Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 11


Di động theo chiều dọc: chỉ sự vận động của các cá nhân giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị xã hội có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Biểu hiện cảu hình thức này di động là sự thăng tiến, đề bạt (di động lên) và miễn nhiệm, rút lui, lùi xuống, thất bại (di động xuống) Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2010, Tr.263].

Cần chú ý là, di động xã hội chủ yếu nói tới dạng địa vị đạt được (giành được),chứ không phải địa vị gắn cho (có sẵn). Ví như, để phân biệt điều này, Getard O’Donnell, (1994) phân biệt hai loại di động sau:

- Di động được sự bảo trợ: đạt được địa vị cao bởi nguyên nhân hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố khác không trực tiếp liên quan đến khả năng hoạc sự nỗ lực, cố gắng.

- Di động do tranh tài: Đạt được địa vị cao trên cơ sở của sự nỗ lực và tài năng.

Ngoài các dạng di động nêu trên có thể nêu hai loại nữa. Thứ nhất là di động cơ cấu. Đây là sự di động xã hội với tư cách là kết quả của sự thay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong xã hội. Di động cơ cấu diễn ra bất chấp quy tắc thống trị của địa vị. Thứ hai là di động trao đổi. Trong dạng di động này một số người thăng tiến (di động lên) thay vào vị trí của một số người khác di động xuống, kết quả tạo nên sự cân bằng cơ cấu xã hội.

Di động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Theo cách nói của nhà xă hội học P.Sorokin trong cuốn sách “di động xã hội” (1927), những nhân tố ảnh hưởng đến sự di động xã hội là các “kênh dẫn” và các “cơ chế sàng lọc” liên quan tới hoàn cảnh kinh tế - xã hội chung và đặc thù mỗi vùng, miền và các đặc điểm của cá nhân như hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính, v.v.. Về di động dọc, ông xem xét trong ba khía cạnh, tương ứng với ba hình thức của phân tầng xã hội (social strafication) (chính trị, kinh tế và nghề nghiệp): sự di chuyển trong nội bộ nghề nghiệp, giữa các nghề, sự quay vòng (circulation) chính trị và sự di động


theo các “thang bậc” kinh tế. Khi đó Sorokin đã phân biệt di động trong những giai đoạn bình thường, “chuẩn” (normal) về sự ổn định xã hội nhất định với sự di động trong những giai đoạn xã hội bị suy thoái về cấu trúc (disorganization) (chiến tranh, thời kì cách mạng, nạn đói, mất mùa…). Nếu trong những giai đoạn bình thường di động xã hội là quá trình đều đều, được điều tiết bởi những quy luật cứng nhắc và định rõ ràng, thì trong những thời điểm hiểm nghèo, khó khăn nhất tính trật tự, tính tuần tự, và tính chất bị kiểm soát một cách chặt chẽ của di động xã hội thực tế bị phá vỡ, hay nói cách khác những đặc trưng hỗn loạn biểu hiện ra. Pitirim Sorokin,1928]

Có thể dẫn ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự di động xã hội sau đây: Căn cứ vào dòng dõi xuất thân; Giới tính và lứa tuổi; Dân tộc, tôn giáo Học vấn, tài năng, năng khiếu; Tài sản, của cải của bản thân và gia đình; Nghề nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó Glass khi nghiên cứu về di động xã hội của xã hội phương Tây hiện đại. Khi nghiên cứu những xu hướng di động xã hội trước những năm 1950 Glass thấy rằng, mặc dầu có nhiều người đàn ông kinh qua sự di chuyển, phần lớn những di động này có tầm ngắn và đi ngang qua những mức giữa của tổ chức thứ bậc “khu đệm” (trung gian), và ông thấy rằng sự phân chia giai cấp không bị sự vận động này phá vỡ. Nhữngg người ở đây hiếm khi di chuyển lên trên, và gần một nửa những người con trai của giai cấp trung lưu, vẫn ở lại địa vị của cha mẹ. Glass Social,1950]

Vận dụng lý thuyết di động xã hội trong luận án này tác giả nhằm đến mục đích lý giải sự tác động của thu hồi đất nông nghiệp làm biến đổi cấu trúc lao động, việc làm của người dân thì tác động như thế nào đến mức độ cơ động, dịch chuyển của các cá nhân hay một nhóm lao động cả về địa lý cũng như vị trí xã hội của họ. Nhân tố tác động đến di động xã hội theo Sorokin thì đó chính là ruộng đất thu hẹp lại hoặc không còn nữa, tạo nên sự di động xã hội.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 11


2.2.3. Lý thuyết thị trường lao động

Đặc điểm, cấu trúc của thị trường lao động

Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của thị trường các yếu tố sản xuất. Thị trường lao động chỉ có thể hoạt động có hiệu quả chỉ khi các quyền tự do mua bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách đi kèm liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia thị trường. Thị trường lao động chỉ có thể hình thành khi hội tụ đủ các yếu tố như: (i) Có nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trường, (ii) có định chế pháp luật cho phép tồn tại thị trường lao động: trong đó người chủ sử dụng lao động có quyền tự do mua sức lao động; còn người lao động có quyền tự do bán sức lao động của mình, (iii) Người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất đủ đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của bản thân và của gia đình.[K.W.H. van Beek,1993]

Thị trường lao động là một loại thị trường cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Đây là loại thị trường của một loại hàng hóa đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến con người. Nghiên cứu lý luận về thị trường lao động được bắt đầu từ những khái niệm, bao gồm những định nghĩa và lý giải về bản chất hiện tượng, sự vật và những biểu hiện của nó trong những bối cảnh khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh đối tượng thị trường lao động.

Có rất nhiều quan niệm về thị trường sức lao động, mỗi quan niệm nhấn mạnh một phương diện nào đó của thị trường.

- Theo A.Smith: “Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên là người mua sức lao động và người bán sức lao động” Nguyễn Tiệp 2007, Tr.11-12] khái niệm này nhấn mạnh đối tượng trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động chứ không phải người lao động, ở đây người lao động là chủ sở hữu sức lao động của mình, họ chỉ đem bán sức lao động mà không phải bán bản thân người lao động.


- Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO đưa ra định nghĩa: “Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công” Nguyễn Tiệp, 2007, Tr.11-12]. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm và tiền công.

- Theo các nhà khoa học Mỹ thì: “Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm được gọi là thị trường lao động Tổng cục Dạy nghề, 2007, Tr.21]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến quan hệ điều tiết giải quyết việc làm.

- Theo các nhà khoa học kinh tế Nga thì: "Thị trường lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế xã hội (trong đó có cả luật pháp), đảm bảo cho việc tái sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động"

Tổng cục Dạy nghề, 2007, Tr.21]. Quan niệm này cũng nhấn mạnh quan hệ giải quyết việc làm cho lao động làm thuê.

- Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: "Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động)” Nguyễn Hữu Dũng, 2005, Tr.10]. Quan niệm này nhấn mạnh mối quan hệ trên thị trường lao động là quan hệ giữa cung và cầu lao động.

- Theo các nhà kinh tế Việt Nam cho rằng:

Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động …), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động. Tổng cục Dạy nghề, 2007, tr 21]

"Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số


lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng”

Tổng cục Dạy nghề, 2007, 25], "thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó” 101, Phạm Đức Thành, 1998, Tr.73]. Các quan niệm này chỉ rõ có sự thống nhất trao đổi mua bán sức lao động giữa người thuê lao động và lao động làm thuê.

Sự vận động của thị trường sức lao động tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường. Hàng hoá trên thị trường lao động chính là sức lao động có tiềm năng về thể lực, trí lực của người lao động, quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động là quan hệ thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động (về việc làm, nghỉ ngơi, tiền công, và các điều kiện làm việc khác).

Khác với các hàng hoá thông thường, thị trường sức lao động luôn gắn với chủ thể mang nó, do đó thị trường sức lao động chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện người lao động làm chủ khả năng của mình. Thông qua thị trường sức lao động, sức lao động được bán, được mua trong một thời hạn xác định. Con người là chủ thể hàng hoá sức lao động, vì vậy, việc cung ứng lao động phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Qua các khái niệm trên cho thấy tính phức tạp trong nhận thức về thị trường sức lao động, đôi khi dùng thuật ngữ "thị trường lao động”, lúc dùng "thị trường sức lao động”. Mặc dù còn có những điểm khác biệt, song về cơ bản các quan niệm trên đều thống nhất với nhau về nội dung các điều kiện hình thành thị trường sức lao động, đó là: người bán sức lao động, người mua sức lao động, giá cả sức lao động và những ràng buộc giữa các bên về những

nội dung này. Từ đó có thể hiểu:

Thị trường sức lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên


cơ sở các mối quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội… thông qua một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1999, Tr.39]

Quan niệm này càng khẳng định rõ hơn về thị trường sức lao động "thị trường sức lao động là một hợp phần của kinh tế thị trường. Cũng như bất kỳ một hình thái thị trường nào, các yếu tố cấu thành thị trường sức lao động bao gồm: người mua, người bán và hàng hoá” Nguyễn Hữu Dũng, 2005, Tr.76], nó đòi hỏi phải giải quyết tốt quan hệ giữa người và người, chủ thể của xã hội.

Tuy nhiên, thị trường sức lao động được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do đó, khi tiếp cận và nghiên cứu thuật ngữ sử dụng có sự khác nhau "thị trường lao động”, "thị trường sức lao động".

Theo Mác, dùng thuật ngữ "sức lao động” để phân tích, vạch rõ bản chất bên trong của phương thức sản xuất tư bản và khẳng định người công nhân bán sức lao động chứ không phải bán lao động. K.Marx cho rằng, sức lao động được hiểu là tổng hợp toàn bộ thể lực, trí lực của con người, nó nói lên khả năng có thể lao động, là hoạt động có mục đích của con người, là tiêu dùng sức lao động trong quá trình lao động.

Khi K. Marx nghiên cứu quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá tư bản chủ nghĩa, K.Marx sử dụng thuật ngữ "thị trường sức lao động" để phân tích biểu hiện bề ngoài khi quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra "tại sao người lao động tự do ấy đứng đối diện với người chủ tiền trong lĩnh vực lưu thông, vấn đề ấy không làm bận tâm người chủ tiền là người đã tìm thấy thị trường lao động với tính cách là một chi nhánh đặc biệt của thị trường hàng hoá" K.Marx và Engels, 1993, Tr.253].

Vì vậy "thị trường lao động” (Labour Market) là cách gọi khác nhưng thực chất là thị trường sức lao động, hơn nữa nếu xem xét đối tượng mua và bán trên thị trường sức lao động là "sức lao động”, nên chính xác thì phải


được gọi là "thị trường sức lao động". Nhưng thực tế, trong các văn bản chính thống của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cũng như ở nhiều nước phát triển và ở Việt Nam thường dùng tên gọi "thị trường lao động". Cho nên trong luận văn việc sử dụng khái niệm thị trường lao động và thị trường sức lao động là đồng nhất với nhau.

Khi phân tích về thị trường lao động chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố hàn hóa sức lao động, cung lao đông, cầu lao động, giá cả sức lao động, cân bằng và cạnh tranh trên thị trường lao động. Trong đó cung và cầu lao động là hai yếu tố quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến giá cả sức lao động, cân bằng và cạnh tranh trên thị trường lao động.

Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, mỗi yếu tố đóng vai trò nhất định trong quá trình sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố quyết định. Lao động chính là quá trình đang vận dụng sức lao động. Theo K.Marx: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống,và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". K.Marx và Engels, 1993, Tr.251]

Từ khái niệm của Marx về sức lao động có thể hiểu sức lao động bao gồm toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó vận dụng vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Thể lực chính là phần xương thịt của mỗi con người được thể hiện ở ngoại hình: chiều cao, cân nặng và khả năng hoạt động của mỗi con người. Trí lực là phần tinh thần, sự thoải mái của con người, sở thích và năng lực chuyên môn. Các bộ phận này thống nhất với nhau trong một cơ thể sống, sức lao động là yếu tố tiềm năng của mỗi con người, nó được biểu hiện ra bên ngoài thông qua quá trình con người tiến hành lao động sản xuất. Sức lao động của mỗi con


người đang sống chỉ được người khác nhận biết khi nó tham gia sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

Quá trình lao động chỉ con người mới có, con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp; trong những cái đó, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó.

Sức lao động là khả năng lao động tiềm ẩn bên trong người lao động, còn lao động là một quá trình họat động nhằm một mục đích nhất định, là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.

Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của quá trình sản xuất. Nhưng nó chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện sau đây:

Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể được pháp luật bảo vệ. nghĩa là người có sức lao động có quyền sở hữu khả năng lao động của mình, có thể mang ra thị trường bán như một hàng hoá đặc biệt. [K.Marx và Engels, 1993, tr252]

Hai là, người có sức lao động không còn tài sản nào để bán anh ta buộc phải đem bán chính ngay cái sức lao động đang tồn tại ở trong cơ thể của cá nhân.[ K.Marx và Engels, 1993,Tr.253]

Như vậy, sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ cả hai điều kiện chủ yếu trên vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại có tư liệu sản xuất trong tay thì họ sẽ tự tiến hành sản xuất ra hàng hóa để bán chứ không bán sức lao động của mình.

- Phân loại thị trường sức lao động

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động hình thành, phát triển và hoạt động rất đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau. Trong thực tế thị trường sức lao động được phân chia thành các loại sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023