Trình Bày Được Dấu Hiệu/triệu Chứng Chung Của Gãy Xương.

Ra máu âm đạo ít một, máu đen, dai dẳng nhiều ngày, ban đêm máu thường ra nhiều hơn.

Đau bụng (nếu bắt đầu hiện tượng sẩy trứng).

Triệu chứng thực thể: 4 triệu chứng thực thể thường gặp:

Tử cung to nhanh hơn tuổi thai (thai 2 - 3 tháng nhưng tử cung đã to bằng thai 5 - 6 tháng, trừ chửa trứng thoái triển).

Thăm khám ngoài và trong đều thấy tử cung mềm.

Nắn qua thành bụng không thấy các phần thai nhi (dù tử cung to).

Không nghe thấy tim thai.

Xét nghiệm:

Thử hCG trong nước tiểu tăng rất cao, giúp chẩn đoán xác định một cách chắc chắn.

Siêu âm có hình ảnh tuyết rơi là hình ảnh điển hình của chửa trứng.

3.3. Xử trí

Tuyến xã:

+ Tư vấn và chuyển ngay lên tuyến trên ngay cả khi đang chảy máu. Không được giữ lại theo dõi ở tuyến cơ sở vì có thể gây sẩy trứng băng huyết, nguy hiểm cho người bệnh.

+ Cần nhắc nhở người bệnh đi thăm khám đầy đủ, đúng định kỳ ở tuyến trên và không nên có thai trong vòng ít nhất 1 năm mặc dù xét nghiệm hCG đã âm tính.

Tuyến huyện:

Xác định chẩn đoán, chuyển tuyến tỉnh ngay để được xử trí sớm vì biến chứng của chửa trứng ngoài tình trạng băng huyết nặng khi sẩy trứng, gây choáng có thể tử vong, còn có thể biến thành ung thư nguyên bào nuôi.

Chỉ nạo hút trứng khi đang sẩy và sau đó chuyển người bệnh và bệnh phẩm lên tuyến tỉnh.

- Tuyến tỉnh:

+ Hút thai trứng ( 2 lần cách nhau 2 đến 3 ngày).

+ Theo dõi biến chứng ung thư nguyên bào nuôi và chuyển tuyến nếu không có khả năng điều trị.


ết luận:

Trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén chảy máu là dấu hiệu nguy cơ cao có thể dẫn đến các tai biến nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho bà mẹ. Vì vậy hầu hết các trường hợp chảy máu phải được phát hiện sớm và chuyển lên tuyến trên để xử trí kịp thời.

Sơ đồ diễn tiến về chẩn đoán và xử trí chảy máu nửa đầu thai kỳ đối với tuyến xã


Triệu chứng/dấu hiệu

Chẩn đoán sơ bộ

Xử trí ban đầu

Hành động

- Không đau bụng hoặc chỉ đau nhẹ

bụng dưới

- CTC đóng


Dọa sẩy thai

- Nghỉ ngơi

- Thuốc giảm co TC

Nếu không tiến triển tốt thì chuyển tuyến



Tư vấn cho thai phụ và gia đình về nguy cơ CNTC


Chuyển tuyến trên

- Đau bụng dưới 1 bên

- CTC đóng


Theo dõi CNTC

Không




Không


Tư vấn cho thai phụ và gia đình


Chuyển tuyến trên

- Đau bụng dưới tăng dần

- CTC hé mở


Sắp sẩy thai


Không


- Gắp thai cầm máu

- Hồi sức nếu có dấu hiệu choáng

- Tư vấn


Chuyển tuyến trên

- Đau bụng dưới từng cơn tăng dần

- CTC mở

- Khối thai thập thò ở CTC


Đang sẩy thai



- Hồi sức nếu có dấu hiệu choáng

- Tư vấn

- Đau bụng đột ngột, dữ dội

- CTC đóng


Vỡ CNTC

Chuyển tuyến trên hoặc mời tuyến trên

xuống chi viện



Chuyển tuyến trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Không




Tư vấn

- Không đau bụng

- TC mềm và to nhanh (không tương xứng tuổi thai),tim thai (-)


Chửa trứng

Không


TỰ LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn các c u từ 1 đến 16:

1. Kể 3 nguyên nhân gây chảy máu trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén: A..........................................................................................................

B ..........................................................................................................

C ..........................................................................................................

2. Kể 3 xử trí chung của chảy máu trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén A…………………………………………………………………………………… B…………………………………………………………………………………… C…………………………………………………………………………………..

3. Kể 2 triệu chứng thực thể của dọa sẩy thai: A......................................................................................................... B .........................................................................................................

4. Kể 2 triệu chứng của sẩy thai sót rau:

A .........................................................................................................

B .........................................................................................................

5. Kể 3 triệu chứng cơ năng của CNTC chưa vỡ:

A ..........................................................................................................

B ..........................................................................................................

C ..........................................................................................................

6. Kể 3 hội chứng quan trọng nhất để chẩn đoán một CNTC đã vỡ: A......................................................................................................... B ......................................................................................................... C .........................................................................................................

7. Kể 3 triệu chứng cơ năng của chửa trứng:

A ........................................................................................................

B ........................................................................................................

C ........................................................................................................

8. Kể 4 triệu chứng thực thể của chửa trứng: A......................................................................................................... B......................................................................................................... C......................................................................................................... D.........................................................................................................

9. Kể 5 triệu chứng lâm sàng của thai chết trong tử cung: A.......................................................................................................... B.......................................................................................................... C.......................................................................................................... D.......................................................................................................... E ..........................................................................................................

10. Chửa ngoài tử cung là trường hợp phôi thai. . . . . . (A). . . . . . .và. . . . . . . (B).. . . . . . . ở

. . . . . . .(C) . . . . . . . .

11. Sẩy thai là trường hợp thai ra khỏi buồng tử cung trước. . . . . . . . . . . tuần.

12. CNTC là trường hợp trứng đã thụ tinh, làm tổ và phát triển ở. . . . . . . . . .

13. CNTC là một cấp cứu cần được phát hiện. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14. Chửa trứng là một bệnh của rau trong đó các gai rau bị thoái hoá thành những. . . . . . .

. . . . . . . . . . . .

15. Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của thai nghén ở thời gian. . . . . . .. . . . (A). . . . . . .. . trong đó. . . . . . . .(B) . . . . . . . bị thoái hoá biến thành. . . . . . . . .(C) . . . . . . . . phát triển rất nhanh trong tử cung.

16. Tai biến nguy hiểm đến tính mạng thai phụ khi chửa trứng là. . . . . . . (A). . . . . . . và sau khi đã sẩy hay nạo trứng là. . . . . . . . (B). . . . . . . . . .

Chọn c u trả lời tốt nhất cho các c u từ 16 đến 17:

17. Thể CNTC nào có tính chất cấp cứu nhất sau đây?

A. CNTC thể chưa vỡ.

B. CNTC thể huyết tụ thành nang.

C. CNTC vỡ.

D. CNTC thể giả sẩy.

E. CNTC trong ổ bụng.

18. Yếu tố nào dưới đây gây CNTC nhiều nhất?

A. Người có tiền sử sẩy thai.

B. Người có tiền sử viêm phần phụ.

C. Người có tiền sử nạo hút thai.

D. Người có đặt dụng cụ tử cung.

19. Chị Vinh 26 tuổi, được người nhà đưa đến trạm y tế vì chị đang nấu ăn thì bị ngất xỉu. Khi hỏi được biết chị Vinh có chậm kinh 15 ngày và 3 ngày nay có ra máu âm đạo. Chi nữ hộ sinh trực đã làm những công việc sau tại phòng. Hãy đánh dấu việc làm đúng sai (Đ - S).

Đ

S

19.1. Đếm mạch


19.2. Đo huyết áp


19.3. Cho uống thuốc giảm đau ngay


19.4. Tiêm oxytocin để cầm máu


19.5. Chuyển tuyến trên


19.6. Không xử trí gì, chờ người bệnh tỉnh để hỏi bệnh sử


19.7. Hồi sức trước khi chuyển tuyến


19.8. Không cần có nhân viên đi kèm khi chuyển tuyến



MỤC TIÊU

Bài 11

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

1. Trình bày mục đích bất động của gãy xương.

2. Trình bày được dấu hiệu/triệu chứng chung của gãy xương.

3. Trình bày nguyên tắc của bất động gãy xương.

4. Thực hành được các cách bất động gãy xương trên nạn nhân.


NỘI DUNG

1. Các nguyên nh n g y gãy xương:

- Có thể do lực tác động trực tiếp :

Ví dụ: bị đánh mạnh, bị ngã, rơi từ trên cao.

- Có thể do lực gián tiếp. Lực này có thể di chuyển từ điểm tiếp nhận lực đến nơi khác trong cơ thể và làm gãy xương ở đó.

Ví dụ: bước hụt chân hay sẩy chân…

2. Ph n loại:

Gãy xương là tình trạng tổn thương ảnh hưởng tới toàn vẹn của xương. Gãy xương có 2 loại:

- Gãy xương kín: Khi ổ gãy xương không thông với môi trường bên ngoài da, da có thể bị bầm hoặc sưng.

- Gãy xương hở: Khi ổ gãy xương thông với môi trường bên ngoài da. Nhìn trên vết thương thấy có đầu xương nhô ra hoặc thấy có dịch tủy xương ánh vàng như mỡ lẫn máu chảy ra. Loại này rất nguy hiểm vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

+ Trật khớp xương có thể do lực xoắn mạnh vào một vị trí không bình thường hoặc co rút cơ mạnh. Có thể kèm theo đứt dây chằng. Các khớp thường hay bị trât là khớp vai, khớp ngón tay cái, ngón tay và các khớp ở cằm.


Hình 8 1 Gãy xương 3 Dấu hiệu chính của gãy xương Đau nhức nơi gãy xương Mất 5


Hình 8.1. Gãy xương

3. Dấu hiệu chính của gãy xương:

- Đau nhức nơi gãy xương.

- Mất cử động cơ năng chi bị gãy xương.

- Biến dang chi:

+ Xung quanh chỗ gãy xưng nề, da hơi đỏ.

+ Lệch trục chi, chi ngắn lại và gấp góc.

- Ấn nhẹ vào điểm gãy nạn nhân đau nhói có thể nghe thấy tiếng ― Lạo xạo xương‖.

4. Mục đích cố định tạm thời gãy xương:

- Không biến gãy xương kín thành gãy xương hở.

- Giảm đau. Phòng chống sốc ( sốc do đau đớn).

- Không làm tổn thương mạch máu và thần kinh xung quanh ổ gãy xương.

5. Sơ cứu gãy xương:

* Cần lưu ý:

- Ngăn không cho bất cứ cử động nào ở chỗ gãy.

- Chưa được di chuyển nạn nhân khi chưa cố định chỗ gãy xương. Cố định gãy xương là điều rất quan trọng ( xem bài cố định gãy xương) .

5.1.Nguyên tắc:

- Nếu có vết thương khác phải sơ cứu vết thương đó trước, nhưng không được làm lệch chỗ gãy xương.

- Phải cố định trên ổ gãy 1 khớp và dưới ổ gãy 1 khớp.

- Cố định chi gãy theo tư thế cơ năng: Chi trên cố định gấp khuỷu tay 90o. Chi dưới duỗi thẳng 180o

- Trường hợp gãy hở cần chú ý:

+ Không được kéo đầu xương gãy vào trong ổ gãy.

+ Băng bó vết thương rồi cố định theo tư thế gãy.

- Sau khi cố định, buộc chỉ gãy với phần lành của cơ thể để giảm bớt sự di lệch.

+ Gãy chi trên buộc ép với thân mình.

+ Gãy chi dưới buộc ép với chi lành.

5.2. Cách tiến hành một số xương gãy

5.2.1.Gãy xương cánh tay:

- Đỡ nạn nhân ngồi, nhẹ nhàng đặt tay bị thương cao ngang ngực sao cho nạn nhân thấy dễ chịu, giữ ở tư thế đó.

- Dùng băng tam giác, treo tay nạn nhân và buộc cố định vào trước ngực, đặt miếng đệm lót mềm giữa tay và ngực và dùng băng cuộn lớn buộc chặt quanh ngực và vòng qua lớp băng treo.

- Nếu không có băng treo tam giác thì đặt nẹp cố định: Đặt 2 nẹp:

+ Một nẹp bên trong, đầu trên tới hố nách, đầu dưới quá khuỷu tay.

+ Một nẹp bên ngoài, đầu trên quá mỏm vai, đầu dưới quá khuỷu tay.

Băng cố định lại, buộc ép cánh tay vào người.


Hình 8 2 Cố định vào th n bằng băng tam giác Hình 8 3 Cố định bằng nẹp 5 2 2 6Hình 8 2 Cố định vào th n bằng băng tam giác Hình 8 3 Cố định bằng nẹp 5 2 2 7


Hình 8.2. Cố định vào th n bằng băng tam giác

Hình 8.3. Cố định bằng nẹp


5.2.2. Gãy xương cổ tay và cẳng tay:

- Cố định bằng băng tam giác, băng cuộc như gãy xương cánh tay.

- Hoặc cố định bằng 2 nẹp:

+ Đặt 2 nẹp, một bên trong và một bên ngoài, cả 2 nẹp đặt từ quá khuỷu tay, đến các đầu ngón tay.

+ Cố đinh 2 nẹp vào cẳng tay.

+ Treo ở tư thế ngửa bàn tay lên phía trên, và buộc ép vào người.


Hình 8 4 Cố định gãy xương cẳng tay bằng nẹp Hình 8 5 Cố định gãy xương 8Hình 8 4 Cố định gãy xương cẳng tay bằng nẹp Hình 8 5 Cố định gãy xương 9


Hình 8.4. Cố định gãy xương cẳng tay bằng nẹp

Hình 8.5. Cố định gãy xương cẳng tay bằng băng cuộn


5.2.3. Gãy xương bàn tay và ngón tay:

- Nếu nạn nhân mang nhẫn thì tháo bỏ ngay trước khi sưng tấy. Cố định ngón tay gãy với ngón tay lành.

- Đặt miếng đệm ở lòng bàn tay để giữ cho bàn tay ở tư thế ngửa bàn tay lên phía trên, xong dùng nẹp cố định bàn tay, có xương gãy với cẳng tay.

- Dùng băng chéo treo cẳng tay có ngón tay gãy lên.


Hình 8.6. cố định bàn tay và các ngón

5.2.4. Gãy xương cẳng chân:

- Cách thứ nhất: Đỡ nạn nhân nằm ngửa, cố định chân bị thương với chân lành, để đệm lót giữa 2 chân. Băng cố định 2 cổ chân và trên đầu gối. Băng cố định cả phía trên và dưới chỗ gãy.

- Cách thứ hai: Đỡ nạn nhân nằm ngửa. Đặt 2 nẹp : Một nẹp trong từ giữa đùi đến mắt cá chân trong, một nẹp từ giữa đùi đến mắt cá ngoài. Cố định chắc 2 nẹp vào chân lành với chân gãy bằng 3 nút: Trên đầu gối, dưới đầu gối và sát cổ chân.



Hình 8.7. Cố định gãy xương cẳng chân vào chân lành

Hình 8.8. Cố định gãy xương cẳng ch n bằng nẹp

5.2.5. Gãy xương đùi hoặc xương chậu:

- Đỡ nạn nhân nẳm ngửa.

- Đặt 3 nẹp:

+ Một nẹp phía trong đầu trên sát bẹn, đầu dưới quá mắt cá chân.

+ Một nẹp phía ngoài, đầu trên sát hố nách, đầu dưới quá mắt cá chân.

+ Một nẹp phía dưới đầu trên qua thắt lưng, đầu dưới qua gót.

+ Cố định 3 nẹp vào chi bằng 5 nút buộc như sau: 1 nút sát đầu nẹp trong, 2 nút ở hai đầu trên và dưới chỗ xương gãy, một nút ngang đầu gối và một nút sát cổ chân.

- Sau cùng buộc chân gãy vào chân lành.


Hình 8.9. Cố định gãy xương đùi bằng 3 nẹp

- Vận chuyển bằng cáng cứng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2024