Căn Bệnh, Vòng Đời Căn Bệnh Và Ký Chủ

Ruột non; Dùng kéo cắt theo chiều dọc và ở vị trí đối diện với vàng treo, chất chứa bên trong được cho vào cốc để dội rửa. Niêm mạc ruột non được nạo vét,ép và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Ruột già, manh tràng cách làm tương tự đối với ruột non.

Tui fabricius dùng kéo cắt , kiểm tra niêm mạc tìm và thu lượm ký sinh trùng Tuyến tụy,gan : dung tay bóp nát ,cho vào cốc dội rữa nhiều lần , tìm ký sinh

trùng.

6.3.2.2. Cơ quan hô hấp

Dùng kéo cắt khí quản, phế quản , nạo vét niêm dịch, ép giữa hai phiến kính hiển vi tìm ký sinh trùng.

6.3.2.3. Cơ quan bài tiết

Với thận dùng dao cắt thành những lát mõng ,ép giữa hai kính phiến , kiểm tra dưới kính hiển vi timg ký sinh trùng.

6.3.2.4. Cơ quan sinh sản

Ống dẫn trúng : dùng kéo cắt dọc ống ,dùng dao nạo vét niêm mạc ép giữa hai phiến kính tìm ký sinh trùng dưới kính hiển vi (sán lá sinh sản thường ký sinh ở ống dẫn trứng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Dịch hoàn : dùng dao cắt thành những lát mõng , ép giữa hai phiến kính tìm ký sinh trùng dưới kính hiển vi.

6.3.2.5. Những cơ quan khác

Bệnh ký sinh vật nuôi Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 7

Não ,tũy sống, tìm cũng được cắt thành những lát ,mỏng ép giữa hai phiến kính tìm ký sinh trùng dưới dạng hiển vi.

Mắt: dùng dao cạo niêm mạc xoang kết mạc, mổ mắt để lấy nước dịch thể , thủy tinh thể . sau đó dội rữa nhiều lần tìm ký sinh trùng

6.3.3. Cách bảo quản lí sinh trùng

Trong qua trình thu lượng kí sinh trùng (giun,sán )phải được giữ nguyên vẹn, rửa sạch và để chết tự nhiên trong nước (hoặc nước sinh lý ). Sau đó tùy từng loài giun, sán mà bảo quản trong các loại dung dịch sau đây .

- Sán lá, sán dây: bảo quản bằng dung dịch cồn 700.

- Sán lá, thân sán dây, trước khi ngâm cần ép mỏng giữa hai phiến kính khoảng 30-60 phút trong hộp kimhs chứa cồn 700

- Đối với giun tròn được bảo quản trong dung dịch Barbagalo gồm: NaCL tinh khiết 7,5g

Formalin nguyên chất 30ml

Nước cất bừa đủ 1000ml

6.3.4. Kết quả

Kết quả thu được điều được ghi chép vào sổ mổ khám

6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành

Ghi chép đầy đủ ,chính xác những thông tin cần thiết Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc

Viết bài phúc trình

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đặc điểm hình thái, vòng đời, phân loại sán dây?

2. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán dây loài nhai lại?

3. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán lá loài ăn thịt?

4. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán dây loài gia cầm?

5. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh ấu trùng sán dây gạo heo, gạo bò?

BÀI 3

GIUN TRÒN VÀ NHỮNG BỆNH DO GIUN TRÒN GÂY RA MĐ21-04


Giới thiệu:

Giun tròn là một loài kí sinh trùng truyền thống trên vật nuôi, giun tròn và những bệnh do giun tròn gây ra trên các loài nhai lại, heo, loài ăn thịt và loài gia cầm. Ký sinh trùng giun tròn bắt đầu một chu kì bằng việc giao phối và sản sinh trứng trong ruột sau đó trứng theo phân ra ngoài truyền lây cho động vật khác. Một khi trứng đã rời khỏi cơ thể chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh trong nước và tìm một cơ thể vật chủ (thường là ốc sên) nơi nó tự tái sinh vô tính thành nhiều bào tử tạo thành dạng ấu trùng giống như túi. Các ấu trùng này đi qua đường máu

vào ruột sinh sôi nảy nở thành sán đực và sán cái sinh sản tiếp tục và di chuyển đến các cơ quan bên trong cơ thể để gây bệnh.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được vòng đời, tác hại của giun tròn đối với ký chủ; cách phòng, trị bệnh giun tròn cho gia súc.

- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do giun tròn gây ra cho các ký chủ.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học để chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do giun tròn gây ra cho các ký chủ hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

1. Đại cương

Giun tròn ký sinh ở gia súc, gia cầm thuộc ngành Nemathelminthes, lớp Nematoda. Hầu hết giun tròn có hình dạng hình trụ tròn, 2 đầu thon nhỏ, ngoài ra còn có hình sợi tóc như Trichuris suis, hình cầu như giun Tetramares, hình sợi chỉ như Avioserpens taiwana, hình túi như giun cái Simondria paradoxa hoặc hình nhánh cây như Syngamus trachea.

Giun tròn được tìm thấy hầu khắp nơi trong cơ thể gia súc, gia cầm như : thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, thận, phổi, tổ chức dưới da….Thời kỳ ấu trùng chúng có thể di hành khắp nơi trong cơ thể.

Kích thước của giun tròn thay đổi rất nhiều. Trưởng thành có kích thước 1 vài mm (Trichinella spiralis) cho tới 8 m (Placentonema gigantissina). Con đực và con cái có hình dạng khá giống nhau ngoại trừ một vài loài ví dụ : như Tetrameres.

1.1. Đặc điểm hình thái

Cơ quan tiêu hóa: gồm có miệng, môi hoặc không có môi, yết hầu, thực quản,

ruột.

- Miệng có môi: 2 -6 môi, 3 môi (giun đũa) và có răng túi miệng).Túi miệng

hình ống, hình phểu, hình trứng (đặc điểm phân loại).

- Thực quản ở bên dưới túi miệng, có hình viên trụ hay hình củ hành (đặc điểm phân loại). Ruột nối theo thực quản là một ống dài thông với bên ngoài bởi 1 lỗ hậu môn ở đằng sau của cơ thể.

Cơ quan bài tiết: gồm nhiều tế bào bài tiết đổ vào ống bài tiết ở cuối thân, sau đó hợp lại thành nhánh chung mở ra ở mặt bụng gần phần đầu của giun.

Cơ quan thần kinh: gồm có vòng thần kinh hầu bao quanh thực quản từ đó phát ra nhánh thần kinh bụng và nhánh thần kinh lưng. Các nhánh thần kinh này liên hệ với nhau bởi nhiều dây thần kinh và các cơ quan cảm giác bên ngoài như: núm đầu, núm cổ, núm đuôi.

Cơ quan sinh dục: Giun tròn phân tính rõ ràng, cơ quan sinh dục đơn giản.

+ Cơ quan sinh dục đực: nhỏ đuôi cong, gồm 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, túi chứa tinh thông với trực tràng thành 1 xoang sinh tiết (vừa hậu môn và lỗ sinh dục).

+ Một số bộ phận phụ ở sau xoang sinh tiết.

- 1 hoặc 2 gai giao hợp hoặc không có gai giao hợp, gai được cấu tạo bằng giác chất, được bao bọc ở 1 cái túi có khi nhô ra ngoài xoang.

- Một số cấu tạo phụ sinh dục (bánh lái) điều chỉnh gai giao cấu trong quá trình thụ tinh.

Ví dụ: giun thuộc bộ phụ Strongylina ở phần đuôi có túi đuôi (ô giao hợp) gồm có 2 thùy hong và 1 thùy lưng, các thùy có hệ thống sườn xếp đối xứng nhau chia thành 3 nhóm :

- Nhóm sườn bụng Có 2 đôi : 1 đôi sườn bụng trước, 1 đôi sườn bụng sau.

- Nhóm sườn hông : có 3 đôi : 1 đôi sườn hông trước, hông giữa, hông sau.

- Nhóm sườn lưng : có 2 đôi : 1 đôi lưng ngoài, 1 đôi lưng trong.

+ Cơ quan sinh dục cái: phát triển hoàn thiện và đầy đủ hơn gồm:

Hai buồng trứng, ống dẫn trứng, đoạn cuối phình rộng chứa 2 tử cung, tử cung nhập lại thành một gọi là âm đạo thông ra ngoài.

1.2. Vòng đời

+ Quá trình phát triển của giun tròn tương đối phức tạp, có nhiều dạng, nhiều loài đẻ trứng. Trứng vừa mới đẻ ra thường có 4 dạng như sau :

- Bên trong chưa phân chia.

- Bên trong phân chia thời kỳ đầu.

- Bên trong đã phân chia ở thời kỳ cuối.

- Bên trong đã có phôi bào.

Vòng đời giun tròn phát triển chia làm 2 loại :

+ Không cần ký chủ trung gian như : giun đũa, giun xoăn, giun kim, giun tóc, giun móc….

+ Cần ký chủ trung gian như : giun phổi, giun chỉ, giun đuôi xoăn….

1.3. Phân loại

Người ta đã phát hiện có trên 5.000 loài giun tròn (Nematoda) trong đó có trên 1.000 loài giun sinh sống tự do, hơn 3.000 loài sống ký sinh.

Giun tròn sinh sống ký sinh ở động vật gồm có 9 bộ phụ :

1. Bộ phụ giun đũa (Ascaridata) thực quản hình ống, đầu có 3 môi.

2. Bộ phụ giun kim (Oxyurata) phần sau thực quản có chổ phình to.

3. Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata) : thực quản rất dài chung quanh có tuyến thực quản hình tứ giác bao bọc như chuỗi hạt.

4. Bộ phụ giun hươu (Rhabditata) : phần giữa và sau thực quản có chổ phình to.

5. Bộ phụ giun xoăn (Strongylata) : cấu tạo có thực quản đơn giản, đuôi giun đực có túi đuôi, có 2 gai giao hợp.

6. Bộ phụ Diotophyma : đuôi con đực có túi đuôi, nhưng không có sườn, có 1 gai giao hợp.

7. Bộ phụ giun đuôi xoăn (Spirurata) : đầu có môi chẵn(2,4,6) hoặc nhiều hơn, ký sinh ở cơ quan thông với ngoài (ruột, dạ dày, hô hấp…)

8. Bộ phụ giun chỉ (Filariata) :thực quản chia 2 phần, trước là tổ chức cơ, sau là tuyến thực quản, không môi, không túi miệng, âm hộ ở đoạn đầu thường ký sinh ở tổ chức kín (cơ, tổ chức liên kết..) đẻ trứng có phôi bào hoặc ấu trùng.

9. Bộ phụ Bomallanata : thực quản chia 2 phần : phần trước là tổ chức cơ, phần sau là tuyến thực quản, bộ phụ này ít liên quan đến thú y.Trong mỗi một lớp, mỗi một bộ, mỗi một bộ phụ, họ, phân họ, giống…muốn định danh phải dựa vào khóa phân loại. Trong cùng một họ có khoá định loại phân họ và khoá định loại giống…Một số khóa định loại sẽ được trình bày trong từng bệnh cụ thể.

2. Bệnh giun đũa bê nghé

2.1. Căn bệnh, vòng đời Căn bệnh và ký chủ

Bệnh do giun thuộc loài Neascaris vitulorum gây ra. Ký sinh ở ruột non bê nghé. Giun có hình dạng giống như chiếc đũa, màu trắng ngà, đầu có 3 môi, chân môi tương đối rộng. Thực quản dài 3 -4 mm, nơi nối tiếp với ruột phình ra gọi là dạ dày nhỏ, đây là đặc điểm quan trọng của họ Arisakidae.

Giun đực nhỏ hơn giun cái. Giun đực dài 11 – 15cm/ 5mm, đuôi cong trước và sau hậu môn phía mặt bụng có nhiều gai 15 – 27 gai chồi, ở mặt bụng có hai

hàng, 5 đôi gai sau hậu môn, trong đó có một đôi gai giao hợp dài 0,9 – 1mm, có một màng mỏng suốt dọc theo thân.

Con cái dài 19 – 25 cm/5 mm. Âm hộ khoảng 1/8 trước thân. Đuôi hình nón dài 0,37 – 0,42 mm. Gần chóp đuôi có 2 gai bên mặt bụng, có bao phủ nhiều gai ở đuôi.

Trứng hơi tròn, có 4 lớp vỏ, kích thước 0,08 – 0,09 mm/ 0,07 – 0,08 mm.

Vòng đời

Phát triển trực tiếp, giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, đôi khi ở dạ múi khế, ống dẫn mật. Giun cái thường xuyên đẻ trứng ở ruột non, theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thuận lợi trứng sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng.

Ấu trùng lột xác một lần nữa trong trứng tạo thành L2.

Nếu trâu bò, bê nghé ăn phải trứng, ấu trùng được giải phóng xuống ruột, di hành về gan, tim, phổi sau đó xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành sau 43 ngày.

Khi mang thai, trâu bò mẹ ăn phải trứng gây nhiễm, bê nghé đẻ ra sau 20 – 31 ngày đã có trứng giun đũa trong phân. Điều này cho thấy giun đũa bê, nghé truyền qua bào thai. Giun đũa bê, nghé còn truyền qua sữa.

Ngoài ra còn thấy giun đũa trong phân của bê nghé 14 ngày sau khi sinh điều đó chứng tỏ trâu bò chửa ăn phải trứng cảm nhiễm truyền qua bào thai của bê nghé. Trong cơ thể bê nghé giun đũa sống được 3 -4 tháng.

2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

Vùng và mùa phát bệnh: vùng miền núi, trung du và đồng bằng đều nhiễm nhưng thường ở vùng núi nặng hơn vì (trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh dưới nhiệt độ 00C và nóng 420C khô ráo tuy trứng có ngừng phát triển nhưng thành trứng gây nhiễm thì sức đề kháng của chúng rất mạnh.

Khí hậu nhiệt đới nước ta thuận lợi cho sự phát triển. Kỹ thuật chăn nuôi miền núi còn kém, thả rong theo mẹ đi ăn, chuồng ẩm ướt đầm lầy, ao tù nước đọng, vào mùa đông thưa cỏ, trâu mẹ không đủ sữa cho con bú dễ mắc bệnh.

Thống kê nghé nặng hơn bê. Tuổi nghé mắc bệnh sớm nhất là 14 ngày, muộn nhất là 65 ngày.

Cơ chế mắc bệnh

Tác động cơ giới, ấu trùng di hành làm tổn thương tổ chức. Giun trưởng thành làm tắc ruột, thủng ruột, chui vào ống dẫn mật.

Độc tố giun tiết độc tố làm bê nghé trúng độc, ỉa lỏng, gầy sút.

Chiếm đoạt chất dinh dưỡng, giun lấy chất dinh dưỡng nuôi bản thân làm cho con vật gầy yếu.

2.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng

* Bệnh nhẹ : bê nghé có dáng điệu lừ đừ, lông xù, đầu cúi, lưng cong, bụng to, đuôi cụp.

* Bệnh nặng : bê nghé bỏ ăn, nằm một chổ, thở yếu, niêm mạc nhợt nhạt ban đầu sau đó ỉa chảy (ỉa phân trắng ), phân lỏng có mùi hôi thối đặc biệt. Sốt 410C, gầy và chết, trước khi chết thân nhiệt giảm xuống 35 – 36 0C. Nếu nghé khỏi, phân trắng chuyển sang màu vàng rồi màu xám và màu đen và bớt tanh.

Thời gian bệnh ngắn nhất là 5 ngày dài nhất 45 ngày, nghé thường chết 7 – 16 ngày sau khi phát bệnh.

Triệu chứng đặc biệt:

- Xuất hiện chướng hơi sau khi phát bệnh.

- Miệng có mùi acêton.

- Tiêu chảy phân trắng.

Bệnh tích

Tá tràng có nhiều giun cuộn lại thành từng bó tới 300 giun/ nghé. Giun cắm thủng màng ruột, niêm mạc ruột tụ máu lấm tấm đỏ, xuất huyết nặng.

Xoang ngực, xoang bụng bao tim tích nước. Sữa đặc lại ở dạ múi khế.

Phổi viêm- gan thoái hoá.

2.4. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng đặc biệt. Kiểm tra tìm trứng.

Mổ khám gia súc non.

2.5. Phòng, trị bệnh

Phòng bệnh

Cho uống thuốc phòng vào những ngày thứ 10, 30, 50 sau khi đẻ.

Cách ly và chữa cho bê nghé hết bệnh. Trâu bò chửa phải bồi dưỡng để khi đẽ có nhiều sữa cho con bú. Chăm sóc tốt bê nghé sơ sinh.

Tẩy uế chuồng trại mỗi tháng 2 lần, ủ phân đúng cách.

Dùng thuốc tẩy và diệt ấu trùng cho trâu bò trong thời kỳ mang thai như : Thibendazol, Ivermectin, Doramectin, những thuốc này tẩy được cả các nhóm giun xoăn dạ dày, giun móc, giun kết hạt và giun phổi.

Trong chăn nuôi tập thể:

- Tẩy giun cho bê từ 1 tháng tuổi, khi tẩy nhốt lại 5 – 7 ngày

- Hằng ngày vệ sinh sân chơi

- Nuôi bò chửa riêng và nuôi bê tách mẹ

- Chăn dắt luân phiên đồng cỏ.

Điều trị

Piperazin : 0,2 – 0,5 g/Kg thể trọng cho nghé nhịn 24 giờ Tetramisol : 0,015 g/ Kg thể trọng

Lá đu đủ : 20 – 30 g/ Kg thể trọng

Bột cau 20 g + 25 g diêm sinh trộn vào nước uống.

3. Bệnh giun đũa heo

3.1. Căn bệnh, vòng đời Căn bệnh

Do Ascaris suum thuộc phân bộ Ascaridata, họ Ascaridae. Ký sinh trong ruột non của heo.

Giun có màu trắng ngà, thân tròn, 2 đầu hơi nhọn, hình giống như chiếc đũa. Con đực nhỏ hơn con cái và đuôi thường cong về mặt bụng. Đầu có 3 môi trên rìa môi có 1 hàng răng cưa.

Con đực dài 15 – 20 cm/ 5 -6 mm, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau 1,2 – 2 mm, không có túi giao phối.

Con cái dài 20 – 30 cm/5 -6 mm, đuôi thẳng.

Trứng hình bầu dục có vỏ dầy, có 4 tầng: tầng ngoài cũng là chất đản bạch (cấu tạo bằng Lipoprotein và Albumin), lồi lõm như hình răng cưa. Kích thước : 0,056 – 0,087 x 0,046 – 0,067 mm, bên trong trứng có chứa tế bào phôi.

Vòng đời

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí