Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Biến Đổi Nông Nghiệp – Nông Thôn


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

Việc tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì đó là tiền đề cho quá trình thực hiện luận án, là cơ sở để đánh giá, tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, những vấn đề còn để ngỏ, là những gợi mở có tính định hướng cho những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo, mà luận án cần tập trung giải quyết.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả thấy rằng, đã có một số công trình nghiên cứu nổi bật, có liên quan đến một số khía cạnh khác nhau của đề tài luận án. Các công trình này có thể xếp theo các nhóm nghiên cứu sau đây:

1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về biến đổi nông nghiệp – Nông thôn

Chủ đề nghiên cứu về biến đổi nông nghiệp, nông thôn đã được nghiên cứu nhiều từ đánh giá về lý luận cho đến các nghiên cứuthực nghiệm.

Tác giả Đặng Kim Sơn (2010) “Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới”. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học - công nghệ (1997), “Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta” là những tác phẩm và bài viết đề cập tới những vấn đề phát triển nông nghiệp trong điều kiện công nghiệp. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề luôn mới ở Việt Nam, đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên. Các tác phẩm đã làm rõ thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn, nhóm tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.


Nguyễn Tiệp (2005) “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Tác giả mô tả thực trạng thị trường sức lao động ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Sự phát triển thị trường sức lao động khu vực ngoại thành Hà Nội đã góp phần vào việc phân bổ nguồn lực lao động giữa các ngành, các địa phương một cách hợp lý; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đúng hướng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thị trường sức lao động khu vực ngoại thành Hà Nội cũng luôn phát sinh những vấn đề bất cập cần giải quyết đó là: Quy mô dân số và nguồn lao động hiện nay ở khu vực ngoại thành Hà Nội tương đối lớn, chất lượng và cơ cấu lao động mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, gây ra tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động nghiêm trọng. Các dòng di chuyển lao động diễn ra thường xuyên, với quy mô và tần suất lớn, đặc biệt là di chuyển giữa nông thôn - đô thị và di chuyển lao động từ khu vực đi ra bên ngoài còn mang tính tự phát, trong khi công tác quản lý lao động tự do di chuyển còn nhiều bất cập, dẫn tới bất ổn về an ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

- xã hội; Tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc mất việc làm trong khi chưa có kế hoạch đào tạo, chuyển nghề cho lao động.

Lê Du Phong (2009), “Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Hungari trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam”. Khái quát nền kinh tế Hungary trước năm 1990 và thực trạng xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường ở Hungary trong giai đoạn 1990 - 2010, Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và việc vận dụng những kinh nghiệm của Hungary vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 4


Các nghiên cứu về biến đổi xã hội ở nông thôn cũng được tập trung nghiên cứu như: Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”; Nguyễn Xuân Nguyên (1995), “Ảnh hưởng của công nghiệp tới phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam”; Lê Đình Thắng (1998) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – những vấn đề lý luận và thực tiễn”; Lê Quốc Sử (2001), “Sự chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH – HĐH từ thế kỉ XX đến thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức”; Nguyễn Đình Quế (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI”; Nguyễn Văn Thu (2006), “ Biến đổi xã hội ở nông thôn Việt Nam dưới tác động của dô thị hóa, tích tụ ruộng đất và chính sách dồn điền đổi thửa”. Các tác giả tập trung đề cập đến một số vấn đề về sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và một số giải pháp thuộc vĩ mô nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt nam trong thập nhiên đầu thế kỷ

XXI. Nêu ra những khái niệm, thực trạng và giải pháp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn: chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp; chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ những năm đầu thế kỷ XXI, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam và phân tích sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Việt Nam có trên 84 triệu người, trong đó có 75% dân số sông ở nông thôn. Trong những năm qua, công nghiệp ở thành thị có sự phát triển nhưng không đủ sức thu hút hết lao động tăng thêm đến từ nông nghiệp và các vùng nông thôn. Sự dư thừa lao động và sự di dân từ các vùng nông thôn về các thành phố kiếm việc làm ngày càng tăng nhanh. Hiện nay, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 42,0% trong cơ cấu kinh tế và tỷ lệ lao động trong công nghiệp chỉ chiếm khoảng 18% trong tổng số lao động của nền kinh tế.


Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường (2009), “Tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và những biến dổi văn hóa – xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc”. Tác giả phân tích quá trình đô thị hoá đang diễn ra và có tác động như thế nào đến cuộc sống của người dân Vĩnh Phúc cũng như chỉ ra những biến đổi trên “diện mạo” của tỉnh Vĩnh Phúc. Với kết cấu 5 chương, cuốn sách đã dựng lại bức tranh toàn cảnh mọi sự chuyển biến đã và đang diễn ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc gắn liền với quá trình Đổi mới đặc biệt là về lĩnh vực văn hoá và xã hội. Qua đó những thông tin như: Tác động của đô thị hoá, công nghiệp hoá đối với dân số, lao động việc làm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thiết chế xã hội… đã được trình bày một cách hệ thống và chi tiết trên cơ sở lý luận khoa học sắc bén với số liệu thống kê cụ thể. Ngoài việc phân tích rõ sự chuyển biến mọi mặt của đời sống người dân dưới tác động của quá trình đô thị hoá, công trình còn đề xuất những giải pháp và hướng phát triển thiết thực cho từng lĩnh vực cụ thể, nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích người dân làm kinh tế tự nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính mình.

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nôn thôn và công nghệp hóa, quá trình thu hồi đất nông nghiệp được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu có những đóng góp quan trọng vào việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề cụ thể: Các nghiên cứu đã chỉ ra sự biến đổi của nông thông trong quá trình công nghiệp hóa, những nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề trong đổi mới của “tam nông”, vấn đề về quá trình biến đổi nông thôn, về cơ sở hạ tầng, đời sống người dân, quá trình đồng thuận/mâu thuẫn trong việc giải phóng mặt bằng cho công nghiệp phát triển, những vấn đề giải quyết, hướng dẫn người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa cũng được đặt ra. Những vấn đề về an sinh xã hội, sinh kế cho người nông dân cũng được đặt ra trong những nghiên cứu của các tác giả.


Các nghiên cứu trước đây đã phần nào mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm. Tuy nhiên trong nghiên cứu này ngoài yếu tố trực tiếp nhãn tiền là người dân bị thu hồi đất nông nghiệp không còn tư liệu để sản xuất thì các yếu tố khác được đi sâu nghiên cứu như tính năng động của các hộ gia đình (nhận thức về lao động việc làm trong tương lai), kinh nghiệm sản xuất sẵn có (các hộ gia đình trước khi thu hồi đất nông nghiệp đã có một nghề nghiệp khác bên cạnh nghề nông nghiệp thì khác gì so với những hộ thuần nông), các yếu tố về trình độ học vấn, giới, độ tuổi, địa bàn nghiên cứu cũng được phân tích so sánh. Thông qua các phân tích tác giả sẽ tổng hợp xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính, có khả năng dự báo về sự thay đổi cơ cấu lao động việc làm trong một điều kiện hoàn cảnh nhất định. Trong các nghiên cứu trước đây chưa có nghiên cứu nào phân tích theo mô hình hồi quy để thấy được sự tác động của các nhân tố từ khách quan đến chủ quan người lao động trong quá trình biến đổi về cơ cấu lao động việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp. Qua đó có thể bổ sung vào lý luận, đưa ra các giải pháp thiết thực giảm thiểu những rủi ro đối với người nông dân xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu.

Các đề tài đã tập trung mô tả những biến chuyển lớn của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển. Những kinh nghiệm xây dựng nông thôn của các nước để có thể giữ một nông nghiệp bền vững. Các đề tài cũng dự báo những biến đổi và những mô hình nông thôn mà nước ta có thể áp dụng. Những biến đổi sâu sắc về nông thôn trong thời kỳ đổi mới đã phần nào đó nâng cao khả năng, vị thế của người nông dân trong xã hội. Chúng tôi chia sẻ những thay đổi đó trong lòng xã hội nông thôn nhưng thêm vào đó trong nghiên cứu của luận án này sẽ phân tích sâu hơn sự “không xác định/chuyển dịch vị thế xã hội” của một số người dân nông thôn khi họ


không còn tư liệu sản xuất trở thành lao động tự do hoặc chuyển hẳn sang một nghề nghiệp mới.

1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về di dân nông thôn.

Vấn đề thu hồi đất để xây dựng các khu KĐT, KCN, KCX và các tác động của nó đến đời sống nông dân là vấn đề kinh tế - xã hội, di dân được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Quá trình di dân nông thôn như một phương thức sinh kế mới của người lao động trong quá trình công nghiệp hóa.

Một số nhà nghiên cứu di động xã hội trong bối cảnh tiền công nghiệp H. Kaelble (1977) Historiacal reseach on social mobility (nghiên cứu lịch sử về di động xã hội). Peter M. Blau và Otis D. Duncan nhìn chung được xem như một ví dụ kiểm mẫu về nghiên cứu di động xã hội theo nghĩa xem nó như là quá trình đạt vị thế với tác phẩm The American Occupational Structure Cấu trúc ngành nghề Mỹ 1967, Mô hình đặt trọng tâm có thể xếp thứ tự các ngành nghề theo một trật tự khá đồng nhất giữa và trong lòng xã hội. Một khái niệm hẹp là uy tín nghề nghiệp được đưa ra hay rộng hơn là vị thế về kinh tế -xã hội.

