Đầu Sán Dây Taenia Solium Hình 2.3 Cysticercus Cellulosae

Raillietina tetragona dài 25cm, rộng 1-4mm. Đầu hơi tròn, đỉnh đầu có 120 móc xếp thành 2 hàng. Trên giác bám có 8-10 háng móc nhỏ. Có 20-30 tinh hoàn. Buồng trứng ở giữa đốt. Tử cung ở đốt già phân làm từng túi trứng, mỗi túi chứa 6-12 trứng. Lỗ sinh dục thường ở một phía đốt hoặc xen kẻ bất thường.

Raillietina echinobothrida dài 25cm, rộng 1,4mm, có 4 giác bám hình tròn đường kính 0,09-0,20mm. Trên giác có 8-10 hàng móc. Đỉnh đầu có 200 móc xếp thành 2 vòng tròn, có 30-45 tinh hoàn. Nang tử cung chứa 8-12 trứng.

Daivainea proglottina cơ thể chỉ có 4-9 đốt, dài 0,5-3mm, đầu nhỏ trên đỉnh đầu có 60-95 móc. Trên giác bám cũng có móc, có 12-15 tinh hoàn xếp thành 2 hàng ở nữa sau đốt.

Raillietina cesticillus dài 4-13 cm, không có cổ, đầu lớn với 400-500 móc nhỏ ở đầu, giác bám không có móc. Nang tử cung chỉ chứa 1 trứng.

Ký chủ

Ký sinh ở ruột non, ruột già của gà

Ký chủ trung gian là loài kiến Pheidole, Tetramorium và côn trùng bộ cánh cứng Musca domestica.

4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

Thành phần loài sán dây phân bố rất rộng ở gà nước ta. Sán dây rất phổ biến ở đàn gà nuôi tập trung, tỉ lệ nhiễm 68,8%, cường độ nhiễm cao, phân bố rộng ở miền núi, trung du và đồng bằng. Gà miền núi nhiễm cao hơn trung du và đồng bằng. Chủ yếu là nhiễm 2 loài là Raillietina tetragona 47% và Raillietina echinobothrida 49,7%.

Biến động nhiễm sán Railletina theo tuổi gà. Các lứa tuổi gà đều bị nhiễm, gà con dưới 3 tháng tuổi đã nhiễm Railletina, tỷ lệ 41,7%, sau đó có chiều hướng tăng dần ở lứa tuổi 3-5 tháng 57,1% và tăng dần lên ở lứa tuổi trên 5 tháng 69,9%. Như vậy có quy luật tăng dần theo tuổi vì gà lớn có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tình hình nuôi dưỡng, chế độ vệ sinh có liên quan tới nhiễm sán. Nguyên nhân chính truyền bệnh là gà nuôi ở chuồng, sân chơi bị nhiễm sán, gà con ăn phải Cysticercoid ở ký chủ trung gia nên mắc bệnh. Ơ cơ sở nuôi dưỡng kém, bệnh càng nặng thêm, gà chết nhiều, ngược lại nếu thức ăn đầy đủ, quản lý tốt thì bệnh rất ít xảy ra.

Cơ chế mắc bệnh

Quá trình sinh bệnh do cơ giới và chất độc của sán. Đốt sán cấm sâu vào niêm mạc ruột, gây tổn thương. Khi nhiều sán, ruột bị tắc, thủng, viêm xoang bụng. Quá trình ký sinh sán còn tiết ra các chất độc làm gà trúng độc.

Vòng đời

Ba loài sán Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. georgiensis muốn phát triển phải qua ký chủ trung gian là kiến Pheidole pallidula... và ruồi nhà Musca domestica.Đốt sán già theo phân ra ngoài, kiến ăn phải trứng sán phát triển thành ấu trùng cysticercoid trong kiến. Gà ăn phải kiến có chứa ấu trùng sau 19- 23 ngày phát triển thành sán trưởng thành.

Các loài sán dây Daivainea proglottina, D. meleagris ký chủ trung gian là ốc trên cạn thuộc giống Lymnae, Arion, Zonitodes...vào trong ốc hình thành Cysticercoid, gà ăn ốc này sẽ nhiễm sán.

Sán dây Raillietina cesticillus ký chủ trung gian là ruồi nhà Musca domestica

và những côn trùng khác.

Sán dây Amoebotaenia cuneata ký chủ trung gian là giun đất, vào trong giun đất tạo thành Cysticercoid gà ăn phải ký chủ trung gian sẽ nhiẽm sán.

Loài Hymenolepis cariona ký chủ trung gian là con bọ hung sẽ nhiễm sán này, vào bọ hung tạo thành Cysticercoid. Gà ăn phải bọ hung này sẽ nhiễm sán này.

Loài Raillietina magninumila Hymenolepis cantaniana ký chủ trung gian là côn trùng cánh cứng.

4.3. Triệu chứng, bệnh tích

Gà nhiễm nhẹ ít thấy triệu chứng. Khi nhiễm nặng vật ít ăn, gầy rạc, lông xù, ủ rủ, mệt mỏi, thiếu máu nêm mạc nhợt nhạt, chậm lớn, đi phân lỏng có lẫn đốt sán, có khi có máu. Nếu nhiễm nhiều gây tắc ruột và thủng ruột.

Bệnh tích ruột non sưng to, bên trong viêm cata, có khi loét xuất huyết có nhiều đầu sán cắm sâu vào niêm mạc ruột non.

4.4. Chẩn đoán

Khi con vật còn sống dựa vào triệu chứng lâm sàng, kiểm tra phân hoặc bằng phương pháp Benedek tìm đốt sán.

Mổ khám con vật đã chết hoặc những con còn sống nghi ngờ có bệnh để tìm

sán.

4.5. Điều trị, phòng bệnh Phòng bệnh

Thường xuyên kiểm ra đàn để phát hiện những con bị nhiễm sán chửa trị. Cho gà ăn uống thức ăn đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Ở những nơi nhiễm nặng định kỳ 2 tháng tấy sán cho gà một lần.

Trị bệnh

Hexachlorophene liều 50-100mg/ kg thể trọng hòa với nước hay trộn vào thức ăn cho gà ăn.

Dichlorophene liều dùng 0,5 gam/ kg thể trọng hòa vào nước cho uống.

Bithionol liều dùng 150-200 mg/ kg thể trọng hòa với nước hay trộn vào thức ăn cho gà ăn

Phenasal liều dùng 0,2 gam/ kg thể trọng trộn thức ăn hay cho uống.

5. Bệnh do ấu trùng sán dây

5.1. Bệnh gạo heo

Căn bệnh và ký chủ

Sán trưởng thành Taenia solium ở ruột non người, dài 2 – 7 m, đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám. Trên đỉnh có mõm hút, có hai hàng móc gồm 22 – 32 móc. Đốt cổ ngắn và hẹp. Sán có 700 – 1.000 đốt sán. Đốt chưa thành thục thì chiều dài ngắn hơn chiều rộng. Đốt chửa hình chữ nhật, tử cung chia từ 7 – 12 nhánh. Sán này ký sinh ở ruột non của người. Khi đốt sán theo phân ra ngoài thường ra từng chuỗi đốt. Trứng hình tròn, bầu dục, đường kính 31 – 43 µ.

Ấu trùng Cysticercus cellulosae có hình bầu dục giống hạt gạo dài 6 – 15 mm, rộng 3 – 5 mm. Ngoài cùng là lớp màng mỏng, bên trong là lớp dịch trong suốt, trong đó có một chấm trắng đó là đầu sán. Đầu sán có 4 giác bám, có mõm hút, đỉnh đầu có 22 – 32 móc, mắt thường không thể nhìn thấy được.

Vòng đời

Người: là vật chủ duy nhất chứa sán dây, đầu sán trưởng thành cắm sâu vào niêm mạc ruột non người, trứng hoặc đốt sán rụng theo phân ra ngoài lẫn vào thức ăn, nước uống, mặt đất.

Nếu heo, chó, mèo có khi cả người ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, vào trong ruột non, do tác dụng của dịch tiêu hóa, vỏ trứng phân hủy, thai 6 móc nở ra. Sán 24 – 72 giờ chui vào mạch máu, hệ lâm ba tới ký sinh các cơ quan dần dần phát triển, lúc đầu thành một bọc có nước, sau 60 ngày có móc và giác hút ở trên đầu, hình thành gạo heo dạng Cysticercus cellulosae.

Gạo heo thường ở cơ lưỡi, cơ cổ, cơ mông, cơ lên sườn, cơ bụng và cơ quanh cột sống heo. Gạo có thể sống nhiều năm ở heo.

Mỗi lần người thải ra nhiều đốt sán và trứng. Heo có thể mắc hàng nghìn, hàng vạn hạt gạo.

Người nhiễm sán dây Taenia solium bằng 2 cách :

Cách thứ nhất: người ăn thức ăn, nước uống có lẫn trứng sán, hoặc trứng sán dính vào tay vào trong cơ thể, ấu trùng 6 móc di hành về não, mắt, dưới da, tổ chức cơ bắp, tim, gan, phổi…

Cách thứ hai: khi người nhiễm sán dây trưởng thành trong ruột, khi ói mữa thức ăn ở ruột được đưa lên bao tử, đốt sán bị vỡ giải phóng trứng theo mạch máu và hệ lâm ba về các cơ quan để ký sinh, trường hợp này gọi là tự nhiễm.

Khi người ăn thịt heo tái, có gạo chưa nấu chín vào đường tiêu hóa, dịch dạ dầy phân hủy màng ngoài của Cysticercus, đầu sán nhô ra cắm vào niêm mạc ruột non, cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, sau 2 – 3 tháng thì thành sán trưởng thành

T. solium. Tuổi thọ của sán trưởng thành ở người tới 25 năm.

Dịch tễ

Gạo heo phân bố hầu khắp mọi nơi. Ngoài heo ra, chó cũng có nhiễm Cysticercus cellulosae. Biến động nhiễm theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng tăng. Gạo heo phân bố ở cơ hoành, cơ cổ, cơ mông, cơ lưỡi, cơ liên sườn, cơ thăn, cơ bụng.

Ở người nhiều nhất ở mắt, não, ở hệ thần kinh, ở da và tổ chức dưới da…Người có thể nhiễm sán và ấu sán.

Triệu chứng – Bệnh tích

Triệu chứng : không rõ ở heo.

Bệnh tích :các mô cơ bị chèn ép, hoại tử và thoái hóa. Mô bào và các cơ bị tổn thương, bên trong có bạch cầu ưa Eosin, bạch cầu trung tính và các tổ chức xơ.

Tác hại của gạo : Khi ký sinh ở người làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người. Khi ký sinh ở heo gây ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng thịt.

Chẩn đoán

Ở người xét nghiệm phân tìm đốt sán và trứng, ngoài ra còn có thể kiểm tra lâm sáng. Ngày nay người ta dùng X quang, sinh thiết cơ hoặc ELISA.

Ở heo dùng kỹ thuật ELISA, khi nhiễm nhiều có thể kiểm tra cơ lưỡi.

Phòng trị

Ở gia súc chưa có thuốc trị, chủ yếu dựa vào các biện pháp phòng bệnh có liên quan đến ngành y tế và ngành chăn nuôi là chính.

Kiểm soát sát sinh chặt chẽ, không nên giết thịt gia súc một cách tự do. Nếu phát hiện có gạo phải xử lý đúng luật thú y hiện hành. Không nên làm chuồng heo, chuồng bò gần nơi đại tiện của người. Không nên thả rong heo, không nên phóng uế bừa bãi trên đồng cỏ.

Tuyên truyền vận động không nên ăn thịt sống bằng các hình thức như : nem, gỏi, tái.

Kết hợp với ngành y tế để nắm tình hình nhiễm sán dây ở người nhất là các công nhân trực tiếp chăn nuôi.

Những biện pháp xử lý gạo:

Theo điều 18 mục a và c luật lệ thú y hiện hành, nếu có 6 hạt gạo/ 40 cm2 xử lý theo điều 18 mục c, nếu có từ 3 hạt gạo trở lên thì xử lý theo điều 18 mục a.

Nếu kiểm tra trên diện tích 40 cm2 ở cơ mông, cơ đùi hoặc cơ khác nếu có trên 3 hạt gạo thì thịt đó không dùng cho người, nên chế biến thành thức ăn gia súc hoặc gia cầm hay cho ngư nghiệp.

Nếu có dưới 3 hạt gạo /40 cm2 có thể sử dụng làm thực phẩm cho con người nhưng phải xử lý qua 1 trong 3 cách sau:

+ Luộc chín cắt từng miếng không quá 2 kg, độ dày không 8cm, đun sôi trong 2 giờ.

+ Đông lạnh: -10 đến -15 0 C, gạo phải đông lạnh 10 ngày, biện pháp này được sử dụng trong thực tế.

+ Ướp muối: cắt thịt ướp trong nước muối bảo hòa 3 tuần. Biện pháp này ít sử dụng vì mặn.


Hình 2 2 Đầu sán dây Taenia solium Hình 2 3 Cysticercus cellulosae 5 2 Bệnh gạo bò Căn 1Hình 2 2 Đầu sán dây Taenia solium Hình 2 3 Cysticercus cellulosae 5 2 Bệnh gạo bò Căn 2

Hình 2.2 : Đầu sán dây Taenia solium Hình 2.3 Cysticercus cellulosae

5.2. Bệnh gạo bò

Căn bệnh và ký chủ

Do ấu trùng Cysticercus bovis gây ra, ký sinh ở bò, trâu. Hình thái ấu trùng

C. bovis có hình hạt gạo, kích thước 3 – 5,5 mm x 4 – 9 mm, màu trắng hay vàng

nhạt, trong có nước trong suốt, một đầu sán bám màng trong. Đầu sán có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc.

Sán trưởng thành Taenia saginata dài 4 – 10 m, đầu lớn, cổ hơi tròn, đỉnh đầu không có móc, có 4 giác bám hình elip. Đốt thành thục chiều ngang lớn hơn chiều dọc, buồng trứng phân làm 2 nhánh. Tử cung chia thành nhiều nhánh hơn

T. solium có 15 – 35 nhánh, thông thường 17 – 32 nhánh, mỗi đốt sán có 124.000 trứng.

Trong 1 năm mỗi sán đẽ được 594.000 trứng. Trứng sán hơi tròn, vỏ dày, 30

– 40 x 20 – 30 mm trong có thai 6 móc.

Vòng đời

Giống gạo heo, đốt sán chửa rụng 1 hoặc nhiều (27 đốt) theo phân ra ngoài, thường ra từng đốt, đốt sán vỡ giải phóng trứng. Trứng sán có thể tồn tại ở môi trường ngoài 8 tuần, bò trâu ăn phải trứng sán ở thức ăn, nước uống trên bãi cỏ, vào đường tiêu hóa, trứng bị phân giải, thai 6 móc nở ra chui vào mạch máu, niêm mạc ruột, tuần hoàn theo máu về tim, lưỡi, cổ đùi và các bộ phận khác thành ấu sán (Cysticercus bovis), phát triển chậm qua 3 – 6 tháng thành gạo.

Khi người ăn thịt bò có gạo còn sống, thịt bò tái hoặc nấu chưa chín, ấu trùng vào ruột non phát triển thành sán trưởng thành qua 3 tháng.

Dịch tễ

Tình hình phân bố có nhiều ở Châu Á và Châu Phi. Ở Việt nam, tình hình nhiễm tùy theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò hay ăn thịt bò tái có tỷ lệ nhiễm cao. Một số vùng núi ít nuôi bò thì ít thấy bệnh.

Vật chủ trung gian nhiễm gạo không những ở bò mà còn có ở trâu, dê, cừu, hươu.

Hình thức nhiễm bệnh: Người mắc sán dây bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra.

Sức miễn dịch: Thời gian ấu trùng sống trong thịt bò, theo Dewhirst 1961. Gạo bò sống được 639 ngày, bò bị gạo không tái nhiễm nữa, sức miễn dịch này duy trì được 2 năm, nhưng gần đây đã thấy bò sau khi đẽ vài tuần bị nhiễm sán, thì có sức miễn dịch suốt đời.

Triệu chứng – Bệnh tích

Triệu chứng:

- Giai đoạn đầu, triệu chứng tương đối rõ, bò, bê, lần đầu nhiễm gạo thì thân nhiệt cao 40 – 41 0C, rõ nhất ở mấy ngày đầu, triệu chứng cũng điển hình,

gầy yếu, ỉa chảy nặng, vào ngày 4 -5 ỉa chảy giảm đi, ăn ít hay nằm, ngừng nhai lại.

- Dạ cỏ chướng hơi, con vật đau ở cơ lưng, niêm mạc nhợt khô, kết mạc hơi vàng, nhịp thở và nhịp tim tăng, sau 6 – 12 ngày con vật khôi phục sức khoẻ, các triệu chứng giảm đi, có trường hợp con vật chết. Nếu con vật sống qua giai đoạn trên thì triệu chứng biểu hiện không rõ nữa, nhìn ngoài vẫn khoẻ nhưng bệnh ở thể mãn tính.

Bệnh tích : Tổ chức cơ bị chèn ép, viêm xung quanh. Cysticercus có nhiều tổ chức xơ hóa, có nhiều điểm tụ huyết ở các cơ như cơ liên sườn, cơ tim, cơ bụng, trong xoang bụng có nước lẫn máu, dạ cỏ viêm cata, niêm mạc ruột non xuất huyết.

Chẩn đoán

Chẩn đoán khi sống thường khó, thời kỳ đầu cần theo dõi triệu chứng lâm sáng và tìm hiểu lịch sử bệnh. Khi đã thành gạo ở cơ thể, khó chẩn đoán chính xác.

Phòng trị

Bệnh gạo heo và gạo bò là bệnh chung ở người và gia súc, phải kết hợp chặt chẽ giữa thú y và y tế, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp :

-Xây dựng cũng cố và thực hiện nghiêm túc qui định kiểm nghiệm thịt.

- Để bảo vệ sức khoẻ con người, phòng cho người không nhiễm sán heo, sán bò.

Nếu thấy gạo tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý : nếu có > 3 hạt gạo /40 cm2 thì thịt phải hủy, chế biến thức ăn cho gia cầm. Nếu chỉ có 3 hạt gạo /40 cm2 thì xử lý qua 3 phương pháp sau :

- Luộc chín ở nhiệt độ 60 – 750C, toàn bộ ấu trùng chết, thịt phải cắt mỏng thành miếng 2 kg dầy 6cm đun trong 2 giờ.

- Ướp muối từ 10 – 150C , gạo bò ướp 10 – 12 ngày, gạo heo 15 ngày.

- Xây dựng tốt hố xí 2 ngăn, ngăn ngừa bò heo ăn phân người.

- Không được nuôi thả rong nhất là heo.

- Nâng cao ý thức vệ sinh của người dân, qua đó tự giác không ăn thịt sống, tái chín, đi tiện phải rữa tay sạch sẽ.

6. Thực hành

Mổ khám gia cầm tìm ký sinh trùng.

6.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Kính hiển vi, lamen, kính lúp ,đũa thủy tinh ,bộ đồ mổ (Pence ,dao,kéo…) gà dưới 5 tháng tuổi , găng tay cóc nhựa ,cóc thủy tinh ,formol 10%, cồn 70%,sổ sách ghi chép.

6.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn và tiến hành các thao tác mẫu. Sinh viên xem và thực hành. Cuối buổi học, giáo viên hỏi lại sinh viên các thao tác đã làm.

6.3. Nội dung thực hành

6.3.1. Quan sát bên ngoài gia cầm

Nhổ sạch long, quan sát u kén dưới da ,dùng dao giải phẫu hoặc kim dể lấy ký sinh trùng trong u kén (nếu có )

6.3.2. Mổ khám các xoang bụng, ngực ,bộ các cơ quan bên trong

Máu trong xoang ngực được cho vào cốc thủy tinh và kiểm tra theo phương pháp gạn rửa sa lắng.

Mổ xoang trán, xoang mũi để quan sát ký sinh trùng và dùng kim giải phẫu để thu lượm . Niêm mạc miệng ,lưỡi, má cũng được nạo vét bằng sống dao và ép niêm mạc trên hai phiến kính,quan sát dưới kính lúp ,kính hiển vi tìm ký sinh trùng.

6.3.2.1. Cơ quan tiêu hóa

Tách riêng thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ ,ruột non, ruột già ,manh tràng, gan, tuyến tụy, túi Fabricius.

Diều: chất chứa bên trong không xét nghiệm, ký sinh trùng ở bên trong và bên dưới niêm mạc. khi thu lượm phải dùng kim giải phẫu tách và lấy từ từ để ký sinh trùng được nguyên vẹn. Niêm mạc diều cũng được nạo vét, ép và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng

Dạ dày tuyến: dùng kéo cát dọc theo đường cong lớn , chất chứa cho vào cóc thủy tinh để dội rữa. khi dội rữa phải tránh rơi vải , không dùng đũa thủy tinh để khuấy , phải tạo thành dòng nước mạnh đổ vào cặn lắng trong cốc và để yên 3-5 phút , sau đó đổ lớp nước phía trên , giữ cạn lại , rồi lại đỗ nước sạch vào ,cứ thế gạn lọc từ 3-5 lần , khi cặn đã lắng đã sạch,đỗ ra đĩa petri. Dùng kim giải phẫu lần lượt tìm và thu lượm ký sinh trùng trong cặn lắng.

Dạ dày cơ: chất chứa bên trong được quan sát tìm ký sinh trùng,sau đó bóc lớp cutin, quan sát tìm ký sinh trùng dưới lớp này và thu lượm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023