Trình Bày Được Mục Đích Cấp Cứu Người Bị Ngừng Hô Hấp, Ngừng Tuần Hoàn

5.2.6. Gãy xương đòn:

- Đỡ nạn nhân ngồi xuống. Băng kiểu số 8 từ 2 mỏm vai qua lưng cho lồng ngực ưỡn ra để xương gãy không đâm vào đỉnh phổi.

- Hoặc đặt tay phía xương đòn gãy chéo ngang ngực và buộc bằng băng treo, rồi cố định cánh tay với ngực bằng băng cuộn lớn trên băng treo.

- Hoặc dùng băng dán có sẵn chỉ việc đặt lên và dán lại (Hình 5.9)


Hình 8 10 Cố định gãy xương 5 2 7 Gãy xương sườn Nhanh chóng băng vết thương 1Hình 8 10 Cố định gãy xương 5 2 7 Gãy xương sườn Nhanh chóng băng vết thương 2


Hình 8.10. Cố định gãy xương


5.2.7. Gãy xương sườn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Nhanh chóng băng vết thương bằng băng dính.

- Dùng băng treo cố định bên phía bị gãy sườn để đỡ trọng lượng của tay.

- Chuyển nạn nhân trong tư thế ngồi tựa sang bên đau.

5.2.8. Tổn thương cột sống hoặc xương cổ:

- Trấn an nạn nhân, giữ cho họ không được cử động.

- Đặt 2 bàn tay 2 bên tai nạn nhân để giữ cho đầu cố định ở giữa.

- Cố định đầu bằng cách cuốn vải thành cổ áo và đặt quanh cổ nạn nhân. Không để cổ và sống lưng cong.

- Luôn giữ cho cổ và cơ thể trên 1 đường thẳng cả khi đặt nạn nhân vào cáng cứng và trong khi vận chuyển. Dùng gối, đệm cát chèn 2 bên đầu, 2 bên cổ nạn nhân.

Hình 5 11 Cố định gãy xương cột sống MỤC TIÊU Bài 12 CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP 3


Hình 5.11. Cố định gãy xương cột sống


MỤC TIÊU:

Bài 12

CẤP CỨU NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN

1. Trình bày được mục đích cấp cứu người bị ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

2. Trình bày và thực hiện được kỹ thuật kiểm tra hơi thở và kiểm tra mạch đập

3. Trình bày và áp dụng được kỹ thuật ép tim, thổi ngạt và kỹ thuật kết hợp ép tim

– thổi ngạt.

NỘI DUNG

1. Mục đích

- Cấp cứu người bị ngừng hô hấp là nhằm cung cấp dưỡng khí cho người bị ngừng hô hấp bằng cách người cấp cứu thổi trực tiếp hơi của mình qua miệng hoặc qua mũi người bị nạn.

- Cấp cứu người bị ngừng tuần hoàn là một cấp cứu nhằm kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập, giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, não, thận và các tổ chức khác của cơ thể.

2. Nguyên nhân

- Thiếu oxy: sập nhà, thắt cổ tự tử, chết đuối, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

- Điện giật

- Hạ thân nhiệt nặng

- Giảm hoặc tăng calci máu

- Ngộ độc: ngộ độc cóc

- Tắc động mạch vành: do khí, máu cục

3. Triệu chứng

- Mất ý thức đột ngột: gọi to không trả lời, lay mạnh không đáp ứng

- Ngưng thở

- Lồng ngực không di động

- Da và sắc mặt tím tái nhợt nhạt

- Đồng tử giãn

4. ỹ thuật kiểm tra hơi thở, mạch đập

4.1 ỹ thuật kiểm tra hơi thở

- Áp má cấp cứu viên vào vùng miệng nạn nhân không nghe thấy và cảm nhận thấy hơi thở của nạn nhân.

(Hoặc dùng vật mỏng nhẹ như tóc, mảnh nilon nhỏ đặt vào mũi nạn nhân không thấy di động, hoặc dùng gương soi áp vào mũi, miệng nạn nhân không thấy gương mờ do hơi nước).

- Quan sát các cử động vùng ngực không thấy di động.

- Kết hợp kiểm tra mạch đập (tiếng tim)

Xem nghe và cảm nhận trong 5 giây trước khi quyết định là nạn nhân còn thở hay không

4.2 ỹ thuật kiểm tra mạch đập:

Để đầu nạn nhân ngữa ra sau, cấp cứu viên ngồi cạnh một bên nạn nhân, dùng 3 đầu ngón tay kiểm tra động mạch cảnh (tại bờ trên cơ ức đòn chũm) hoặc động mạch ben không thấy đập hoặc áp tay trực tiếp lên vùng tim không thấy tim đập.

Bắt mạch trong 5 giây trước khi quyết định là mạch còn đập hay không.

5. Xử trí cấp cứu:



Can thiệp nhanh, tại chổ, cấp cứu liên tục, kiên trì

* Khai thông đường thở

- Tư thế nạn nhân: đặt nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ, ở nơi thoáng khí, trên nền phẳng cứng.

- Mở đường thở bằng một trong hai cách:

+ Dùng một tay đỡ dưới gáy nạn nhân nâng cổ đẩy hẳn ra phía sau, tay kia đặt lờ trỏn và đẩy mạnh xuống dưới – nếu không nghi ngờ chấn thương cột sống cổ

+ Ấn giữ hàm nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ

Các động tác này có tác dụng làm cổ giãn ra và đẩy gốc lưỡi khỏi chèn vào vùng hầu họng.

- Lấy dị vật đường thở:

Dùng tay móc hết các dị vật ở trong miệng nạn nhân, lấy răng giả (nếu có). Làm thủ thuật Heimlich nếu nghi ngờ có dị vật đường hô hấp

- Nới rộng quần áo nạn nhân.

A. Hỗ trợ hô hấp

* Thổi ngạt miệng – miệng

+ Cấp cứu viên quỳ ngang đầu nạn nhân hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường.

+ Giữ nạn nhân nằm ngửa, ưỡn cổ tối đa. Trong khi thổi ngạt đầu không giữ ở tư thế này.

+ Phủ gạc miếng, khăn hoặc vải sạch lên miệng nạn nhân.

+ Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân đồng thời bịt mũi nạn nhân (khi thổi), thổi mạnh với tần số 16-20 lần/phút ở người lớn, 20-25 lần/phút với trẻ từ 1-8 tuổi, thổi nhanh và nhẹ hơn với tần số 30 lần/phút với trẻ em và sơ sinh, kết hợp quan sát lồng ngực nạn nhân nếu phồng lên khi thổi và thổi xong lồng ngực lại xẹp xuống là thổi có hiệu quả.

+ Sau 1 phút, kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở chưa.

+ Nếu nạn nhân chưa tự thở được thì kiểm tra lại tư thế và tiếp tục thổi.

+Khi nạn nhân tự thở được cho nạn nhân nằm với tư thế thoải mái.

* Thổi ngạt miệng – mũi

Trường hợp không mở được miệng nạn nhân ra hoặc miệng nạn nhân có thương tích nặng, không thể áp môi kính vào nhau được hoặc trường hợp ngạt nước thì phải áp dụng thổi ngạt miệng – mũi

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa ưỡn cổ tối đa

+ Một tay cấp cứu viên giữ đầu nạ nhân ngửa hẳn ra phía sau

+ Tay kia đỡ dưới cằm đẩy lên để nạn nhân ngậm kính môi vào.

+ Cấp cứu viên hít thật sâu rồi ngậm môi kín quanh mũi nạ nhân, thổi mạnh từ từ cho tới khi ngực nạn nhân căng lên (16-20 lần/phút với người lớn và trẻ lớn, 20-25 lần/phút với trẻ em từ 1-8 tuổi, thổi nhanh và nhẹ hơn với tần số 30 lần/phút vói trẻ bé và sơ sinh).

+ Mỏ miệng của cấp cứu viên ra khỏi mũi nạn nhân, kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở chưa.

+ Nếu nạn nhân chưa tự thở được thì khiểm tra lại tư thế và tiếp tục thổi.

+ Khi nạn nhân tự thở được cho nạn nhân nằm tư thế thoải mái.

- Nếu có điều kiện tốt nhất ta dùng bóng ambu.

+ Chụp ambu kín mũi, miệng nạn nhân (đầu nhỏ chụp lên sống mũi)

+ Tai trái giữ ambu và nâng cằm để đầu ngửa tối đa

+ Tay phải bóp bóng

B. Hỗ trợ tuần hoàn

- Đặt nạn nh n nằm ngữa trên mặt phẳng cứng

- Cấp cứu viên qỳ bên cạnh ngang ngực nạn nhân

- Xác định vị trí đặt tay trên xương ức: dùng hai ngón tay kéo từ bờ sườn bên trái đến mũi ức, xong đặt tay cách mũi ức 2 khoác ngón tay để ép. Hoặc chia xương ức làm 3 phần bằng nhau, đặt tay ở 1/3 dưới, cahcs mũi ức khoảng 3cm.

- 2 tay để thẳng, đặt 1 gốc bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, gốc bàn tay thứ 2 đặt chồng lên bàn tay kia (không đè vào mũi xương ức).

- Dùng lực toàn thân ấn thẳng góc xuống xương ức đảm bảo cho xương ức lún sâu về phía xương sống 4 - 5 cm, nhịp nhàng liên tục với tần số 60 – 80 lần/phút (ở người lớn).

+Nếu nạn nhân là trẻ em, người cấp cứu viên dùng gốc một bàn tay để ép tim, lún sâu về phía cột sống 2,5- 3,7 cm, nhịp nhàng liên tục với tần số 80- 100 lần/phút.

+ Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, người cấp cứu viên đặt 2 ngón tay trên xương ức, dưới đường thẳng giũa 2 núm vú hoặc vòng 2 bàn tay quanh ngực nạn nhân với 2 ngón cái đặt nằm cạnh nhau trên xương ức và dưới đường thẳng giữa 2 núm vú, ẩn sâu về phía xương sống 1,2- 2,5 cm nhịp nhàng liên tục với tần số 100- 120 lần/phút

Chú ý: - Không đè các ngón tay lên xương sườn vì có thể làm gãy xương sườn

- Không đè vào mũi ức để tránh làm dập gan và chảy máu trong.

- Không nhấc gốc bàn tay hoặc ngón tay (trẻ sơ sinh) khỏi xương ức sau khi ấn.

* Nếu chỉ có 1 người cấp cứu:

- Cấp cứu viên quỳ ngang vai nạn nhân.

- Thổi ngạt 5 lần liên tiếp rồi tiến hành ép tim.

- Tiếp theo cứ ép tim 15 lần rồi thổi ngạt 2 lần, làm liên tục như vậy thì ngừng lại 5 giây để kiểm tra nhịp thở và nhịp tim.

- Nếu hô hấp, tuần hoàn đã hoạt động trở lại thì ủ ấm cho nạn nhân và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu hô hấp, tuần hoàn chưa hoạt động trở lại thì tiếp tục tiến hành cấp cứu.

- Nếu mạch đập trở lại nhưng nạn nhân chưa tự thở được thì tiếp tục thổi ngạt hoặc ngược lại nếu hô hấp hoạt động trở lại nhưng mạch chưa đập thì tiếp tục ép tim.

* Nếu có 2 người cùng cấp cứu:

- Người thứ nhất thổi ngạt 5 lần

- Người thứ hai ép tim 15 lần.

- Kiểm tra hô hấp, tuần hoàn xem đã hoạt động chưa. Nếu hô hấp, tuần hoàn đã hoạt động trở lại thì ủ ấm cho nạn nhân và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu hô hấp, tuần hoàn chưa hoạt động trở lại thì tiếp tục tiến hành:

- Một người thổi ngạt 1 lần, một người ép tim 5 lần, sau phut đầu tiên cấp cứu viên kiểm tra lại mạch cảnh trong 5 giây và sau đó cứ 5 phút kiểm tra lại 1 lần, nếu thấy có mạch đập thì dừng ép tim, kiểm tra hô hấp nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt.

Những dấu hiệu sau đây chứng tỏ ép tim-thổi ngạt có hiệu quả:

+ Lồng ngực nở ra

+ Sờ thấy mạch bẹn hoặc mạch cảnh

+ Màu da bớt tím tái

+ Có dấu hiệu tự thở

+ Tim của nạn nhân đập lại Ngưng ép tim – thổi ngạt khi:

+ Nạn nhân mất hẳn tri giác

+ không tự thở

+ Đồng tử giãn và không còn phản xạ ánh sáng đã được 15- 20 phút

Tóm lại: Cấp cứu người bị ngừng hô hấp – ngừng tuần hoàn là một cấp cứu rất khẩn trương và có hiệu quả nếu chúng ta cấp cứu kịp thời. Thời gian cấp cứu không cho phép quá 5 phút kể từ khi nạn nhân bị ngưng thở, ngừng tim vì sau 5 phút không có oxy, não sẽ tổn thương không phục hồi. Do đó đòi hỏi người cấp cứu phải thao tác thật nhanh và đúng kỹ thuật.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Ngừng tuần hoàn hô hấp có biểu hiện:

A. Mất ý thức đột ngột

B. Ngừng thở, lồng ngực không di động

C. Da và sắc mặt tím tái

D. Tất cả các ý trên

2. hi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, bệnh nh n được đặt nằm trên nệm?

A. Đúng B.Sai

3. Tỉ lệ giữa hô hấp nh n tạo và ép tim ngoài lồng ngực bao nhiêu là hợp lý?

A. 1/4 B.1/5 C.1/6 D.1/7

4. Các biểu hiện nào cho thấy nạn nh n đã chết hoàn toàn, không cần tiếp tục hô hấp nh n tạo và ép tim ngoài lồng ngực?

A. Tim vẫn không đập

B. Mạch ben, mạch cổ không bắt được

C. Đồng tử 2 bên giãn hoàn toàn

D. Tất cả các ý trên


MỤC TIÊU

Bài 13

CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC

1. Trình bày được cách cấp cứu đuối nước

2. Trình bày được những điều không nên làm khi cấp cứu đuối nước

3. Kể được cách phòng tránh đuối nước


NỘI DUNG

1. Đại cương

Đuối nước hay còn gọi chết đuối là tình trạng nạn nhân bị ngạt khi chìm trong nước, tuy nhiên có một số nạn nhân bị ngạt là do sự co thắt thanh quản.

Có nhiều trường hợp khi phát hiện người đuối nước đã không có biện pháp cứu và sơ cứu khoa học, đúng cách dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước

Việc làm đầu tiên đối với một nạn nhân đuối nước đó chính là phải giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Theo đó, nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ.

Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì vớ được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu. Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ.

2.Cách cấp cứu người đuối nước

Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực.

Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15 - 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 15 - 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.

Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.


Sơ cứu bệnh nhân đuối nước

3.Những bước cứu trẻ khi bị đuối nước:

Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không, từ đó có những biện pháp sơ cứu cần thiết như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực…

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ.

4.Những việc làm không đúng trong d n gian cần tránh

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.


Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

5.Cách phòng ngừa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2024