Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 9


nhận ra là, dù nghiên cứu dưới góc độ nào, họ đều khẳng định: quá trình thông tin giao tiếp luôn có hai đối tượng: người truyền đi thông điệp và người nhận thông điệp. Vai trò của hai đối tượng này có thể “hoán đổi” cho nhau nhưng luôn luôn là “đối tác” của nhau, bất di bất dịch. Kết quả của quá trình thông tin giao tiếp này tốt hay không tốt phụ thuộc rất nhiều yếu tố, như: nội dung thông điệp được truyền qua phương tiện gì; môi trường thông điệp được truyền đi (tốt hay ồn, nhiễu); trình độ nhận thức, tâm lý của hai đối tượng truyền thông điệp và nhận thông điệp. Ngày nay, để nghiên cứu sự giao tiếp giữa báo chí với công chúng, người ta thường sử dụng công thức của Harol D. Lassewel: Ai? Nói gì? Với ai? Bằng phương tiện nào? Có hiệu quả ra sao?

Trước những năm 50/TK20, khi w.w.w chưa ra đời, hầu như sự giao tiếp của báo chí với công chúng rất hạn chế, thường chỉ giao tiếp một chiều. Báo chí (báo In, PT, TH) hoàn toàn chủ động trong quá trình thông tin giao tiếp với công chúng - người tiếp nhận thông tin. Đưa thông điệp gì, cho ai, đưa tin khách quan, đúng sự thật, hay tin giả, bóp méo sự thật, đấy là quyền lực của báo chí. Công chúng có rất ít cơ hội để phản hồi ý kiến của mình đối với báo chí. Tuy nhiên, từ khi có internet vào những năm 90/TK20, mọi thứ đều mở, công chúng vừa là người sử dụng báo chí, vừa là người tham gia vào quá trình sản xuất thông tin, do đó, họ trở nên “có quyền lực” hơn đối với báo chí. Trước mỗi thông tin trên báo chí, công chúng sẽ có “phản ứng” (có thể tích cực, có thể tiêu cực) và phản hồi tức thời cho báo chí.

Áp dụng lý thuyết Thông tin giao tiếp này để nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay, sẽ thấy rất rõ rằng, so với các loại hình báo chí khác, BMĐT có khả năng tốt nhất trong việc thông tin giao tiếp hai chiều, nhờ nền tảng công nghệ số. Sự tương tác trực tuyến giữa BMĐT với công chúng và công chúng với BMĐT làm cho thông tin được nối dài, đa dạng góc nhìn. Hiện nay, sự tương tác này hầu như không tồn tại bất cứ một khoảng cách nào, dù đó là trình độ nhận thức xã hội, trình độ học vấn, hay khoảng cách địa lý, hay những giá trị đạo đức và chuẩn mực,... Tuy nhiên, vẫn còn có những trở ngại nhất định trong quá trình giao tiếp thông tin giữa BMĐT


với người tiếp nhận thông tin, bởi chất lượng nội dung thông điệp, tốc độ đường truyền, chất lượng máy tính hay điện thoại, bất đồng ngôn ngữ, ngôn ngữ sử dụng để tải thông điệp có tính chất đa nghĩa (hàm ngôn) dễ làm cho thông điệp bị hiểu sai.

- Lý thuyết Chức năng báo chí:

Chức năng (function) là tác dụng hoặc vai trò bình thường hoặc đặc trưng của một người nào đó, một cái gì đó [105, tr. 185]. Chức năng là cái “bản thể” của sự vật, hoặc con người, là “tính năng đặc thù” mà sự vật, hoặc con người phải thực hiện, để phân biệt cái “bản thể” ấy với cái khác.

Đã có sự khác biệt trong quan niệm của các nhà nghiên cứu báo chí học về chức năng của báo chí. Có quan niệm cho rằng, báo chí chỉ có hai chức năng cơ bản là chức năng thông tin và chức năng giao tiếp xã hội. Từ nền tảng chức năng mang tính bản thể này, mới phát sinh ra các chức năng mang tính xã hội khác, như: chức năng tư tưởng, chức năng giám sát xã hội [182, tr.12]. Có quan niệm khác cho rằng, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng đa chức năng, tùy theo quan điểm của người sử dụng báo chí hướng tới mục đích gì? [26]. Các nhà nghiên cứu báo chí học Việt Nam cũng có quan niệm tương tự, (tác giả luận án cũng đồng tình với quan niệm này), cho nên, BMĐT cũng là một phương tiện thông tin đại chúng đa chức năng như bất cứ loại hình báo chí nào khác. Tuy nhiên, trong rất nhiều chức năng, có 3 chức năng thể hiện rõ nét nhất vai trò BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, đó là: (i) Chức năng thông tin; (ii) Chức năng giao tiếp xã hội; (iii) Chức năng giám sát xã hội.

Thứ nhất, chức năng thông tin của báo mạng điện tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Thông tin là chức năng bản thể đầu tiên của BMĐT, bởi mục đích của người làm báo là làm ra một sản phẩm chứa đựng thông tin mà con người có nhu cầu muốn biết. Thông qua thông tin, người làm báo muốn thuyết phục, định hướng nhận thức của người nhận tin theo một mục tiêu nào đó, bởi trong thông tin báo chí cung cấp, có chứa đựng quan điểm của nhà báo và góc nhìn đa chiều của mọi tầng lớp xã hội (thông qua lời nhân vật được trích dẫn trong


Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 9

tác phẩm báo chí); thông tin có độ “nóng” nhất định, có thể tạo ra một “diễn đàn” cho công chúng thảo luận và đối thoại với nhau, từ đó tìm ra tiếng nói chung để giải quyết vấn đề của xã hội.

Được sinh ra từ nền tảng công nghệ web, BMĐT có cấu tạo đặc trưng là một dạng siêu văn bản tích hợp đa phương tiện, cho nên, thông tin của BMĐT được cập nhật tức thời và phi định kỳ, thể hiện sinh động dưới dạng đa phương tiện, như: văn bản, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh; thông tin được truyền đi và lưu trữ dưới dạng “số” và dung lượng thông tin được tính bằng “bít”, nên nó là vô lượng, vô biên. Việc xuất bản tờ báo trên internet chẳng cần tính đến thời gian cập nhật thông tin là khi nào, nội dung thông tin được mở rộng đến đâu và “dòng chảy thông tin” đến được tận cùng là ở quốc gia nào. Chính vì vậy, thông tin của BMĐT có sức lan tỏa nhanh, thu hút nhanh chóng sự quan tâm của công chúng thông qua việc tiếp nhận thông tin và phản hồi ý kiến về thông tin đó. Với chức năng thông tin, BMĐT có nhiệm vụ thỏa mãn “quyền được biếtcủa công dân, làm “đại diện” cho tiếng nói của công dân, tạo diễn đàn cho công dân chia sẻ cảm nghĩ và bàn luận. Tuy nhiên, áp lực đưa thông tin quá nhiều, quá nhanh, cũng làm cho BMĐT “vấp” phải những “rắc rối” nhất định, chỉ một sai sót nhỏ cũng dễ lan tỏa trên toàn cầu, làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia, dân tộc, hoặc cá nhân người trong cuộc.

Thứ hai, chức năng giao tiếp xã hội của báo mạng điện tử

Giao tiếp với công chúng - những người có đọc, nghe, xem báo chí cũng là một chức năng bản thể của BMĐT. Xem xét từ chức năng của loại hình báo chí “số”, BMĐT có khả năng vượt trội trong giao tiếp với công chúng nhờ tính năng tương tác tùy biến trong cấu tạo của tờ báo. Thông qua các phương tiện giao tiếp: giao diện trang chủ (Homepage), chuyên trang dành riêng cho Bạn đọc, các công cụ cá nhân (e.mail), các site có nội dung chia sẻ và thảo luận, qua e.mail thiết lập diễn đàn (forum); box phản hồi ý kiến dưới mỗi tin - bài; số điện thoại nóng,... cho phép BMĐT tiếp nhận và đăng tải nhanh nhất ý kiến, ngôn luận của công dân về tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Sự


giao tiếp đầu tiên và quan trọng nhất của BMĐT với công chúng là qua giao diện trang chủ, bởi khi truy cập vào tờ BMĐT, công chúng ngay lập tức lướt qua toàn bộ trang chủ. Nếu BMĐT có cấu trúc thông tin hợp lý và rõ ràng trên trang chủ, sẽ giúp người đọc báo dễ dàng tìm kiếm thông tin theo ý muốn. Cách phân bổ thông tin ở Menu trang chủ và các trang trong mà nhất quán, cân xứng, khoa học, sẽ cho phép người đọc báo nắm bắt và mở rộng kiến thức từ “nông” đến “sâu”, từ quen thuộc đến mới lạ. Ngược lại, nếu Menu trang chủ quá dày đặc và hỗn độn, thiếu khoa học, sẽ khiến cho người đọc báo nhầm lẫn, khó nắm bắt thông tin, khó giao tiếp với tờ báo. Đây chính là điểm hạn chế mà không một tờ BMĐT nào muốn có. Chính vì vậy, khi bắt đầu thiết kế mô hình kỹ thuật của BMĐT, người ta đã phải cố gắng không để xảy ra hạn chế này, đã thiết kế giao diện tờ báo tiệm cận nhất với nhu cầu thông tin, nhu cầu giao tiếp của công chúng. Với sự trợ giúp của khoa học công nghệ thông tin như hiện nay, BMĐT thực hiện chức năng giao tiếp với công chúng của mình ngày càng hiệu quả, có thể bảo đảm cao nhất tính dân chủ và tự do của diễn đàn ngôn luận.

Thứ ba, chức năng giám sát xã hội của báo mạng điện tử

Giám sát xã hội là chức năng mang tính xã hội, có phần nào liên quan đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác trong hệ thống chính trị - xã hội của một quốc gia. Dựa vào cơ sở pháp lý quốc gia, BMĐT thể hiện cao nhất sức mạnh giám sát của mình: (i) Giám sát toàn xã hội thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phản ánh trong từng tin - bài; (ii) Tiếp nhận, đăng tải ý kiến, bình luận, góp ý của công dân đối với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (iii) Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo trình tự pháp lý, để đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến được nơi cần đến, buộc những cơ quan chức năng phải giải quyết công khai, minh bạch các vụ việc.

- Lý thuyết “Người gác cổng”:

Theo một số nhà nghiên cứu [xem: 60, 87], nhà xã hội học Kurt Lewin là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Người gác cổng” (Gatekeeper Theory) khi


nghiên cứu vai trò “gác cổng” của các bà nội trợ đối với nguồn thực phẩm của gia đình. Đến khoảng năm 1947, khi trào lưu nghiên cứu về truyền thông trở nên rầm rộ, thuật ngữ này được ứng dụng vào nghiên cứu truyền thông, trong đó, nghiên cứu vai trò của “người gác cổng” đối với thông tin trước khi đưa sản phẩm truyền thông đến với công chúng.

Trên thực tế hoạt động tác nghiệp báo chí và đào tạo nghề báo, thuật ngữ tương tự như “người gác cổng” đã được nhà báo Mỹ nổi tiếng Joseph Pulitzer (1847 - 1911) sử dụng vào năm 1904, khi ông đưa ra quan niệm về nhà báo: “Thế nào là một nhà báo? Nhà báo là một người canh chừng trên chiếc cầu của con thuyền nhà nước. Anh ghi nhận mỗi cánh buồm lướt qua, những dấu hiệu nhỏ nhoi cần phải chú ý ở chân trời trong khi thời tiết tốt. Anh tường thuật những gì đang nổi lềnh bềnh mà con thuyền có thể vớt được. Anh xuất hiện qua sương mù và bão tố để dẫn đầu trong việc báo trước những hiểm nguy... Anh ở đó để coi chừng an ninh và hạnh phúc của nhân dân tín nhiệm ở nơi anh” [32, tr. 5]. (Tác giả luận án gạch chân với dụng ý nhấn mạnh). Với quan niệm này, “người gác cổng” không chỉ được hiểu đơn thuần là người biên tập và duyệt cho đăng những dòng thông tin đã có, mà còn là người đầu tiên sàng lọc từ muôn vàn sự kiện đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để chọn lấy những sự kiện “đắt giá” nhất mà công chúng muốn biết, có ích cho công chúng và cho cả quốc gia, dân tộc, để phản ánh trên báo chí. Đây là công việc “gác cổng” từ đầu mối thông tin nên rất khó khăn, bởi nhà báo phải trực tiếp tiếp xúc và đào xới sự kiện, phải phán đoán giá trị nội dung cốt lõi của sự kiện sẽ đem đến cho ai lợi ích, hứng thú gì?... rồi mới lựa chọn điều tra để làm thành tác phẩm. Từ đó trở đi, qua “nhiều cấp gác cổng - biên tập” để thông tin được rõ ràng, chính xác hơn, cuối cùng là lãnh đạo báo xem xét về mặt quan điểm, chuẩn mực thông tin, đạo đức, ... mới được một tác phẩm hoàn chỉnh để đưa lên mặt báo. “Người gác cổng” có quyền lực rất lớn trong việc quyết định đem thông tin gì? Cho ai? và tạo ra sự khác biệt rõ rệt nhất giữa báo chí chính thống với các phương tiện truyền thông xã hội.


Áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân trong bối cảnh truyền thông xã hội bùng nổ như hiện nay, với báo chí chính thống “người gác cổng” vẫn có vai trò rất quan trọng, vẫn phải tuân thủ nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp. Trong thời kỹ thuật số, vấn đề “gác cổng thông tin” của BMĐT cũng đã có những thay đổi, cởi mở nhất định. Việc BMĐT cho phép công chúng sử dụng các công cụ thông minh của tờ báo để tự do tương tác với tờ báo, chỉ với một slogan: “ Quan điểm của người viết không nhất thiết trùng với quan điểm của tờ báo”, đã cho thấy, vai trò “người gác cổng” đã được điều chỉnh cho phù hợp với xu thế truyền thông số hiện nay. Thay vì chỉ làm “người gác cổng” thông tin, câu chữ,... chặt chẽ như trước kia, BMĐT đã, đang và sẽ phải đóng vai trò là một “ngọn cờ hiệu” để giúp công chúng “nhìn rõ” hơn thông tin nào là quan trọng, là hữu ích để lựa chọn và gửi cho BMĐT. Công chúng BMĐT cũng phải là một “người gác cổng” ngay từ đầu nguồn thông tin.

“Gác cổng” trong báo chí là cả một quá trình phức tạp, mang tính tập thể đầy trách nhiệm, có quy tắc “gác cổng” riêng của từng loại công việc (PV, BTV, nhân viên kỹ thuật, họa sĩ, thư ký tòa soạn, lãnh đạo). Để ngôn luận của công dân trở thành một thông tin có ý nghĩa, có ích, được đăng tải công khai trên giao diện BMĐT, tập thể “người gác cổng” của mỗi tờ báo có sự lựa chọn riêng, tuy nhiên, không thể không nắm vững và áp dụng nghiêm cẩn những nguyên tắc, quy trình hoạt động nghề nghiệp và những quy định của pháp luật, đạo đức nghề báo trong công việc “gác cổng” của mình. Từ nghiên cứu lý thuyết này, sẽ nhìn thấy rõ hơn vai trò “người gác cổng” trong quá trình một thông tin ngôn luận của công dân trở thành một thông tin có ích trên giao diện của BMĐT.

- Lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự”:

Trên nền tảng nghiên cứu những bản tin về cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968 và sự ảnh hưởng của những bản tin này tới cử tri Hoa Kỳ, hai nhà nghiên cứu truyền thông là Maxwell E. McCombs và D. Shaw đã đưa ra lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda Setting Theory), nhằm


nghiên cứu một vấn đề: liệu truyền thông đại chúng có thực sự tạo ra hình thái xã hội bằng cách “áp đặt” tư tưởng của mình lên xã hội như một số nhà nghiên cứu và phê phán truyền thông đã từng khẳng định?. Lý thuyết này đã chỉ ra rằng, truyền thông là một thiết chế xã hội, giống như Nhà Thờ, trường học,... và truyền thông có ảnh hưởng nhất định đến công chúng trong xã hội, bởi khả năng “thuyết phục” và “dẫn dắt nhận thức”. Khi truyền thông chọn đưa tin gì dồn dập trong một thời điểm, làm cho tin thật nổi bật, hoặc đưa tin nhắc đi, nhắc lại trong thời gian dài,... thì tin đó sẽ tác động tới công chúng ngay lập tức, hoặc từ từ như kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Sẽ có một bộ phận công chúng không đứng ngoài cuộc, sẽ có thái độ đồng tình ủng hộ, hay phản đối, tẩy chay sự việc, tương ứng như thái độ của truyền thông. Trên thực tế, khả năng truyền thông “sắp đặt chương trình nghị sự” cho công chúng đặc biệt rõ nét khi có một biến cố bất ngờ xảy ra, hay khi đất nước xảy ra chiến tranh.

Áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, có thể khẳng định, BMĐT là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng tốt nhất để “sắp đặt chương trình nghị sự” cho công chúng xã hội, bởi những tính năng ưu việt của mình, như: luôn chọn tin “top” cho Menu trang chủ, đưa thông tin nhanh, dồn dập, phương thức đưa tin đa phương tiện, sử dụng nhiều công cụ tiện ích, như: forum đặt ra một chủ đề “nóng” để công chúng tham gia thảo luận,.... rất dễ thu hút công chúng xem tin và BMĐT có thể biết ngay “phản ứng” của công chúng trước vụ việc được đưa tin qua sự phản hồi của công dân bằng những dòng bình luận. Ví dụ: Vụ việc Nguyễn Hữu Linh có hành vi sàm sỡ em bé trong thang máy vào tháng 5/2019, ngay sau khi vnexpress.net đưa tin, đã tức thời có ngay 155 bình luận trong một ngày. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu và phê phán truyền thông Hoa Kỳ đã phần nào đúng, bởi không một quốc gia, đảng phái nào trên thế giới không sử dụng truyền thông để bảo vệ quyền lực của mình, lôi kéo, thuyết phục người dân ủng hộ, đi theo con đường chính trị của mình. BMĐT cũng không nằm ngoài “vòng xoáy” đó.


- Lý thuyết “Vòng xoắn im lặng”:

Theo một số nhà nghiên cứu [xem: 18, 60, 95], lý thuyết Vòng xoắn im lặng (Spirade de Silence) được nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Đức là Elizabeth Noelle Neumann đưa ra lần đầu tiên vào năm 1974, nhằm để giải thích tại sao các cá nhân không sẵn sàng công khai thể hiện ý kiến của họ, nếu như họ có “linh cảm” rằng, quan điểm của họ là thiểu số.

Qua nghiên cứu các tài liệu, tác giả luận án cũng nhận thấy, nội dung tương tự lý thuyết này cũng đã được Alexis De Tocqueville đề cập trong cuốn Nền dân trị Mỹ từ năm 1835, khi phân tích về sự kết hợp của các dân tộc khác nhau trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: cả văn minh và hoang dã, giàu sang và nghèo đói. Những người quá mạnh và quá giàu thì họ luôn tin tưởng vào sự đúng đắn của mình, do đó họ phát biểu công khai, tự tin và mạnh mẽ về mọi vấn đề xảy ra trong đời sống hàng ngày. Còn những người dốt nát và nghèo đói thì luôn mặc cảm về sự thấp hèn và sự lệ thuộc của mình, không thể tiếp xúc được với những người quá mạnh và quá giàu, mặc dù theo luật pháp Hoa Kỳ, họ đều bình đẳng và tự do. Điều này kích thích trong lòng họ cả sự tức giận và sợ hãi, thu mình lại và giữ im lặng [1, tr. 69 - 72].

Áp dụng lý thuyết Vòng xoắn im lặng trong nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, tác giả luận án nhận thấy, khi BMĐT phát đi một thông điệp (khách quan và nổi bật) có mục đích hướng đến nhóm công chúng ưu tiên hoặc công chúng mục tiêu, lập tức sẽ xuất hiện những người có ý thức trong quá trình tiếp nhận, suy diễn, giải mã thông điệp, cảm nhận mình đã hiểu đúng thông điệp và lập tức chủ động phản hồi ý kiến. Cũng sẽ có những người tiếp nhận thông điệp một cách vô thức, không tin tưởng mình đã suy diễn đúng ý đồ của nhà báo trong thông điệp, nên họ dè dặt hơn khi bộc lộ suy nghĩ của mình, hoặc chỉ “hùa theo đám đông”, hoặc im lặng. Tuy nhiên, cũng có những người không bộc lộ ý kiến, không phải vì họ không quan tâm đến thông điệp, không phải vì ngu dốt hay vì sợ hãi, mà chỉ bởi vì tính cách khép kín, ngại tranh luận, không thích bộc lộ bản thân. Cũng có người không bộc lộ ý kiến vì sợ hãi, sợ bị trả thù nếu nói ra cái tiêu cực, cái xấu của người

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí