cơ thể qua mùa lạnh và mùa đông sau đó chui qua da tạo các lỗ hở rơi xuống đất tạo thành nhộng trong 5 tuần rối phát triển thành ruồi. Sau khi nở 24 giờ, ruồi trưởng thành có thể đẻ trứng và sống được 1-2 tuần.
Tác hại
Ruồi bay chung quanh và bám vào gia súc để đẻ trứng tạo ra tiếng kêu làm cho gia súc hốt hoảng, khó chịu, giảm ăn, giảm tăng trọng và giảm sản lượng sữa.
Larva chui qua da gây tổn thương các tổ chức, viêm da, viêm thực quản và các cơ quan nội tạng làm cho gia súc đau nhức. Larva 3 tạo những u bướu nhỏ đường kính 1cm. Ấu trùng H. bovis có thể chui vào tủy sống rồi chết ở đó gây bại liệt cho gia súc. H. Lineatum thì tạo khối u làm hẹp lòng thực quản. Bên ngoài khối u thường có lỗ nhỏ được ấu trùng tạo ra để chúng hô hấp. Có thể thấy nước vàng chảy ra từ lỗ này. Nếu viêm nhiễm kế phát thì có mủ. Vật đau, đi lại khó khăn, da bị loét. Bò giảm tăng trọng, lượng sữa giảm. Khi larva chết trong tổ chức, gây viêm, gây phản ứng quá mẫn.
Điều trị
Đối với ấu trùng trong khối u: mở rộng vết thương và bôi các chất phospho hữu cơ:
Ichthion: 30 -50%
Amidofos cho uống liều 40mg/kg thể trọng sẽ diệt larva
Ivermectin: liều 0,1 -0,3mg/kg thể trọng chích dưới da có tác dụng diệt ấu trùng tốt
4. Thực hành
Có thể bạn quan tâm!
- Giun Đũa Heo Ascaris Suum Hình 3.2: Trứng Ascaris Suum
- Tác Động Của Ve Cứng Đối Với Vật Chủ
- Bộ Hai Cánh (Ruồi Trâu, Muỗi, Mòng, Giòi Da...)
- Bệnh ký sinh vật nuôi Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 12
- Bệnh ký sinh vật nuôi Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Phương pháp tìm ký sinh lớp côn trùng
4.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật
Hình ảnh các côn trùng, sổ sách ghi chép.
4.2. Phương pháp tiến hành
Gíao viên ôn lại phần lý thuyết các loạị côn trùng đã học. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho sinh viên sắp xếp loại theo từng nhóm như trong phần lý thuyết, sinh viên xem và chú ý thực hành trên mẫu vật.
4.3. Nội dung thực hành
Sắp xếp loại côn trùng gây hại cho heo, chó mèo, trâu bò, gia cầm. Sinh viên quan sát và ghi nhận lại tất cả trên sổ ghi chép
4.4. Tổng kết nhận xét đánh giá
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.
Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ thao tác.
Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm hình thái, vòng đời, tác hại, biện pháp phòng ngừa bộ rận?
2. Đặc điểm hình thái, vòng đời, tác hại, biện pháp phòng ngừa bộ bọ chét?
3. Đặc điểm hình thái, vòng đời, tác hại, biện pháp phòng ngừa bộ hai cánh?
BÀI 6
NGÀNH PROTOZOA ( NGUYÊN BÀO) MĐ21-07
Giới thiệu:
Giúp sinh viên biết được khái quát về căn bệnh, độc lực và phương thức truyền bệnh, triệu chứng và bệnh tích, chẩn đoán và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên bò. Vòng đời , vai trò gây bệnh, triệu chứng và bệnh tích, chẩn đoán và phòng trị các bệnh cầu trùng gà, thỏ, bê nghé.
Nguyên bào thuộc ngành Protozoa. Cơ thể chỉ có một tế bào ký sinh trong cơ thể gia súc, gia cầm, động vật và sống tự do. Cho đến nay đã có 65.000 loài đã được mô tả. Nguyên bào có 2 vai trò : có hại gây bệnh và có lợi cho động vật như những loài Protozoa sống trong dạ cỏ của thú nhai lại.
Mục tiêu:
-Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được tác hại của ký sinh trùng đường máu gây ra cho gia súc.
- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra cho gia súc.
- Năng lực và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học để chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
1. Bệnh tiên mao trùng
1.1. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh Căn bệnh
Bệnh tiên mao trùng còn gọi là bệnh chiên mao trùng. Do loài Trypanosoma evansi ký sinh trong máu của ngựa, lừa, dê, heo, chó, trâu bò và nhiều loài động vật hoang dại khác.
Mầm bệnh dài 15 – 34 µm, độ dài của roi là 6 µcó hình suốt chỉ hay hình thoi, ở giữa có nhân, có màng rung động và gấp nếp rõ. Trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ bắt màu.
Hình 6.1: Trypanosoma evansi
Độc lực và phương thức truyền bệnh
Mầm bệnh sống được trong máu gia súc nhiều năm. Khi gia súc chết mầm bệnh sẽ bị phân hủy sau 12 giờ. Những lúc gia súc bị sốt cao sẽ tìm thấy mầm bệnh trong máu ngoại vi dễ hơn.
Độc lực của mầm bệnh phụ thuộc vào mùa, vùng, số lượng mầm bệnh, đường truyền bệnh và loài vật chủ…Ở những nơi chữa không khỏi bệnh, có thể mầm bệnh đã tăng độc lực hoặc đã có sức đề kháng với thuốc.
Phương thức truyền bệnh: Mầm bệnh được truyền đi một cách cơ giới do mòng họ Tabanidae (mòng trâu) và ruồi Stomoxys, Haematopota, Lyperosia. Ngoài ra dơi cũng truyền được bệnh.
Khi hút máu, côn trùng hút luôn cả Trypasonoma evansi vào trong vòi. T. evansi không có quá trình biến thái nào và tồn tại được 48 giờ. Nhưng mầm bệnh chỉ có khả năng gây bệnh trong 7 giờ sau khi côn trùng hút máu, việc truyền bệnh chỉ dễ dàng khi bữa ăn của côn trùng cách nhau không quá 15 giây. Do bữa ăn đang dở dang chúng chuyển sang đốt gia súc khác và truyền mầm bệnh.
Ruồi truyền bệnh do liếm máu có Trypasonoma. Khi liếm máu ở gia súc khác có vết thương, mầm bệnh sẽ qua vết thương truyền bệnh cho gia súc khoẻ.
Dơi hút máu sẽ truyền bệnh. Ngoài ra, một số tác giả cho rằng đỉa, vắt hút máu cũng có thể truyền bệnh nhưng cơ chế truyền chưa được mô tả rỏ ràng.
1.2. Dịch tễ
Trâu bò nhiễm ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu nhiễm ở lứa tuổi 3 – 8 năm là 16 – 18 %, trâu bò trên 8 năm nhiễm 4,1 – 7,3 %, bê nghé nhiễm 4 – 4,3 %.
Mùa xảy ra bệnh thường là mùa hè, mùa mưa khí hậu ấm áp, ve mòng hoạt động nhiều. Tuy nhiên vào mùa đông và mùa khô do thiếu thức ăn, do phải cày kéo nhiều bệnh dễ xảy ra do bị nhiễm từ mùa hè trước đó.
1.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng
Trâu bò thường mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh. Khi sức đề kháng yếu, bệnh có thể bộc phát, chuyển từ dạng mang trùng sang thể bệnh.
Vật sốt cao và gián đoạn (sốt cách nhật), nhiệt độ lên đến 39,5 – 41 0C có khi sốt kéo dài 2 – 4 ngày. Trâu bò thường bị chết lúc sốt cao. Nếu không chết sau đó nghỉ sốt 4 – 6 ngày, có khi kéo dài 18 ngày, rồi sốt lại. Khi sốt rất dễ tìm thấy ký sinh trùng trong máu. Trong khi sốt, trâu bò lờ đờ, cơ bắp co giật hoặc lồng lộn như điên, bốn chân cứng lại, đầu vẹo về một bên, hàm cứng. Hồng cầu giảm xuống còn 3,5 – 4,5 triệu. Hầu hết trâu bò đều giảm hồng cầu và gầy còm. Ký sinh gây suy tủy xương, gây thiếu máu.
Hội chứng thần kinh chiếm tỷ lệ 13 – 45,3 %. Vật điên loạn, mắt đỏ ngầu, phá chuồng, húc đầu vào tường. Nếu nhẹ hơn vật run rẩy từng cơn, trợn ngược mắt, ngã quỵ, sùi bọt mép sau 30 phút gia súc đứng dậy được. Phù thủng ở các phần thấp cơ thể như ở 4 chân từ khớp khuỷu trở xuống. Có khi phù nề ở phần yếm và ngực. Triệu chứng này xuất hiện 30,8 %. Tổ chức dưới da, chổ thủy thủng chứa nhiều dịch màu vàng. Do ký sinh làm tắc nghẽn mạch máu gây thay đổi áp suất thẩm thấu trong hệ tuần hoàn gây phù thũng. Viêm giác mạc và kết mạc. Mắt có nhiều ghèn. Khi viêm nặng mắt sưng, lồi to. Vật tiêu chảy nặng, phân có màu vàng hay xám, có lẫn nhiều bọt, mùi tanh khắm. Khi sốt trâu bò không ỉa chảy nhưng vẫn ăn. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với sán lá gan. Thể trạng gầy yếu suy nhược, sau 7 ngày có thể chết. Nếu ở thể mãn tính vật gầy rạc, lông dựng đứng xơ xác, mắt hõm sâu, cơ bắp teo dần, niêm mạc nhợt nhạt, hoàng đản.
Bệnh tích
Lòi dom, phân loãng có mùi khắm, có lẫn máu. Xoang phế mạc, phúc mạc, tâm mạc có chứa dịch màu vàng. Chổ thủy thũng có nhiều dịch nhầy giống như keo. Thịt nhão và ướt. Tim nhão, sưng to, tụ máu lấm tấm. Phổi tụ máu từng đám, dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, cuối ruột già tụ máu bầm tím. Lá lách sưng to, gan sưng to.
1.4. Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng bệnh tích. Khi dựa vào triệu chứng bệnh tích cần phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, viêm dạ dày và ruột do giun sán, thiếu thức ăn, bệnh Anaplasmosis ( Biên trùng) và nhiệt thán.
Có nhiều biện pháp chẩn đoán. Vấn đề quan trọng là phải tìm được căn bệnh.
Một số phương pháp sau :
Phương pháp xem tươi: ( xem di động của T. evansi trong huyết dịch ) Dùng miếng lame sạch khô, nhỏ lên đó một vài giọt dung dịch chống đông
máu.
Dùng kéo cắt lông sát trùng tĩnh mạch tai. Lấy một giọt máu cho lên lame,
đậy lamel lên và quan sát dưới kính hiển vi tại chổ ở độ phóng đại 10 x 40. Nếu có ký sinh thì thấy chúng di chuyển giữa các hồng cầu.
Phương pháp tập trung ly tâm:
Cho 1ml máu vào ống nghiệm (đã có 1ml chất chống đông). Lắc nhẹ, để yên trong phòng một vài giờ hoặc ly tâm 3.000 vòng/ phút trong 3 phút. Dùng pipet hút lớp dịch gíap ranh giữa hồng bạch cầu và huyết thanh cho lên lame, đậy lamel lại và kiểm tra dưới hính hiển vi. Phương pháp này cho độ chính xác cao.
Phương pháp tiêm truyền qua động vật thí nghiệm:
Động vật có thể là chuột bạch, chuột lang, chuột cống trắng, thỏ, mèo, chó trâu bò, hoặc bê nghé khoẻ. Trước khi tiêm phải kiểm tra nhiệt độ của động vật thí nghiệm. Nuôi dưỡng chăm sóc tốt động vật thí nghiệm.
Chuột nhắt trắng : tiêm phúc mạc 0,2 – 0,6 ml/con. Sau 3 – 7 ngày chuột chết, bệnh tích mắt đỏ, mặt sưng, bụng tích nước kết quả có Trypanosoma.
Thỏ : 1ml/ con 21 – 30 ngày sẽ biểu hiện triệu chứng.
1.5. Phòng, điều trị bệnh Phòng trị
Trypamidium (Samorin) : 0,25 – 0,5 mg/Kg thể trọng pha thành dung dịch 1
-2 % chích bắp hoặc chích dưới da.
Suramin ( Naganol, Moranyl) : 25 mg/ Kg thể trọng pha thành dung dịch 10
% chích tĩnh mạch, dùng 2 lần cách nhau 1 tuần.- Diệt côn trùng hút máu.- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
2. Bệnh lê dạng trùng
2.1. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh Hình thái
Bệnh lê dạng trùng do Babesia bigemina còn gọi là bệnh nước đỏ, bệnh sốt Texas, sốt do ve…Merozoite (Tế bào con) trong hồng cầu có dạng hình lê, tròn,
oval hay sắc cạnh. Merozoite thường đi cặp đôi. Dạng tròn kích thước 2 – 3 µm, dạng dài 4 -5 µm. Sporozoite trong tuyến nước bọt của ve có hình dạng dài.
- Tỷ lệ hồng cầu nhiễm từ 10 – 15 %.
- Thường có 1 -2 ký sinh trong hồng cầu, có khi tới 6 ký sinh.
Hình 6.2: Hình thái Babesia trong hồng cầu
Ký chủ
Ký chủ trung gian là các loài ve thuộc các giống :
- Boophilus annulatus, B. calcaratus, B. decoloratus…
- Rhipicephalus everti, R. appendiculatus, R. haemaphysaloides.
- Ixodes ricinus, I. persulcatus.
Vòng đời
Ve hút máu trâu bò có Babesia trong hồng cầu, khi hút máu ve hút cả Merozoite, Microgametocyte ( Giao tử được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt nhỏ hơn ) vào ruột. Ở ruột, hồng cầu bị phá vỡ, phần lớn các Merozoite đều bị chết.
Microgametocyte và Macrogametocyte (Giao tử được tạo ra bởi các tế bào đặc biệt lớn hơn) biến thành Microgamete (Giao tử nhỏ hơn) và Macrogamete (Giao tử lớn hơn). Hai bào tử này kết hợp với nhau tạo thành Zygote (Hợp tử) có ở ruột ve.
Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột ve bắt đầu sinh sản vô tính để giải phóng nhiều Sporozoite (1.000 cá thể mới trong 2 -3 ngày). Các sporozoite lại xâm nhập vào tế bào ống Malpighi và hệ thống bạch huyết sinh sản vô tính cho ra nhiều Sporozoite khác.
Các Sporozoite xâm nhập vào buồng trứng. Ở đây chúng tạo thành hình tròn tiếp tục phân chia một thời gian tạo thành những thể rất nhỏ tròn. Mầm bệnh sẽ có Larva, khi Larva nở ra từ trứng nhưng chúng không phát triển tiếp tục trong
larva của ve. Khi larva lột xác, mầm bệnh xâm nhập vào tuyến nước bọt lại phân chia trong tế bào của tuyến nước bọt. Ở đây chúng tạo thành những thể nhỏ hơn chứa đầy toàn bộ tế bào cho đến khi mỗi tế bào có hàng ngàn ký sinh, sau đó làm vỡ tế bào và sống trong lòng tuyến. Khi Nymph hay trưởng thành hút máu, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể gia súc. Thời gian phát triển trong tuyến nước bọt là 2 -3 ngày.
Khi ve hút máu Sporozoite xâm nhập vào hồng cầu tiến hành sinh sản vô tính tạo bào tử, mọc chồi đẻ cho ra 2 Merozoite (tế bào con) mới. Mỗi Merozoite lại xâm nhập vào hồng cầu mới. Cũng có khi tạo thành 4 Merozoite mới. Quá trình liên tục như vậy làm cho hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ. Một số Merozoite xâm nhập vào hồng cầu tạo thành tiền giao tử đực và cái Microgametocyte và Macrogametocyte.
2.2. Dịch tễ
Trâu bò nhiễm lê dạng trùng thường ghép với Anaplastma hoặc Theileria. Nếu nhiễm riêng lẻ, bệnh kéo dài 7 – 10 ngày cho đến 2 tháng. Những trâu bò nhập nội hay trâu bò đưa từ miền núi về thường bị nhiễm bệnh.
Tỷ lệ hồng cầu nhiễm cao nhất 10 %, thấp nhất 3 -5 %. Tuổi mắc bệnh gồm mọi lứa tuổi, chủ yếu trâu bò gầy yếu nhiễm cao hơn. Các loài Babesia ở gia súc có thể truyền cho người là B. microti, B. bovis.
2.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng
Trâu bò: Babesia bigemina gây bệnh nặng cho gia súc trưởng thành. Thời kỳ nun bệnh từ 9 – 15 ngày có khi đến 35 ngày.
Dấu hiệu đầu tiên thường thấy:
Vật sốt cao, sốt liên miên, nhiệt độ 39,8 0C có khi lên đến 42,2 0C, nhiệt độ cao kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Vật thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ. Tỷ lệ hồng cầu bị phá vỡ có khi lên đến 75 %, có Haemoglobin niệu (huyết sắc tố) nên đái nước tiểu có màu đỏ nâu, vàng da.
Vật bỏ ăn, ngừng nhai lại, khó thở, nhịp tim tăng, chảy nước mắt, nước mũi, lượng sữa giảm hẳn. Vật tiêu chảy, phân màu vàng
Vật hôn mê co giật, tấn công bất cứ vật gì. Nếu không điều trị, vật chết sau 4 – 8 ngày, tỷ lệ chết tới 50 – 90 %.
Bệnh tích