩa là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội. Những thay đổi trong biến đổi xã hội có ý nghĩa về cơ cấu xã hội (đó là hành động và tương tác xã hội), kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện ở các chuẩn mực (nguyên tắc ứng xử), giá trị và các sản phẩm và tượng trưng văn hóa”. Những thay đổi xảy ra thường xuyên nhưng không gây hậu quả cho đặc trưng cơ cấu xã hội (chẳng hạn như sinh tử của các thành viên xã hội) không thuộc biến đổi xã hội. G.Endruweit và G. Trommsdorff, 2001, tr.27]

Nguyễn Khắc Viện (1994) trong từ điển xã hội học dùng khái niệm “thay đổi xã hội” nhằm chỉ trạng thái vận động khác nhau: tiến bộ hoặc thoái bộ, tiến hóa hoặc cách mạng, bộ phận hoặc toàn bộ,… Những thay đổi xã hội thường gắn với những điều kiện khách quan của tồn tại xã hội và những điều

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí