Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Cơ Cấu Giống Và Ứng Dụng Kỹ Thuật ­ Công Nghệ Hiện Đại Đối Với Các Loại Cây Trồng, Vật Nuôi Chủ Đạo


Cùng với bò sữa, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo đẩy mạnh quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) nhằm từng bước “đưa nghề nuôi cá nước lạnh trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh” [174, tr.2]. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, ngày

28/12/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2781/QĐ­

UBND, Phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Quyết định số 2781/QĐ­UBND đã xác định những nội dung, giải pháp thực hiện công tác quy hoạch nuôi cá tầm, cá hồi ở những vùng có nền nhiệt dưới nước thấp như thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đam Rông. Trên cơ sở chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh, thành phố Đà Lạt đã chỉ đạo quy hoạch phát triển vùng nuôi cá nước lạnh tại phường 4, phường 5 và các xã Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành; huyện Lạc Dương chỉ đạo quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh tập trung tại các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais; huyện Đam Rông chỉ đạo phát triển nuôi cá nước lạnh ở các ao, hồ thủy lợi.

Có thể nhận thấy, quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và

các ban ngành, địa phương đã tiến hành công tác quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh đối với các loại cây trồng, vật nuôi thuộc đối tượng ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở quy hoạch chung, Tỉnh đã phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành đối với rau, hoa, chè, cây lúa, cà phê, cá nước lạnh. Các quy hoạch bước đầu định hướng sản xuất trên cơ sở đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh thái, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, sử

dụng hiệu quả tỉnh.

nguồn tài nguyên về

đất đai, khí hậu và môi trường của

3.2.3. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống và ứng dụng kỹ thuật ­ công nghệ hiện đại đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ đạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.


3.2.3.1. Rau, hoa ứng dụng công nghệ cao

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 16

Nhằm

đẩy mạnh

phát triển rau, hoa, cây đặc sản theo hướng công

nghệ

cao, Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng xác định công tác chọn tạo và nhân

giống là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2010/QĐ­UBND và Quyết định số

03/2011/QĐ­UBND, xác định những nội dung, nhiệm vụ đối với công tác

quản lý giống, đồng thời ban hành bộ tiêu chuẩn xuất vườn ươm của các đơn vị sản xuất kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó,

các cơ sở

sản xuất, kinh doanh giống rau, hoa chỉ

được xuất bán các cây

giống đạt tiêu chuẩn quy định, đồng thời phải tuân thủ theo 6 điều kiện cụ

thể

gồm:

có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về

lĩnh vực giống cây

trồng; địa điểm sản xuất kinh doanh giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của địa phương và yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; nguồn vật liệu đưa vào sản xuất (nhân giống) phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng; có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với

quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống rau, hoa; quy

trình kỹ thuật sản xuất giống rau, hoa phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, CNSH [162, tr.1­4].

Đặc biệt, Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 ­ 2015 và định hướng đến

năm 2020 (Quyết định số 2986/QĐ­UBND, ngày 26/12/2011) đã xác định

những nội dung chỉ đạo về công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện chính sách hỗ trợ (ít nhất 60% chi phí) đối với công tác sản xuất và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao. Đối với rau, hoa, Đề án đã lập Dự án phát triển sản xuất giống rau, hoa giai đoạn 2011 ­ 2015

với tổng kinh phí 15 tỷ đồng [162, tr.9]. Bên cạnh công tác chọn, tạo và

nhân giống chất lượng cao, Đảng bộ tỉnh còn đẩy mạnh chỉ đạo ứng dụng


KH­KT hiện đại vào sản xuất rau, hoa. Quyết định số 482/QĐ­UBND,

ngày 13/3/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng đã nhấn mạnh: Cần áp dụng

đồng bộ các giải pháp kỹ thuật gắn với sử dụng máy móc, thiết bị phù hợp

từ khâu làm đất, chuẩn bị

giống, chăm sóc, sử

dụng phân bón đến chế

biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, “áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng,

đúng cách), áp dụng kỹ thuật nhà lưới, màng phủ đất, thủy canh, tưới tiết

kiệm” [177, tr.3] để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm rau. Đối với

công tác bảo quản sau thu hoạch, tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án giảm

tổn thất sau thu hoạch đối với rau, chè, hoa

(Quyết định số

189/QĐ­

UBND, ngày 01/02/2013), chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, kỹ thuật canh tác, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, phát huy vai trò KH­KT trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến nhằm hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, với mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đối với rau còn 15%, hoa còn 7% [177, tr.2].

Quán triệt chủ trương của Tỉnh

ủy, Thành ủy Đà Lạt đã

chỉ đạo

đẩy

mạnh phát triển rau, hoa, cây đặc sản, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm rau, hoa cao cấp; Huyện ủy Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, phát triển mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, chuyển một phần diện tích lúa một vụ và cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, hoa nhằm mở rộng diện tích trồng rau, hoa. Đặc biệt, thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương đã chỉ đạo phát triển mô hình kết hợp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với du lịch đối với rau, hoa, dâu tây để hình thành mô hình du lịch mới ­ du lịch canh nông.


Thực hiện đồng bộ các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, đến năm 2015,

diện tích rau, hoa, cây đặc sản

ứng dụng công nghệ

cao toàn tỉnh tăng lên

18.982 ha (chiếm 43%). Việc ứng dụng KH­CN hiện đại trong canh tác, sản xuất giống được chú trọng, với hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn sản xuất an toàn, đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và thương hiệu rau, hoa Đà Lạt ­ Lâm Đồng. Giá trị sản xuất rau, hoa cao cấp bình quân đạt 450 ­ 1.000 triệu đồng/ha/năm [73, tr.3].

3.2.3.2. Chè ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh phát triển chè ứng dụng công nghệ cao, trên cơ sở

công tác quy hoạch, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng giống chè theo hướng công nghệ cao. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2986/QĐ­ UBND (ngày 26/12/2011), Quyết định số 482/QĐ­UBND (ngày 13/3/2013),

xác định mục tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp hỗ

trợ

nhằm trồng mới và

chuyển đổi giống chè theo hướng chất lượng cao. Tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo nghiệm để lựa chọn và nhân các giống chè có năng suất và chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, sử dụng giống chè mới phù hợp với đặc điểm từng địa bàn để thay thế và trồng mới. Cùng với chuyển đổi giống, trong quy hoạch phát triển cây chè, Tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng KH­KT vào sản xuất, từng bước cơ khí hóa khâu đốn và tạo tán chè,

thực hiện kỹ thuật hái phù hợp và áp dụng các hình thức tưới nước, bón

phân tiên tiến để

nâng cao chất lượng sản

phẩm chè. Nhằm tăng cường

chỉ

đạo về

sản xuất chè đảm bảo theo quy chuẩn an toàn, ngày

31/01/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 317/QĐ­

UBND phê duyệt Đề án vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè và thịt trên

địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đề án đã xác định những nội dung giải pháp về


tuyên truyền, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và công tác

quản lý nhà nước về vệ

sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất,

chế

biến chè. Đối với công tác bảo quản sau thu hoạch, ngày 01/02/2013,

UBND Tỉnh ban hành Quyết định số

189/QĐ­UBND,

phê duyệt

Đề án

giảm tổn thất sau thu hoạch đối với các nông sản chè, rau, hoa. Đề án đã xác định các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật mới trong quá trình thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến chè; tập huấn chuyển giao các quy trình kỹ thuật và đào tạo nghề lao động, về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch nhằm từng bước giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đối với chè từ 15% năm 2012 giảm còn 10% năm

2015; đồng thời chỉ

đạo

trích 800 triệu đồng

từ ngân sách

để hỗ

trợ mô

hình máy thu hoạch, máy sấy khô, dụng cụ bảo quản trong quá trình vận chuyển và máy đóng gói thành phẩm chè. Thực hiện đồng bộ nội dung chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, đến năm 2015, diện tích chè toàn tỉnh đạt 23.547 ha, sản lượng đạt 250.234 tấn, tăng 22,7% so với năm 2010. Trong đó,

diện tích chè

ứng dụng công nghệ

cao đạt 5.854 ha [73, tr.3]. Cây chè

được áp dụng công nghệ giống ghép, cơ giới hóa trong các khâu làm đất,

chăm sóc và thu hoạch;

ứng dụng công nghệ

tưới phun, tưới nhỏ

giọt;

công nghệ

thông tin điều khiển tự

động về

nhiệt độ, độ ẩm; sản xuất

theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

với hơn 811 ha

(chiếm 3,4% diện

tích chè toàn tỉnh); áp dụng các biện pháp chế biến sâu tạo sản phẩm chất

lượng cao như chè Olong, chè xanh, chè đen đảm bảo tiêu chuẩn xuất

khẩu

với

11,1% sản lượng chè thành phẩm được cấp giấy chứng nhận

ISO 22000, ISO 9001:2008, HACCP [23, tr.121].

3.2.3.3. Cà phê ứng dụng công nghệ cao

Vùng đất đỏ bazan màu mỡ cùng với khí hậu đặc thù của Lâm Đồng rất phù hợp với sự phát triển của cây cà phê. Diện tích, sản lượng cà phê


tỉnh Lâm Đồng đứng thứ hai cả nước. Vì thế, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã đưa cây cà phê vào đối tượng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao trong những năm 2010 ­ 2015. Thực hiện chủ

trương của

Đảng bộ,

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1691/QĐ­UBND (ngày 08/8/2011), chỉ đạo xây dựng đề án bảo quản, chế biến cà phê; nâng cao năng lực sản xuất giống; xây dựng các mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao, xây dựng liên minh sản xuất và tiêu thụ đối với cây cà phê. Đề án bảo quản và chế biến cà phê sau thu hoạch giai đoạn 2012 ­ 2015 và định hướng đến

năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

đã xác định nội dung

chỉ đạo:

Các

nông hộ thực hiện các quy trình sơ chế, bảo quản, cải tiến phương pháp phơi, sấy cà phê; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại; cải thiện hệ thống thu mua, khuyến khích hình thành các liên minh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân. Đề án còn xác định các chính sách hỗ trợ về tài chính, thị trường nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng chế biến

cà phê. Nhằm xây dựng vùng cà phê bền vững, UBND tỉnh đã phê duyệt

Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê theo hướng thay dần diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng các giống cà phê cao sản, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương. Đối với công tác giống, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải

pháp hỗ

trợ

nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống cho các cơ sở

sản

xuất giống; tiến hành quy hoạch, hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản

xuất và cung ứng giống; lựa chọn và quản lý hiệu quả các nguồn giống

tốt, đồng thời đánh giá sự phù hợp của các dòng cà phê tại từng vùng

sinh thái để định hướng sản xuất. Trên cơ sở công tác nghiên cứu, chọn

tạo giống,

tỉnh

Lâm Đồng đã xác định nguồn giống cà phê chủ

lực của


địa phương (Catimor và Moka). Để khuyến khích cho người dân thực

hiện kế hoạch cải tạo, tái canh giống cà phê, tỉnh Lâm Đồng đã trích từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ nông dân khi mua giống mới với mức

50 ­ 100%. Ngoài công tác giống,

Đảng bộ

tỉnh

còn chỉ

đạo hướng dẫn

quy trình, kỹ thuật xử lý đất, trồng, chăm sóc, công tác phòng chống dịch bệnh của từng giống cà phê và sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng như VietGAP, UTZ, 4C.

Đến năm 2015, diện tích cà phê toàn tỉnh là 152.275 ha, sản lượng

407.607 tấn, tăng 22,8% so với năm 2010, trong đó

sản xuất cà phê

ứng

dụng công nghệ cao với diện tích 18.341 ha (đạt 122,2% so với kế hoạch) [73, tr.3]; các công nghệ giống mới, ghép chồi, tưới nhỏ giọt, sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest đã được ứng dụng trong sản xuất; áp dụng

các biện pháp chế

biến

ướt, chế

biến khô hiện đại

theo tiêu chuẩn ISO

22000, ISO 9001:2008 với khoảng 14,5% sản lượng cà phê toàn tỉnh [23, tr.121].

3.2.3.4. Lúa ứng dụng công nghệ cao

Nhằm triển khai có hiệu quả chủ trương phát triển lúa theo hướng

công nghệ cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tiến hành Quy hoạch phát triển cây lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực, Quy hoạch xác định: cần giữ vững ổn định diện tích trồng lúa, đảm

bảo sản lượng toàn tỉnh khoảng 200.000 tấn/năm. Để đạt mục tiêu trên,

Đảng bộ đã chỉ đạo thực hiện đầu tư chiều sâu thông qua các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chuyển đổi diện tích trồng lúa thương phẩm sang trồng lúa chất lượng cao; tiến hành khảo nghiệm,

lựa chọn giống và khuyến khích sử dụng các giống lúa có xác nhận với

năng suất, chất lượng và khả năng kháng sâu bệnh cao.


Cùng với chuyển đổi cơ cấu giống, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo

đẩy mạnh

ứng dụng

KH­CN trong sản xuất. Đối với quy trình canh tác,

cần tập trung triển khai mô hình “3 tăng, 3 giảm” (tăng năng suất, tăng chất lượng lúa, tăng hiệu quả kinh tế; giảm thuốc trừ sâu, giảm phân đạm và giảm số lượng giống), mô hình “1 phải, 5 giảm” (phải sử dụng giống xác nhận; giảm nước tưới, giảm số lượng giống gieo sạ, giảm phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch); tăng cường áp dụng

cơ giới hóa trong các khâu từ làm đất, canh tác, thu hoạch và giảm chi phí

nhân công; áp dụng quy trình VietGAP để sản xuất lúa chất lượng cao,

khuyến khích dồn điền, đổi thửa để từng bước hình thành cánh đồng mẫu lớn. Trên cơ sở đó, tăng cường công tác xúc tiến thương mại để phát triển thương hiệu “lúa gạo Cát Tiên”. Đến năm 2015, diện tích sản xuất lúa chất

lượng cao toàn tỉnh

là 3.705 ha [73, tr.2]. Nhờ ứng dụng

CNSH, sử

dụng

giống công nghệ cao vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên năng suất,

chất lượng lúa đã được nâng lên đáng kể. Năng suất lúa bình quân tăng từ

41,9 tạ/ha năm 2010 lên 48,84 tạ/ha năm 2015, trong đó trên địa bàn huyện Cát Tiên, lúa đạt năng suất 57,56 tạ/ha.

3.2.3.5. Cá nước lạnh, bò sữa, bò thịt ứng dụng công nghệ cao

Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao

theo chủ

trương của Tỉnh

ủy, trong các Quyết định

số 1691/QĐ­UBND,

Quyết định số 2897/QĐ­UBND, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện gồm: di nhập, chọn và cải tạo giống; xây dựng vùng nguyên liệu cỏ cao sản; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi; quy hoạch chăn nuôi theo quy mô công nghiệp;

thu hút đầu tư

nhà máy chế

biến sữa và chế

phẩm sữa quy mô công

nghiệp, tổ chức mạng lưới thu mua sữa tươi, xây dựng liên minh chăn nuôi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023