Mục Tiêu Chung Và Mục Tiêu Cụ Thể Của Luận Án


3.2. Khách thể nghiên cứu

- Hộ dân

- Lãnh đạo chính quyền

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian thực hiện luận án: từ 2011 đến 2015

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn khoảng 10 năm gần đây.

- Phạm vi không gian: Để thu thập thông tin luận án tiến hành khảo sát tại 2 địa bàn, đó là xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong luận án này tôi tập trung chủ yếu vào mô tả thực trạng cơ cấu lao động, việc làm của người dân trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Một số yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp.

4. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của luận án

4.1. Mục tiêu chung

- Phân tích làm rõ thực trạng đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi

- Phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu lao động,việc làm tại các vùng có thu hồi đất nông nghiệp.

- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến biến đổi cơ cấu lao động, việc làm tại các vùng có thu hồi đất nông nghiệp.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích làm rõ thực trạng cơ cấu lao động, việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp.

- Mô tả quy mô thu hồi đất, mục đích thu hồi đất

- Mổ tả loại đất bị thu hồi: đất ao, đất trồng hoa mầu, đất trồng lúa

- Mức độ đền bù, phục hồi sinh kế của chính quyền/ chủ đầu tư

- Đánh giá của người dân về thực trạng thu hồi đất (phương thức đền bù, thủ tục, quy trình …).


- Đánh giá của người dân về mức độ hỗ trợ, quan tâm, thấu hiểu của chính quyền/ chủ đầu tư đối với người dân.

- Phân tích và so sánh thay đổi cơ cấu lao động, việc làm trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp (cơ cấu theo tuổi, giới, trình độ, loại hình nghề nghiệp, việc làm…).

- Chỉ ra nhân tố tác động đến cơ cấu lao động, việc làm và làm rõ mức độ của từng yếu tố (di cư…).

- Làm rõ thực trạng thích ứng của người dân sau khi thu hồi đất và chỉ ra những nhân tố tác động đến sự thích ứng của người dân.

- Dự báo xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao động, việc làm.

5. Câu hỏi nghiên cứu

- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp như thế nào?

- Xu hướng biến đổi cơ cấu lao động, việc làm như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân?

6. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

- Cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp biến đổi nhanh, có sự khác nhau trong sự chuyển đổi lao động, việc làm giữa các nhóm tuổi.

- Người dân bị thu hồi đất nông nghiệp có xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Người dân bị thu hồi đất nông nghiệp làm nhiều loại công việc (nghề nghiệp) để duy trì cuộc sống. (số lượng nghề nghiệp/ đầu người gia tăng).

- Các yếu tố tác động làm cho quá trình biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân diễn ra đa dạng, linh hoạt và sự thích ứng của các hộ gia đình nông dân.


Độ tuổi

Giới tính

Học vấn

Kinh nghiệm làm việc sẵn có

Chính quyền

Tâm thế đón nhận

Các tổ chức xã hội

Doanh nghiệp

iến đổi cơ cấu lao động, Việc làm

Khung phân tích


Điều kiện kinh tế xã hội


Chính sách thu hồi đất nông nghiệp




Nông nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Thương mại- Dịch vụ


Việc làm


7. Phương pháp thu thập thông tin

Để có được cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cũng như sự phân tích mang tính hệ thống liên ngành, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng một số phương pháp cơ bản dưới đây:

7.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Trọng tâm của phương pháp phân tích tài liệu tập trung vào việc phân tích, đánh giá hệ thống chính sách có liên quan của Trung ương cũng như của các địa phương đối với vấn đề thu hồi đất đai. Các nghiên cứu, báo cáo có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới vấn đề này của các tổ chức trong và ngoài nước

Hệ thống các tài liệu thống kê, niên giám thống kê liên quan tới vấn đề phát triển kinh tế xã hội cũng như vấn đề thu hồi đất đai, lao động việc làm.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và thống kê về thu hồi đất của địa phương

7.2. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong thu thập thông tin. Trong quá trình xây dựng bảng hỏi tác giả đã phân tách bố cục bảng hỏi theo các chủ đề chính như sau:

(i) Thực trạng thu hồi đất của các hộ gia đình

(ii) Sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia đình từ năm 2010 -2015,

(iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi lao động việc làm của hộ gia đình.

Phương pháp chọn mẫu

Trong điều kiện về khả năng và nguồn lực và thời gian nghiên cứu tác giả chọn mẫu tại 2 tỉnh là Hà Nội và Vĩnh Phúc. Trong quá trình chọn mẫu tác giả có cân nhắc lựa chọn ở nơi có mức độ phát triển của các tỉnh/thành phố. Tác giả đã chọn xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội là một xã có quá trình thu hồi đất nông nghiệp từ năm 2005 đến nay tuy nhiên quá trình


thu hồi đất nông nghiệp diễn ra một các mạnh mẽ từ năm 2010, Tổng số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp từ năm 2010-2015 là 780 hộ. Từ tổng thể các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở xã Ngọc Mỹ tác giả đưa vào để tính toán số lượng mẫu được điều tra.

Xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có 1200 hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp .

Từ kết quả khảo sát sơ bộ như trên tác giả đã tính toán số lượng mẫu cần điều tra như sau: Tổng số hộ gia đình trên 2 khu vực điều tra là 1980 hộ gia đình trong đó Xã Ngọc Mỹ: 780 hộ (chiếm 39,4%); Xã Thiện Kết 1200 hộ (60,6%). Trên cơ sở đó tác giả sử dụng công thức để tính mẫu nghiên cứu như sau:

Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân tầng với công thức tổng quát như sau:

Công thức tổng quát được áp dụng cho nghiên cứu là.

Nt2 x pq n =

N2 + t2 x pq

Trong luận án tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau:

- Yêu cầu độ tin cậy là 95,0% (hệ số tin cậy t = 95%) tra trong Bảng giá trị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm t, của Lia pu nốp thì giá trị t=1,96,

- Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 5% (= 0,05)

- Với giả định tỷ lệ người dân chuyển đổi lao động việc làm là 50% có chuyển đổi và không chuyển đổi là 50%. Do p+q=1, do đó tích p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 => p.q =0,25 => thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n) Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh,2001, tr156]

=

1980 x 1,962 x 0,25

1980 x 0,052 + 1,962 x 0,25

= 205 hộ gia đình

Nt2 x pq

n = N2 + t2 x pq


Như vậy luận án sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 205 người để khảo sát cho toàn bộ 2 khu vực được lựa chọn. Trong quá trình nghiên cứu tác giả khảo sát 410 hộ gia đình. Số phiếu thu về và làm sạch để đưa vào phân tích còn lại là 399 phiếu. Từ tổng mẫu và tỉ lệ hộ gia đình của 2 khu vực điều tra tác giả đã lựa chọn số hộ gia đình ở xã Ngọc Mỹ là 160 hộ (40,1%) và Thiện Kế là 239 hộ (59,9%)

Trong quá trình phân tích về biến đổi cơ cấu lao động, việc làm tác giả sử dụng dữ liệu của 399 hộ gia đình để phân tích. Tác giả cũng sử dụng số liệu của các nhóm như sau:

- Độ tuổi từ 15- 60 đối với nam

- Độ tuổi từ 15-55 đối với nữ.

Trong đó những người trong độ tuổi từ 15-22 nếu còn đang đi học THPT/TCCC/CĐ/ĐH thì cũng không được đưa vào phân tích.

Như vậy có 3 nhóm sẽ không được đưa vào phân tích khi tác giả phân tích về sự biến đổi cơ cấu lao động của các thành viên trong gia đình đó là:

(i) Nhóm quá tuổi lao động > 60 tuổi đối với nam và >55 tuổi đối với nữ

(ii) Nhóm chưa đến tuổi lao động <15 tuổi

(iii) Nhóm trong độ tuổi lao động từ 15-22 tuổi nhưng vẫn đang đi học.

Vì vậy trong quá trình phân tích về số lao động trong gia đình giữa các năm 2010 và 2015 sẽ có sự biến động về tổng số lao động vì năm 2010 nhóm còn đang đi học sẽ không được đưa vào phân tích nhưng đến năm 2015 nhóm này sẽ bước vào thị trường lao động và trở thành một người lao động trong các ngành kinh tế.

Kết quả điều tra và các số liệu được đưa vào phân tích như sau:


Bảng 1: Cơ cấu mẫu phân tích



Tiêu chí

Năm 2010

Năm 2015

Số lượng được đưa vào phân tích

Số lượng không được đưa vào phân

tích


Tổng số

Số lượng được đưa vào phân tích

Số lượng không được đưa vào phân tích


Tổng số

Số hộ gia đình

399

0

399

399

0

399

Số hộ có thành

viên chuyển đổi nghề nghiệp


399


0


399


281


118


399

Số lao động

1003

229

1232

1085

147

1232

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 3

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)

Kỹ thuật xử lí thông tin

- Toàn bộ số liệu định lượng được nhập xử lí bằng chương trình SPSS 19,0,

7.3 Phỏng vấn sâu

Để có thông tin sâu sắc hơn, bổ sung cho thông tin định lượng luận án đã thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu. Trong đó có 6 cuộc PVS người dân, đối tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc là chủ của những mảnh đất đã bị thu hồi; 2 cuộc PVS cán bộ chính quyền 2 xã Thiện Kế và Ngọc Mỹ; 2 cuộc PVS dành cho 2 doanh nghiệp gia đình.

- Toàn bộ dữ liệu định tính thu thập được trong quá trình khảo sát được gỡ ghi âm và định dạng văn bản, trích dẫn trong quá trình phân tích.

8. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Trong luận án đã phân tích sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp, với sự áp dụng các lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết di động xã hội, lý thuyết thị trường lao động và phương pháp điều tra Xã hội học, bước đầu được thể hiện một cách có căn cứ khoa học và tương đối hệ thống.


- Khi thu hồi đất nông nghiệp nhiều hộ gia đình nông dân rơi vào trạng thái bị động, khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu luận án phát hiện nhiều hộ gia đình nông dân đã nhanh nhạy, chủ động, sáng tạo để chuyển đổi nghề nghề và thích nghi với sự hụt hẫng, rủi ro do tác động của việc thu hồi đất sản xuất.

- Phân tích các yếu tố tác động đến Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023