Lý Thuyết Biến Đổi Xã Hội Và Quá Trình Chuyển Hóa Xã Hội Nông Thôn


2.1.5. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm

Cơ cấu và cấu trúc là hai khái niệm tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa (do cách dịch khác nhau từ một thuật ngữ trong tiếng Anh là Structure). Theo tác giả Lê Ngọc Hùng (2009), cơ cấu xã hội là kiểu mối quan hệ giữa con người và xã hội đã trở nên bền vững và ổn định, có khả năng định hướng, điều chỉnh và kiểm soát hành vi, hoạt động của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội. Lê Ngọc Hùng, 2009].

Theo Nguyễn Đình Tấn (2015), cơ cấu xã hội là một “mô hình cấu trúc”, một chỉnh thể thống nhất, “động”, tương đối ổn định giữa các quan hệ xã hội và cac nhóm xã hội cơ bản (giai cấp, nghề nghiệp, nhân khẩu, lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo), đan kết vào nhau, và được sắp xếp theo cả cấu trúc ngang và cấu trúc dọc tạo ra bộ khung cho sự vận động và phát triển của xã hội. Những thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội là nhóm, vị thế, vai trò, mạng lưới và các thể chế.

Theo các nhà xã hội học, cấu trúc của các quan hệ kinh tế như là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất trong xã hội nói chung. Để xem xét tiến trình phát triển lao động có thể căn cứ vào lịch sử phát triển xã hội, vào cách tổ chức xã hội và trình độ công nghệ kỹ thuật Oxford, 2012, Tr 91]. Chính vì thế, khi xem xét cơ cấu lao động chính là xem xét cơ cấu xã hội của lao động. Cơ cấu xã hội của lao động là phức hệ các mối liên hệ giữa người với người trong lao động. Cụ thể đó là quan hệ giữa chủ và thợ, giữa các đồng nghiệp, các bạn hàng, giữa người cung cấp hàng hóa và khách hàng.

Theo Đại từ điển kinh tế thị trượng: Cơ cấu lao động là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển của các loại lao động có ngành nghề khác nhau. Cũng như cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động theo ngành, nghề là kết quả của sự phát triển phân công lao động theo ngành, nghề.


Nếu phân chia theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu lao động sẽ bao gồm: Lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp, xây dựng, lao động dịch vụ và lao động ngành nghề khác.

Trong nội bộ ngành, lao động lại được chia thành những ngành hẹp hơn như: Trong nông nghiệp có lao động trồng trọt, lao động chăn nuôi; trong công nghiệp - xây dựng có lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động công nghiệp chế biến, lao động cơ khí …

Từ các ngành hẹp, lao động lại tiếp tục được phân chia thành các ngành nghề với chuyên môn hẹp hơn nữa …Kết quả cuối cùng sẽ tạo nên một cơ cấu lao động ngành nghề đa dạng với chuyên môn sâu, thậm chí rất sâu ở từng vùng. Đây chính là điều kiện cơ bản để phát triển kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động của các ngành, nghề. Nguyễn Hữu Huỳnh, 1998, 346]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Theo Tổng cục Thống kê, (2014) còn có một số cách chia như, Trong cơ cấu lao động có việc làm, có thể chia theo một số các đặc trưng: Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn, cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp, cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế, cơ cấu lao động có việc làm theo vị thế xã hội, cơ cấu lao động có việc làm theo giới tính, cơ cấu lao động theo nhóm tuổi,…

- CCLĐ theo giới tính và độ tuổi. Theo tiêu thức này, nguồn lao động sẽ được chia thành:

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 9

+ Lao động nam và nữ.

+ Lao động trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động.

Riêng đối với lao động ngoài độ tuổi lại có thể chia thành lao động lao động trên và dưới độ tuổi, có khả năng và thực tế có tham gia lao động đã được qui đổi thành lao động tiêu chuẩn.

- CCLĐ theo vùng lãnh thổ


Là các quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển của nguồn lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng lãnh thổ. Đây là kết quả của sự phân công lao động theo vùng và nội bộ vùng, ưu thế cơ bản của sự phân công này là tạo điều kiện để phát huy các lợi thế so sánh của từng vùng. K.Marx đã khẳng định “Sự phân công lao động theo vùng, làm cho một số ngành sản xuất nhất định bị buộc chặt vào một số vùng nhất định trong nước”. Tuy nhiên, cũng cần thấy giữa cơ cấu lao động theo vùng và cơ cấu lao động theo ngành, nghề trong thực tế không hoàn toàn độc lập với nhau trái lại chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ không có một cơ sở ngành nghề nào ở nông thôn lại không được triển khai trên một vùng lãnh thổ nhất định; ngược lại, CCLĐ theo vùng lại chính là sự thể hiện của cơ cấu lao động theo ngành nghề theo vùng lãnh thổ đó.

- CCLĐ theo thành phần kinh tế

Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển của lực lượng lao động giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn. Hiện nay ở nông thôn nước ta, tương ứng với 6 thành phần kinh tế, lực lượng lao động cũng được chia thành 6 loại như sau:

Lao động làm trong khu vực kinh tế Nhà nước, lao động làm việc trong kinh tế hợp tác, lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư bản Nhà nước, lao động làm việc trong thành phần kinh tế cá thể và lao động làm việc trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân, lao động làm việc trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Về mặt pháp lý các lao động này bình đẳng trước pháp luật và cũng có quyền và nghĩa vụ riêng của nh.

- CCLĐ theo yếu tố sử dụng nguồn. Nguồn lao động: Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc doanh. Đây là cơ cấu hình thành trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia lao động của các bộ


phận hợp thành nguồn lao động nông thôn. Theo đó việc phân loại CCLĐ theo yếu tố sử dụng nguồn có 2 loại:

+ Dân số hoạt động ở nông thôn: Là những người từ 15 tuổi trở lên đang hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. Đây chính là lực lượng lao động nông thôn, bộ phận này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lao động hiện có ở thời điểm báo cáo.

+ Dân số không hoạt động kinh tế

Là những người từ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm vì những lý do như: Đang đi học; già cả, ốm đau, tàn tật mất sức lao động và đang ở các tình trạng khác.

- CCLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng biến động giữa các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau trong khu vực nông thôn. Tiêu thức này cho biết tương quan trình độ phát triển về chất của nguồn lao động nông thôn, được coi là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoạt động trong lao động nông nghiệp, nông thôn … Theo đó, lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn kỹ thuật bao gồm cơ cấu sau:

+ Cơ cấu theo trình độ văn hoá, bao gồm các loại như: Lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học; lao động đã tốt nghiệp cấp II; lao động có trình độ văn hoá hết cấp I; lao động chưa biết đọc, biết viết .

+ Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lại được chia thành: Lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động có chuyên môn kỹ thuật.

Riêng với lao động có chuyên môn kỹ thuật lại có thể được phân chia thành các loại như sau: Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật; lao động có trình độ sơ cấp; lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp; lao động có trình độ cao đẳng và đại học; lao động có trình độ trên đại học. Trong mỗi loại


trình độ nói trên, tuỳ theo mức độ lành nghề khác nhau lao động lại tiếp tục được chia thành các nhóm trình độ chuyên môn cao, trung bình và thấp.

- CCLĐ theo thời gian làm việc thực tế, là các quan hệ tỷ lệ và xu hướng thay đổi về thời gian lao động thực tế giữa các ngành, nghề khác nhau trong tổng quỹ thời gian lao động thực tế đã sử dụng ở nông thôn. Tổng cục Thống kê, 2014, 30]

Theo Bộ lao động thương binh và xã hội: Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác. Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn; Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; Cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế; Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật; Cơ cấu lao động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị; Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế. Cũng có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu lao động: là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội , 2001, Tr.45]

Tóm lại, có thể hiểu cơ cấu lao động là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Cơ cấu lao động chính là tỷ lệ lực lượng lao động chiếm lĩnh các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Cấu trúc lao động xã hội vừa phản ánh trình độ, đặc điểm và tính chất của cấu trúc kinh tế, vừa là nhân tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Trong nghiên cứu sẽ phân tích cơ câu lao động theo ngành kinh tế, khu vực kinh tế, theo trình độ học vấn, theo độ tuổi, theo tính chất nghề nghiệp.


2.2. Các lý thuyết vận dụng trong luận án

2.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội và quá trình chuyển hóa xã hội nông thôn

Biến đổi xã hội là chủ đề chính yếu trong nghiên cứu xã hội học. Các tác gia luôn muốn giải thích được sự biến đổi xã hội và tìm ra quy luât vận động của xã hội theo đường hướng nào. Lịch sử của thuyết biến đổi xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học nổi tiếng như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, T.Parsons, Vilfredo Pareto, Robert Merton, Peter Blau, A.Giddens... và nhiều người khác Bùi Quang Dũng, 2004; G.Endruweit và G. Trommsdorff, 2001; Hermann Korte,1996]. Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài. Thực tế, nó không ngừng thay đổi ngay ở bên trong bản thân nó. Các quan niệm về “biến đổi xã hội” đã được đưa ra.

Trong quá trinh biến đổi thì thời gian và thời điểm là một nhân tố quan trọng. Thời gian tự bản thân nó không tạo ra sự biến đổi. Nhưng thời gian cần thiết cho sự biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ. Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả. Có những biến đổi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Nhưng cũng có những biến đổi diễn ra và ảnh hưởng trong những thời kỳ dài, có khi hàng nghìn năm hay vài thế hệ.

Sự phân loại biến đổi xã hội có thể phân chia như sau:

Căn cứ vào nội dung của biến đổi xã hội có thể chia ra: Biến đổi cơ cấu xã hội và Biến đổi văn hoá xã hội. Cơ sở biến đổi cơ cấu xã hội là biến đổi của phương thức sản xuất của cải vật chất. Sự biến đổi cơ cấu gồm biến đổi giai cấp và biến đổi nghề nghiệp, từ đó, ảnh hưởng quan trọng nhất đến biến đổi cơ cấu xã hội. Sự biến đổi cơ cấu xã hội thường đi theo sự biến đổi các thiết chế xã hội. Sự biến đổi cơ cấu xã hội và biến đổi các thiết chế xã hội là tiền đề của sự biến đổi văn hoá xã hội và sự biến đổi văn hoá


xã hội lại tác động trở lại đối với sự biến đổi các thiết chế xã hội và cơ cấu xã hội. Moore, Wilbert E., 1964, Tr. 374].

Căn cứ vào khả năng kiểm soát của sự biến đổi có thể chia ra: Biến đổi có hoạch định và Biến đổi không hoạch định. Biến đổi có hoạch định là những biến đổi được dự báo, được điều khiển, có định hướng, có thể do nguyên nhân khách quan, có thể do những nhà cải tạo ra các điều kiện thực hiện những dự án có ý nghĩa toàn xã hội. Biến đổi không hoạch định là những biến đổi không dự báo trước, bất ngờ, xã hội chưa nhận thức được.

Căn cứ vào tốc độ biến đổi có thể chia ra: Biến đổi chậm, Biến đổi nhanh, Biến đổi tuần tự, Biến đổi nhảy vọt. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhiểu thời kỳ lịch sử phát triển, sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh chậm khác nhau. Trong đó, biến đổi chậm, tuần tự thường diễn ra một cách tự phát theo qui luật khách quan, con người chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khả năng khách quan được thực hiện. Biến đổi nhanh, nhảy vọt diễn ra trong trường hợp nhờ nhận thức và hoạt động tự giác.

Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, người ta chia nó ra thành những biến đổi vĩ mô và những biến đổi vi mô. Những biến đổi vĩ mô: Đó là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn. Diễn ra trong những thời kỳ dài. Một ví dụ điển hình về sự biến đổi vĩ mô là sự hiện đại hóa, đó là một quá trình qua đó các xã hội trở nên khác nhau bên trong nhiều hơn, như sự thay đổi các thiết chế xã hội giản đơn bằng những thiết chế xã hội phức tạp. Biến đổi vi mô: liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời sống hằng ngày. Reeler, 2007]

Trong quá trình biến đổi xã hội có các lý thuyết chủ yếu để giải thích sự biến đổi xã hội như: Lý thuyết chu kỳ của Arnold Toynbee, P.Sorokin cho rằng văn minh hóa được dao động trong ba kiểu của “những trạng thái tâm lý” hoặc rộng hơn: những kiểu hệ tư tưởng, kiểu cảm giác và kiểu lý tưởng. Sự


hiểu biết về chu kỳ của sự biến đổi xã hội đã thống trị ý nghĩ của con người. Những sự lặp lại của các hiện tượng tự nhiên đã dẫn dắt đời sống hằng ngày của con người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến những khái niệm, nhận thức của họ về sự biến đổi xã hội.Với họ, lịch sử được lặp lại mãi trong những chu kỳ không kết thúc.

Lý thuyết biến đổi về kinh tế có thể kể đến các tác giả phân tích sự biến đổi kinh tế ở các nước nông nghiệp và từ dó xây dựng mô hình kinh tế như Fisher, Lewis, Keynes, và Harry T.Oshima, Timmer. Các nhà kinh tế học phân tích các giai đoạn phát triển kinh tế của một nước, các quá trình vận động của nền kinh tế khi trưởng thành từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp.

Lý thuyết về xung đột có thể kể đến các tác giả như K. Marx, Simmel, Max Weber, Ralf Dahrendorf (1959), Percy S. Cohen (1968) “trong các xã hội, nơi có những chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm khu vực, dân tộc hay chủng tộc, có thể có ít khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế, chính sách phúc lợi xã hội; do vậy việc thay đổi "cải hóa" đòi hỏi một mức độ đồng thuận Puja Mondal, 2012, Tr.312]. Các tác gia về thuyết xung đột cho rằng xung đột có thể do giá trị, quyền lợi và có những xung đột có thể tốt cho biến đổi nhưng có những xung đột gay ra loạn chức năng trong xã hội.

iến đổi xã hội nông thôn qua các mô hình phát triển nông thôn

Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, vấn đề tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học. Trước đây các chủ nghĩa trọng nông đã nhường chỗ cho chủ nghĩa trọng thương trong xã hội Trần Bình Trọng, 2002]. Trong quá trình phát triển công nghiệp, thương nghiệp các nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra một vài mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí