Ngoài ra còn có thể thực hiện phương pháp ly tâm nối để tìm trứng giun tròn
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm hình thái, vòng đời, phân loại giun tròn?
2. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun đũa bê nghé?
3. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun đũa heo?
4. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun đũa loài ăn thịt?
3. Căn bệnh, ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh giun đũa gà?
BÀI 4
KÝ SINH VẬT LỚP ARACHNIDA ( HÌNH NHỆN) MĐ21-05
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu Sán Dây Taenia Solium Hình 2.3 Cysticercus Cellulosae
- Căn Bệnh, Vòng Đời Căn Bệnh Và Ký Chủ
- Giun Đũa Heo Ascaris Suum Hình 3.2: Trứng Ascaris Suum
- Bộ Hai Cánh (Ruồi Trâu, Muỗi, Mòng, Giòi Da...)
- Căn Bệnh, Động Lực Và Phương Thức Truyền Bệnh Căn Bệnh
- Bệnh ký sinh vật nuôi Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Giới thiệu:
Ve, còn gọi là bét hoặc tích (Ixodida) là các loài hình nhện, thường dài từ 3 đến 5 mm, là một phần của liên bộ Parasitiformes. Cùng với ve bét, chúng tạo thành phân lớp Acari. Ve là các loài ký sinh bên ngoài, sống bằng cách hút máu của động vật có vú, chim, và đôi khi cả bò sát và lưỡng cư.
Các loại ve chủ yếu kí sinh trên cơ thể vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó. Chúng lây lan từ động vật này qua động vật khác khi động vật tiếp xúc với nhau.
Ve không những hút máu của động vật, mà còn có khả năng truyền nhiễm một số loại bệnh sang người. Một vài loài ve có thể tiết ra độc tố nguy hiểm.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được vòng đời, tác hại của ký sinh vật lớp hình nhện đối với ký chủ; cách phòng, trị các bệnh do ký sinh vật lớp hình nhện gây ra cho gia súc.
- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do ký sinh vật lớp hình nhện gây ra cho các ký chủ.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học để chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do ký sinh vật lớp hình nhện gây ra có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
1. Phân bộ ve ký sinh
1.1. Họ ve cứng (Ixodidae)
1.1.1. Đặc điểm hình thái Hình thái
Ve trưởng thành nhỏ lúc đói dài 2 – 4mm, không có rãnh hậu môn, có mắt, ve đực có 2 đôi mai bụng, một đôi cạnh hậu môn và một đôi phụ nằm ở phía ngoài, ve đực có mấu đuôi.
Hiện nay đã có trên 20 loài ve thuộc giống này, ở những nước nhiệt đới có 5 loài. Ve Boophilus là ve một vật chủ thường ký sinh ở động vật chân guốc chẵn. Ngoài ra còn gặp ở thú ăn thịt, gặm nhấm, lưỡng thê, côn trùng.
Hình 5.1 Ve Cứng Boophilus curtice
Bên trái: mặt lưng, bên phải: mặt bụng
Ve Boophilus là ve một vật chủ thường ký sinh ở trâu bò, ngoài ra còn thấy ở chó, gà và một số loài chim. Ve thích sống trên các đồng cỏ, bãi chăn có nhiều cỏ ở vùng đồng bằng, trung du hay miền núi.
Hình 4.1: Hình ve cứng
1.1.2. Tác động của ve cứng đối với vật chủ
Ve đực có bữa ăn ngắn không bao giờ ăn thật no. Bữa ăn của ve cái từ 6 – 8 ngày. Ve cái có chửa từ 3 – 15 ngày có khi 19 – 39 ngày. Thời gian đẻ trứng từ 5
– 30 ngày. Trứng ra ngoài sau 6 – 46 ngày tùy nhiệt độ môi trường trở thành larva.
Larva có bữa ăn 4 – 13 ngày và có thể nhịn đói được 120 – 150 ngày. Tuổi thọ tối đa của ấu trùng là 240 ngày. Nymph từ khi lột xác đến no máu là 5 – 14 ngày. Ve thích bám ở những nơi da mỏng như háng, ngực, nách của bò. Ve đực, cái thụ tinh hút máu no rơi xuống đất đẻ 2.500 trứng ở cây cỏ sau 6 – 14 ngày nở ra larva. Sau 5 – 14 ngày lột xác 2 lần thành trưởng thành.
Ve truyền các bệnh Babesia bigemina, B. berbera, B. ovis, Anaplsma marginale, Nuttalia equi, Theileria mutans.
1.1.3. Biện pháp phòng trừ ve cứng (Ixodidae)
Ve cứng hút máu gia súc gây ngứa ngáy khó chịu, giảm ăn, kém ngủ, làm ảnh hưởng đến tăng trọng gia súc. Những độc tố do ve tiết ra gây viêm da, ngứa. Ve còn truyền nhiều bệnh cho gia súc, gia cầm và người. Muốn phòng trừ ve có hiệu quả cần nắm được thành phần loài ve, đặc điểm sinh thái, sinh học sự phân bố, trên cơ sở đó mới phòng trừ một cách có hiệu quả. Ngày nay, người ta đã sử dụng các loại thuốc cho trâu bò uống hoặc chích dưới da cho trâu bò. Khi ve hút máu sẽ hút luôn thuốc ve sẽ rơi ra và chết. Tuy nhiên khi thực hiện phòng trừ ve phải thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Diệt trừ ve trên cơ thể gia súc:
Biện pháp cơ học: Tùy theo số lượng gia súc, quy mô đàn, loại gia súc mà có thể dùng kẹp để bắt ve, dùng bàn chải để chải ve, dùng găng tay cao su bắt ve cho chó, mèo, trâu bò…
Biện pháp hóa học: Dùng Arpalit bôi lên da chổ có nhiều ve bám.
Ivermectin 0,1 – 0,3 mg/ Kg P chích dưới da và chích bắp có hiệu quả diệt ve trong một tháng.
Phòng và trị ve trên chuồng trại gia súc: Các loài ve bám lên mình gia súc, ban đêm có thể rơi xuống chuồng nuôi, chúng chui vào các chất độn chuồng, vách chuồng, cây cỏ, phân rác…Do vậy diệt trừ ve trong chuồng nuôi cần thực hiện sau :
Không nên độn chuồng bằng cỏ, rơm. Cỏ cắt về phải phơi nắng để cho ve bò ra ngoài mới cho gia súc ăn. Thường xuyên quét dọn chuồng trại, phân rác gom lại đem ủ. Định kỳ dùng các loại hóa chất phun xịt lên vách chuồng và nền chuồng. Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi.
1.2. Họ ve mềm (Argasidae)
Ve thường ký sinh ở gà, ngỗng, vịt, bồ câu, chim hoang và ở người. Ve có hình bầu dục phía trước hẹp hơn phía sau. Kích thước từ 4 – 10 mm. Khi no máu, thân có màu xám xanh. Lỗ sinh dục ở ngay gốc đáy đầu. Lỗ hậu môn ở giữa thân. Có nhiều rãnh hậu môn như rãnh ngang trên, rãnh ngang sau, rãnh dọc giữa, dọc bên hậu môn… Hiện nay đã có 56 loài thuộc giống argas, những loài quan trọng là :Argas persicus, A. vespertilionis, A. arboreur, A. walkeraê…
Vòng đời
Ve trưởng thành sống ở vách và khe tường, kẻ hở quanh chuồng, trong các tổ chim, hốc cây và cả trên mái nhà, trong các khe giường, nệm…Chúng thụ tinh đẻ trứng, mỗi lần đẻ từ 2 - 130 trứng có hìng cầu nhỏ màu nâu. Thời gian đẻ từ 3
– 7 ngày. Trứng nở thành Larva sau 18 – 24 ngày. Larva hút máu sau 5 – 10 ngày rồi rời vật chủ qua 7 ngày biến thái thành Nymph I, sau 50 – 55 ngày biến thái thành Nymph II, sau 16 – 20 ngày phát triển thành trưởng thành.
Larva có thể nhịn đói được 3 tháng. Nymph và trưởng thành có thể nhịn đói được 3 – 5 năm.
Phòng trị
Lấy 0,5 kg xà bông hoà trong 10 lít Parafin sau cô lại, trộn thêm 150 ml Nicotine sulphate 40 %. Pha loãng một phần dung dịch này với 6,5 khối nước dùng bơm phun lên chuồng trại.
Hình 4.2: Ve mềm Argas
2. Phân bộ ghẻ
Những ký sinh thuộc phân bộ này có kích thước nhỏ mình nhiều lông tơ. Chân của Nymph và trưởng thành tập trung thành 2 đôi ở nửa trước thân và 2 đôi ở nửa sau thân. Cuối bàn chân có giác, vuốt hoặc tơ.
2.1. Bệnh ghẻ ở heo
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do con ghẻ gây ra, con ghẻ rất bé. Con đực dài 0,200 - 0,350mm; con cái dài 0,350 - 0,500mm, tuỳ loài, màu xám bóng, vàng nhạt, thân hình bầu dục hay tròn, chân có 4 đuôi, mỗi chân có 5 đốt.
Vòng đời: Ghẻ ngầm xâm nhập vào lớp da rồi đào hàng lấy dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Con cái đẻ trứng, mỗi ngày đẻ 1-2 quả và đẻ kéo dài liên tục 4-5 tuần, trứng phát dục thành ghẻ trưởng thành mất 8-15 ngày. Khi gặp điều kiện thuận lợi 1 con cái trong vòng 3 tháng có thể sinh ra được 1,5 triệu trứng (qua 6 đời). Trứng sau khi nở 3-4 ngày biến thành ấu trùng 6 chân, sau 3-4 ngày lột xác thành thiếu trùng 8 chân, thiếu trùng qua 3 lần lột xác thành ghẻ trưởng thành. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hay dụng cụ hoặc quần áo của người quản lý, chăn nuôi.
Triệu chứng
Chủ yếu là do con vật ngứa, rụng lông, và đóng vây.
Thời kỳ đầu: Ngứa do ghẻ tiết nước bọt làm mềm da để dễ đào hang, trong nước bọt có chất độc kích thích gây ngứa ngáy, cọ xát chảy máu và hình thành những mụn, lúc đầu nhỏ về sau dần dần mọng nước, ta thư ờng gọi là mụn ghẻ.
Thời kỳ 2: Rụng lông do con ghẻ vào gốc lông, đào hang làm cho chân lông thoái hoá, dẫn đến rụng; lông rụng nhiều hay ít phụ thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ, có khi rụng thành từng đám, có khi cả toàn thân.
Thời kỳ 3: Đóng vây do con vật cọ xát vào thành chuồng làm các mụn nước vỡ ra, khô lại, trên da hình thành những mảnh vây khô. Sau 5 - 6 tháng da con vật hoàn toàn trơ trụi lông, dày và nhăn nheo. Bệnh phát triển nhanh và lây lan mạnh và chẳng bao lâu cả đàn bị bệnh ghẻ, vật gầy còm làm ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất.
Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng đã nêu ở 3 thời kỳ trên.
Điều trị
Tắm xà phòng nước ấm trước khi bôi thuốc, tránh không để cái ghẻ rơi ra xung quanh, phải chữa lần thứ 2, thứ 3 thì cái ghẻ mới chết hết; chữa thí nghiệm trước khi chữa diện rộng.
Dạng tiêm: Ivermectin hoặc doramectin liều 0,3 mg/kgP.
Dạng mỡ thoa trên da như Sebacil (Thoa dọc theo sống lưng heo).
Dạng phun, tắm như: Taktic (Amitraz) 1ml/lít nước phun trên mình heo Tiêm thêm cho heo vitamin ADE.
Phòng bệnh
Giữ chuồng trại sạch sẽ, heo mới mua nên nhốt riêng kiểm tra ghẻ trước khi nhập bầy
2.2. Bệnh ghẻ ở chó mèo
Đặc điểm hình thái cấu tạo
Ghẻ có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước con đực 0,25 mm, con cái 0,4 – 0,43 mm. Cả con đực lẫn con cái đều có điệm vuốt bàn chân. Trên mình phủ nhiều lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón, chiều ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, có 4 đôi chân ngắn nhú ra như măng tre mọc, mỗi chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ. Hậu môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở mặt lưng.
Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II, trứng hình bầu dục, màu trứng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 x 0,1 mm.
Vòng đời Sarcoptes scabiei var canis Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua 5 giai đoạn phát triển: Trứng -> Larva -> Protonymph -> Deutonymph -> Trưởng thành
Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Sau khi giao phối ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3-4 ngày trứng nở ra Larva có 6 đôi chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da, sau đó chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4-6 ngày sau biến thành ghẻ trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15-21 ngày. Tùy thuộc vào môi trường bên ngoài ghẻ dạng trưởng thành có thể sống từ 2-3 tuần khi rời vật chủ. Triệu chứng bệnh tích
Có 3 biểu hiện chính:
Ngứa: Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng hay thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi, nhây, cắn chổ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn qua lại dưới đất.
Rụng lông: Ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể mới.
Da đóng vảy: Chổ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bóc mùi hôi thối.
Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ chổ gãi bị nhiễm trùng, viêm tạo ung nhọt.
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng bệnh tích lâm sàng.
Dựa vào xét nghiệm ghẻ bằng phương pháp tập trung như chẩn đoán Demodex.
Điều tri
Điều trị tương tự ghẻ trên heo
2.3. Bệnh ghẻ ở gia cầm
3. Phân bộ Mò (Thrombidoidae)
3.1. Họ Mò bao lông(Demodicidae)
Những mò thuộc loại này thường có màu đỏ hay xám ký sinh ở tuyến nhờn bao lông của gia súc và người như : chó mèo, trâu bò, heo, thỏ, dê, cừu, ngựa…
Mỗi loài gia súc có một loài mò riêng :
Demodex canis ký sinh ở chó, D. cati ở mèo, D. caprae ở dê…
3.2. Bệnh Demodex ở chó Hình thái
Demodex (mò) : nhỏ, cơ thể hơi dài, kích thước 0,1- 0,39 mm, không có lông. Bốn đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu. Đầu ngắn hình móng ngựa. Mò gây rụng lông sau đó gây viêm, xung huyết, nếu viêm nhiễm tái phát có mủ.
Hình 4.3: Demodex canis
Vòng đời
Qua 4 giai đoạn : Trứng Larva Protonymph Nymph Trưởng thành. Thời gian này cần 20 – 35 ngày. Protonymph Nymph Trưởng thành có 4 đôi chân. Mỗi chân có 5 đốt. Giai đoạn Larva có 3 đôi chân.
Triệu chứng :
Demodex là loại mò phổ biến ở chó, mèo nhưng hiếm gặp ở các gia súc
khác.
Ở trâu bò, do Demodex bovis trong thời kỳ theo mẹ bú sữa, bệnh có thể
truyền từ bò mẹ cho bê. Mò gây hư hại tới da, Tổn thương thường thấy ở cổ, vai hay toàn bộ mặt, chổ tổn thương gây rụng lông tới 90 %. Đầu tiên là những nốt sần nhỏ và những cục bướu nhỏ sau đó tạo mảng dày
Ở chó mèo do D. canis và D. cati. Việc truyền mò do tiếp xúc. Dấu hiệu ở chó thường thấy những đám loang lỗ nhỏ không có lông, kể cả mắt hay toàn bộ cơ thể.
Dạng cục bộ: tổn thương phân bố từng vùng nhỏ ở trên mặt, chân trước hoặc cả 2 mắt. Dạng này là trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm mủ kế phát.
Dạng toàn thân: da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Nếu viêm nhiễm kế phát có mủ. Các vi khuẩn thường là Staphylococcus aureus đặc biệt là Pseudomonas sp. Demodex làm suy giảm miễn dịch do xuất hiện trong huyết thanh một nhân tố làm kìm hãm phản ứng của tế bào Lympho T.
Bệnh tích:
Ở chó: Ở vị trí ghẻ ký sinh xuất hiện những da đỏ và vảy. Có thể có dịch rỉ viêm, huyết tương. Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có mủ, máu và có mùi hôi.
Phòng trị
Dạng toàn thân điều trị ít có kết quả. Dạng cục bộ có thể trị lành trong 4 – 8 tuần. Chỉ có 10 % dạng cục bộ phát triển thành dạng toàn thân.
- Ivermectin chích dưới da 0,006 mg/ Kg P
- Ngoài ra có thể sử dụng Fenchlophos, Amitraz cho hiệu quả tốt.
- Nếu viêm nhiễm kế phát dùng kháng sinh chích cho chó.