Thực Trạng Thu Hồi Đất Ở Xã Thiện Kế, Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc Và Xã Ngọc Mỹ, Huyện Quốc Oai, Hà Nội


Báo cáo từ Bộ NN&PTNT cho thấy giai đoạn 2001-2005 bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 73,3 ngàn ha đất nông nghiệp bị thu hồi, chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ (ĐNB), Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). So với giai đoạn trước, giai đoạn 2006-2010 tốc độ thu hồi đất nông nghiệp đã chậm lại nhưng bình quân mỗi năm cũng lên tới 37 ngàn ha. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010 đã có gần 1 triệu ha đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp đồng thời hơn 5 triệu ha đất bỏ hoang cũng đã được chuyển đổi cho nhiều mục đích khác nhau WB, Đại sứ quán Đan Mạch, Đại sứ quán Thụy Điển, 2011]. Cũng theo Bộ NN&PTNT trung bình mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ gây ảnh hưởng tới vấn đề việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy trung bình trong vòng 10 năm qua mỗi năm có 1 triệu lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng từ quá trình thu hồi đất nông nghiệp. Các nghiên cứu về vấn đề này cũng chỉ ra sau khi bị thu hồi đất tỷ lệ lao động tại các địa phương không có việc làm hoặc việc làm không ổn định cũng gia tăng, chiếm khoảng gần 30%, đồng thời di cư lao động từ nông thôn ra thành thị cũng tăng nhanh.

Quá trình thu hồi đất cũng đồng thời là quá trình thu hẹp diện tích đất trồng lúa khi mà điểm đến của nhiều nhà đầu tư luôn là các khu vực trồng lúa. Trong vòng 10 năm, diện tích đất lúa đã giảm gần 370 nghìn ha, xu hướng này diễn ra ở hầu khắp các địa phương, trong đó riêng khu vực ĐBSCL mỗi năm giảm khoảng 21 nghìn ha. Tốc độ “thu hẹp” diện tích đất trồng lúa đã lên tới mức báo động và Chính phủ phải ra Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 để đảm bảo an ninh lương thực thông qua mục tiêu giữ bằng được 3,8 triệu ha đất lúa. Theo tính toán, nếu không có các giải pháp giữ đất lúa cũng như nâng cao năng suất, sản lượng lúa có thể đến năm 2020 nguy cơ Việt Nam không còn lúa gạo để xuất khẩu có thể trở thành sự thật. Báo Lao động, 2010]


Phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đều được sử dụng để phát triển các khu, cụm công nghiệp. Tính từ năm 1991 khi khu chế xuất Tân Thuận được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh tới nay cả nước đã có 260 KCN với diện tích đất tự nhiên là trên 71 nghìn ha trong đó mới có 173 KCN đi vào hoạt động, phân bố ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Hoạt động của các KCN đã giải quyết được công việc trực tiếp cho hơn 1,5 triệu lao động, thu hút khoảng 8,500 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 70 tỷ USD và đóng góp hơn 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc W. Arthur Lewis. Homewood, Ill.: Richard D. Irwin, 1955]. Rất nhiều các địa phương đã thay da đổi thịt nhờ phát triển mô hình KCN và hiện nay hầu như địa phương nào cũng muốn mở thêm, mở rộng các KCN nhằm thu hút đầu tư. Tuy nhiên điều đáng nói ở chỗ hầu hết các KCN đều chọn các vị trí đắc địa (với phần nhiều diện tích đất nông nghiệp có giá trị, đặc biệt là đất 2 lúa) trong khi đó cho đến nay tỷ lệ lấp đầy các KCN ở Việt Nam còn rất thấp (chỉ khoảng 50%). Hơn nữa, tình trạng quy hoạch treo lại diễn ra rất phổ biến và ở hầu hết các địa phương không chỉ gây ra sự lãng phí to lớn đề đất đai mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, việc làm của rất nhiều các hộ gia đình. Ngoài vấn đề quy hoạch treo, liên quan tới việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp các Nhà quản lý và người dân cũng rất ái ngại các hình thức dự án treo hay giải tỏa treo. Đặng Hùng Võ, 2009]

Tạo việc làm sau thu hồi đất cho lao động nông nghiệp là một bài toán đã được đặt ra rất sớm cùng với quá trình thu hồi đất trong phát triển phi nông nghiệp. Tuy nhiên dù các chính sách về hỗ trợ học nghề và tạo việc làm là không ít (cả ở cấp TW và địa phương) song hiệu quả của các chính sách này nhìn chung còn hạn chế. Lao động mất đất vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau hoặc không chuyển đổi được nghề nghiệp hoặc di chuyển ngang từ khu vực có năng suất lao động thấp (nông nghiệp) sang khu vực có


năng suất lao động thấp khác (khu vực công nghiệp, dịch vụ kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng). Đặc trưng của lao động nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay là kỹ năng thấp và độ tuổi cao. Chính vì thế rất ít người có thể đảm bảo được các yêu cầu tuyển dụng “khắt khe” của các doanh nghiệp ngay chính trên mảnh đất đã từng là của họ. Những lao động nông nghiệp có sức khỏe, trình độ và dưới 35 tuổi hầu như rất ít do vậy ngay kể cả khi các doanh nghiệp thực hiện đúng lời hứa tuyển dụng lao động địa phương thì cũng không có nhiều người đủ các tiêu chuẩn nói trên. Việc chuyển đổi sang các mô hình tiểu thủ công nghiệp cũng được nhiều địa phương tính đến, trong đó cũng đã có nhiều địa phương thành công. Tuy nhiên, đầu ra của các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp thường bấp bênh, tính chất sản xuất chủ yếu lại mang tính gia công nên thu nhập của người dân thấp và không ổn định. Nhiều mô hình sau khi ra đời, thậm chí đã thành công nhưng rồi lại thất bại nhanh chóng. Cũng vì những lý do nói trên nên dòng di cư nông thôn đô thị tiếp tục gia tăng và nhiều vùng nông thôn hiện nay chỉ còn người già và trẻ con. Những ảnh hưởng này sẽ giảm bớt đáng kể nếu các dự án thu hồi đất thực hiện đúng về tiến độ, các doanh nghiệp tại các KCN thực hiện đúng các cam kết. Mặc dù vậy, đây lại là một câu chuyện khác.

Tiểu kết chương 2: Nội dung chương 2 tác giả trình bày về cơ sở lý luận về biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp. Cụ thể đó là trình bày 5 khái niệm cơ bản trong luận án và thao tác hóa các khái niệm đó để xác định các chỉ báo nghiên cứu; từ các chỉ báo xây dựng thành các thang đo và cụ thể hóa thành bộ công cụ thu thập thông tin. Luận án trình bày 3 lý thuyết được lựa chọn vận dụng và tổng lược về chính sách đất đai ở Việt Nam và chính sách thu hồi đất nông nghiệp để làm cơ sở lý luận cho việc phân tích thực tiễn cụ thể ở chương 3,4.


Chương 3

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC THU HỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.1. Thực trạng thu hồi đất ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Chủ trương, đường lối và chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta là đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu rõ trong văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII.

Từ đó các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước cũng bắt tay vào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mình theo hướng thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để làm được điều này các địa phương đã có nghiên cứu và quy hoạch lại đất đai phục vụ cho phát triển theo hướng thu hẹp sản xuất nông nghiệp và mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Quốc Oai là một huyện thuộc Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Tây. Trong khoảng hơn thập kỷ qua Quốc Oai đã đạt được những thành tích vượt trội về tăng trưởng kinh tế. Huyện Quốc Oai có 20 xã và 1 thị trấn. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ. Với diện tích là 147,01 km2, Dân số là 174,100 người.

Quốc Oai là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng – Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp.

Xã Ngọc Mỹ nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất; phía Nam giáp xã Cấn Hữu; phía Tây Bắc giáp xã Ngọc Liệp; phía Tây Nam giáp xã Liệp Tuyết và Nghĩa Hương; phía Đông Bắc giáp Thị trấn Quốc Oai; phía Đông Nam giáp xã Thạch Thán.


Số dân là 11,767 người với 2,846 hộ phân bố trên hai thôn là Ngọc Than và Phú Mỹ.

Về đất đai xã Ngọc Mỹ: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 546,04 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp là 340,19 ha, chiếm 62,30% tổng diện tích.

- Đất trồng lúa nước: 337,60 ha,

- Đất nuôi trồng thủy sản: 2,59 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 203,36 ha, chiếm 37,24%tổng diện tích.

+ Đất chưa sử dụng 2,49 ha, chiếm 0,46% tổng diện tích.

Toàn xã có 6,240 lao động chiếm 53,03% dân số. Lao động theo ngành nghề:

+ Nông nghiệp 3,410 lao động chiếm 54,65 %.

+ Công nghiệp, TTCN: 2,000 lao động chiếm 32,05%.

Thương mại, dịch vụ, ngành nghề khác: 830 lao động chiếm 13,3%

Về đời sống kinh tế- xã hội của xã Ngọc Mỹ hiện nay:Bình quân thu nhập đầu người năm 2014 đạt 25 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực 340 kg/người/năm. Năm 2014: số hộ nghèo là 154 hộ, chiếm 4,9% tổng số hộ dân.

Xã Ngọc Mỹ có vị trí thuận lợi và là một xã vùng ven đô của Thành phố Hà Nội, về cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, có các tuyến đường chạy qua như: Đại Lộ Thăng Long, đường huyện lộ Quốc Oai – Hòa Thạch và tuyến đường tỉnh lộ 421B, về giao thông đối nội các tuyến đường liên thôn, trục xóm chính có mặt đường tương đối rộng và cơ bản đã được cứng hóa giúp cho việc giao thương với bên ngoài được thuận tiện, thúc đẩy hàng hóa được lưu thông.

Xã Ngọc Mỹ có ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng thế mạnh của xã là cả 2 thôn trên địa bàn xã được công nhận là làng nghề


truyền thống, thôn Ngọc Than có nghề làm mộc, gỗ mỹ nghệ; thôn Phú Mỹ có nghề làm nón lá nổi tiếng từ xa xưa. Do đó, nguồn thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp hàng năm khá lớn, ngoài ra còn một số ngành sản xuất khác như đang phát triển như sản xuất cơ khí, dịch vụ thương mại.

Xã Ngọc Mỹ nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị sinh thái Quốc Oai với diện tích 401/546,04 ha, dự án ôtô Trung Thượng, dự án đô thị Tây Quốc Oai, dự án đường trục kinh tế Bắc Nam. Đó là nền tảng tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương và tạo việc làm và thu nhập cho người dân trong xã.

Về sản xuất nông nghiệp xã Ngọc Mỹ là vùng đồng bằng có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các khu trang trại tập trung, khu vực phát triển VAC theo hướng bền vững.Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, sản xuất và kinh doanh đồ mộc cao cấp là một thế mạnh của. Sản xuất và kinh doanh đồ mộc dân dụng và cao cấp, nón lá và một số ngành nghề dịch vụ khác đã đem lại thu nhập cao cho người dân nơi này.

Năm 2005 thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ dự án xây dựng công ty cổ phần sửa chữa ô tô Trung Thượng là 5,78 ha.

Năm 2010Trạm thu phí 5000m2,

Năm 2013 thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án đô thị Tây Quốc Oai là 26,64 ha.

Với một số dự án phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa qua các thời kỳ nên diện tích đất nông nghiệp của bà con nông dân dần thu hẹp lại. Là nguyên nhân tác động đến biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân nơi đây. Ngọc Mỹ, Báo cáo tổng kết năm 2015]

Cùng nằm trong mẫu chọn khảo sát của luận án là Xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.


Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên là 14,847,31ha. cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc. Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Yên Lạc; phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội); phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.

Bình Xuyên có 10 xã, 3 thị trấn: Thị trấn Hương Canh (huyện lỵ), thị trấn Thanh Lãng, Gia Khánh và các xã: Đạo Đức, Tam Hợp, Hương Sơn, Trung Mỹ, Sơn Lôi, Quất Lưu, Phú Xuân, Bá Hiến, Tân Phong, Thiện Kế.

Dân số xã Thiện Kế hiện nay 7780 người trên 2256 hộ.

Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ còn 1,7%, so với năm 2014 là giảm được 0,6%.

Đời sống kinh tế xã hội của xã Thiện Kế hiện nay: Bình quân lương thực đạt 403kg/ người/ năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,8 triệu đồng/ người/ năm. Trong thời gian vừa qua trên địa bàn xã cũng đã có 6 công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập.

Xã Thiện Kế có thuận lợi về giao thông, nằm cạnh quốc lộ 2 (Nội Bài- Lào Cai) được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng như lãnh đạo huyện Bình Xuyên lưa chọn để quy hoạch khu công nghiệp Bá Thiện. Đo đó, trong thời gianqua xã đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Khu công nghiệp Bá Thiện được đặt tại xã Thiện Kế đã thu hút đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc … đã có rất nhiều nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Bá Thiện đã và đang đi vào hoạt động sản xuất. Chính vì vậy mà để có đất cho phát triển công nghiệp thời gian qua xã Thiện Kế đã thu hồi đất nông nghiệp của bà con nông dân với diện tích là 206,88 ha bao gồm đất ở và đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khác và đất tái định


cư và hiện nay (2015) đang chuẩn bị thu hồi 400 ha đất nông nghiệp để bàn giao cho khu công nghiệp. Đây là nguyên nhân tác động đến sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của bà con nông dân nơi đây Thiện Kế, Báo cáo tổng kết năm 2015].

Trên đây là tình hình thu hồi đất nông nghiệp diễn ra tại hai xã trong mẫu chọn của luận án qua số liệu báo cáo của chính quyền xã sở tại. Kết hợp với thông tin thu thập được từ phỏng vấn hộ nông dân thuộc diện thu hồi đất, luận án đã bước đầu tìm hiểu tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp thu hồi của từng hộ theo các khoảng dưới 1 sào, từ 1- 5 sào, từ 5- 10 sào và trên 10 sào cho thấy:

ảng 3.1: Diện tích đất thu hồi của hộ 1 sào ắc ộ = 360m2)


Diện tích đất thu hồi


Số lượng


Tỉ lệ %

Tỉ lệ % cộng dồn

Trung bình số diện tích đất thu

hồi (sào)

<1 sào

69

17,3

17,3


4,36

1-5 sào

212

53,1

70,4

5-10 sào

73

18,3

88,7

>10 sào

45

11,3

100,0

Tổng

399

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 13

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)

Số liệu trên cho thấy trung bình diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 4,36 sào. Trong đó, có 70,4% các hộ gia đình bị thu hồi đất từ 1-5 sào, thu hồi trên 10 sào là11,3%. Với diện tích thu hồi tương đối lớn điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất của người dân nông thôn. Trung bình mỗi hộ gia đình bị thu hồi khoảng 4,36 sào/hộ gia đình. Đặc điểm phân bố đất nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ đó là tình trạng đất manh mún, một hộ gia

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí