Trình Bày Được Đặc Điểm ,phân Loại Vết Thương Phần Mềm.


MỤC TIÊU

Bài 8

VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

1. Trình bày được đặc điểm ,phân loại vết thương phần mềm.

2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của vết thương phần mềm

3. Trình bày xử trí vết thương phần mềm tại tuyến cơ sở

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG.

Vết thương phần mềm là vết thương chỉ tổn thương da , cân , cơ mà không có các tổn thương cơ quan khác kèm theo. Xử trí vết thương phần mềm sớm, đúng nguyên tắc sẽ hạn chế được tỷ lệ nhiễm khuẩn và biến chứng gây hoại tử cơ do chèn ép trong.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

Vết thương phần mềm chiếm đa số trong các loại vết thương .

Vết thương phần mềm dễ bị nhiễm khuẩn.

Việc điều trị nó có liên quan đến việc điều trị các loại vết thương khác.


3. PHÂN LOẠI

3.1. Theo thời gian

Vô trùng: vết thương trước 6h, xử trí vết thương ở giai đoạn này tốt nhất.

Hữu trùng: Sau 6 - 12h. Vi trùng bắt đầu hoạt động, phát triển tỷ lệ nhiễm trùng cao.

3 2 Theo hình thái tổn thương nguyên nh n  Vết xước da tổn thương lớp 1

3.2. Theo hình thái tổn thương, nguyên nh n

Vết xước da: tổn thương lớp thượng bì như gai cào ,cọ sát…..

Vết thương sắc gọn: do dao chém., mảnh thủy tinh… vết thương sâu,gọn, ít nhiễm trùng.

Vết thương dập nát: do hỏa khí,đá đè, tai nạn giao thông… vết thương bẩn, có nhiều dị vật, tỉ lệ nhiễm trùng cao.

Vết thương lóc da: da lóc rời khỏi tổ chức dưới da, có thể lóc da kín hoặc lóc da hở.


4. TRIỆU CHỨNG

4.1. Toàn thân:

Phụ thuộc vào trạng thái của vết thương nặng hay nhẹ. Bệnh nhân có thể bị sốc : da xanh tái , chân tay lạnh, vã mồ hôi , mạch nhanh , huyết áp hạ. Nếu bệnh

nhân đến muộn triệu chứng nổi bật là hội chứng nhiễm trùng : sốt cao , môi khô, hốc hác , mạch nhanh.

4.2. Tại vết thương:

Cần hỏi và khám được :vị trí , số lượng vết thương và diện tích từng vết thương, tính chất tổn thương.

Vết thương mới:

Tại miệng vết thương có chảy máu hoặc đã được cục máu bịt lại.

Bờ vết thương có thể sắc gọn , nham nhở , dập nát tùy theo nguyên nhân gây ra.

Vết thương có thể nông hoặc sâu vào đến xương…

Vết thương phần mềm có thể phối hợp với đứt mạch máu, đứt thần kinh , gãy xương , tổn thương khớp.

Vết thương phần mềm đến muộn:

Có dịch mủ chảy thấm băng, sưng nề, nóng đỏ, đau, viêm tấy; chèn ép lâu có thể gây hoại tử tổ chức, mùi hôi, mạch ngọn chi yếu hoặc mất.

5. SỰ LIỀN VẾT THƯƠNG

5.1. Định nghĩa: Sự liền vết thương là quá trình phục hồi cơ bản trong bệnh lý ngoại khoa, phụ thuộc vào nhiêu yếu tố: Mức độ, tính chất thương tổn, sức đề kháng của cơ thể và cách xử trí.

5.2. Đặc trưng quá trình phục hồi vết thương gồm:

- Sự kích thích hoạt động phân bào và các chuyển động dạng Amip của các tế bào biểu mô đã và sẽ sinh sản lớp sừng không thấm nước, khí và ion.

- Sự kích động trở lại các nguyên bào sợi dạng ở trạng thái tĩnh. Sự tăng sinh các nguyên bào sợi ở vùng lân cận vết thương, sự sản xuất Collagen đơn phân tử.

- Hiện tượng trúng hợp các chất proto Collagen hoặc Collagen đơn phân tử. Vị trí xắp xếp các sợi Collagen đã hình thành trong hệ thống lưỡi phức tạp.

- Sự ngừng hoạt động của các quá trình nói trên xảy ra khi tổ chức đã được tái phục

hồi.


5.3. Sự liền vết thương kỳ đầu

- Khi vết thương gọn, sạch, được xử trí sớm và đúng nguyên tắc thì không có hoại

tử tổ chức, không bị viêm nhiễm, không có các khoang, kẽ giữa hai bờ mép vết thương. Chất tơ huyết ở hai mép vết thương có tác dụng như chất keo kết dính. Các mô bào, nguyên bào sợi bạch cầu tập trung lấp đầy khe hở hai mép. Mô hạt được hình thành.

Quá trình tổng hợp chất Collagen do nguyên bào sợi được tiến từ ngay ngày thứ hai sau khi bị vết thương, đạt cao điểm vào ngày thứ 5, 7. Quá trình biểu mô hóa ở lớp thượng bì hoặc niêm mạc được hoàn thành trong 6 đến 8 ngày và vết thương liền ngay trong thời kỳ đầu. Mức độ liền chắc của hai mép vết thương vào ngày thứ 5, thứ 7.

5.4. Sẹo bệnh lý

* Nguyên nhân:

- Do sự phát triển không đều của chất tạo keo và mô sơ tạo sẹo phì đại, sẹo lồi.

. Do quá trình biểu mô hóa không hoàn chỉnh, sẹo bị loét thành loét lâu liền, dai dẳng và có thể chuyển thành loét ung thư hóa.

- Do quá trình co kéo tổ chức của sẹo tạo sẹo co kéo.

- Do quá trình phát triển liền sẹo ở các chi trong tư thế bất động liên tục sẹo dính.

- Do rối loạn dinh dưỡng: Sẹo bạc, ngứa

6. XỬ TRÍ.

Sơ cứu tuyến cơ sở:

Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, nếu làm đúng và kịp thời sẽ tránh được các biến chứng cho nạn nhân.

Sát khuẩn xung quanh vết thương trong ra ngoài theo hình xoắn ốc 2 lần.

Lấy bỏ dị vật trên mặt vết thương

Băng vết thương

Cố đinh vết thương phần mềm lớn

Dùng kháng sinh sớm liều cao

Tiêm huyết thanh chống uốn ván nếu có

Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên

Những việc không làm:

Không bôi và rắc thuốc lên vết thương

Không thăm dò , chọc ngoáy vào vết thương

Không khâu kín vết thương kỳ đầu



Hình 33 2 Băng vết Hình 33 3 Rửa và băng vết TỰ LƯƠNG GIÁ 1 Đặc điểm vết 2Hình 33 2 Băng vết Hình 33 3 Rửa và băng vết TỰ LƯƠNG GIÁ 1 Đặc điểm vết 3


Hình 33.2: Băng vết

Hình 33.3: Rửa và băng vết


TỰ LƯƠNG GIÁ

1. Đặc điểm vết thương phần mềm

A. Chỉ tổn thương phần mềm nên vô khuẩn

B. Rất dễ nhiễm khuẩn

C. Rất ít khi gặp

D. Là loại vết thương phải xử trí tối khẩn cấp

2. Phân loại vết thương phần mềm dựa vào:

A. Theo thời gian. B.Hình thái vết thương. C.Theo nguyên nhân D.Cả A,B,C đúng

3. Khi khám vết thương phần mềm cần xác định:

A. Vị trí , thời gian vết thương. B.Số lượng vết thương. C.Diện tích vết thương. D.Cả A,B,C đúng

4. Xử trí vết thương phần mềm tuyến cơ sở

A. Sát khuẩn quanh vết thương B.Lấy dị vật trên bề mặt C.Băng bó , kháng sinh. D.Cả A,B,C đúng

5. Xử trí vết thương phần mềm tuyến cơ sở

A. Sát khuẩn và bôi kháng sinh lên vết thương.

B. Thăm dò độ sâu của vết thương.

C. Khâu kín mọi vết thương cầm máu.

D. Cả A,B,C sai.

Bài 9

NHIỄM HUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN


MỤC TIÊU

1. Kể được 3 loại Nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS).

2. Kể các căn nguyên gây NKĐSS, mỗi nhóm căn nguyên kể một vài tác nhân gây bệnh.

3. Nói được 7 hậu quả của NKĐSS.

4. Kể được 5 hội chứng/bệnh thường gặp của NKĐSS.

5. Kể được 6 nguyên tắc và điều kiện khám lâm sàng.

6. Trình bày được 6 nội dung cần tư vấn cho người bệnh NKĐSS.

7. Kể được các nội dung làm giảm NKLTQĐTD/NKĐSS khi hoạt động nghề nghiệp.


NỘI DUNG

Nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) bao gồm ba loại:

Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như nhiễm chlamydia, lậu, trùng roi âm đạo, giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục, HIV...

Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong đường sinh dục của người phụ nữ bình thường như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm men.

Các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không vô trùng (như khám, sau phá thai, đặt vòng tránh thai...): liên cầu, tụ cầu, E. coli, nấm...

1. Các tác nh n thường gặp g y nhiễm khuẩn đường sinh sản

Nhiễm khuẩn đường sinh sản do các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm vi khuẩn, nấm, đơn bào, ký sinh vật là các bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi được. Các tác nhân là vi rút hiện nay chưa chữa khỏi được nhưng có thể phòng ngừa được.

Vi khuẩn: lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis, xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn gây bệnh hạ cam, Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn kỵ khí...

Vi rút: herpes sinh dục, vi rút gây bệnh sùi mào gà , HIV, vi rút viêm gan B và C...

Đơn bào: Trùng roi âm đạo.

Nấm men: candida

Kí sinh vật ngoài da: ghẻ, rận mu.

2. Các hậu quả của N ĐSS

NKĐSS có thể gây nhiều hậu quả, đặc biệt trong trường hợp không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.

Gây viêm tiểu khung dẫn đến nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh.

Một số NKĐSS gây sảy thai, thai chết trong tử cung, đẻ non và trẻ đẻ thiếu cân.

Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Lây nhiễm sang trẻ sơ sinh trong quá trình thai nghén, thời kỳ chu sinh và cho con bú: có thể gây viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh và biến chứng mù lòa, viêm phổi, viêm màng não, thiểu năng trí tuệ ở trẻ em, giang mai bẩm sinh, nhiễm HIV...

Đối với nam có thể gây viêm mào tinh hoàn 2 bên dẫn đến vô sinh.

Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, đặc biệt là các bệnh có loét ở đường sinh dục.

Các trường hợp nhiễm khuẩn không triệu chứng là nguyên nhân làm tăng số người bệnh trong cộng đồng do họ không biết mình bị bệnh, đồng thời chính họ cũng bị biến chứng do không chữa trị.

3. Các hội chứng/bệnh thường gặp và các tác nh n g y bệnh

Hội chứng tiết dịch âm đạo bao gồm: viêm âm đạo do trùng roi, nấm men candida, vi khuẩn kỵ khí; viêm cổ tử cung mủ nhày do lậu cầu khuẩn và/hoặc C.trachomatis.

Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam: do lậu cầu, C.trachomatis.

Hội chứng đau bụng dưới ở phụ nữ (viêm tiểu khung) do các tác nhân: lậu cầu,

C.trachomatis, G. vaginalis và các vi khuẩn kị khí âm đạo.

Hội chứng loét sinh dục ở nam và nữ: do các tác nhân xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn hạ cam, herpes sinh dục.

Bệnh sùi mào gà sinh dục ở nam và nữ do vi rút sùi mào gà.

4. Các nguyên tắc xử trí

Tuyến xã/phường thường thiếu các điều kiện xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân cho nên xử trí bệnh theo phương pháp tiếp cận hội chứng, đó là sử dụng các sơ đồ xử trí. Trong trường hợp thiếu thuốc và/hoặc phương tiện dụng cụ điều trị ở tuyến xã/phường thì có thể chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Đối với tuyến quận/huyện và tuyến tỉnh do được trang bị phương tiện xét nghiệm nên có thể xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân và là tuyến tiếp nhận các người bệnh do tuyến xã/phường chuyển lên. Nếu không đủ điều kiện xác định nguyên nhân thì chẩn đoán và điều trị theo hội chứng.

Đối với mọi trường hợp NKĐSS, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho vợ/chồng, bạn tình để tránh tái nhiễm, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc do vi khuẩn.

Tư vấn là một phần bắt buộc của điều trị.

5. hai thác tiền sử và bệnh sử

Các thông tin sau cần được khai thác:

Triệu chứng hiện tại.

Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh.

Lần giao hợp cuối cùng. Khi nào? Có dùng bao cao su không?

Liên quan giữa triệu chứng và giao hợp: gây đau hoặc làm triệu chứng nặng lên.

Đã có vợ, chồng hay bạn tình thường xuyên chưa?

Vợ, chồng hoặc bạn tình có triệu chứng, được chẩn đoán hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh sản không?

Đã có lần nào ra khí hư hoặc bị bệnh tương tự/ NKLTQĐTD chưa? Nếu có là mấy lần?

Bạn tình của bạn có bạn tình khác không? Bạn có sử dụng bao cao su với các bạn tình của bạn không?

Thuốc, các biện pháp điều trị đã và đang sử dụng.

Tiền sử dị ứng thuốc.

Tiền sử kinh nguyệt và thai nghén.

qTiền sử sản phụ khoa: sảy thai, đặt vòng, nạo hút thai...

Tiền sử hoặc hiện đang nghiện, chích ma tuý, xăm trổ.

6. Khám lâm sàng

6.1. Nguyên tắc và điều kiện

Nơi khám đủ ánh sáng, kín đáo, yên tĩnh và đảm bảo bí mật.

Đảm bảo khám toàn bộ da và niêm mạc của người bệnh.

Người bệnh đứng (nam) hoặc nằm trên bàn khám phụ khoa (nữ), khi bắt đầu khám thì mới bộc lộ toàn bộ vùng sinh dục.

Người thầy thuốc đảm bảo tác phong nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh, phong tục tập quán của họ; giải thích cho người bệnh sẽ khám, sẽ làm gì để họ hiểu và an tâm. Nếu người bệnh là nữ, thầy thuốc nên là nữ. Nếu thầy thuốc là nam, cần có thêm cán bộ y tế là nữ, nếu không có thể cho bạn cùng giới của người bệnh vào.

Đeo găng tay vô khuẩn khi khám bệnh.

Chuẩn bị dụng cụ: mỏ vịt, kẹp, găng tay, dụng cụ lấy bệnh phẩm, lam kính, bông, cồn.

6.2. Khám bệnh

6.2.1. Khám người bệnh nữ

Khám toàn bộ da và niêm mạc. Chú ý những vùng hay có tổn thương như miệng, nách, bẹn, hậu môn, quanh hậu môn, lòng bàn tay, bàn chân… để phát hiện những thương tổn như: sẩn, vết loét, hạch bẹn, và các đám da thay đổi màu sắc.

Khám bụng: người bệnh nằm, chỉ bộc lộ vùng bụng. Khám phát hiện khối u, dấu hiệu cảm ứng phúc mạc (bằng cách ấn sâu hai bên hố chậu). Nếu đau thì có thể là viêm hố chậu, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa.

Khám sinh dục và hậu môn:

Tư thế: người bệnh nằm trên bàn khám ở tư thế sản khoa, chỉ bộc lộ vùng sinh dục, che các vùng cơ thể khác.

Không sát khuẩn trước khi khám.

Nhìn: môi lớn, môi bé, niệu đạo, tầng sinh môn, hậu môn để phát hiện các tổn thương: sẩn, vết loét, sùi, dịch tiết, tổn thương ghẻ, hạch sưng, rận mu và trứng rận.

Khám trong: (chỉ khám trong khi người bệnh đã từng giao hợp)

Đặt mỏ vịt: chọn cỡ mỏ vịt phù hợp (mỏ vịt lớn cho người đã đẻ nhiều lần và người to béo, mỏ vịt nhỏ cho người chưa đẻ và người nhỏ con), đặt mỏ vịt đúng cách, nhẹ nhàng vào trong âm đạo. Mở mỏ vịt, bộc lộ cổ tử cung vào giữa hai ngành mỏ vịt. Kiểm tra kỹ cổ tử cung xem có lộ tuyến, viêm và có mủ chảy ra từ ống cổ tử cung. Đánh giá tính chất khí hư (màu, số lượng, mùi). Đánh giá dịch ở trong ống cổ tử cung: dịch trong, dịch mủ, màu vàng hoặc mủ có lẫn máu. Phát hiện các tổn thương loét, sẩn hoặc sùi trong cổ tử cung. Xoay mỏ vịt để quan sát kỹ thành âm đạo xem có khí hư, sùi mào gà và các tổn thương khác ở thành âm đạo hay không.

Đo pH âm đạo: bằng cách áp một mẫu giấy đo pH vào thành âm đạo hoặc tại mỏ vịt ở túi cùng sau.

Lấy mẫu làm xét nghiệm: lấy mủ ở ống cổ tử cung để cấy tìm vi khuẩn lậu, lấy dịch ở túi cùng sau hoặc thành âm đạo để soi tươi. Nếu soi tươi, phết bệnh phẩm lên lam kính. Nhỏ một giọt KOH và ngửi ngay xem có mùi amin. Trên một lam khác nhỏ một giọt nước muối sinh lý tìm xem có nấm, trùng roi và tế bào chứng cứ (hoặc tế bào Clue cells).

Khám bằng hai tay: đưa hai ngón tay nhẹ nhàng vào âm đạo, đẩy cổ tử cung sang hai bên và từ sau ra trước xem có đau ở tử cung không? Nếu có đau đó là dấu hiệu viêm hố chậu. Xác định kích thước, hình dạng và mật độ của tử cung. Tiếp đến kiểm tra buồng trứng hai bên xem có đau hoặc khối u bằng tay trong và tay ngoài. Trong khi rút tay ra, miết tay lên xem niệu đạo có chảy mủ hoặc dịch không?

6.2.2. Khám người bệnh nam

Tư thế: người bệnh đứng.

Khám toàn bộ da và niêm mạc, chú ý vùng hay có tổn thương như miệng, nách, bẹn, hậu môn, quanh hậu môn, lòng bàn tay, bàn chân... để phát hiện những thương tổn như: sẩn, vết loét, hạch bẹn, và các đám da thay đổi màu sắc.

Khám dương vật, miệng sáo để tìm tổn thương và dịch tiết; nếu không thấy dịch tiết thì lộn bao quy đầu, vuốt dọc niệu đạo xem có dịch không (màu sắc, số lượng và các tính chất khác) hoặc bảo người bệnh làm động tác đó nếu họ thấy tự nhiên hơn. Nếu có thì lấy dịch niệu đạo ở hố thuyền để xét nghiệm. Khám bìu, kiểm tra tinh hoàn, mào tinh hoàn về mật độ, kích thước, có đau hay không.

7. Nguyên tắc điều trị

Điều trị theo tiếp cận hội chứng. Sử dụng các sơ đồ phù hợp.

Nơi nào có điều kiện xét nghiệm thì có thể điều trị theo căn nguyên.

Điều trị đồng thời cho vợ/chồng, bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm men candida.

Người bệnh không quan hệ tình dục và uống rượu trong khi điều trị.

Tư vấn tình dục an toàn và khuyến khích sử dụng bao cao su là một phần quan trọng để giúp người bệnh tránh mắc bệnh trong tương lai và góp phần hạn chế lây truyền các nhiễm khuẩn LTQĐTD/HIV.

8. Thông tin và tư vấn về nhiễm khuẩn l y truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS Cần được áp dụng giáo dục và tư vấn về hành vi tình dục an toàn với mọi trường hợp mắc nhiễm khuẩn LTQĐTD. Các vấn đề chính cần tư vấn cho người mắc nhiễm khuẩn LTQĐTD là: Các hậu quả của nhiễm khuẩn LTQĐTD đối với nam và nữ, đặc biệt trong trường hợp tự điều trị hoặc không được điều trị đúng, đầy đủ.

Tuân thủ phác đồ điều trị, đến khám lại theo lịch hẹn.

Khả năng lây truyền cho vợ/chồng, bạn tình và sự cần thiết điều trị cho vợ/chồng, bạn tình.

Tình dục an toàn và sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh LTQĐTD và HIV, đồng thời phòng tránh có thai ngoài ý muốn.

Tất cả người bệnh mắc nhiễm khuẩn LTQĐTD đều cần được đánh giá nguy cơ mắc và lây truyền HIV, vì vậy tất cả người bệnh mắc nhiễm khuẩn LTQĐTD đều cần được tư vấn và đề nghị xét nghiệm HIV; đặc biệt chú ý đến những người bệnh mắc bệnh giang mai, herpes sinh dục, hạ cam, nấm candida hầu họng, các nhiễm khuẩn LTQĐTD không đáp ứng với điều trị thông thường, các trường hợp biểu hiện lâm sàng nặng và hay tái phát (dấu hiệu nghi ngờ nhiễm HIV).

Địa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.


TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các c u hỏi từ c u 1 đến 8:

1. Hãy nêu 3 loại nhiễm khuẩn đường sinh sản?

A.................................................................................................................

B. ................................................................................................................

C. ................................................................................................................

2. Nêu 7 hậu quả của NKĐSS?

A. Có thể lây nhiễm sang sơ sinh .............................................................. B. ................................................................................................................ C. Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.......................................................... D.................................................................................................................

E. ................................................................................................................

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí