Bệnh học dành cho đào tạo ngành dược trình độ Cao đẳng - 2

+ Cimetidine 1g/ngày x 30 ngày. Hoặc

+ Famotidine 40mg/ngày x 30 ngày. Hoặc

+ Ranitidine 150mg x 2 viên sáng – chiều.

-Thuốc ức chế bơm Proton:

+ Omeprazol 20mg/ngày x 4-8 tuần. Hoặc

+ Lanzoprazol 30mg x 1 viên uống tối.

6.2.2 Thuốc kháng acid: trung hòa ion H+ của HCl như: Maalox, Antacid, Gelox cần phải uống nhiều lần trong ngày.

6.2.3 Thuốc băng niêm mạc dạ dày: vừa bảo vệ niêm mạc, vừa làm liền sẹo.

+ Bismuth 120mg x 4 viên chia sáng – tối. Hoặc

+ Sucrafare 1g x 4 lần/ngày tấn công trong 4 – 8 tuần, duy trì dùng liều ít hơn.

6.2.4 Thuốc diệt Helicobacter pylori:

- Ampicilline/Tetracycline 1 – 1,5g/ngày x 10 – 15 ngày. Hoặc

- Imidazol (Metronidazole, Tinidazole) 1g/ ngày x 10 ngày. Hoặc

- Nhóm Mcrolid như Clarathromicine. Hoặc

- Muối Bismuth: diệt Hp bằng cách đông vón proteine của vi khuẩn lại.

6.3Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi:

- Không nên ăn các chất kích thích và gia vị, không nên uống rượu bia, không hút thuốc lá. Hạn chế lao động nặng, tránh căng thẳng thần kinh để giảm stress.

- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi cả về thể xác lẫn tinh thần, nhất là các đợt đau cấp.

- Quan niệm chỉ ăn toàn sữa trước đây không còn phù hợp vì khả năng trung hòa mạnh của nó, sau đó gây tiết mạnh hơn cả trà và café.

- Tâm lý liệu pháp: cần giải thích cho bệnh nhân an tâm và hợp tác trong điều trị.


MỤC TIÊU

Bài 3

TIÊU CHẢY TRẺ EM

1.Trình bày định nghĩa, phân loại và các nguyên nhân bệnh tiêu chảy.

2. Trình bày mức độ mất nước, các phác đồ điều trị trong tiêu chảy cấp.

3. Liệt kê các biện pháp phòng chống tiêu chảy cấp.

NỘI DUNG

1. Địnhnghĩa:

Tiêu chảy là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân.

2. Phân loại bệnh tiêu chảy

Căn cứ triệu chứng lâm sàng, cơ chế bệnh sinh và biện pháp điều trị khác nhau.

2.1. Tiêu chảy phân lỏng cấp tính:

Bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày (thường < 7 ngày), phân lỏng hoặc tóe nước, không thấy máu.

2.2. Hội chứng lỵ:

Đây là bệnh tiêu chảy có máu trong phân. Triệu chứng chính của lỵ gồm: bệnh nhân chán ăn, sụt cân nhanh, niêm mạc bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn chủ yếu là Shigella.

2.3- Tiêu chảy kéo dài:

- Là bệnh tiêu chảy cấp tính nhưng kéo dài bất thường (ít nhất 14 ngày). Bắt đầu mỗi đợt có thể tiêu chảy phân lỏng cấp hoặc là hội chứng lỵ. Bệnh thường sút cân rõ rệt. Lượng phân đào thải có thể nhiều gây nguy cơ mất nước.

3. NGUYÊN NHÂN

3.1. Do chế độ dinh dưỡng:

- Trẻ không được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

- Trẻ được nuôi dưỡng các loại thức ăn sữa bò, nước cháo, sữa bột có chất lượng kém.

- Không biết cách pha sữa, đồ dùng cho trẻ ăn không hợp vệ sinh.

- Cho trẻ ăn dặm cho ăn quá sớm quá nhiều.

3.2. Do nhiễm khuẩn:

3.2.1 . Nhiễm khuẩn tại ruột:

+ Do vi khuẩn: chủ yếu do Shigella.

+ Do Virus: Tác nhân gây bệnh ở trẻ em tại các nước đang phát triển là: Rotavirus,

+ Do ký sinh trùng: lỵ Amíp (E. Histolytica).

3.2.2 . Nhiễm khuẩn ngoài ruột:

3.2.3. Do một số nguyên nhân khác

3.2.4. Điều kiện thuận lợi:

- Tuổi nhỏ < 18 tháng, thời tiết, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, cơ địa

- Tính chất mùa.

- Tập quán.


4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

4. 1. Rối loạn tiêu hóa:

+ Trẻ tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có khi nhiều không đếm được, trường hợp nặng phân tự chảy ra. Phân lỏng nhiều nước mùi chua, tanh, khắm hoặc có nhầy máu.

+ Trẻ nôn ra nước hoặc thức ăn.

+ Trẻ biếng ăn.

+Trướng bụng, đau bụng.

4.2. Hội chứng mất nước và rối loạn điện giải:

+ Khát nước, mắt trũng, môi khô.

+ Khóc ít nước mắt.

+ Độ chun giãn của da giảm, véo da (+).

+ Đái ít, mạch nhanh, kích thích vật vã, nặng trụy tim mạch.

4.3 . Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc:

Trẻ quấy khóc, vật vã kích thích, ly bì, hôn mê co giật, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao có trường hợp thân nhiệt giảm.

4. 4. Tim mạch:

Tuỳ theo mức độ bệnh, nếu nặng có thể tụt HA ,truỵ tim mạch

4. 5. Tiết niệu:

Trẻ đi tiểu bình thường, hoặc tiểu ít, nếu nặng vô niệu.

4.6. Xét nghiệm:

+ Soi phân.

+Cấy phân và kháng sinh đồ.

+ pH phân.

+ Điện giải đồ.

+ Công thức máu.

5. ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

5.1. Phác đồ điều trị A: Điều trị tiêu chảy tại nhà.

Ba nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà:

5. 1.1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường phòng mất nước:

+ Dung dịch pha chế tại nhà: Cháo muối.

+ Dung dịch ORS.

5.1.2. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng đề phòng suy dinh dưỡng. Tiếp tục cho bú sữa mẹ.

5.1.3. Đưa trẻ tới cán bộ y tế nếu sau 3 ngày không khá lên hoặc có một trong các triệu chứng sau:

- Đi tiêu nhiều, phân nhiều nước.

- Ăn hoặc uống kém.

- Sốt.

- Khát nhiều

- Nôn liên tục

- Có máu trong phân.

5.2 . Phác đồ điều trị B:

Mất nước nhẹ hoặc trung bình.

+ Dung dịch uống 4 giờ đầu = Trọng lượng cơ thể (kg) x 75.

+ Tiếp tục cho bú mẹ.

+ Sau 4 giờ đánh giá lại theo bảng đánh giá rồi chọn phác đồ A ,B hoặc C để điều trị tiếp.

5.3. Phác đồ điều trị C:

* Mất nước nặng, bù khối lượng tuần hoàn mất nhanh chóng và điều trị shock.

- Truyền t/m Ringer lactat 100 ml/kg, chia số lượng và thời gian như sau: Trẻ<12 tháng: 30ml/kg trong 1 giờ và 70ml/kg trong 5 giờ.

Trẻ>12 tháng: 30ml/kg trong 30 phút và 70ml/kg trong 2 giờ30’.

- Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, cho uống 5 ml/kg/giờ dung dịch ORS.

- Sau 6 giờ (trẻ < 12 tháng), 3 giờ (trẻ > 12 tháng) đánh giá lại theo bảng đánh giá, để chọn phác đồ điều trị phù hợp.

- Nếu không thể truyền dịch, bù nước bằng đặt sond dạ dày dung dịch ORS 20

ml/kg/giờ. Cứ 1 - 2 giờ đánh giá lại tình trạng bệnh nhân, sau 3 giờ tình trạng mất nước không tiến triển tốt, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

6- DINH DƯỠNG

- Trong xử trí bệnh tiêu chảy, ngoài việc bù nước và chất điện giải, cho ăn là khâu không kém quan trọng để phòng ngừa suy dinh dưỡng.

-Tiếp tục cho trẻ ăn trong lúc tiêu chảy và cho trẻ ăn thêm trong hai tuần sau khi đã ngưng tiêu chảy.

6.1. Nuôi dưỡng trong khi bị tiêu chảy:


Nuôi dưỡng

trước khi tiêu chảy

0-3 tháng

4-5 tháng

>6 tháng

- Bú mẹ

- Sữa động vật

- Sữa công nghiệp

. Tiếp tục

. Tiếp tục nhưng pha loãng 1/2 trong 2 ngày

. Tiếp tục

. Tiếp tục nhưng pha loãng 1/2 trong 2 ngày, hoặc cho thức ăn mềm

. Tiếp tục

. Tiếp tục cho ăn như thường

Thức ăn mềm hoặc thức ăn đặc (#)

Không

Tiếp tục nếu bình thường đã cho ăn

Tiếp tục hoặc bắt đầu cho ăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Bệnh học dành cho đào tạo ngành dược trình độ Cao đẳng - 2



Các loại rau củ quả dinh dưỡng sau tiêu chảy

6.2. Nuôi dưỡng trong thời kỳ hồi phục và theo dõi:

- Cho trẻ ăn thêm một bữa /ngày trong 2 tuần.

- Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) hoặc tiêu chảy kéo dài đang hồi phục, cho ăn thêm bữa phụ cho tới khi tình trạng SDD được khắc phục.



Tháp dinh dưỡng

7- THUỐC KHÁNG SINH VÀ THUỐC KHÁC

7.1. Kháng sinh:

+ Kháng sinh được chỉ định điều trị lỵ do Shigella và bệnh tả.

7. 2. Thuốc chống ký sinh trùng: Amíp, trùng roi (Giardia)

* Các thuốc không nên dùng trong tiêu chảy:

+ Các thuốc giảm nhu động ruột.

+ Các thuốc chống nôn.

+ Các thuốc hấp thụ: Actapulgit, smecta, than hoạt là những thuốc không có ích trong điều trị tiêu chảy.

8- PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY

8.1. Điều trị đúng một trường hợp tiêu chảy gồm:

+ Phục hồi nước bằng đường uống.

+ Nuôi dưỡng có thể làm giảm tác hại của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng và nguy cơ tử vong.

+ Các biện pháp làm giảm lan truyền vi khuẩn gây tiêu chảy, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gâybệnh.

8.2. Có 7 biện pháp là mục tiêu tuyên truyền phòng chống tiêu chảy.

1- Nuôi con bằng sữa mẹ

2- Cải thiện tập quán cho trẻ ăn dặm hợp lý

3- Sử dụng nguồn nước sạch và vệ sinh ăn uống 4- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

5- Sử dụng hố xí đúng quy cách vệ sinh 6- Xử lý phân trẻ đúng quy cách

7- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ, nhất là tiêm phòng sởi


MỤC TIÊU:

Bài 4

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1- Trình bày các đặc điểm dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết Dengue.

1- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và phân độ sốt xuất huyết Dengue.

2- Trình bày nguyên tắc và điều trị sốt xuất huyết dựa theo phân độ xuất huyết Dengue.

NỘI DUNG:

1. Định nghĩa

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Bênh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác, thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành

2. Dịch tễ học: Hiện nay bệnh sốt xuất huyết Denguelà một vấn đề y tế quan trọng của cả nước. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao vào mùa mưa, giảm vào các tháng cuối năm và đầu năm.

2.1. Mầm bệnh:

Vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae, có 4 týp huyết thanh 1,2,3 và 4 cả 4 týp này đều gây bệnh cho người. Người là nguồn bệnh chính. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi.

2.2. Nguồn bệnh

Là bệnh nhân, những người mắc bệnh thể nhẹ ít được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng.

2.3. Đường lây:

Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chính, ngoài ra các loài muỗi Aedes khác là trung gian truyền bệnh thứ yếu.

2.4. Cơ thể cảm thụ

- Trẻ em dễ bị mắc bệnh, lứa tuổi bị bệnh có xu hướng ngày càng nhỏ dần.Không khác nhau về giới tính

- Dịch sốt xuất huyết Dengue hay xảy ra vào mùa mưa, nóng.

3. Lâm sàng:

3.1. Các thể lâm sàng do vi rút Dengue gây ra:

- Sốt Dengue ( Dengue cổ điển) sốt cao liên tục, đau cơ khớp, hạch sưng đau, ban dát sẩn toàn thân. Hiếm gặp xuất huyết, nghiệm pháp dây thắt âm tính, không có sốc, không có xuất huyết phủ tạng, không hôn mê và không vàng da.

Xét nghiệm Hematocrit và tiểu cầu bình thường .

3.2. Sốt xuất huyết Dengue không sốc:

* Thời kỳ nung bệnh : Trung bình 4-10 ngày (3-15 ngày)

* Thời kỳ khởi phát: Thường là đột ngột sốt cao, thời kỳ khởi phát thường ngắn.

* Thời kỳ toàn phát

+ Sốt : Khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục, trung bình 7-10 ngày.

+ Bệnh nhân thường chán ăn, ói mửa, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, họng đỏ xung huyết, có thể có co giật do sốt.

+ Xuất huyết dưới da: Dấu dây thắt (+), bầm nơi tiêm chích, các nốt xuất huyết dạng chấm, nốt, đốm, dải xuất huyết. Đốm xuất huyết thường rải rác khắp cơ thể nhiều ở vùng da mỏng (mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạng sườn) mọc dày ở cẳng chân, cẳng tay (dấu hiệu đi bít tất).

+ Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới kết mạc mắt ít gặp hơn

+ Xuất huyết phủ tạng: Phổ biến là xuất huyết tiêu hoá, sau đó là xuất huyết tiết niệu, hô hấp, xuất huyết não, màng não… phụ nữ thường gặp xuất huyết tử cung.

3.3. Sốt xuất huyết Dengue có sốc

Sau vài ngày sốt cao bệnh trở nặng và rơi vào sốc, thường từ ngày thứ 3 – 6.

+ Triệu chứng: đột ngột hạ sốt, bứt rứt lăn lộn hoặc ly bì, tay chân lạnh ẩm, đầu chi tím, mạch nhanh nhẹ hoặc có khi không bắt được, huyết áp thấp hoặc kẹp ( < 20mmHg) có khi không đo được, tiểu ít.

+ Phải chống sốc tích cực và sớm, nếu không bệnh nhân tử vong.

+ Diễn biến : nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân thoát sốc sau đó hồi phục dần, không để lại di chứng, ngon miệng là triệu chứng tốt. Nếu điều trị không hiệu quả, sốc kéo dài đưa đến toan huyết, xuất huyết ồ ạt và tử vong.

4. Xét nghiệm :

+ Hematcrit tăng > 20% của trị số bình thường.

+ Tiểu cầu giảm < 100.109 /l.

+ Bạch cầu có thể giảm hoặc tăng nhẹ.

+ Rối loạn đông máu: Tiểu cầu giảm, tỷ lệ Prothrombin giảm, Fibrinogen máu giảm, giảm các yếu tố đông máu VIII, XII, V, VII, IX.

5. Biến chứng

- Xuất huyết phủ tạng nặng.

- Hội chứng não cấp: co giật, gồng cứng người, rối loạn tri giác, đôi khi có liệt thoáng qua, có thể dẫn đến tử vong.

- Xuất huyết não.

6. Phân loại mức độ bệnh

Theo qui định của Tổ chứcY tế thế giới sốt xuất huyết Dengue chia thành 4 độ:

- Độ I: Sốt + dấu hiệu dây thắt (+), không có xuất huyết tự nhiên

- Độ II : Sốt + xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc

- Độ III : Độ I, II + mạch nhanh nhỏ huyết áp kẹp hoặc tụt, da lạnh, bứt rứt vật vã.

- Độ IV (Sốc sâu): huyết áp không đo được, mạch không bắt được

7. Chẩn đoán

7.1. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue

* Lâm sàng :

- Sốt cấp diễn thời gian sốt từ 2- 7 ngày

- Xuất huyết: Thường xảy ra vào ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái:

+ Dấu hiệu dây thắt (+)

+ Xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm mạc

- Gan to.

* Xét nghiệm:

- BC giảm

- Tiểu cầu giảm 100.000/ mm3

- Hematocrit tăng từ 20% trở lên so với bình thường hoặc có bằng chứng tăng tính thấm thành mạch rõ

- Xét nghiệm đặc hiệu;

+ Phân lập vi rút : Cần làm sớm ở những ngày đầu của bệnh.

+ Phản ứng huyết thanh: Bằng kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu (HI) làm hai lần, lần 1 vào tuần đầu của bệnh, lần 2 cách lần 1 từ 7- 14 ngày

* Dịch tễ:

Dịch thường xảy ra vào mùa mưa nóng, địa phương có dịch sốt xuất huyết Dengue lưu hành.

7.2. Chẩn đoán phân biệt:

+ Tình trạng nhiễm vi rút khác; không cô đặc máu, không sốc có thể kèm theo viêm đường hô hấp trên.

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu: Hematocrit không tăng.

8. Điều trị

8.1. Nguyên tắc điều trị

- Bổ sung dịch thể sớm tuỳ theo mức độ bệnh.

- Hạ nhiệt khi sốt cao, an thần.

- Xử trí tốt mọi xuất huyết, truyền máu tươi khi xuất huyết phủ tạng nặng

- Phát hiện và xử trí sớm sốc.

- Nuôi dưỡng, săn sóc hộ lý tốt bệnh nhân.

8.2. Bổ sung dịch thể

* Nguyên tắc :

- Độ I : Chủ yếu uống

- Độ II : Uống kết hợp với truyền

- Độ III : Chủ yếu truyền

- Độ IV : Truyền tốc độ nhanh

8.2.1. Sốt xuất huyết Dengue độ I, II:

* Loại dịch uống và truyền là dịch đẳng trương

- Dịch uống : ORESOL pha với 1 lít nước sôi để nguội.

Lượng nước uống thay đổi theo tuổi và cân nặng, ngày điều trị. Tối thiểu 100 – 150 ml/kg/24 giờ. Đối với trẻ < 2 tuổi cần thêm một lượng nước thường hoặc nước trái cây.

- Dịch truyền : Ringerlactat + glucose 5% hoặc natri clorua 0,9% + glucose 5% theo tỷ lệ 2/1; 3/1 hoặc 1/1; khi có nhiễm toan bổ sung thêm Natribicarbonat đẳng trương 1,4%.

* Chỉ định khi truyền dịch:

- Nôn ói nhiều, ăn uống kém.

- Hematocrit tăng không chỉnh được bằng đường uống.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí