Định Kiến Giới Trong Hình Thức Tác Phẩm Báo Mạng Điện Tử

Bài viết: Trường Giang: "Ôm hôn bạn diễn vì đó là tình huống" (Tuoitre, 8/3/2016) là một ví dụ. Trước đó, ngày 3/3/2016, Tuoitre có bài viết Trường Giang nói gì về "nghi án cưỡng hôn bạn diễn nữ"?, tuy nhiên, bài báo chỉ giới thiệu về diễn viên hài Trường Giang và thông tin chi tiết về chương trình “Lần đầu tôi kể”trên HTV2 nơi mà Trường Giang sẽ “chính thức lên tiếng” vì sao có những hành động thân mật với bạn diễn. Còn trong bài viết vào ngày 8/3 - ngày Quốc tế phụ nữ, lý giải của nhân vật có vẻ thiếu thuyết phục khi cho rằng đây chỉ là giải quyết tình huống, không phải là hành vi lợi dụng: Trường Giang nói: "Sẵn đây nói luôn cho quí vị khán giả biết, đó không phải là lợi dụng, đó là tình huống". Trường Giang lý giải trong chương trình Ơn Giời, cậu đây rồi, anh và Kathy Uyên vào vai Rome và Juliet thì "dĩ nhiên phải hôn nhau vì họ là một cặp kinh điển của thế giới" hay hôn Vân Trang vì tình huống đặt ra là một cặp đôi yêu xa, lâu ngày mới gặp lại thì "phải hôn nhau chứ". Việc trích dẫn nguyên văn lời nhân vật vốn là thủ pháp nghề nghiệp để thể hiện tính khách quan và chân thực của thông tin, nhưng trong trường hợp này, bản tin đường như đang gửi đi một thông điệp bênh vực Trường Giang, nhất là khi kết thúc bằng chi tiết: Trả lời câu hỏi có lo lắng về phản ứng của khán giả hay không, nghệ sĩ Trường Giang cho biết anh "được một cái mà không nhiều nghệ sĩ được là khán giả của em thương em lắm và họ cũng nhận xét có gì đâu". Hoàn toàn có thể suy diễn rằng: Thông điệp của bản tin là cổ xúy cho những hành vi “cưỡng hôn” nhân danh nghệ thuật, nhân danh công việc như thế. Và thêm nữa: Vì bạn là người nổi tiếng, bạn được nhiều khán giả hâm mộ, yêu mến, nên bạn có quyền làm những điều người khác không được phép làm mà không hề mảy may áy náy. Giá như nhà báo quan tâm đến cảm xúc của hai người phụ nữ trong cuộc, nhìn nhận vấn đề có nhạy cảm giới hơn, chúng tôi tin chắc sẽ không có việc phản ánh một chiều dễ dãi như vậy.

2.2. Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử

Hình thức của tác phẩm báo chí là “một hệ thống tổ chức các yếu tố nội dung thành một chỉnh thể thống nhất và toàn bộ những phương tiện, biện pháp nhằm thể hiện nội dung” [122, 19]. Các yếu tố hình thức cơ bản trong tác phẩm báo chí có thể kể đến là: Kết cấu, thể loại, ngôn ngữ, các biện pháp sáng tạo tác phẩm… Dựa trên đặc thù loại hình BMĐT và phạm vi luận án, chúng tôi lựa chọn các yếu tố hình thức sau đây: Tần suất/Chuyên mục, Thể loại, Ngôn ngữ và Hình ảnh.

3.2.1. Tần suất/Chuyên mục

Một điều đáng chú ý là trong số các bài liên quan đến nữ (phụ nữ là nhân vật được phản ánh chính hoặc phản ánh trong mối quan hệ với đối tượng khác như chồng, người yêu cũ, bố mẹ chồng, con cái, đồng nghiệp…), đa số các tin bài tập trung ở chuyên mục Văn hóa, Giải trí, chuyên mục Gia đình hoặc Tâm sự. Trong khi đó, hình ảnh của nhân vật nữ vắng bóng hoặc rất mờ nhạt trong các chuyên mục Chính trị, Xã hội hay Kinh tế, Quân sự. (Xem biểu đồ 2.11).

Biểu đồ 2.11: Lĩnh vực đề cập của tin bài trên BMĐT

Nguồn NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Với tính chất của BMĐT tin bài ở 1


Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Với tính chất của BMĐT, tin bài ở các chuyên mục Văn hóa, Giải trí thường mang tính chất giải trí thuần túy, chú trọng cung cấp thông tin “sốt dẻo” để thỏa mãn trí tò mò của độc giả hơn là đi sâu phân tích tình huống. Chính vì thế, nhìn số lượng tin bài về nữ so với tổng số có vẻ cao nhưng mục đích truyền thông về

giới không thực chất, nếu không muốn nói là không được chú trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Kết quả phân tích định lượng về giới tính của nhân vật đề cập trong các tin bài về nghệ thuật, giải trí (Xem biểu đồ 2.12) và thời trang, sắc đẹp, thẩm mỹ (Xem biểu đồ 2.13) giúp chúng ta khẳng định thêm tính thuyết phục của nhận định trên.

Rốt cuộc phụ nữ vẫn chỉ là nguồn tin trong các vấn đề về nghệ thuật, giải trí 71%), thời trang, sắc đẹp (92%)… Phụ nữ không thích hợp xuất hiện trong các chuyên mục như chính trị, kinh tế, chiến tranh với các vấn đề mang tính vĩ mô.

Đàn bà trong quan niệm của số đông vẫn là “dễ có mấy tay”, vị thế thấp kém, không quan trọng, chỉ nên làm hậu phương cho nam giới xông pha chèo chống mà thôi. ĐKG là câu chuyện của cái nhìn, của thái độ đánh giá, nhìn nhận, vì thế, để hạn chế ĐKG, cần thay đổi từ cái nhìn khi lựa chọn và khai thác nguồn tin.

Biểu đồ 2 12 Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về nghệ thuật 2

Biểu đồ 2.12: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về nghệ thuật, giải trí trên BMĐT


Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Biểu đồ 2.13: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về sắc đẹp,

thời trang, thẩm mỹ trên BMĐT

Nguồn NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Số lượng và tần suất tin bài về 3

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

Số lượng và tần suất tin bài về giới khá hạn chế, mức độ đăng tải tin bài phụ thuộc vào độ hấp dẫn của vấn đề, sự quan tâm của công luận hoặc theo chủ kiến của nhà báo về tầm quan trọng của thông tin mà không phải là theo kế

hoạch dài hạn. BMĐT chưa thực sự quan tâm đến việc truyền thông về mảng đề tài này, vì vậy mà không thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng cho mảng thông tin về giới, ngay cả với báo có tính chất chuyên biệt như Báo Gia đình và xã hội.


2.2.2. Thể loại

Theo các luận cứ được luận giải ở chương cơ sở lý thuyết về tiêu chí phân chia thể loại tác phẩm báo mạng điện tử có định kiến giới để khảo sát tin bài, kết quả thu được cho thấy nhóm thể loại thông tấn (tin, tường thuật, phỏng vấn, bài phản ánh, ghi nhanh) chiếm phần lớn tỉ lệ các bài viết, trong đó chủ lực là thể loại tin được các báo sử dụng nhiều nhất (94,1%), các bài chân dung, tường thuật, phỏng vấn xuất hiện với số lượng khá khiêm tốn. Nhóm tác phẩm chính luận (bình luận, xã luận, chuyên luận và phiếm luận) chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,4%). (Xem biểu đồ 2.14)

Biểu đồ 2.14: Thể loại tin bài trên BMĐT

Nguồn NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Với đặc tính thể loại là tính 4


Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát


Với đặc tính thể loại là tính cập nhật, ngắn gọn nhưng đủ thông tin, thể loại tin tức đã đáp ứng được yêu cầu về tính thời sự, chính xác, trở thành thể loại chiếm ưu thế trên BMĐT. Chuyên mục Thời sự, Xã hội, Văn hóa, Giải trí là những chuyên mục thích hợp đăng tải các tin tức này. Những thông tin thời sự về các sự vụ xảy ra hàng ngày trong đời sống gia đình và xã hội, các diễn biến liên quan đến giới showbiz với “nhất cử nhất động” của người nổi tiếng - sự nghiệp, đời tư của họ, hoặc những thông tin triển khai chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà Nước về giới và BĐG..., tất cả đều được đăng tải nhanh chóng, đầy đủ trên các trang BMĐT. Thông qua đó, các nhà truyền thông thể

hiện vai trò là cầu nối truyền tải chính sách, pháp luật về thúc đẩy BĐG tới người dân. Tuy nhiên, để các thông điệp thúc đẩy BĐG trở nên chân thực, sâu sắc và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, chúng ta cần sự tham gia nhiều hơn của các thể loại báo chí có yếu tố luận bình, lý giải, thể hiện chủ kiến của nhà báo trong quá trình mô tả và luận giải.

Thể loại tường thuật được sử dụng nhiều trong chuyên mục Tâm sự, Gia đình với những câu chuyện kể của ngôi thứ ba số ít hoặc những lời tự sự, xin lời khuyên từ chuyên gia/độc giả của chính nhân vật. Những chuyên mục này thu hút lượng độc giả tham gia đọc và bình luận, trao đổi quan điểm, thậm chí là tranh luận khá lớn. Rõ ràng, những câu chuyện chân thực, phản ánh sinh động đời sống hôn nhân - gia đình, tình yêu - lối sống, miêu tả rõ nét những mảnh đời, những góc khuất, những nỗi niềm của con người, đặc biệt là người phụ nữ đã có sức hấp dẫn và lan tỏa. Nhiệm vụ của nhà truyền thông về giới là lựa chọn câu chuyện và cách thức chuyển tải những câu chuyện đó trong bản tin sao cho sát với các tiêu chí của một tác phẩm báo chí có nhạy cảm giới.

Theo kết quả phân tích định lượng, thể loại chân dung được sử dụng tương đối nhiều (2,7%) so với các thể loại khác trong nhóm thể loại thông tấn, ngoại trừ thể loại tin. Một trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do chúng tôi khảo sát chuyên mục Giải trí trên cả ba tờ BMĐT, chuyên mục này thường xuyên xuất hiện các tin bài về chân dung người nổi tiếng. Thể loại này cần được mở rộng phạm vi cho các tin bài về những con người bình thường nhưng cuộc đời, nhân cách, công việc, cảm xúc của họ có khả năng truyền những cảm hứng tốt đẹp về hình ảnh tương lai của một xã hội đang dần thu hẹp khoảng cách giới. Tương tự như vậy, thể loại phỏng vấn hay các bài phóng sự dài kỳ nhằm tìm hiểu thông tin sâu hơn về giới và bình đẳng giới chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với mức độ quan tâm của dư luận xã hội và tính cấp thiết của vấn đề.

2.2.3. Hình ảnh:

Ngôn ngữ của hình ảnh là thứ ngôn ngữ trực tiếp tác động vào thị giác, gần gũi với hiện thực và vì thế đôi khi được chấp nhận dễ dàng hơn cả ngôn từ. Nếu áp dụng lý thuyết đóng khung vào lĩnh vực hình ảnh thì có thể nói hình ảnh có tính “đóng khung” mạnh mẽ không kém gì ngôn từ. Nói như Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Nếu hiểu “đóng khung” có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền

thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó” [45] thì quá trình lựa chọn và làm nổi bật của hình ảnh có thể hoàn thành xuất sắc vai trò “truyền thông thị giác” của mình.

Kết quả nghiên cứu định lượng trên các trang BMĐT trong phạm vi khảo sát cho thấy: việc sử dụng hình ảnh trên BMĐT thể hiện ĐKG khá rõ nét.

Xét mối quan hệ giữa bối cảnh và giới tính trong các bức ảnh, có thể thấy hình ảnh nữ giới vẫn gắn chặt với không gian trong nhà, trong bếp, trong bệnh viện hoặc các không gian công cộng khác như chợ, trường học còn nam giới luôn có mặt trong các hội nghị, hội thảo, phòng thí nghiệm hay cơ quan, công sở, nơi làm việc (Xem biểu đồ 2.15).

Biểu đồ 2.15: Bối cảnh bức ảnh và giới tính nhân vật trong ảnh

Nguồn NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Đặc biệt hình ảnh phụ nữ xuất 5

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

Đặc biệt, hình ảnh phụ nữ xuất hiện cùng người già, trẻ em chiếm tỷ lệ cao gấp ba lần nam giới (51,4 % so với 16,5 % trên tổng số 109 tin bài) đã tuyệt đối hóa vai trò nuôi dưỡng và chăm sóc của phụ nữ; trong khi đó, hình ảnh nghiêm túc, phong độ trong không gian hội họp, công sở, hội thảo, phòng thí nghiệm gần như là địa hạt riêng của nam giới đang tiếp tục duy trì vị trí “trụ cột” về kinh tế, tôn vinh vị trí “người ra quyết định” của nam giới.

Bên cạnh đó, tuy tỷ lệ hình ảnh phụ nữ trong bối cảnh không gian gia đình sang trọng, đẹp đẽ hay những sự kiện trang trọng, lộng lẫy khá cao (37,8% so với hình ảnh nam giới là 9,8% trên tổng số 447 tin bài); song, xâu chuỗi với tỷ lệ nữ áp đảo trong các tin bài giải trí thì chúng ta nhận thấy đây chỉ là phản ánh về một bộ phận nhỏ những người nổi tiếng trong giới showbiz (người mẫu, diễn viên, người dẫn chương trình, ca sĩ…). Và trong chính những con số tưởng như tín hiệu đáng mừng này lại tiềm ẩn những nguy cơ định kiến giới nặng nề mà nghiêm trọng nhất là sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ. Dưới đây là kết quả khảo sát của chúng tôi về trang phục của nhân vật nữ trong các hình ảnh trên BMĐT (Xem biểu đồ 2.16):

Biểu đồ 2.16: Trang phục và giới tính của nhân vật trong ảnh

Nguồn NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Trong khi nam giới xuất hiện trên 6

Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát Trong khi nam giới xuất hiện trên ảnh chủ yếu trong trang phục công sở, đồng phục nghề nghiệp lịch sự, sang trọng thì nữ giới chủ yếu là trong trang phục hở hang, gợi cảm hoặc trang phục ở nhà. Chuyên mục giải trí trên các trang BMĐT luôn hấp dẫn đông đảo độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ bởi các tin bài về người nổi tiếng: Hôm nay họ mặc gì, trang điểm ra sao, sử dụng phụ kiện của hãng nào, trị giá bao nhiêu; trên thảm đỏ của sự kiện này ai mặc gợi cảm nhất, ai trang điểm đẹp nhất; trên sân khấu của sự kiện kia, ngôi sao A so với ngôi sao B ai chịu chơi hơn, ngôi sao C mắc lỗi phối đồ hay lỗi trang điểm, lỗi trình diễn hay lỗi “lộ hàng” v.v. Mỗi tin bài kèm theo không chỉ một ảnh mà rất nhiều ảnh, đa số là các ảnh trong trang phục gợi cảm giữa không gian sự kiện xa hoa, lộng

lẫy. Thậm chí, dạng tin ảnh (nội dung tin chính là những chú thích ảnh) dường như đang chiếm ưu thế trên BMĐT. Những tin bài với lượng ảnh từ ba đến năm ảnh trên BMĐT xuất hiện với tỷ lệ khá cao (38,3 % trên tổng số 1110 tin bài), đặc biệt là ở chuyên mục giải trí, văn hóa (xem biểu đồ 2.17)

Biểu đồ 2.17: Tương quan tờ báo và số lượng ảnh nữ xuất hiện trong tin bài


70

60,8

Chỉ 1 ảnh

60

51,1

50

46,6

40

30

27,2

25,5

21,7


Nguồn: NCS tổng hợp từ kết quả khảo sát

Với tần suất xuất hiện như vậy, cộng với tỷ lệ ảnh phụ nữ trong trang phục hở hang, gợi cảm cao đặc biệt (91,2% trên tổng số 456 tin bài), phụ nữ dường như đang bị lợi dụng thân thể, lạm dụng hình ảnh trên truyền thông cho các mục đích khác nhau một cách tinh vi rất khó nhận biết.

Ngoài việc bị lạm dụng hình ảnh, định kiến giới còn thể hiện ở cách đánh giá về vị thế của người phụ nữ so với nam giới qua ảnh. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 139 bức ảnh có biểu cảm khóc, đau khổ, thì có tới 38,1 % nhân vật là giới tính nữ, trong khi đó, trong 171 bức ảnh có biểu cảm nghiêm túc, trang nghiêm thì 37,6 % nhân vật mang giới tính nam. Rõ ràng, cách khai thác hình ảnh cho thấy, những khuôn mẫu truyền thống về người phụ nữ yếu đuối, phụ thuộc, người đàn ông mạnh mẽ, quyết đoán vẫn đang được duy trì.

Bài viết Chồng Trung Quốc chém 5 người gia đình vợ (TT, 19/2/2016) có ba ảnh thì tất cả đều là ảnh nạn nhân, trong đó có vợ thủ phạm, mẹ vợ thủ phạm và bạn của em vợ thủ phạm đều trong trang phục bệnh nhân, đầu cạo trọc với những vết khâu dài, ngoài ảnh vợ thủ phạm tự cúi xuống che mặt thì hai nạn nhân còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024