sàng lọc thông tin cẩn thận và không thông báo những tin tức được cho là gây bất lợi cho nhà nước. Ví dụ: Tháng 7 năm 2011, một chuyến tàu lửa cao tốc gặp nạn ở Ôn Châu (Đông Nam Trung Quốc), dẫn đến 40 người bị thiệt mạng, đã gây ra nỗi hoang mang, lo sợ về chất lượng an toàn của hạ tầng cơ sở ở Trung Quốc. Về sự kiện này, báo chí đưa tin rất hạn chế, bởi theo chỉ thị của Cơ quan quản lý báo chí nhà nước là không được loan truyền tin này, không được tìm kiếm nguyên nhân, không được phỏng đoán,... để không gây hoang mang đối với xã hội [27, tr.111-112]. Chỉ sau khi có hàng chục triệu ý kiến về sự kiện này đăng tải trên diễn đàn xã hội (mạng Weibos), cơ quan quản lý báo chí nhà nước mới chỉ thị cho báo chí phải tuyên truyền về sự kiện này theo chủ đề “tình yêu lớn lao đối với đất nước trước thử thách thảm họa lớn”, chứ không phải là thông tin những gì công chúng báo chí “đang tò mò muốn biết”. Với những sự kiện mang tính nhạy cảm chính trị, như: cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, hoặc thông tin về hoạt động tham nhũng trong giới lãnh đạo,... báo chí chỉ thông tin những gì mang tính tích cực, với tinh thần “thúc đẩy đoàn kết và ổn định xã hội”. Đa số người dân Trung Quốc chỉ xem, đọc những gì có trên báo chí chính thống. Trong thời đại của Internet, trong khi báo chí chính thống vẫn “đi một hàng”, thì những công dân trẻ với các trang thiết bị kỹ thuật mới, chủ nhân của blog, lại không để cho “sự thật nằm im”, mà phơi bày “trần trụi” mọi sự thật ra ánh sáng chỉ bằng một chiếc điện thoại. Năm 2010, Trung Quốc đã phải công bố một bạch thư: Luật pháp Trung Quốc cấm lan truyền thông tin chứa đựng nội dung có tính chất phá hoại quyền lực nhà nước, làm suy yếu sự thống nhất đất nước, hay vi phạm lợi ích và danh dự dân tộc. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát thông tin chặt chẽ, chặn các trang MXH, như: Facebook, Twitter,... không những ở trong nước, mà còn của các nước khác, vì họ cho rằng, trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, Internet nằm dưới quyền tài phán chủ quyền của Trung Quốc và chủ quyền này cần được tôn trọng, bảo vệ. Ví dụ: Vào tháng 6/2012, trang thông tin Bloomberg bằng tiếng Anh và tiếng Hoa đều bị chặn sau khi hãng này thông tin về số tài sản đồ sộ của ông Tập Cận Bình. Tương tự, vào
tháng 10/2012, The New York Times cũng bị chặn sau khi thông tin về tài sản của ông Ôn Gia Bảo. Ngoài việc tuyên truyền trên báo chí chính thống, chính phủ Trung Quốc định hướng ngôn luận mà không cần ra mặt, vì đã tổ chức một “đội quân báo mạng” khoảng 2 triệu người - gồm những nhóm chuyên sử dụng tính năng bình luận (comment) của trang web để định hướng ngôn luận có tổ chức. Họ được trả tiền và hàng ngày nhận chỉ thị về những vấn đề cần phải ngôn luận công khai theo mục tiêu tuyên truyền của Trung Quốc, như: ngôn luận nhằm ủng hộ mạnh mẽ chế độ dân chủ XHCN và chính phủ; kể những câu chuyện có thật (không phải tin giả) về nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa; quảng bá hình ảnh tốt đẹp, đáng sống ở đất nước Trung Quốc; khơi gợi lòng yêu nước của người dân Trung Quốc,...chứ họ không cần phải tranh luận, phản bác, hoặc chỉ trích những ý kiến bất đồng, cũng không kích động tinh thần căm ghét ngoại bang. Sử dụng vỏ bọc “ngôn luận của người dân bình thường” chứ không phải của chính quyền, (Astroturfing - quần chúng giả mạo) dưới hình thức “đội quân báo mạng” này, chính phủ Trung Quốc muốn thể hiện một chế độ chính trị cởi mở, chỉ dùng tin tốt “bình luận khích lệ ”, để “dẫn dắt dư luận”, sao cho dư luận ít chú ý hơn đến những vấn đề chính, những “sự cố khẩn cấp” mà nhà nước muốn dập tắt (Ví dụ: Vụ bạo loạn ở Tân Cương năm 2013 - cuộc đấu tranh đòi nhân quyền của dân chúng Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma),... Người ngoài không thể chỉ trích chính phủ Trung Quốc “bịt miệng” hay “cứng rắn” với những người có quan điểm trái chiều, mặc dù bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ, nhà nước vẫn sẽ can thiệp chính đáng, đúng lúc và có hiệu quả đối với những ai có tư tưởng chống phá nhà nước dân chủ XHCN Trung Quốc.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 - Đại hội cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định: cải cách chính trị và cải cách báo chí lần này phải bảo đảm thực hiện 4 quyền công dân: quyền được biết, quyền được tham gia, QTDNL, quyền giám sát, trong đó, quyền được biết và QTDNL có quan hệ mật thiết với truyền thông đại chúng, do đó, cải cách báo chí phải tập trung vào thực hiện hai quyền đó của
công dân. Trung Quốc đã mở rộng QTDNL của nhân dân, tuy nhiên, TDNL không được trái với đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phải tuân thủ luật pháp. Công dân có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhận thông tin và công khai TDNL, kể cả những ý kiến trái chiều. Sứ mệnh của báo chí là giúp công dân được biết thông tin, được TDNL, bởi không có quyền được biết và QTDNL, bốn quyền công dân sẽ trở thành sự “sắp đặt chính trị trống rỗng”[202]. Chính sách đổi mới báo chí đã mang lại lợi ích to lớn cho người dân Trung Quốc trong việc tiếp cận thông tin và TDNL. Hàng loạt vụ án lớn có liên quan đến quan chức cấp cao lợi dụng quyền lực để tham nhũng được phơi bày trên báo chí cũng có sự tham gia tố cáo của công dân. Tuy nhiên, thông tin trên báo chí truyền thống không thể thỏa mãn nhu cầu “muốn biết” của gần một tỷ dân Trung Quốc đang sử dụng Internet. Họ đang tạo ra một “làn sóng tự do” bày tỏ ngôn luận trên MXH, mà chính phủ Trung Quốc cũng không thể sử dụng luật pháp hoặc các biện pháp kỹ thuật để hoàn toàn hạn chế “làn sóng TDNL” này. Chính vì vậy, liên tục đổi mới báo chí, minh bạch thông tin, bảo đảm tối đa QTDNL của công dân, là phương hướng được đề ra và quyết tâm thực hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào tháng 10/2017.
Tóm lại, báo chí thực hiện QTDNL của công dân ở Trung Quốc tuân thủ rất nghiêm ngặt đường lối lãnh đạo báo chí của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan quản lý ngành dọc về báo chí - truyền thông có trách nhiệm cao trong việc quản lý, giám sát hoạt động của báo chí thực hiện QTDNL của công dân, đảm bảo dân chủ trong kỷ cương phép nước.
1.2.2. Thực tiễn báo chí Việt Nam thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân thời gian trước năm 2015
Thời gian từ khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 đến năm 1975, đất nước phải thực hiện hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, do vậy, nhiệm vụ chính của báo chí là phục vụ kháng chiến và xây dựng CNXH ở Miền Bắc, tuyên truyền, biểu dương những người tốt, việc tốt, những tấm
Có thể bạn quan tâm!
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 9
- Khung Pháp Lý Về Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Xây Dựng Tiêu Chí Nghiên Cứu Thực Trạng Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Khái Lược Các Trường Hợp Báo Mạng Điện Tử Được Khảo Cứu
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 14
- Comment/378 Tác Phẩm Của 5 Tờ Bmđt Trong 2 Năm 2019 - 2020 (Vnexpress.net: 42 Bài; Vnn.vn: 163 Bài; Nhandan.com.vn: 77 Bài; Dantri.com.vn: 55 Bài; Tuoitre.vn: 41 Bài), Mong Đợi
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
gương anh hùng, dũng sĩ, những người hy sinh vì đất nước để cho mọi người học tập, cổ vũ tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” để đánh bại kẻ thù. Việc báo chí thực hiện QTDNL của công dân có nhiều khó khăn, bởi chiến tranh, bởi phương tiện vật chất kỹ thuật để công dân thực hiện QTDNL trên báo chí còn yếu kém, lạc hậu; bởi trình độ dân trí chưa cao. Chính vì vậy, chuyên mục Thư và trả lời thư, Tòa soạn và Bạn đọc, ... mỗi tuần chỉ đăng tải một vài thư, nội dung cũng chỉ là biểu dương hoặc ca ngợi, hoặc giải đáp thắc mắc,... hầu như không có phản hồi về vấn đề tiêu cực hay tham nhũng.
Từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước hòa bình, thống nhất nhưng vận hành theo cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp. Cơ chế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến báo chí: Báo chí được bao cấp hoàn toàn về tài chính, các cơ quan quản lý báo chí luôn định hướng rõ ràng nội dung tuyên truyền của báo chí, dẫn đến một lối làm báo hành chính [109]. Trong cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với nhà báo, văn nghệ sỹ, trong 2 ngày: 6 - 7/10/1987, ông Nguyễn Khắc Viện đã chia sẻ về cơ chế quản lý cứng nhắc đối với báo chí, văn nghệ: “Những người làm báo, viết văn, làm phim thường xuyên được nhắc nhở: phải làm như thế này, không được làm như thế kia, bị trói buộc bởi một loạt húy kỵ.” [Dẫn theo Nguyễn Sỹ Đại trong tài liệu 49, tr. 82 - 83]. Báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin một chiều từ trên xuống dưới: truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cơ quan ban ngành, lãnh đạo cấp trên, còn vai trò tờ báo là một diễn đàn ngôn luận của công dân hầu như chưa được phát huy đúng mức. Nhân dân ít đọc báo In, một phần do kinh tế còn nghèo, một phần do thông tin trên báo chí na ná nhau, chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút người đọc báo, chưa có nhiều thông tin “nóng” để khơi nguồn ngôn luận của công dân. Nhân dân chủ yếu chỉ nghe đài phát thanh qua hệ thống loa truyền thanh được trang bị đến cấp xã - phường, rất khó có điều kiện phản hồi ý kiến cá nhân. Nếu xem xét báo chí thực hiện QTDNL của công dân trong giai đoạn này dưới góc độ của lý thuyết “Vòng xoắn im lặng”, thì “thời bao cấp” có thể xem là “sự im lặng đáng sợ” như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đánh giá trong bài viết đăng ở chuyên mục Những việc cần làm
ngay trên báo Nhân dân vào ngày 26/5/1987: “Các báo từ Bắc chí Nam đã đưa ra nhiều vụ việc sai phạm rất lớn do quần chúng phát hiện nhưng sau đó phần nhiều là một sự “im lặng đáng sợ”, bởi sự bảo thủ, giáo điều, rập khuôn, những thói quen lỗi thời còn tồn tại dai dẳng, có một bộ phận cán bộ đảng viên “nhạt phai lý tưởng cách mạng, xuống cấp về đạo đức”, không nghiêm khắc xử lý những vấn đề báo chí phản ánh, thậm chí, còn bao che cho sai phạm. Đa số nhân dân chưa thực sự ý thức về QTDNL, nên chưa nói mạnh mẽ về những gì “trái tai, gai mắt” xung quanh cuộc sống của mình.
Thời gian từ sau Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 cho đến cuối những năm 90/TK20, báo chí chuyển qua một “bước ngoặt” lớn: Báo chí được xác định có vai trò quan trọng là “lực lượng đi đầu, là người hướng dẫn, cổ vũ, tổ chức cuộc vận động đổi mới”. Trong bài nói chuyện về “Đổi mới tư duy và phong cách” tại lớp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội VI ở trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc vào tháng 5/1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: “Phải nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy rằng thiếu sót chủ quan của chúng ta là nghiêm trọng và kéo dài. Phải có tinh thần dũng cảm tự phê phán mạnh mẽ và triệt để đổi mới”[138]. Tiếp thu tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, báo chí không chỉ làm tròn vai trò là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mà còn là “tiếng nói dũng cảm của tinh thần nhân dân”, đi sâu vào nhân dân, lắng nghe nhân dân, hướng dẫn để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Với tinh thần “lấy dân làm gốc”, mở đầu cho việc thông tin để khơi nguồn ngôn luận của công dân trên báo chí trong thời kỳ đổi mới là 31 bài “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, ký tên N.V.L., bắt đầu từ ngày 25/5/1987 đến ngày 28/9/1990. 31 bài báo này có tác động to lớn đến nhận thức của mọi công dân, tạo ra nhiều luồng ý kiến, đem lại niềm tin cho công dân vào công cuộc đổi mới, giúp cho báo chí và công dân mạnh mẽ hơn, dám nói thẳng, nói thật, dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội. Báo chí đã mạnh dạn phê phán sự bảo thủ, trì trệ trong cơ chế nông nghiệp, dẫn đến những thay đổi lớn trong chính sách, từ “Khoán chui”, đến “Khoán sản phẩm trong nông
nghiệp” với Nghị quyết 10, Chỉ thị 100, là một “bước nhảy” quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngày 23/01/1988, báo Văn Nghệ đăng bài bút ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” của Phùng Gia Lộc, được xem như là một tiếng chuông báo động nhức nhối về nạn “quan xã” ở một vùng quê. Sau bài báo này có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau, tuy nhiên, cũng cho thấy rằng, người dân đã “không còn im lặng” nữa. Lối làm báo hành chính mang tính chất trích dẫn Chỉ thị, Nghị quyết khô cứng đã dần nhường chỗ cho những bài phóng sự chống tiêu cực gai góc, mang tính chất dấn thân, tạo thành một “lối làm báo mới”, năng động và hiệu quả, được nhân dân quan tâm, theo dõi, tin cậy và gửi thư chia sẻ, bình luận. (Ví dụ: Trần Huy Quang: “Lời khai của một bị can”; Xuân Ba: “Ông già ôm bảy kilôgam đơn từ”; Bảo Trâm và Nguyễn Đức Hiển: “Tôi đi tìm Bao Công”; Trần Đình Bá: “Sự thật về diện tích nhà ở của đồng chí Tô Duy”- bài viết theo yêu cầu của bạn đọc báo Quân đội nhân dân, có ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh,...). “Có thể không quá ngoa ngôn rằng, vào cuối những năm 80/TK20 đến những năm 90/TK20 là “đỉnh cao” của thể loại phóng sự báo chí về chống tiêu cực và tệ nạn xã hội” [PVS 14, câu 1]. Nhân dân đã bắt đầu “tìm” mua báo và đọc báo, không còn “thờ ơ” với thời cuộc được phản ánh trên báo chí. Trên mặt báo đã xuất hiện những trang “Ý kiến bạn đọc”, “Bạn đọc viết”, “Góc nhìn”, “Tâm sự”..., với nội dung phản hồi bám sát cuộc sống thực tiễn, phản ánh mọi ngõ ngách “bất bình thường” của cuộc sống đời thường và tâm tư, nguyện vọng của công dân. Ngay trong “Những việc cần làm ngay”, có những bài tác giả N. V. L. cũng dẫn nguồn từ đơn - thư của bạn đọc đã được đăng tải ở các báo, hoặc sự việc mà các báo phản ánh. Tuy nhiên, thời gian này vẫn có nhiều công dân không phản hồi ý kiến trên báo chí, có thể vì nhiều nguyên do: điều kiện lúc ấy cho việc phản hồi ý kiến còn hạn chế; hoặc có thể có người chưa nắm vững luật pháp về quyền lợi và nghĩa vụ của quyền này,... Ở giai đoạn này chưa có internet, cũng chưa có nhiều người dân có điện thoại di động, việc phản hồi ý kiến chỉ thông qua đường Bưu chính hoặc trực tiếp đến Tòa soạn, cũng là những khó khăn đối với đa số công dân trong xã hội còn đang sống rất khó khăn sau cuộc kháng
chiến chống Mỹ kéo dài 20 năm và liền sau đó là 2 cuộc chiến tranh biên giới: phía Bắc năm 1979 và phía Tây Nam năm 1975 - 1978.
Việc báo chí thực hiện QTDNL của công dân chỉ thực sự mạnh mẽ khi internet ra đời và BMĐT xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 90/TK20 trở đi. Nhờ khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, cách tổ chức thông tin theo độ nóng (tin top), theo chủ đề chuyên sâu, hoặc theo thời gian, BMĐT giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các thông tin cần thiết. Mỗi tác phẩm báo chí có nội dung “hot” về bất cứ lĩnh vực gì xuất hiện trên BMĐT cũng sẽ thu hút sự quan tâm của bạn đọc và ngay lập tức sẽ có ý kiến phản hồi thông qua các công cụ tương tác thông minh của BMĐT. Chính những ý kiến phản hồi đầu tiên này có tác dụng “lôi kéo” nhiều hơn các ý kiến, tạo ra một “chuỗi” những góc nhìn khác nhau về vấn đề được báo chí phản ánh, giúp cho nội dung tờ báo thêm phong phú, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan chức năng nhìn rõ hơn nguyện vọng của nhân dân, từ đó giải quyết sự việc có chất lượng, sát với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: vụ PMU 18; dự án Thủy cung Thăng Long ở Hà Nội; vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng,... được công dân rất quan tâm chia sẻ và bình luận.
Báo chí không chỉ tập trung vào phê phán tiêu cực để “dễ” khơi nguồn ý kiến, ngôn luận của công dân, mà còn phản ánh những việc tử tế, nêu gương tốt để truyền cảm hứng cho xã hội, như: “Mãi mãi tuổi 20”, “Đặng Thùy Trâm”,... để lan tỏa, nhân rộng cái tốt trong cuộc sống, những giá trị tích cực, góp phần định hướng để công dân tham gia bàn thảo, có những bình luận tích cực và rút ra cho mình bài học đắt giá. Tuy nhiên, thời gian này báo chí đang đi dần vào tự chủ hạch toán tài chính, cho nên, để thu hút quảng cáo, báo chí đưa thông tin mang tính thương mại, giật gân, câu khách, thông tin về đời tư nghệ sĩ, thông tin vô bổ, ...diễn ra thường xuyên, khó kiểm soát. Những chuyện Thánh vật sông Tô Lịch; bưởi gây ung thư,... đã có một thời làm “ồn ào” dư luận tiêu cực, dẫn đến một số thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước. Cũng có người đã từng làm báo có tiếng tăm (như ông Bùi Tín) nhưng khi phản bội Tổ quốc lại nhân danh TDNL, lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội của nước ngoài để
xuyên tạc sự thật lịch sử, chống phá đất nước. Để phản bác lại thông tin sai sự thật, quan điểm trái chiều này, báo chí đã chứng minh bằng những nhân chứng, vật chứng có thật, khách quan, để nhân dân nhận thức đúng về sự việc, từ đó cảnh giác với những luận điệu sai trái, thù địch. Ví dụ: Khánh Toàn, Bùi Tín - Chân dung thật của tấm lòng giả, Sài Gòn Giải phóng, ba ngày: 1, 2, 3/8/1995.
Tóm lại, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước theo tinh thần dân chủ, làm diễn đàn thực hiện QTDNL của công dân, tuy gặp không ít trắc trở, khó khăn nhưng báo chí Việt Nam luôn cố gắng thực hiện sứ mệnh của mình và đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa VII đã đánh giá trong Chỉ thị 08-CT ngày 31/3/1992: “... thông tin nhanh, phong phú, đa dạng, nhiều chiều theo định hướng chính trị của Đảng, đã phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng và ý kiến xây dựng của nhân dân”. Mỗi dòng thông tin, ngôn luận của công dân được xuất hiện trên báo chí luôn được kiểm chứng kỹ càng qua nhiều màng lọc, sao cho thông tin, ngôn luận ấy luôn chính xác, có giá trị cao nhất, ích nước nhất, lợi dân nhất, phù hợp nhất với truyền thống văn hóa dân tộc, bảo đảm vững chắc cho hòa bình của đất nước và thế giới. Đấy cũng là điểm khác biệt rõ nhất giữa TDNL trên báo chí chính thống với TDNL trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Toàn bộ chương 1 tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về BMĐT thực hiện QTDNL của công dân - tiền đề quan trọng nhất để triển khai vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa từ các nguồn tài liệu khác nhau, với sự nhận thức của riêng mình, tác giả luận án đã bước đầu xây dựng được khung lý thuyết về BMĐT thực hiện QTDNL của công dân theo nhận thức của cá nhân:
Thứ nhất, tác giả luận án đưa ra một số khái niệm công cụ theo góc nhìn riêng, như: BMĐT/Thực hiện/QTDNL/QTDNL trên báo chí/Công dân. Từ các khái niệm này, luận án đã rút ra được một số luận điểm khoa học để triển khai vấn đề nghiên cứu: (i) Khẳng định những điểm khác biệt căn bản giữa quyền nói