Ở Việt Nam nhiều tác giả cũng nghiên cứu về di dân từ rất sớm. Lê Đăng Giang (1996), Vấn đề di chuyển lao động từ nông thôn thông qua phát triển các cụm công nghiệp làng nghề: nghiên cứu trường hợp các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh và Hà Tây, trong Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học Quốc tế lần thứ 3, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những luận điểm về quá trình chuyển dịch lao động ở nông thôn khi phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Người lao động nông thôn dành nhiều thời gian để làm các công việc khác nhiều hơn so với nghề nông và thu nhập từ các nghề khác cao hơn nghề nông. Đặc biệt trong các cụm công nghiệp làng nghề có một số lượng lao động tự do rất lớn đến làm việc theo “công nhật” (làm ngày nào trả tiền công ngày đó). Quá trình này tạo nên “Chợ lao động” ở làng nghề - một nét


mới trong nông thôn Việt Nam. Tham gia vào chợ lao động chủ yếu là thanh niên và phụ nữ. Họ từ các vùng lân cận đổ về, đây là những người chưa có việc làm ổn định. Khác với chợ phiên thông thường ở chỗ: hàng hóa ở đây chính là "sức lao động" của con người; người lao động đem sức lao động của mình làm hàng hóa. Đây là một sự kiện xã hội thực đang diễn ra, nó tạo ra một hiện tượng xã hội mới ở nông thôn - "di cư con lắc trong ngày". Các làng nghề đã tạo ra không chỉ cơ hội, mà cả việc làm cho một lực lượng lớn lao động trẻ nông nhàn và góp phần giải phóng sức lao động đó, làm giảm áp lực “dư thừa lao động trong nông thôn”. Quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp đã và đang là một xu thế tất yếu ở nông thôn khi mà thu nhập từ nông nghiệp thấp hơn so với công nghiệp.

- Nguyễn Thị Hải Vân (2012), “Tác động của đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội”. Trong đó tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của quá trình đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà Nội và các giải pháp cơ bản cho vấn đề này

- Nguyễn Doãn Khải (2001), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta”; Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam”; Tống Văn Chung (2005), “Những nhân tố kinh tế-xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Các tác giả đã khái quát và đưa ra được bức tranh đa dạng về di chuyển của cư dân dưới những hình thức khác nhau trong giai đoạn 1986-2010 ở nông thôn Việt Nam, nhằm đóng góp vào việc nhận thức đúng về động thái chuyển cư ở nông thôn hiện nay. Một số chiều cạnh của đối tượng nghiên cứu mang tính thời sự cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện


đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các nghiên cứu đã hướng đế việc hệ thống hóa những nhân tố kinh tế-xã hội chính tác động lên sự chuyển cư nông thôn theo các hướng khác nhau dưới góc nhìn xã hội học trong giai đoạn đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án cũng chỉ ra sự gia tăng di chuyển của cư dân nông thôn dân cư trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ Đổi mới.

Nguyễn Thị Hồng Xoan (2012), “Giới và di dân- Tầm nhìn châu Á” là cuốn sách gồm nhiều bài viết phân tích về mối quan hệ giữa giới và quá trình di dân trong sự phát triển công nghiệp hóa. Như là một kết quả tất yếu, xu hướng di dân nông thôn thành thị đang tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng và đang góp phần quan trọng vào sự gia tăng dân số đô thị hiện nay. Vấn đề di dân hiện nay đã vượt qua tầm kiểm soát của mỗi quốc gia, và đã trở thành vấn đề của khu vực khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Sự xuất hiện mạnh mẽ của các khu công nghiệp nhẹ như may mặc giày da, của các cơ sở dịch vụ đang cuốn hút nhiều lao động nữ vào các thành phố lớn ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhìn chung ở các nước đang phát triển ở châu Á, tỉ lệ nữ tham gia vào xu hướng di dân đang tăng nhanh và vượt qua tỉ lệ nam giới di cư.

Tác phẩm đã phân tích những chiều cạnh từ tổng quan lý thuyết đến những bức tranh hiện trạng sinh động của lao động trong quá trình chuyển cư. Với nền móng là các tiếp cận lý thuyết và liên hệ thực tiễn trong di cư, tiếp đó là một phân tích tổng quan về vấn đề giới và nghiên cứu di dân ở Việt Nam và Đông Nam Á. Các phân tích về vấn đề luật, chính sách và thực tiễn của phụ nữ đi lao động ngoài nước nhìn từ góc độ quyền và giới, điều kiện sống và làm việc của người di cư ở Gurgaon, Ấn Độ, giới tính thứ hai và công dân hạng hai – nữ công nhân nhập cư niềm Nam Trung Quốc dưới ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến phụ nữ nhập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023