Nâng Cao Hiểu Biết Về Chuyên Ngành Đào Tạo Của Học Viện

3.4.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đối với công tác XLTL, việc đào tạo cán bộ trở thành những “chuyên gia” vững về nghiệp vụ, chắc về chuyên môn luôn là ưu tiên trước nhất. Trong những năm qua, Trung tâm đã dành sự đầu tư lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của một thư viện hiện đại.

Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác XLTL của Trung tâm cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của Trung tâm.

- Quy mô đào tạo không chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác xử lý mà phải mở rộng tới toàn thể cán bộ trong Trung tâm.

- Chương trình đào tạo phải phù hợp với từng loại đối tượng. Đối với cán bộ XLTL cần có chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu. Đối với cán bộ thư viện không tham gia trực tiếp cần có chương trình đào tạo mang tính tổng quan, đi sâu vào việc áp dụng triển khai các sản phẩm và dịch vụ phục vụ người dùng tin.

Trong thời gian tới, Trung tâm cần đa dạng hóa hình thức đào tạo để có thể phát huy được hiệu quả và chất lượng cũng như phù hợp với từng loại đối tượng tham gia như:

+ Đào tạo tại chỗ: Trung tâm có thể tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, mời các chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện trong nước và trên thế giới tham gia giảng dạy. Hoặc trong những điều kiện cụ thể, giảng viên sẽ do chính các cán bộ trực tiếp tham gia xử lý có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm tích lũy lâu năm của Trung tâm đảm nhiệm. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi, tọa đàm về chuyên môn nghiệp vụ cũng rất cần thiết đối với Trung tâm. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi xu hướng phát triển của các thư viện đang tiến tới việc liên thông, liên kết, chia sẻ tài nguyên thư viện thì việc tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ giải quyết được các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ của mỗi thư viện mà còn làm tăng khả năng giao lưu, liên kết, chia sẻ, khai thác nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư viên giúp NDT có thể

tiếp cận tới nhiều nguồn thông tin có giá trị cũng như giảm bớt công sức, thời gian của cán bộ trong việc XLTL.

Bước đầu thực hiện, vào tháng 5/2014 Trung tâm đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện Ngân hàng”. Tọa đàm đã thu hút được sự chú ý và tham gia của các cơ quan thông tin thư viện lớn như: Trung tâm Học liệu Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học Ngoại thương, Thư viện trường Đại học Hà Nội,… Tiếp thu những kết quả của Tọa đàm, Trung tâm cần tiếp tục nghiên cứu cũng như triển khai tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm tiếp theo về các công tác chuyên môn nghiệp vụ khác, trong đó vấn đề tăng cường ứng dụng các chuẩn trong XLTL là một trong các nội dung đang được Trung tâm ưu tiên quan tâm, đề xuất tổ chức hội thảo trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

+ Đào tạo bên ngoài: Cử cán bộ đi học, tập huấn, đào tạo các khóa ngắn hạn, dài hạn, tham gia các cuộc hội thảo, trao đổi nghiệp vụ do các trung tâm thông tin- thư viện trong nước và nước ngoài tổ chức. Đây là hình thức đào tạo rất quan trọng, giúp cho cán bộ của Trung tâm có điều kiện tiếp cận kiến thức mới, công nghệ mới đã được áp dụng thực tế ở nhiều thư viện lớn trong và ngoài nước cũng như học hỏi các kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được trong quá trình áp dụng. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm đã cử 6 cán bộ tham gia chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đến nay đã có 3 cán bộ có bằng Thạc sỹ Thông tin - Thư viện. Trung tâm cũng đã cử nhiều cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo tại/ do các thư viện và trung tâm lớn tổ chức như Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông tin KH & CN Quốc gia, Liên Chi hội Thư viện trường đại học khu vực phía Bắc,… để học tập và trao đổi các kiến thức liên quan đến XLTL như phân loại với DDC23 ấn bản tiếng Việt, tạo lập đề mục chủ đề, chuẩn hóa công tác biên mục, tổ chức kho mở,…

Bên cạnh các chương trình đào tạo do Trung tâm tổ chức hoặc cử tham gia thì cán bộ XLTL cần xác định nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, từ đó chủ động tìm tòi, nghiên cứu hoặc đề xuất kế hoạch đào tạo chuyên môn với Ban Giám đốc.

Xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng - 16

Hiện nay, trước những yêu cầu về quản trị, khai thác, sử dụng tài liệu số, Trung tâm đã đề xuất bổ sung phần mềm thư viện số nhằm hướng tới xây dựng và tổ chức phục vụ nguồn tài nguyên số. Trên thực tế, Trung tâm đã xây dựng được một số bộ sưu tập số nhưng do chưa có phần mềm đủ tính năng để quản trị, khai thác nguồn tài nguyên này nên chưa thể tổ chức phục vụ NDT. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện quản trị tài nguyên số của Trung tâm, cán bộ XLTL cần phải chủ động tìm hiểu, lựa chọn chuẩn XLTL số để có thể thích ứng với những thay đổi, những đòi hỏi mới của công việc.

3.4.2 Nâng cao hiểu biết về chuyên ngành đào tạo của Học viện

Là cơ sở đào tạo đầu ngành về lĩnh vực tài chính - ngân hàng nên khối lượng tài liệu về lĩnh vực này chiếm tỷ lệ khá lớn (44%) trong cơ cấu nguồn lực thông tin truyền thống của Trung tâm), đặc biệt với loại tài liệu luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học thường đi vào những vấn đề chuyên sâu do đó rất khó khăn cho cán bộ thư viện khi xử lý nội dung tài liệu đặc biệt là phân loại, định chủ đề vì bản thân cán bộ không có kiến thức nền tảng về lĩnh vực này.

Việc trang bị những kiến thức nền tảng về các chuyên ngành đào tạo của Học viện là hướng đi được Trung tâm xác định là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác bổ sung, biên mục cũng như phục vụ NDT. Ở các nước phát triển, xu hướng đào tạo cán bộ thông tin - thư viện theo chuyên ngành là dạng đào tạo mới được áp dụng trong những năm gần đây. Trong mô hình đào tạo này, chủ đề chuyên môn (kinh tế, thương mại, công nghệ, y tế, văn học, văn hóa…) được xác định là trọng tâm. Học viên sẽ phải chọn một ngành nào đó để học, sau đó học thêm nghiệp vụ thông tin - thư viện [9]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đào tạo chủ yếu dưới dạng truyền thống, đào tạo đơn ngành chú trọng trang bị cho học viên các kiến thức nghiệp vụ thông tin - thư viện đơn thuần, hay nói cách khác, cách đào tạo này đi sâu vào các kỹ năng chuyên ngành thông tin - thư viện mà chưa chú ý đến các chủ đề chuyên môn khác. Trong quá trình XLTT sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo của Học viện, nếu cán bộ thư viện không có những hiểu biết nền tảng thuộc chuyên ngành đó thì sẽ rất khó để xử lý tốt.

Do đó, bên cạnh việc thiết lập đội ngũ cộng tác viên, vấn đề nâng cao hiểu biết về các chuyên ngành đào tạo của Học viện cho cán bộ của Trung tâm đặc biệt với bộ phận Bổ sung - Biên mục là hết sức cần thiết, có thể tiến hành theo hướng cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ được Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng của Học viện thường xuyên tổ chức. Hiểu biết về chuyên ngành của tài liệu cần xử lý sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác này, đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng Danh mục Thuật ngữ ngành kinh tế - quản trị đang được triển khai tại Trung tâm, cũng như có thể có đóng góp nhất định khi Việt Nam tiến hành biên soạn Bảng đề mục chủ đề thống nhất sử dụng trên toàn quốc.

3.4.3 Đào tạo các kỹ năng khác

Bên cạnh việc trang bị cho cán bộ XLTL các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về chuyên ngành đào tạo của nhà trường thì việc đào tạo các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm… cho họ là điều tối cần thiết đối với Trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, Giám đốc Trung tâm đã chủ động đề xuất với nhà trường về việc tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm cho cán bộ thư viện. Đợt 1 đã được tổ chức và đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc tăng cường hiệu quả công việc cũng như xây dựng thư viện thân thiện với NDT.

Kỹ năng tin học

Công nghệ thông tin được ứng dụng sâu, rộng vào hoạt động thông tin - thư viện trong đó có hoạt động xử lý tài liệu đã tác động mạnh đến quy trình nghiệp vụ thư viện, làm thay đổi căn bản quan hệ giao tiếp giữa cán bộ thư viện với nguồn tài liệu cũng như quan hệ giữa cán bộ thư viện với NDT. Thực tế trên đã và đang đặt ra cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan thông tin - thư viện nói chung và cán bộ của Trung tâm nói riêng những yêu cầu về trình độ tin học để giải quyết các vấn đề có liên quan đến máy tính cũng như ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động thực tiễn công việc. Yêu cầu này trở nên cấp thiết hơn đối với cán bộ của Trung tâm bởi trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm không có bộ

phận tin học, các vấn đề về công nghệ thông tin do đơn vị khác trong Học viện chịu trách nhiệm. Do vậy, để chủ động xử lý các vấn đề tin học cơ bản phát sinh trong quá trình làm việc, phục vụ tra cứu, truy cập Internet,… của NDT, cán bộ phải có kỹ năng về tin học tốt để giải quyết các vấn đề trên.

Kỹ năng ngoại ngữ

Với lượng tài liệu tiếng Anh chiếm 10.84%, có thể nói là không cao trong cơ cấu nguồn tin của Trung tâm tuy nhiên số lượng tài liệu này không ngừng gia tăng qua các nguồn biếu tặng cũng như nguồn bổ sung của nhà trường. Biểu ghi tài liệu tiếng Anh có thể tải về, sao chép qua các nguồn khác nhau, tuy nhiên việc dịch Đề mục chủ đề tiếng Anh sang tiếng Việt, trong tương lai là dịch tóm tắt tài liệu tiếng Anh sang tiếng Việt đòi hỏi cán bộ XLTL phải được nâng cao trình độ tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành thì mới có thể thực hiện tốt công việc.

Do đó, việc đào tạo các kỹ năng về công nghệ thông tin và ngoại ngữ rất cần Trung tâm xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện theo kế hoạch ngắn hạn.

3.4.4 Tăng cường số lượng cán bộ làm công tác xử lý tài liệu

Trung tâm phân bổ 02 cán bộ làm công tác XLTL trong đó 01 cán bộ vừa chịu trách nhiệm bổ sung đồng thời xử lý hình thức tài liệu và 01 cán bộ hỗ trợ đồng thời làm công tác quản lý chung mọi hoạt động của Trung tâm, do đó thời gian họ dành cho công việc XLTL không được nhiều và thường xuyên. Số lượng cán bộ ít, trong khi nguồn tài liệu bổ sung gia tăng qua các năm, và dự kiến sẽ ngày càng tăng cùng với sự mở rộng các chuyên ngành đào tạo của Học viện. Hệ quả của tình trạng thiếu cán bộ XLTL là tài liệu chậm được đưa ra phục vụ, ảnh hưởng tới tính cập nhật của thông tin. Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, vì những lý do mang tính lịch sử, dữ liệu cần xử lý hồi cố là rất lớn, đòi hỏi nhân sự cần được tăng cường cho công tác XLTL, cần thiết phải được Ban Giám đốc Học viện và Ban Giám đốc Trung tâm quan tâm, sắp xếp thêm nhân sự cho công tác này. Đảm bảo nhân sự cho công tác này cũng giúp giải quyết hạn chế trong xây dựng quy trình XLTL, công tác hiệu đính biểu ghi (hồi cố và tiếp tục) được thực hiện sẽ giúp tăng cường tính thống nhất, kiểm soát trong CSDL.

3.5 Tăng cường đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại

Nâng cấp hệ thống máy tính tra cứu: Nhìn chung, Trung tâm đã được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng tương đối tốt nhu cầu làm việc của cán bộ thư viện. Tuy nhiên hệ thống máy tính tra cứu cho NDT hiện nay là máy cũ, có cấu hình thấp, tốc độ truy cập mạng chậm, do đó ảnh hưởng đến chất lượng tìm tin của NDT. Trang bị hệ thống máy tính tra cứu tốt sẽ không chỉ giúp tăng chất lượng tìm tin mà còn giúp kích thích NDT tăng cường sử dụng công cụ tra cứu để xác định chính xác, đầy đủ tài liệu cần tìm thay vì trực tiếp vào kho tìm tài liệu như thói quen của đa số NDT tại Trung tâm như hiện nay (theo kết quả điều tra bằng phiếu hỏi có đến 68.83% NDT thường xuyên sử dụng phương thức tìm kiếm trực tiếp tài liệu trong kho).

Yêu cầu nâng cấp, bảo trì phần mềm ILIB 4.0.

Yêu cầu bảo trì phần mềm: Sau 4 năm đi vào hoạt động, phần mềm ILIB đã làm thay đổi toàn diện theo hướng hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm từ hoạt động bổ sung, biên mục, lưu thông, quản lý bạn đọc. Tuy nhiên, hiện nay một số chức năng của phần mềm hoạt động không ổn định gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ XLTL, chất lượng dữ liệu và hiệu quả tra cứu thông tin. Do vậy, để hoạt động XLTL của Trung tâm ngày càng tốt hơn, đồng thời khai thác và phát huy tối đa các tính năng mà phần mềm cung cấp, Trung tâm đã đề xuất gói bảo trì phần mềm với các nội dung cụ thể như sau:

- Kiểm tra và đảm bảo việc tải biểu ghi qua cổng Z39.50 được thực hiện thông suốt: Đây là công cụ rất cần thiết cho công tác XLTL đặc biệt trong điều kiện nhân lực hạn chế về số lượng như hiện nay thì việc đảm bảo để phần mềm thực hiện được chức năng tải biểu ghi qua cổng Z39.50 sẽ góp phần thúc đẩy nhanh thời gian tài liệu được đưa lên giá phục vụ.

- Đảm bảo thực hiện chức năng Xuất dữ liệu - Báo cáo word, Excel: Bên cạnh phương tiện tra cứu Mục lục trực tuyến OPAC thì các loại thư mục: thư mục thông báo sách mới, thư mục chuyên ngành cũng là phương tiện tra cứu được NDT sử dụng thường xuyên. Do đó, phần mềm phải đảm bảo các chức năng xuất dữ liệu

để tạo lập các loại thư mục phục vụ việc tra cứu tìm tin của NDT cũng như các công việc chuyên môn của Trung tâm.

- Tra cứu Mục lục trực tuyến OPAC qua Cổng thông tin cần đảm bảo hoạt động ổn định, tránh tình trạng trả kết quả tìm kiếm không chính xác.

Yêu cầu nâng cấp phần mềm: Như đã trình bày ở phần đánh giá thực trạng phần mềm ILIB, phần mềm chưa cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu cho các hoạt động XLTL; tra cứu trên OPAC chưa có những điều chỉnh kịp thời để bắt kịp với những thay đổi của hoạt động XLTL, do vậy chưa tạo được tiện ích tối đa cho NDT tra cứu thông tin tại Trung tâm. Vấn đề nâng cấp phần mềm để có những hỗ trợ tốt hơn cho công tác chuyên môn như công tác biên mục, công tác tra cứu là vấn đề được Trung tâm rất quan tâm. Trong Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Ngân hàng giai đoạn 2015 - 2020” dự kiến bảo vệ trong năm 2015, những yêu cầu nâng cấp, bảo trì phần mềm đã được mô tả cụ thể và gửi cho Công ty CMC để có hướng nghiên cứu, đáp ứng trong thời gian gần nhất.

Yêu cầu bổ sung phần mềm thư viện số

Trong điều kiện số lượng tài liệu truyền thống gia tăng không ngừng, diện tích kho lưu trữ có hạn đã bắt đầu gây ra hiện tượng quá tải trong các kho. Cùng với đó là sự phát triển, gia tăng các loại hình tài liệu điện tử và nhu cầu của NDT đối với loại hình tài liệu này thì việc bổ sung phần mềm thư viện số để lưu trữ, khai thác nguồn tài liệu điện tử là yêu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới, tăng cường năng lực phục vụ NDT của Trung tâm.

3.6 Đào tạo người dùng tin và thiết lập đội ngũ cộng tác viên.

3.6.1 Đào tạo người dùng tin

NDT là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện. Họ vừa là người sử dụng thông tin, là đối tượng phục vụ của thư viện, đồng thời cũng là những người sản sinh ra những thông tin mới. Nhu cầu của NDT được thỏa mãn sẽ càng thúc đẩy hoạt động thông tin thư viện phát triển. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện phụ thuộc rất nhiều vào những hiểu biết của NDT về nguồn tin và khả năng truy cập tìm kiếm thông tin qua các phương tiện tra cứu tin (OPAC, các loại

thư mục) trong các cơ quan thông tin - thư viện này. Do vậy, công tác đào tạo NDT là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cơ quan thông tin - thư viện.

Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo NDT tại Trung tâm còn nhiều bất cập. Việc kết hợp đào tạo sinh viên khóa mới hướng dẫn sử dụng thư viện với tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa khiến thời gian đào tạo ít, chủ yếu chỉ giới thiệu được tổng quan, quy trình sử dụng và giới thiệu phương tiện tra cứu của Trung tâm chứ chưa hướng dẫn những kỹ năng tìm kiếm thông tin cần thiết. Bước đầu giải quyết vấn đề này, Trung tâm đã tổ chức các lớp tập huấn cho người dùng tin trong đó có Lớp Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin trên Internet, giúp NDT có chiến lược tìm tin trên Internet nói chung và tìm tin qua Mục lục trực tuyến OPAC của Trung tâm nói riêng. Tuy nhiên, đây là các lớp đăng ký tự nguyên, lượng sinh viên tham gia chưa nhiều, do đó trong thời gian tới Trung tâm cần tăng cường công tác đào tạo NDT bằng việc tổ chức đào tạo theo các đối tượng NDT khác nhau theo nhiều hình thức. Đối với sinh viên khóa mới, nên phân tách thành các nhóm nhỏ để hướng dẫn trực tiếp tại Trung tâm như mô hình đã được triển khai hiệu quả tại một số thư viện trường đại học hiện nay. NDT được trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin tốt, sẽ khai thác được hiệu quả của NLTT, đồng thời qua các kênh phản hồi họ có thể đánh giá mức độ phù hợp của việc XLTL của Trung tâm với yêu cầu tin cụ thể, từ đó tham gia vào việc điều chỉnh các hoạt động chuyên môn thư viện như xây dựng ngôn ngữ tư liệu. Họ tham gia vào việc mô tả nội dung tài liệu, hình thành chiến lược tìm tin và đánh giá các kết quả tìm được.

3.6.2 Thiết lập đội ngũ cộng tác viên

Trong những năm gần đây, dựa trên mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, Trung tâm đã nhận được nhiều tài liệu biếu tặng xuất bản bằng tiếng Anh từ các nguồn: Quỹ Châu Á, giáo viên nước ngoài đang giảng dạy cho Chương trình hợp tác quốc tế của Học viện, cán bộ đào tạo ở nước ngoài về… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin của mình ngày càng phong phú và đa dạng. Theo thống kê nguồn lực thông tin, 10.84% tổng số tài liệu của Trung tâm là tiếng Anh và 75% chủ đề tài liệu về kinh tế - tài chính - ngân hàng. Làm thế nào để có thể xử lý chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022