Quy Mô Đào Tạo Đại Học, Cao Đẳng Chính Quy Theo Nhóm Ngành Năm 2010


Bảng 2.7: Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo nhóm ngành năm 2010




TT

NHÓM NGÀNH

ĐẠI HỌC

CAO ĐẲNG

TỔNG

TỶ LỆ %

Tổng

984.398

659.382

1.643.780

100%


1

Kỹ thuật công nghệ Trong đó: GTVT –XD

304.459

38.162

209.460

30.812

513.919

68.974

31,26%

4,20%

2

Khoa học Tự nhiên

32.796


32.796

2,00%

3

Khoa học xã hội

112.798

48.521

161.319

9,81%

4

Sư phạm

96.745

76.530

173.275

10,54%


5

Kinh tế - Tài chính Trong đó: Luật-HC-NV

333.225

28.421

267.830

601.055

28.421

36,57%

1,73%

6

Nông lâm ngư

45.387

13.843

59.230

3,60%

7

Y Dược

39.793

30.791

70.584

4,29%

8

Nghệ thuật – TDTT

19.195

12.407

31.602

1,92%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.

Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam - 12

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo

Với cơ cấu sinh viên như hiện nay (nêu trên bảng 2.7) cho thấy nhóm ngành kinh tế tài chính – ngân hàng thu hút nhiều học sinh đăng ký vào học, chiếm tỷ lệ 36,57%, trong đó ngành luật hành chính – nghiệp vụ 28.421 sinh viên, chiếm tỷ lệ 1,73% so với toàn ngành. Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ cũng đã tăng đáng kể, chiếm tỷ lệ 31,3%, trong đó ngành xây dựng công nghiệp và giao thông vận tải 60.974 sinh viên, chiếm 3,71% so với toàn ngành (do chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp nên cơ cấu lao động cũng chuyển dịch từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong đó đáng chú ý là lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, pháp luật tăng nhanh theo tốc độ tăng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các khu dịch vụ, thương mại). Nhóm ngành sư phạm giảm (chiếm tỷ lệ 10,54%) là do nhu cầu giáo viên các cấp đang dần ổn định, không thể thiếu giáo viên như trước đây. Đối với ngành y dược, cơ cấu sinh viên chiếm 4,29% thì chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Nhóm ngành nông lâm, ngư nghiệp vẫn khó tuyển sinh, nên cơ cấu sinh viên chỉ chiếm khoảng 3,6% do số lượng sinh viên đăng ký học ít.

Phân tích theo số lượng trường, trong tổng số 414 trường đại học, cao đẳng có 44 trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo nhân lực của ngành y tế (chiếm 10,6%), 29 trường thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thể dục thể thao (chiếm 7%), 53 trường đại học, cao đẳng sư phạm (chiếm 12,8%), 10 trường thuộc lĩnh vực xây dựng, kiến trúc (chiếm 2,4%), 7 trường


trong lĩnh vực giao thông (chiếm 1,7%), còn lại hầu hết là các trường đa ngành, các trường đa lĩnh vực. Các trường sư phạm cơ bản được phân bổ hợp lý ở các vùng (hầu hết các tỉnh, thành phố đều có trường đào tạo cao đẳng sư phạm), nên đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo viên cho các cấp học mầm non và phổ thông của các địa phương. Trường cao đẳng Y tế đã có tại 29 tỉnh, thành phố còn lại là các trường trung cấp y tế. Nhiều vùng chưa có trường cao đẳng về y tế, văn hóa, nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực tại chỗ, ngay cả một số tỉnh dân số lớn trên 1 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa có trường cao đẳng y tế. Các trường đại học, cao đẳng văn hóa nghệ thuật thể dục, thể thao số lượng còn ít thậm chí các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến nay chưa có trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành văn hóa nghệ thuật. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm nông – lâm ngư được phân bổ hợp lý ở tất cả các vùng của cả nước, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, hai vựa lúa lớn nhất của cả nước đều có trường đại học nông nghiệp trọng điểm với năng lực đào tạo và tiềm năng nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước về nông nghệp và phát triển nông thôn.

Các trường đại học cao đẳng công lập của các địa phương được chú ý phát triển, nhất là những tỉnh thuộc các vùng khó khăn. Phần lớn các trường cao đẳng thuộc địa phương quản lý là các trường cao đẳng sư phạm, y tế, văn hóa, kinh tế – kỹ thuật và cao đẳng cộng đồng. Số trường đại học thuộc địa phương phần lớn mới được thành lập trong 10 năm lại đây, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ trên cơ sở trường cao đẳng sư phạm và một số trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật địa phương. Việc hình thành các trường đại học, cao đẳng của các địa phương đã giúp các tỉnh, thành phố chủ động đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nhất là giáo viên và cán bộ y tế, cán bộ quản lý chuyên môn cho các huyện, quận, xã, phường.

Nhìn chung cơ cấu ngành nghề đào tạo hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng đã phản ánh phần nào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo xã hội đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2.1.2.3. Phân loại trường đại học công lập theo quy mô

Một trong những cách phân loại hệ thống trường đại học công lập giúp quá trình quản lý giáo dục đại học hiệu quả hơn, không thể không kể đến tiêu chí phân loại theo quy mô. Tại Việt Nam, việc phân loại theo quy mô có thể chia thành đại học trọng điểm quốc gia và đại học không trọng điểm.

Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam là những đại học (cấp vùng và cấp quốc gia), trường đại học và học viện hàng đầu của quốc gia, được chính phủ ưu tiên giao quyền tự chủ


như: được tự in và cấp bằng tiến sỹ; được toàn quyền cử cán bộ đi học nước ngoài, trừ những trường hợp du học bằng ngân sách nhà nước; được chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nước ngoài đến học và giảng dạy; được đề xuất mở những ngành đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng sẽ quyết ngân sách đầu tư thiết bị và xây dựng cơ bản mà không phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam [81].

Hiện nay, ở Việt Nam có 15 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 2 đại học quốc gia, 4 đại học vùng theo lãnh thổ, và 9 trường đại học, học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia (sư phạm, y - dược, kinh tế, nông - lâm - ngư nghiệp, công nghệ, kỹ thuật quân sự), số các trường đại học còn lại chưa phải là trường trọng điểm được xếp vào trường đại học có quy mô vừa và nhỏ, do chưa đáp ứng được những điều kiện nêu trên về trường trọng điểm, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam


TT

Tên trường

Lĩnh vực đào tạo

Vùng/ Miền

1

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản &

ứng dụng hàng đầu

Miền Bắc

2

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản &

công nghệ hàng đầu

Miền Nam

3

Đại học Thái Nguyên

Đại học vùng, lớn nhất khu vực, đa ngành

Miền núi phía Bắc

4

Đại học Đà Nẵng

Đại học vùng, lớn nhất khu vực, đa ngành

Miền Trung & Tây

Nguyên

5

Đại học Huế

Đại học vùng, lớn nhất khu vực, đa ngành

Bắc Trung bộ

6

Trường Đại học Cần Thơ

Trường đại học vùng, lớn nhất khu vực, đa ngành

Tây Nam bộ

7

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường đại học đầu ngành Kinh tế

Miền Bắc

8

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Trường đại học đầu ngành Kinh tế

Miền Nam

9

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường đại học đầu ngành Sư phạm

Miền Bắc

10

Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Trường đại học đầu ngành Sư phạm

Miền Nam

11

Trường Đại học Y Hà Nội

Trường đại học đầu ngành Y-Dược

Miền Bắc

12

Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Trường đại học đầu ngành Y-Dược

Miền Nam

13

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trường đại học đầu ngành Nông-Lâm-Ngư

nghiệp


14

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường đại học đầu ngành Kỹ thuật và

Công nghệ

Miền Bắc

15

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện đầu ngành kỹ thuật và công nghệ

quân sự, công nghiệp quốc phòng


Nguồn: [81] Về cơ bản, các trường trọng điểm phân bố ở tất cả các miền, thuận lợi cho việc đánh giá của nhà nước, sự lựa chọn của người học, khả năng tiếp cận với những trường lớn dễ hơn về

khoảng cách địa lý.


2.2. Thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam

2.2.1. Thực trạng quản lý thu - chi các trường Đại học công lập ở Việt Nam

Quá trình nền kinh tế của Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã kết thúc bao cấp cho sự nghiệp giáo dục nói chung và GD đại học nói riêng. Tuy nhiên, đầu tư của Chính phủ và vốn từ NSNN vẫn giữ vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục.

Trong cơ chế thị trường, NSNN không còn là ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng trong tất cả nguồn đầu tư cho sự nghiệp đào tạo thì nguồn NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã khẳng định: “Đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong NSNN. NSNN giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục - đào tạo và phải được tập trung… Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo để đạt được 15% tổng chi ngân sách vào năm 2000” [41].

Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội nhằm góp phần đảm bảo, duy trì cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước dưới hình thức không hoàn trả trực tiếp. Tuy nhiên về mặt tác dụng lâu dài chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT là khoản chi có tính chất tích luỹ bởi khoản chi này là nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng nền kinh tế trong tương lai.

Nguồn NSNN bao gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các trường đại học công lập NSNN đảm bảo một phần chi phí;

- Kinh phí thực hiện các đề tài NCKH cấp nhà nước, bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được giao; kinh phí thanh toán cho nhà trường theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước;

- Vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và NCKH theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án; kinh phí đầu tư ban đầu; đầu tư khuyến khích của nhà nước đối với các trường ngoài công lập.

NSNN bao gồm: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Nhưng theo quy định về phân cấp ngân sách thì hầu như toàn bộ nguồn vốn đầu tư của NSNN cho GD đại học là được cung cấp từ ngân sách Trung ương.

Nguồn ngoài ngân sách

Đối với hệ thống các trường đại học công lập thì tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nước chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, nguồn tài chính để duy trì và phát triển các hoạt động trong các


trường công lập là các khoản thu sự nghiệp: phí, lệ phí (nằm trong khung của nhà nước quy định). Ngoài ra, các khoản thu khác trong hệ thống các trường Đại học công lập nói chung còn có: các khoản thu từ hoạt động khác như, liên doanh, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, thu từ kinh doanh, đầu tư, thu từ khai thác cơ sở vật chất, nguồn tài trợ…

Nội dung quản lý nguồn tài chính của NSNN được phân cấp theo ngành dọc, thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước. Bộ Tài chính là đơn vị dự toán Trung ương, hàng năm khi lập kế hoạch trình lên Chính phủ phải dựa vào yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD-ĐT, nắm vững đầy đủ số liệu về biên chế số lượng HS-SV, cơ sở vật chất của các trường đại học thuộc các Bộ chủ quản đã lập kế hoạch và dựa vào số liệu thực hiện của các năm trước để lập dự toán tổng thể.

Các Bộ chủ quản (đơn vị dự toán cấp II) khi được Bộ Tài chính giao kế hoạch kinh phí, tiến hành phân bổ và giao dự toán kinh phí cho các cơ sở đào tạo trực thuộc theo các chỉ tiêu như trên và các cơ sở đào tạo là đơn vị dự toán cấp III là nơi trực tiếp sử dụng chỉ tiêu kinh phí.

Khâu cấp phát kinh phí phải kịp thời, đảm bảo kế hoạch hoạt động thường xuyên cho công tác đào tạo. Cuối cùng là khâu quyết toán kinh phí phải đảm bảo các khoản chi, báo cáo quyết toán đúng chế độ và biểu mẫu, nội dung và thời gian báo cáo theo quy định của Luật ngân sách. Đối với các cơ sở đào tạo, việc quản lý tài chính trong công tác đào tạo cũng phải theo một quy trình đã quy định chung. Trước hết về khâu lập kế hoạch; hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã được giao, căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, thực tế nhu cầu chi tiêu và dựa vào

báo cáo tài chính của năm trước để lập kế hoạch ngân sách cho công tác đào tạo năm nay.


2.2.1.1. Thực trạng quản lý thu các trường đại học công lập

Thực trạng quản lý nguồn NSNN cấp

Ở Việt Nam hiện nay, định mức và nguyên tắc phân bổ NSNN cho các trường đại học công lập được thực hiện theo: (1) Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, (2) Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN;

(3) Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43 /2006/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; (4) Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC- BGDĐT-BNV ngày 24/3/2003 của Bộ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập hoạt động có thu.


CHÍNH PHỦ



Bộ Tài chính

Bộ Kế hoạch đầu tư

Bộ Giáo dục và đào tạo


Trường trực thuộc

Trường trực thuộc

Trường trực thuộc

Sở tài chính


Trường thuộc tỉnh quản lý


Các bộ

ngành khác

Các trường thuộc

Chính phủ

Bộ Giáo dục và

đào tạo

UBND tỉnh

Sơ đồ 2.1: Phân bổ NSNN cho giáo dục đại học hiện nay [8]


2. Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên


Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP các trường Đại học được phân thành 3 loại:

- Các trường thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là trường tự đảm bảo chi phí hoạt động): các trường tư thục và một số trường công lập được chọn thí điểm triển khai phương án tự chủ tài chính của trường, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

- Các trường có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (từ trên 10% đến dưới 100%), phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là trường tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động).

- Các trường có nguồn thu sự nghiệp thấp (từ 10% trở xuống), các trường không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là trường do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động): như các trường thực hiện nhiệm vụ đặc biệt và không có nguồn thu (trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề khuyết tật, dự bị đại học,…)

Việc phân loại theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại cho phù hợp. Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi cho các trường theo quy định hiện hành:

- Dự toán chi thường xuyên do NSNN cấp (đối với các trường tự đảm bảo một phần chi phí hoạt

động) theo mức năm trước liền kề và kinh phí tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ


tăng thêm) hoặc giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong phạm vi dự toán chi NSNN

được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính.

- Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, các trường được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Cuối năm Ngân sách dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

- Các trường thực hiện lập báo cáo kế toán theo quý, báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.

Thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, mức ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở đào tạo được giao ổn định và hàng năm trong thời kỳ ổn định được tăng tỷ lệ theo các nhóm ngành đào tạo do Chính phủ trình quốc hội quyết định.

Theo quyết định này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi NS đào tạo cho các đơn vị trực thuộc, đảm bảo khớp đúng về định mức phù hợp với đặc điểm thực tế và nguồn thu của các đơn vị trực thuộc.

Vì vậy, các trường thuộc các cơ quan chủ quản khác nhau thì cách thức và định phân bổ ngân sách chi thường xuyên có những điểm khác nhau.

Đối với đại học thuộc Chính phủ


Trong hệ thống giáo dục đại học có các đại học do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, điều hành.

Đối với các đại học này, các trường trực thuộc xây dựng và lập dự toán ngân sách ổn định trong suốt thời hạn 3 năm bao gồm có chi thường xuyên, trình lên ban tài chính của trường, Ban tài chính chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp và đóng góp ý kiến để trình lên Ban giám đốc phê duyệt. Quá trình xây dựng kế hoạch tài chính luôn có sự trao đổi, phối hợp với Bộ Tài chính không chỉ về các định mức hiện hành mà còn về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất về hoàn thiện các chính sách. Cuối cùng kế hoạch tổng thể của đại học (bao gồm các trường thành viên và đơn vị trực thuộc) được trình lên Chính phủ xem xét và quyết định.

So sánh với quy trình phân bổ NSNN cho các trường Cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ GDĐT quản lý, quy trình đối với các trường đại học trực thuộc Chính Phủ phân bổ tương tự như các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, tuy nhiên có hai điểm khác biệt quan trọng: (1) các đề xuất từ đại học do Chính phủ quản lý sẽ được đệ trình trực tiếp cho Chính phủ và dường như các quyết định thường được quyết định nhanh hơn so với các đệ trình của các trường trực


thuộc bộ GD&ĐT do phải có quy trình đóng góp ý kiến của các địa phương; (2) Quy mô và số lượng các trường thành viên trực thuộc các trường thuộc Chính phủ là nhỏ hơn nhiều so với trường trực thuộc bộ GDĐT, hơn nữa vị trí địa lý của các trường thành viên trực thuộc thường nằm trên cùng một thành phố, do vậy quá trình trao đổi, thương thuyết và phê duyệt trong nội bộ trường ĐHQG sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn nhiều so với các trường trực thuộc Bộ GDĐT.

Đối với các trường thuộc bộ GD&ĐT quản lý


Phòng kế hoạch tài chính các trường xây dựng và lập dự toán ngân sách ổn định trong thời hạn 3 năm, gồm chi thường xuyên và không chi thường xuyên.

Vụ Kế hoạch – Tài chính

Bộ GDĐT chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách và quyết định giao dự toán thu chi ngân sách cho các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ. Mức phân bổ căn cứ vào quy mô học sinh, sinh viên, giáo viên, ngành nghề đào tạo đồng thời căn cứ vào nguồn thu của trường để xác định tỷ lệ cấp phát ngân sách. Bộ GD&ĐT trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm đối với nguồn kinh phí này, báo cáo Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.

Bộ Giáo dục và

đào tạo


Bộ Tài chính

Các trường đại học, cao

đẳng trực thuộc Bộ

Bộ Kế hoạch và

Đầu tư


Phòng Kế hoạch Tài chính

Lập dự toán ngân sách của trường

Sơ đồ 2.2 : Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên đối với các trường thuộc Bộ GD&ĐT quản lý

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014, 6/2009


Đối với các trường trực thuộc Bộ, ngành khác


Các trường thực hiện lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách năm tuân theo Luật NSNN số 01/2002/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày 16/12/2002, Nghị định số 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ, thông tư 71/2006/TT –BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BTC-BGDĐT-BNV ngày 24/3/2003 của Bộ Tài chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022