Bộ Hai Cánh (Ruồi Trâu, Muỗi, Mòng, Giòi Da...)

4. Thực hành

Phương pháp tìm ký sinh lớp hình nhện

4.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Kính hiển vi, lam lamen, găng tay, gia súc bị ghẻ, sổ sách ghi chép

4.2. Phương pháp tiến hành

Phương pháp này chẩn đoán được ghẻ, mò.

Giáo viên giới thiệu và tiến hành các thao tác mẫu. Sinh viên và thực hành.

Cuối buổi học, giáo viên hỏi lại sinh viên các thao tác đã làm.

4.3. Nội dung thực hành

Lấy mũi lưỡi dao mổ, cạo nhẹ phần da bị viêm cho đến khi rướm máu, lấy phần dịch đó phếch lên lam,lấy lamen đậy lại, xem dưới kính hiển vi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Kết quả sẽ thấy được ký sinh trùng.

4.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đặc điểm hình thái, tác động và biện pháp phòng trừ ve cứng?

2. Bệnh ghẻ ở heo, chó mèo và gia cầm?

3. Bệnh do mò bao lông và do Demodex ở chó?



Giới thiệu:‌

BÀI 5

CÔN TRÙNG KÝ SINH (INSECTA) MĐ21-06

Côn trùng ký sinh (ruồi, muỗi, mòng,....) ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử... Cấu tạo mồm lớp côn trùng thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. Lớp côn trùng nói chung, các loài ruồi nói riêng vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được tác hại của ký sinh lớp côn trùng gây ra cho gia súc.

- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do ký sinh vật lớp côn trùng gây ra cho gia súc.

- Năng lực và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học để chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do ký sinh vật lớp côn trùng gây ra có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

1. Bộ rận

Rận là côn trùng, không cánh, biến thái không hoàn toàn. Ký sinh ở gia súc, gia cầm và một số động vật khác.

Căn bệnh

Rận là côn trùng nhỏ, không cánh, dẹp theo hướng lưng bụng. Dài 1,5 - 2,5mm, có màu nâu xám với các vạch ngang và lông tơ. Đầu hình tam giác, có góc tròn hoặc hình thang, râu(anten)4-5 đốt, mắt kém phát triển, hàm có nhiều răng nhỏ, ngực luôn hẹp hơn đầu, bụng 9 -10 đốt, bàn chân của các loài ký sinh ở chim có 2 móng, loài ký sinh ở thú có 1 móng.

Vị trí ký sinh

Rận thường ký sinh ở những vùng có nhiều lông tơ và ẩm trên cơ thể. Nó không đến vùng lông có mặt trời chiếu trực tiếp. Ở ngựa ký sinh chủ yếu ở vành tai. Trâu bò, rận bám ở góc sừng, phần thấp của ngực, ngay cả mặt trong của đùi.

Đặc điểm sinh học

Rận hút màu và rận ăn lông đều có vòng đời giống nhau. Đời sống của rận khoảng 1 tháng. Rận cái đẻ khoảng 200 -300 trứng. Rận đẻ trứng trên lông gia súc. Sự phát triển có sự biến thái không hoàn toàn. Các giai đoạn phát triển đều có hình dạng giống như rận trưởng thành. Trứng nở ra nymth, sau 3 lần lột xác thành rận không có giai đoạn larva. Từ trứng đến rận trưởng thành mất 2 -3 tuần.

Bệnh học

Côn trùng bò, trườn trên da cắn xé lông, vuốt làm xây xát da, gây ngứa và viêm da với triệu chứng bong vẩy da. Côn trùng kích thích gây rối loạn chức năng sinh lý của da, tước đoạt mất sự nghỉ ngơi và tiêu hao năng lượng của ký chủ. Làm giảm sự phát triển của gia súc non, giảm sản lượng chăn nuôi, giảm sản lượng trứng.

Phòng bệnh

Chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ. Không cho phép trại có bệnh rận hoạt động. Hàng tháng phải kiểm tra da động vật. Khi quan sát thấy có nhóm gia súc bị bệnh, phải xử lý ngay cả đàn, chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi phải sát trùng bằng chế phẩm Chlorophos, Trichlormetaphos, Sevin.

2. Bộ bọ chét

Bọ chét thuộc bộ Siphonaptera. Trong bộ này có khoảng 2.000 loài, 200 giống và 17 họ. Có 2 họ liên quan đến chăn nuôi thú y. bo chét ký sinh trên cơ thể gia súc, gia cầm và người. Chúng hút máu, gây khó chịu và truyền các vi khuẩn, virus cho gia súc và người.

Hình thái

Bọ chét dài 1,5 – 4 mm. lớp kitin phủ bên ngoài dày và có màu nâu hoặc nâu đen. Mắt kép lớn hoặc không có mắt, đầu nhỏ tròn hay gãy góc. Có phần phụ

miệng kiểu chích hút, đầu có 2 Anten, mỗi cái có 3 đốt. Ngực gồm 3 đốt có mang 3 đôi chân, đôi thứ 3 rất to và khoẻ. Các khớp chân có chất Arthropodine co giãn, dẻo.

Vòng đời

- Bọ chét hút máu từ 1 – 12 lần/ ngày, số lần hút máu thay đổi tùy từng loài bọ chét, tùy từng loài gia súc và tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Bữa ăn của bọ chét thường đứt đoạn không đầy đủ. Khi hút máu no bọ chét sẽ đẻ trứng và ngược lại. Trứng đẻ ra từng đợt mỗi lần đẻ 2 – 4 hoặc 6 trứng ở da động vật hoặc ở đất chung quanh chổ của gia súc. Mỗi bọ chét cái đẻ được 400 – 800 trứng. Trứng có hình Oval dài 0,3 – 0,5 mm, có màu trắng, sau 2 – 20 ngày trứng nở thành Larva tùy thuộc điều kiện môi trường nhưng không kéo dài quá 20 ngày.

Có 3 giai đoạn Larva và nó có hình dạng giống con sâu.

- Larva có 10 đốt, mỗi đốt có nhiều lông tơ dài 2 – 4 mm màu vàng và rất hoạt động, tránh ánh sáng. Mỗi giai đoạn Larva kéo dài 2 – 6 ngày. Larva ăn máu khô, ăn hạt bụi hữu cơ, những chất thải ra từ bọ chét trưởng thành hoặc ăn chất thải từ động vật, hoặc ăn các ấu trùng khác. Giai đoạn cuối của larva có kén bao bọc, có nhiều hạt bụi ở chung quanh, sau một tuần phát triển thành Nymph.

Nymph không di động, không ăn, thời gian này kéo dài 1 – 2 tuần. Nếu gặp điều kiện không thuận lợi, nhộng (Nymph) có thể tồn tại 3 – 7 tháng. Sau đó lột xác thành bọ chét trưởng thành. Bọ chét trưởng thành không hút máu sống được 1 tháng. Nếu gặp điều kiện khô chỉ tồn tại trong vòng một thời gian ngắn.

Bọ chét thường chọn những vật chủ thích hợp, Mỗi loài động vật có một loài bọ chét riêng. Khi thiếu vật chủ thích hợp, chúng có thể lựa chọn vật chủ khác.

Vai trò gây bệnh và truyền bệnh

Khi hút máu bọ chét gây ngứa, vật hay cào gãi không nghĩ và không ngủ, gây viêm da.Nước bọt của bọ chét có tác dụng chống đông máu tăng Eosinophil.

Bọ chét còn là vật chủ trung gian truyền các bệnh dịch hạch, sốt phát ban ở chuột và người.

Phòng và trị bọ chét

Khi phát hiện gia súc bị bọ chét dùng các thuốc sau :

- Vòng đeo cổ có tẩm Amitraz, Diazinon đeo cho chó mèo, cứ một tháng nên thay một lần.

- Ivermectin điều trị giống như ghẻ

- Taktic : 2ml/ 1 lít nước tắm hay phun lên mình chó 2 - 3 lần/ tuần

3. Bộ hai cánh (ruồi trâu, muỗi, mòng, giòi da...)

3.1. Ruồi trâu

Các loài phổ biến:

- Stomoxys calcitrans

- Stomoxys indica

Stomoxys calcitrans

Stomoxys calcitrans có kích thước như ruồi nhà, nhưng khi đậu, đầu và vòi luôn chĩa thẳng ra phía trước, màu xám nâu, ngực màu xám có 4 sọc đen, bụng có 3 chấm đen nằm trên đốt thứ 2 và thứ 3 của bụng. Bụng ngắn hơn và rộng hơn ruồi nhà.


Hình 5 1 Stomoxys calcitrans Vòng đời Ruồi trưởng thành thích hút máu động vật 1

Hình 5.1: Stomoxys calcitrans


Vòng đời

Ruồi trưởng thành thích hút máu động vật máu nóng. Ruồi thường đẻ trứng trên phân ngựa, trâu bò nhưng thích đẻ trứng trên các đống rác mục, cây mục, hôi thối nhất là khi có dính nước tiểu. Con cái đẻ mỗi lần 25 -30 trứng, tổng cộng 800 trứng. Trứng màu trắng đục hoặc hơi vàng dài 1mm. Sau 1 -4 ngày trứng nở larva. Giai đoạn này kéo dài 2 -3 tuần rồi tạo thành kén chứa pupa bên trong. Giai đoạn pupa kéo dài 6 -9 ngày, sau đó thành ruồi trưởng thành. Sau khoảng một tuần ruồi thụ tinh và đẻ trứng. Toàn bộ vòng đời phát triển cần khoảng 30 ngày. Ruồi trưởng thành sống được 3 – 4 tuần.

Tác hại

Ruồi trâu hút máu quanh năm, thường hút trong vòng 3 -4 phút rồi bay sang vật chủ khác. Ruồi đực và ruồi cái đều hút máu. Chúng hút chủ yếu vào ban ngày

nhưng thích hút chủ yếu vào sáng sớm hoặc chiều tối làm cho gia súc chậm lớn giảm tăng trọng, giảm sản lượng sữa.

Ruồi trâu truyền các mầm bệnh như: Trypanosoma evansi, sán dây gà, bacillus anthracis, xoắn khuẩn Spirochaeta và vi khuẩn Streptococus.

Phòng ngừa

Việc phòng và trị gặp nhiều khó khăn vì chúng chỉ đậu hút máu trong thời gian ngắn. Phun xịt bằng các thuốc hóa học diệt Arthropoda khác hạn chế được ruồi.

Nên vệ sinh chuồng trại, không để những đống rác mục hay thân cây mục chung quanh chuồng. Phân phải đem ủ để hạn chế môi trường sinh sản của ruồi.

3.2. Muỗi

Hiện nay có khoảng 3000 loài gồm 34 giống muỗi đã được mô tả trên thế giới. Muỗi phân bố khắp nơi. Những giống quan trọng là Aedes, Anopheles, Culex.

Giống Aedes, Anopheles, Culex.

Muỗi có hai đôi cánh nhỏ và dài, đầu nhỏ, mắt lớn, chân dài so với cơ thể. Con đực ăn các dịch cây, nhựa cây, phấn hoa, mật hoa. Con cái hút máu động vật và người

Vòng đời

Muỗi đẻ khoảng 300 trứng trên mặt nước. Giống Culex trứng đẻ thành từng chùm. Giống Aedes, Anopheles đẻ từng trứng một. Sau vài ngày đến 1 tuần trứng nở ra Larva. Larva của Anopheles thường nằm ngang trên mặt nước để thở trong khi larva của Culex đầu chúc xuống dưới một góc 450 C. Có 4 giai đoạn larva, chúng ăn các chất hữu cơ và sống ở dòng nước tù đọng. Larva tồn tại 1 tuần hay nhiều tháng ở xứ lạnh. Sau đó thành pupa. Pupa có đầu ngực lớn, đuôi mảnh và hẹp giống như dấu phẩy. Chúng có thể bơi được nhờ hai chèo nhỏ ở đuôi và chỉ tồn tại vài ngày. Muỗi trưởng thành chui ra từ vết nứt trên lưng pupa, đời sống của muỗi ngắn, vài loài có thể ngủ qua đông.

Tác hại

Muỗi hút máu gây mất máu, khó ngủ, ngứa và truyền bệnh cho người và gia súc. Muỗi anopheles truyền plasmodium ở người. Các giống Culex, Aedes truyền plasmodium ở gia cầm. Ngoài ra, muỗi còn truyền các bệnh sốt vàng, viêm não Nhật Bản, viêm não, sốt xuất huyết…

Phòng ngừa

Việc phòng chống muỗi rất quan trọng và gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là diệt larva và pupa của muỗi.

Không nên để nước ở các chậu hoa, gáo dừa, lu đựng nước và các vùng nước đọng. Nuôi các loại cá diệt larva

Đối với trưởng thành có thể dùng kem bôi cho gia súc, biện pháp này không hiệu quả khi số lượng gia súc lớn. Dùng các loại thuốc diệt côn trùng như pyrethrin, dichlovos phun lên mình gia súc. Dùng permethrin tẩm vào mùng, khi muỗi đậu vào mùng sẽ chết. Dùng các thuốc diệt muỗi để phun xịt vào những góc chuồng, nơi muỗi ẩn nấp.

3.3. Mòng

Giống Tabanus Hình thái

Mòng là côn trùng lớn có cánh khỏe và dài, thích hút máu. Kích thước 6 - 10mm x25mm. Đầu mang hai mắt kép lớn, mòng cái có hai mắt tách rời bằng một khoảng trống, mòng đực hai mắt gần như dính liền nhau. Râu ngắn, có 3 đốt, đốt cuối hơi phình to. Ngực mang 2 đôi cánh lớn. Lưng và bụng có màu xám, nâu hoặc đen, thường có sọc hoặc có đóm nhiều màu sắc. Chân gồm 5 đoạn. Cuối cùng là griffe phủ nhiều lông tơ.

Vòng đời

Mòng đẻ trứng trên những lá cây thủy sinh gần mặt nước hoặc những vách đá gần nước. Mỗi mòng có thể đẻ được 600 – 900 trứng. Trứng hình thoi dài 2mm, xếp thành những đám nhỏ không đều màu trắng kem bên ngoài có chất nhầy, sau đó chuyển sang màu nâu. Larva được hình thành sau 4- 7 ngày, sau đó rơi xuống nước. Larva có hình trụ thót 2 đầu, màu trắng trên mình có những khía dọc 12 đốt. Larva hoạt động nhờ 8 gai thịt ở thân. Larva ăn các động vật chân đốt nhỏ ở trong nước, chất hữu cơ thối rữa trong đất hoặc ăn các ấu trùng khác.


Hình 5 2 Mòng Tabanus Qua 7 8 lần lột xác sau 2 3 tháng sẽ tạo thành pupa Giai đoạn 2

Hình 5.2: Mòng Tabanus

Qua 7 -8 lần lột xác sau 2 -3 tháng sẽ tạo thành pupa. Giai đoạn pupa kéo dài từ 1 -3 tuần. Vòng đời từ khi đẻ trứng đến trưởng thành mất 4 -5 tháng.

Con đực ăn phấn hoa, mật hoa và dịch chất của rau, của cây trồng. Con cái cũng ăn những chất trên nhưng để đẻ trứng, chúng thích hút máu người và gia súc.

Tác hại

Mòng hay sống ở bụi cây, quanh chuồng, rừng cây, chúng bay rất xa và hoạt động suốt cả ngày. Khi gặp gia súc, chúng tấn công. Vết cắn của mòng rất đau, gây chảy máu. Mòng truyền Anaplasma marginale, giun chỉ ở người, Trypanosoma evansi. Ngoài ra còn truyền các mầm bệnh Bacillus anthracis, Pasteurella multocida.

Phòng trừ

Phòng trừ ấu trùng hoặc nhộng rất khó vì không dễ tìm được nơi sinh sản của mòng. Chỉ có thể phòng ngừa mòng trưởng thành. Có thể dùng các chất diệt côn trùng để phun xịt trong chuồng nuôi.

Có thể dùng miếng giấy hoặc vải màu sậm có chất dính để bẫy mòng hoặc dùng lưới điện quanh chuồng nuôi sẽ có tác dụng tốt.

3.4. Giòi da và tủy sống

Hypoderma bovis

Ký chủ: bò, hiếm thấy ngựa, cừu

Hình thái

Hypoderma bovis dài khoảng 15mm, giống như ong. Đầu có mắt kép trung bình, antenne có 3 đốt, các phần phụ miệng kém phát triển. Chỉ có một đôi cánh. Lông trước ngực màu vàng trắng hay vàng xanh. Bụng phủ lông vàng ánh ở phía trước, kế đến là lớp lông đen, phía sau cùng là lớp lông màu vàng cam. Larva thành thục dày có hình cái trống nhỏ, dài 25 -30 mm. Mỗi đốt có phủ gai ngắn. Màu trắng sau đó chuyển sang màu nâu tối. Pupa có màu đen.

Vòng đời

Ruồi hoạt động mạnh vào lúc nhiệt độ ẩm, đẻ trứng trên lông của bò. Ruồi thường đẻ trứng ở chân. Sau 4 ngày nở ra ấu trùng, dài 1mm. Larva xuyên thủng da và di chuyển hướng về cơ hoành, nhờ đôi gai ở miệng và men phân gỉai protein do chúng tiết ra. H. Lineatum thường xâm nhập vào vách thực quản, còn H. Bovis xâm nhập vào lớp mỡ ngoài màng cứng của tủy sống. Chúng có thể tồn tại một vài thánh sau đó lột xác tạo larva 2 (dài 18-20mm). Larva di hành trở lại da lưng tạo thành những khối u và lột xác tạo thành larva 3 (dài 28mm). Cũng có khi thấy ấu trùng ký sinh ở cơ chân, cơ đùi và các cơ khác hoặc tủy sống. Larva sống trong

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí