Những Hạn Chế Từ Thực Trạng Định Kiến Giới Trên Báo Mạng Điện Tử Việt Nam Hiện Nay.

quan đến chủ đề ngày phụ nữ được các báo tích cực đăng tải: Nỗi niềm thầm kín “hậu 20/10” của mỹ nhân Việt (Giadinh, 21/10/2016), Lời khuyên gây sốt dành cho phụ nữ nhân ngày 20/10 (Giadinh, 20/10/2016), Hơn 1.000 thiếu nữ nhảy flashmob chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam (Giadinh, 16/10/2015), Hai ngày lễ phụ nữ nhưng bất bình đẳng lại cao? (Giadinh, 7/3/2014), Thầy giáo vào bếp ngày 20/10 (VnE, 20/10/2015), Kiểu tặng quà 20/10 không giống ai của các ông chồng (VnE, 20/10/2016), …

- Thứ ba, các báo đều có những tin bài “truyền cảm hứng” về bình đẳng giới khá hiệu quả. Ví dụ như bài Bình đẳng giới từ trong nhà (Tuoitre, 8/3/2016). Tác giả là ThS, BS Lan Hải. Bài viết đi từ câu chuyện giản dị và cảm động bên mâm cơm gia đình đến tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong việc bồi đắp và thay đổi nhận thức về bình đẳng giới với những thông điệp dễ hiểu: Nhiều gia đình chịu ảnh hưởng lối mòn trong hành xử về giới, nơi mọi phụ nữ sẽ bị nguyền rủa hoặc coi thường nếu thân thể của họ bị ai đó xâm hại, sử dụng, bêu riếu trong khi người đàn ông gây ra hành vi đó không bị phán xét, thậm chí còn được coi là “chiến tích” trong những cuộc trò chuyện cùng giới, có thể thoải mái bầy hầy mà đối xử thô bỉ với người nữ trong quan hệ giường chiếu. Sự bất bình đẳng trong hướng dẫn về hành xử giới tính này khiến các cậu trai mặc sức tung hoành trên mặt trận ái tình, sẵn sàng trốn chạy khi làm cho bạn gái có thai, và cũng bỉ ổi không kém khi luôn thủ sẵn clip sex để tấn công nếu cô gái bỏ rơi họ. Sau khi bị tung clip sex, định kiến tấn công nữ giới đến nỗi có thể gây mất việc, bị đuổi học, bị hàng xóm xa lánh, xì xào. Có cô gái sợ hãi, nhục nhã, bế tắc đến mức tự tử, còn bạn trai thì "ngoài vùng phủ sóng".

Hay như bài viết: Đổi mới là không giới hạn (Tuoitre, 20/10/2016) cũng là một minh chứng cho việc truyền thông có nhạy cảm giới. Bài viết đưa thông tin về một cô giáo dạy Lý không ngừng đổi mới sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, tận tâm và yêu nghề, yêu học sinh. Từ tít bài, sapo, hình ảnh cho đến nội dung đều rất khách quan mà vẫn truyền tải được nội dung thông điệp. Nếu “đèo” thêm vài chi tiết về ngoại hình hay gia cảnh, “ép” nhân vật thành cô Tấm hay bà tiên thì nguy cơ định kiến giới là điều thấy rõ. Điều đáng ghi nhận là bài viết tỏ ra có sức lan tỏa khi nhận được khá nhiều bình luận, trong đó đa phần khen ngợi và ngưỡng mộ cô giáo, một số độc giả còn bày tỏ: “Cần đưa thêm nhiều tấm gương như cố Miêu Kha để chúng ta thấy xã hội còn rất nhiều tấm lòng thật đẹp. Cảm ơn Tuổi Trẻ”, hay “Trang báo nên đưa những hiện tượng như cô Miêu lên

mặt báo nhiều hơn nữa. Hãy hạn chế hoặc đừng đưa những hình ảnh xấu của ngành giáo dục lên mặt báo”. Rõ ràng, độc giả cần sự phản ánh khách quan, công tâm để họ có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống chứ không phải là những chiêu trò giật tít câu view.

Bài viết Hai ngày lễ phụ nữ nhưng bất bình đẳng lại cao? (Giadinh, 07/3/2014) cũng thể hiện khá rõ tinh thần BĐG. Bài viết tập trung vào một biểu hiện của định kiến giới đó là quan niệm “việc nhà là của phụ nữ” để truyền tải quan điểm về giới cùng những số liệu điều tra xã hội học uy tín: “Kết quả một cuộc điều tra xã hội học cho thấy sự bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn diễn ra khá nặng nề. Điển hình là thời gian làm việc trung bình của phụ nữ từ 14 - 16 tiếng/ngày trong khi nam giới chỉ từ 8 - 9 tiếng/ngày. Thời gian làm việc của phụ nữ miền núi còn nhiều hơn 16 tiếng/ngày. Vấn đề là trong quãng thời gian dài dằng dặc lao động mỗi ngày đó, số thời gian lao động cho gia đình như đi chợ, nấu cơm, quét nhà, rửa bát, chăm sóc con cái, chăm sóc cha mẹ già…dường như được ấn định cho phụ nữ. Các nhà xã hội học gọi đó là lao động không được tính công (không được trả lương)”.

Bài viết Phụ nữ đừng đòi hỏi gì nếu không chịu nhường nhịn đàn ông (VnE, 06/8/2015) ở mục Tâm sự cũng đưa ra một cái nhìn đa chiều về bình đẳng giới. Vì đăng tải dưới hình thức là tâm sự của cá nhân độc giả, nên bài viết có khá nhiều chi tiết “chênh vênh” trên lằn danh định kiến giới, tuy nhiên, quan điểm của tác giả bài viết về cách hành xử và những suy nghĩ áp đặt khắt khe của xã hội về nam giới là một quan điểm cần được ghi nhận và cần được lan tỏa nhằm hướng tới một sự bình đẳng giới đúng đắn: Khi có chuyện không vừa ý là mấy chị cứ cằn nhằn, lải nhải; hoặc là giận lẫy không thèm nói chuyện; kinh khủng hơn là khóc lóc ỉ ôi, hoặc xúc phạm chồng. Đây là những món bạo hành tinh thần mà các chị tự cho rằng mình có quyền, vì mình là phụ nữ. Thử tưởng tượng một ông chồng nói nhiều, hay giận lẫy, khóc lóc ỉ ôi thì sao? Các chị sẽ kêu là “đồ đàn bà”. Rõ ràng, bài báo đã cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới về BĐG. Xưa nay cứ nhắc đến bạo lực là chúng ta nghĩ ngay tới cánh mày râu, nhưng phụ nữ cũng đã và đang thực hành bạo lực theo cách riêng của giới mình mà vô tình không biết - đó là bạo lực tinh thần, bạo hành bằng lời nói. Vậy nên kêu gọi BĐG thời nay không chỉ hướng tới riêng đối tượng nữ giới, nam giới cũng cần được “giải oan” và bênh vực trong một số khía cạnh, để mỗi giới có thể

tự tin sống với bản thể của mình, đồng thời trân trọng và thấu hiểu những khác biệt về giới, cùng nhau xây đắp và tận hưởng cuộc sống.

Những tin bài như thế này luôn được độc giả đón nhận nhiệt tình (biểu hiện bằng những lượt thích và bình luận bên dưới tin bài). Những nội dung về BĐG, về sự vất vả thiệt thòi của phái nữ, về những mong muốn giản dị của chị em trong cuộc sống gia đình, về những khả năng, những thành tựu nổi bật của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống… đã được lan tỏa trong cộng đồng một cách tự nhiên và đạt hiệu quả truyền thông rất tốt trong việc thay đổi tư duy nhận thức của nam giới và nữ giới về vị trí, vai trò, năng lực của mỗi giới và mối quan hệ của nam và nữ trong xã hội cũng như trong cuộc sống gia đình.

3.1.2. Những hạn chế từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

3.1.2.1. Định kiến giới vẫn tồn tại trong nội dung tin tức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

- Cách thức mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ vẫn dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát triển của mỗi giới. Đặc biệt, BMĐT duy trì ĐKG trong cách thức mô tả ngoại hình, tính cách của người nổi tiếng khi quá tập trung vào yếu tố hình thức (gợi cảm, thời trang) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn (quan điểm sống, đời sống nội tâm, sự nỗ lực…); chú tâm vào việc xoi mói đời tư, “bóc phốt” chuyện tình cảm của người nổi tiếng để giật tít, câu view nên vô tình củng cố và cổ xúy những quan niệm bất bình đẳng giới trong nhận thức của độc giả.

- Cách thức mô tả nhân vật trong mối quan hệ gia đình và xã hội trên BMĐT cho thấy những biểu hiện của ĐKG khi nhìn nhận về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ. Ở đó, những quan điểm sai lệch, thiếu công bằng về giới đã tồn tại qua nhiều thế kỷ vẫn tiếp tục được BMĐT đồng tình và lan tỏa thông qua các thông điệp truyền thông. Ví như trong quan hệ gia đình, vợ giỏi hơn chồng là nguyên nhân ta vỡ hạnh phúc; phụ nữ thông minh, xinh đẹp sẽ khó lấy chồng; ngoại tình hay những hành vi hung hăng, sách nhiễu tính dục là năng lực riêng thuộc về bản năng của nam giới; phụ nữ luôn là người đáng thương, đáng trách trong các mối quan hệ tay ba; học cách chiều chồng và chăm sóc “tổ ấm” là sứ mệnh riêng của phụ nữ, ... Còn trong quan hệ xã hội, vị thế giữa nam và nữ được mô tả trên BMĐT khá chênh lệch, trong đó nam giới vẫn được định danh trong vai trò là lãnh đạo, quản lí, đại diện chính quyền, doanh nghiệp, còn nữ giới thường xuất hiện trong vai trò là công dân, công chúng, nhân viên hoặc người

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 17

nổi tiếng (ca sĩ, người mẫu, diễn viên, người dẫn chương trình...). Nếu người phụ nữ xuất hiện trong vai trò lãnh đạo, cô ấy sẽ được mô tả là người “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”.

3.1.2.2. Định kiến giới tiềm ẩn trong hình thức thể hiện tin bài

Các biểu hiện của ĐKG vẫn được tìm thấy trong các yếu tố hình thức thể hiện tin bài trên BMĐT, từ tần suất, chuyên mục, thể loại cho đến hình ảnh, ngôn ngữ.

- Tần suất/Chuyên mục: Kết quả khảo sát cho thấy BMĐT chưa thực sự quan tâm đến việc truyền thông về giới, vì vậy mà không thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng cho mảng thông tin về giới và BĐG. Sự mất cân đối về phản ánh giới thể hiện rất rõ khi phụ nữ xuất hiện chủ yếu trong các chuyên mục Văn hóa, Giải trí, Gia đình hay Tâm sự, và gần như vắng bóng trong các chuyên mục Chính trị, Kinh tế, Quốc phòng an ninh… Các tin bài về mỹ phẩm, sắc đẹp, thời trang luôn là địa hạt dành riêng cho phụ nữ. Sự phản ánh về giới thiếu cân đối trên BMĐT đã và đang gián tiếp thể hiện cái nhìn mang định kiến giới của nhà báo khi khai thác nguồn tin.

- Thể loại: Do đặc trưng loại hình của BMĐT, thể loại tin là thể loại được sử dụng chủ yếu khi phản ánh các thông tin về giới. Sự thiếu vắng của các thể loại có yếu tố luận bình, lý giải, thể hiện chủ kiến của nhà báo trong quá trình mô tả và luận giải như phóng sự, chân dung khiến cho việc truyền thông về giới không đạt hiệu quả cao.

- Hình ảnh: Hình ảnh là thế mạnh của BMĐT bởi khả năng không hạn chế dung lượng, số lượng cũng như các hiệu ứng đi kèm. Tuy nhiên, cách thức sử dụng hình ảnh trên BMĐT vẫn tồn tại nhiều biểu hiện của ĐKG như: Hình ảnh nữ giới vẫn gắn chặt với không gian trong nhà, trong bếp, trong bệnh viện hoặc các không gian công cộng khác như chợ, trường học còn nam giới luôn có mặt trong các hội nghị, hội thảo, phòng thí nghiệm hay cơ quan, công sở, nơi làm việc; Vị thế của phụ nữ trong các bức ảnh thường là người chăm sóc, nội trợ, trong khi nam giới vẫn đóng khung trong vai trò “trụ cột”, kiếm tiền, có vị trí cao trong xã hội; Việc lạm dụng các ảnh phụ nữ trong trang phục gợi cảm, hở hang dường như đang củng cố thêm “bức tường kính vô hình” về sự lạm dụng cơ thể phụ nữ trên truyền thông.

- Ngôn ngữ: Chúng tôi đã chứng mình được rằng, có tồn tại ngôn ngữ kì thị giới tính trong tin tức trên BMĐT. Sự kì thị giới trong ngôn ngữ BMĐT thể hiện

ở việc duy trì những khoảng trống từ vựng làm tăng thêm tính vô hình của phụ nữ trong ngôn ngữ; sử dụng những từ/cụm từ ẩn dụ với hàm ý coi thường phụ nữ hoặc gây áp lực giới; thường xuyên sử dụng các câu hỏi phỏng vấn khắc sâu định kiến giới, duy trì chuẩn mực kép với nam và nữ…

3.1.3. Nhân tố tác động đến vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử

3.1.3.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, trong thực tế đời sống vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện của ĐKG.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khen ngợi trong thúc đẩy BĐG và nâng cao vai trò của phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Văn phòng Chính phủ, tính đến năm 2015, tỷ lệ phụ nữ biết chữ của cả nước vượt 93%. Phụ nữ cũng chiếm 48,5% tổng lực lượng lao động được trang bị kỹ năng. Trong kì Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra đầu năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có ba thành viên nữ trong Bộ chính trị - Cơ quan quyền lực chính trị tối cao của đất nước. Trong Báo cáo phát triển con người 2016, với tiêu đề “Phát triển con người cho tất cả mọi người” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc công bố tại Hà Nội sáng ngày 26/4/2017, Việt Nam với chỉ số bất bình đẳng giới là 0.337, xếp thứ 71/195 quốc gia, vùng lãnh thổ, tiếp tục nằm trong ba nước có thứ hạng tốt nhất tương ứng với chỉ số bất bình đẳng thấp nhất trong các nước ASEAN. Với thành tựu này, Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, một trong những nước có thành tựu về BĐG cao và được xếp vào nhóm nước có thành tựu BĐG tốt nhất khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức để đạt được BĐG và nâng cao vị thế của phụ nữ. Báo cáo Quốc gia về Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam (2015) cho thấy: Vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến, thể hiện ở xu hướng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh qua các năm, năm 2014 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Sự ưa thích con trai, việc lựa chọn giới tính khi sinh làm gia tăng các quan ngại về bất bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính cũng như tình trạng bạo lực giới trở nên phổ biến và phức tạp. Theo kết quả nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam của Tổng cục TK năm 2010, 58% phụ nữ đã kết hôn thừa nhận rằng họ phải hứng chịu ít nhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình từ người chồng (bao gồm bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế). Trong khi đó, việc giải quyết vấn đề bạo hành gia đình càng trở nên khó khăn khi

28,2% phụ nữ tin rằng việc chồng bạo hành vợ trong nhiều hoàn cảnh là có thể chấp nhận được, chẳng hạn như: (1) người vợ vắng nhà mà không báo lại với người chồng, (2) người vợ bỏ bê con cái, (3) người vợ cãi lại chồng, (4) người vợ từ chối quan hệ tình dục với chồng, (5) người vợ nấu hỏng đồ ăn (Kết quả điều tra MICS 2014 của UNICEF) …

Thực tế đời sống xã hội đó chính là môi trường, là nguồn tư liệu ảnh hưởng tực tiếp tới thế giới quan, nhân sinh quan của người làm báo. Nhà báo cũng giống như “người chép sử”, như “thư ký trung thành của thời đại”. Nhiệm vụ của báo chí là phản ánh hơi thở của thời đại, bám sát những sự kiện đời sống đang diễn ra từng ngày từng giờ để thông tin kịp thời đến bạn đọc. Chính vì thế, vấn đề BĐG cũng như các vấn đề khác của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội được phản ánh chân thực trên báo chí. Thực tế là chúng ta đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, Việt Nam đã được xếp vào nhóm các nước có thành tựu BĐG tốt nhất khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên con đường đến được với BĐG là con đường không dễ dàng, đòi hỏi sực kiên trì và nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc thay đổi từ nhận thức của mỗi người dân cho đến việc thay đổi chính sách, pháp luật hỗ trợ…

Thứ hai, bản thân phụ nữ chính là những người mang ĐKG trong nhận thức.

ĐKG vốn dĩ có thể nhắm vào cả hai giới, tuy nhiên phụ nữ với những đặc điểm sinh học của mình (mang thai, sinh nở, yếu hơn nam giới về thể chất…) nên luôn là đối tượng chịu nhiều định kiến hơn. Hơn nữa, trong xã hội còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm “trọng nam khinh nữ” như Việt Nam, nhắc đến ĐKG là chúng ta thường nghĩ đến ĐKG đối với nữ. Trong cuốn sách Lean in (Dấn thân, bản tiếng Việt xuất bản năm 2014), tác giả Sheryl Sandberg - Giám đốc hoạt động (COO) của Facebook đã có những nhận định rất xác đáng về tâm lý của phụ nữ mà chính những điều đó đã cản trở họ thể hiện năng lực của bản thân, nắm bắt cơ hội thăng tiến: “Kiểm soát cảm giác tội lỗi cũng quan trọng không kém việc kiểm soát thời gian với các bà mẹ. Các bà mẹ lúc nào cũng thấy tội lỗi vì công việc tác động đến gia đình. Các ông bố thì không”, “Phụ nữ trẻ nhìn vào các chỉ báo xã hội để định nghĩa hành vi thế nào là phù hợp và từ đó buộc mình phải im lặng. Khuôn mẫu về giới được bắt đầu trong giai đoạn tuổi thơ và trở thành lời tiên tri tự đúng”. Bằng chính những trải nghiệm của cuộc đời mình, bà nhận ra rằng: “Nam giới thường được kỳ vọng kiếm nhiều tiền hơn nữ giới. Và thực tế là vậy. Mối nguy rập khuôn “Stereotype threat” làm giảm ý định

gia nhập lĩnh vực kỹ thuật của nữ giới. Hình mẫu về một phụ nữ trong công việc cũng chẳng mấy hấp dẫn. Nếu nhân vật nữ dành thời gian cho công việc và gia đình cùng lúc, thế nào cô ấy cũng thấy rối bời và tội lỗi. Cho nên, sợ hãi là gốc rễ của nhiều rào cản mà phụ nữ phải vượt qua. Sợ không được yêu quý. Sợ đưa ra lựa chọn sai lầm. Sợ thu hút sự chú ý không tốt. Sợ mình vươn xa quá. Sợ bị người ta đánh giá. Sợ thất bại. Và nỗi sợ lớn nhất: sợ là một người mẹ, người vợ, người con không tốt”.

Đó là tâm lý của phụ nữ ở các quốc gia châu Âu - nơi mà chúng ta luôn nghĩ họ đã làm rất tốt về BĐG. Nhưng làm tốt không có nghĩa là đã đạt tới BĐG một cách hoàn toàn. Bởi một điều căn cốt nhất để đạt được BĐG, là nhận thức của mỗi cá nhân - đặc biệt là nhận thức của người được coi là nạn nhân của bất bình đẳng giới. Ở Việt Nam, tâm lý của phụ nữ ẩn chứa ĐKG với chính bản thân mình còn nặng nề hơn nhiều. Rất nhiều nghiên cứu xã hội học đã chứng minh điều này. Một nghiên cứu quy mô quốc gia về quan hệ giới trong gia đình Việt Nam của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008) đã cung cấp những số liệu đáng lưu ý: Về năng lực chăm sóc gia đình, hầu hết nam giới và nữ giới đều cho rằng phụ nữ biết chăm sóc gia đình hơn so với nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ đồng ý với nhận định này (92.8%) còn cao hơn so với nam giới (88,3%). Về năng lực lo toan công việc gia đình cũng cho kết quả tương tự, 82,3% phụ nữ và 68,6% nam giới đồng ý với nhận định phụ nữ biết lo toan công việc gia đình hơn. Đến nhận định về việc “phụ nữ quyết định giữ không khí hòa thuận trong gia đình”, tỷ lệ nữ giới đồng ý với nhận định này (66,9%) vẫn cao hơn nam giới (54%). [5, 392-396]. Điều này cho thấy quan điểm truyền thống về năng lực của phụ nữ và nam giới vẫn đang được tiếp tục được số đông duy trì, trong đó phụ nữ lại chính là đối tượng duy trì những khuôn mẫu đó nhiều hơn. Điều này gián tiếp quy định việc nam giới ít tham gia việc nhà hơn phụ nữ, và trong các mâu thuẫn gia đình, nữ giới sẽ là người chịu trách nhiệm và bị đổ lỗi nhiều hơn. Rõ ràng, ĐKG với chính bản thân mình đang vô hình chung trở thành rào cản vô hình ngăn người phụ nữ vươn lên thể hiện và khẳng định bản thân. Và quan niệm này, thông điệp này được thể hiện, được phản ánh trong các câu chuyện trên báo chí một cách hoàn toàn tự nhiên, dẫn đến nhiều trường hợp vấp phải ĐKG mà có lẽ chính bản thân nhà báo và độc giả cũng không nhận ra.

3.1.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, các đơn vị truyền thông chưa coi trọng mục tiêu truyền thông giới.

Theo số liệu thống kê của Bộ thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2015, cả nước có 858 cơ quan báo chí in (Trong đó có: 199 cơ quan báo in chiếm 24% (86 báo trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương) và 659 tạp chí chiếm 76% (522 tạp chí trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và viện nghiên cứu; 137 tạp chí địa phương); 66 đài phát thanh, truyền hình (Trong đó có: 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương (riêng TP. Hồ Chí Minh có 02 đài: Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh); gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài. Riêng báo mạng điện tử phát triển rất nhanh chóng, nếu năm 2014 chúng ta có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử thì đến năm 2015, con số đó đã tăng lên thành 105 cơ quan báo điện tử (Trong đó có: 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập), 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. [10]

Tuy nhiên, không phải tòa soạn nào cũng có chiến lược truyền thông về giới. Theo khảo sát từ các cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi, không có một cơ quan báo chí truyền thông nào trong số các cơ quan có lãnh đạo hoặc nhà báo được phỏng vấn khẳng định rằng có chuyên mục riêng cho nội dung bình đẳng giới. (Chuyên mục riêng ở đây được hiểu là chuyên mục mang tên đích danh nội dung phản ánh). Đa số cơ quan báo chí sẽ có các chuyên mục liên quan đến vấn đề giới, phản ánh các nội dung về tình yêu, hôn nhân - gia đình như: “Tâm sự”, “Tổ ấm” (VnEpress.net), “Dân số”, “Gia đình” (Giadinh.net.vn), “Tình yêu - Giới tính” (dantri.com.vn), “Yêu” (Tuoitre.vn) …, song hầu hết các tờ BMĐT đều không có chuyên mục riêng cho truyền thông về giới. Vì thế, hầu hết các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BĐG chỉ được tuyên truyền dưới hình thức đưa tin theo sự kiện, kỳ cuộc, chưa có sự tập trung theo chủ đề, theo vệt, theo điểm một cách quy mô và dài hạn.

Bên cạnh đó, các tòa soạn cũng không có phóng viên, biên tập viên chuyên trách cho nội dung này. 100% lãnh đạo, quản lí của các cơ quan báo chí trong diện khảo sát phỏng vấn sâu của luận án khi được hỏi đều trả lời chúng tôi rằng: Tờ báo của họ chưa có/ không có phóng viên/ biên tập viên/ nhân viên chuyên trách về vấn đề giới. Nội dung tin bài có chứa định kiến giới hay không hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức, kỹ năng và độ nhạy cảm giới của người viết bài. Đối với quy trình sản xuất tin bài đặc thù của BMĐT, để đáp ứng nhu cầu cập nhật nhanh chóng, kịp thời, các tin bài của phóng viên sau khi được đưa lên

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024