Xây Dựng Tiêu Chí Nghiên Cứu Thực Trạng Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân


Như vậy, theo quy định của pháp luật, BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của báo chí, được xác định ở 3 nội dung cơ bản:

(i) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới để hướng dẫn dư luận xã hội (theo Điều 4, Khoản 2, Mục a và Mục c);

(ii) Làm diễn đàn để công dân tự do ngôn luận (theo Điều 4, Khoản 2, Mục c và Điều 12, Khoản 1);

(iii) Tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân (theo Điều 12, Khoản 2).

+ Những hành vi Báo Mạng điện tử không được thực hiện (không

được cho phép, không được làm):

Xác định những hành vi pháp luật ngăn cấm đối với Chủ thể pháp luật là BMĐT (chung cả cho 2 đại diện: cơ quan BMĐT và nhà báo BMĐT). Luật Báo chí Việt Nam 2016, Điều 9: Các hành vi bị nghiêm cấm: (từ Khoản 1 đến Khoản 9), trong đó, có một số nội dung “quyền” BMĐT đặc biệt phải lưu ý trong quá trình thực hiện QTDNL của công dân, như: các Khoản 1, 6, 7, 8.

Tóm lại, pháp luật đã có rất nhiều Điều, Khoản cụ thể quy định những việc BMĐT được thực hiện và những Điều không được thực hiện trong quá trình thực hiện QTDNL trên báo chí của công dân. Tuân thủ đúng theo những quy định pháp lý này, BMĐT sẽ tránh được những rủi ro trong quá trình thực hiện QTDNL trên báo chí của công dân. Ngoài việc tuân thủ luật pháp, BMĐT còn phải nghiêm cẩn tuân thủ nguyên tắc hoạt động báo chí và quy ước đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện QTDNL của công dân trên báo chí.

1.1.4. Xây dựng tiêu chí nghiên cứu thực trạng Báo mạng điện tử thực hiện Quyền tự do ngôn luận của công dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

* Cơ sở để xây dựng tiêu chí nghiên cứu:

Theo TĐTV, tiêu chí (danh từ) là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm [105, tr. 956]. Như vậy, tiêu chí để đánh giá một sự việc là những căn cứ được đưa ra để làm thang đo, đánh giá đúng bản chất của sự việc đó. Tiêu chí phải dựa trên những yếu tố có thể

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 11


lượng hóa được để lấy đó làm căn cứ đánh giá sự việc. Tiêu chí nghiên cứu Thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Namchính là những căn cứ để nhận biết, đánh giá mức độ BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam đã tốt hay chưa tốt trong thực tiễn, còn những điểm gì cần phải tiếp tục giải quyết, phải khắc phục. Chính vì vậy, để xác định tiêu chí nghiên cứu Thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, luận án phải dựa trên cở sở lý luận và thực tiễn sau:

- Cơ sở lý luận: Xây dựng tiêu chí nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân cần phải dựa trên: (i) Cơ sở lý luận C. Mác - Ph. Ăngghen - V. I. Lê nin - tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí làm diễn đàn TDNL của nhân dân; đường lối lãnh đạo báo chí của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về báo chí thực hiện QTDNL của công dân;

(ii) Cơ sở lý luận báo chí về chức năng, nhiệm vụ của BMĐT - chủ thể pháp luật thực hiện QTDNL của công dân; (iii) Quy định của pháp luật đối với báo chí và công dân về điều được làm, được đòi hỏi và điều không được làm, không được đòi hỏi trong QTDNL. Đây là yếu tố quan trọng để phân định đúng - sai, tốt - xấu, thành công - không thành công khi BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.

- Cơ sở thực tiễn: Từ xác định cơ sở lý luận, việc xây dựng tiêu chí nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân còn phải dựa trên cơ sở thực tiễn: (i) Dựa trên tình hình thực tế BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam từ năm 2015 đến 2019, kéo dài đến nay, thông qua các phương thức hoạt động nghiệp vụ cụ thể theo quy định của pháp luật; (ii) Dựa vào môi trường BMĐT đang hoạt động, như: chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đặc điểm tâm lý, ngôn ngữ của người Việt khi thực hiện QTDNL; sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ làm báo,...

* Xây dựng tiêu chí để khảo cứu và đánh giá thực trạng Báo mạng

điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay


Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bày ở trên, tác giả luận án xác định các tiêu chí nghiên cứu thực trạng hành vi BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay cụ thể như sau:

- Tiêu chí 1: BMĐT thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới để khơi nguồn ngôn luận của công dân (BMĐT thực hiện “quyền được tự do biết thông tin từ báo chí” của công dân), theo quy định của: Hiến pháp năm 2013 tại Điều 25; Luật Báo chí năm 2016 tại Điều 4, Khoản 2, Mục a và Mục c; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 tại Điều 9, Khoản 1, Điều 20, Điều 22.

- Tiêu chí 2: BMĐT làm diễn đàn để công dân tự do ngôn luận (BMĐT thực hiện “quyền được tự do nói trên báo chí” của công dân), theo quy định của: Hiến pháp năm 2013 tại Điều 28; Luật Báo chí năm 2016 tại Điều 11, Khoản 1 và Khoản 2; Điều 12, Khoản 1; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 tại Điều 4, Khoản 1 và Điều 5.

- Tiêu chí 3: BMĐT tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân (BMĐT thực hiện “quyền được tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí” của công dân), theo quy định của: Hiến pháp năm 2013 tại Điều 30, Khoản 1; Luật Báo chí 2016 tại Điều 11, Khoản 3; Điều 12, Khoản 2; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 tại Điều 10, Điều 20; Luật Khiếu nại năm 2011 tại Điều 5, Khoản 1 và Khoản 2; Luật Tố cáo năm 2011 tại Điều 6, Điều 11, Điều 18 và Điều 20.

Những tiêu chí này sẽ được tác giả luận án sử dụng để khảo cứu Thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam hiện nay ở chương 2 của Luận án.

1.2. Thực tiễn báo chí thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân

ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam thời gian trước năm 2015

1.2.1. Một số mô hình của thế giới

* Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:

Ở Hoa Kỳ, một số tờ nhật báo lớn, như: The USA Today và The Wall Street Journal có phạm vi phát hành khá rộng, mức độ phổ quát gần như trên toàn liên bang. Có một số tờ báo tiếng tăm ở các vùng khác nhau, như: ở Miền


Đông: The New York Times, The Washington Post; ở Miền Tây: The Chicago Tribune, The Los Angerles Times. Một số hãng tin lớn, như: AP, UPI,..; đài phát thanh - truyền hình: CBS, NBC, ABC, CNN, ESPN, USA,...; các tập đoàn truyền thông lớn, như: The Time Warner, The New York Times Corporation,... Báo chí Hoa Kỳ hầu hết đều hoạt động kinh doanh tự do như bất cứ ngành kỹ nghệ nào khác. Là một nước dân chủ pháp quyền tư sản, do đó, công dân Hoa Kỳ thực hiện QTDNL trên báo chí theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật, vừa của Liên bang, vừa của riêng các Bang, đặc biệt là dựa vào Tu chính án Thứ Nhất và Tu chính Hiến pháp Thứ Năm.

Trong Lời mở đầu của Tu chính án Thứ Nhất có ghi rõ: “..., Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm ngăn thiết lập tôn giáo, hoặc ngăn cấm TDNL, tự do báo chí và quyền của dân chúng được hội họp ôn hòa và kiến nghị lên chính phủ các điều thỉnh cầu, để bày tỏ những nỗi bất bình của họ”[11, tr. 602]. Nhờ Tu chính án Thứ Nhất này mà công dân và báo chí Hoa Kỳ được hưởng QTDNL khá rộng rãi. Báo chí là một diễn đàn rộng lớn cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề trong nước và quốc tế, muốn bình luận và chia sẻ chính kiến của mình. Trong mỗi tác phẩm báo chí thường được trích dẫn rất nhiều ý kiến công dân. Tuy nhiên, báo chí Hoa Kỳ cũng bị phê phán là đã can thiệp quá nhiều vào đời tư, bôi nhọ thanh danh của cá nhân, hay uy tín, thương hiệu của các tổ chức, các tập đoàn; đưa những câu chuyện giật gân, truyền bá những lời đồn đại sai sự thật vì lợi ích nhóm,... Ví dụ: Trong suốt những năm 90/TK20, tạp chí Spectator đã liên tục đăng tải những chuyện “bê bối” xung quanh Tổng thống Bill Clinton, như: gian lận mua bán bất động sản Whitewater; nhập khẩu ma túy qua đường hàng không ở Arkansas; âm mưu giết hại luật sư Vince Foster - người đã từng làm phó văn phòng tư vấn luật của Nhà Trắng thời Tổng thống Bill Clinton; quấy rối tình dục Monica Lewinsky,... Những tờ báo không đáng tin cậy, không biết đâu là sự thật cứ thế đăng lại, đưa câu chuyện đến với truyền thông đại chúng, thậm chí, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ. Tất cả những chuyện này, sau khi nó đã gây họa to lớn đối với cá nhân ông Bill Clinton trong chiến dịch bầu


cử Tổng thống năm 1992 và đối với xã hội, thì người ta mới chứng minh được rằng, tất cả những chuyện buộc tội này đều sai, vì nó được khởi xướng bởi một nhóm cánh hữu âm mưu phá hoại ông Bill Clinton và đảng Dân chủ. Sau này, khi thú nhận vai trò của mình là một trong những người thực hiện âm mưu phá hoại nói trên, David Brok cho rằng, để đạt mục đích, không cần quan tâm câu chuyện ấy có thật hay không nhưng nó có sức tàn phá rất lớn [85, tr. 49 - 50]. Nhà báo Mỹ Tom Plate đã nhận xét: “Mức độ của sự xâm phạm cuộc sống riêng tư mà giới truyền thông bắt những nhân vật của công chúng phải chịu vượt xa những gì họ cho phép áp dụng lên chính bản thân họ.... Tất cả sự vi phạm trơ tráo đó được bào chữa dưới cái mác Tu chính án Thứ Nhất” [100, tr. 555]. Luật pháp Hoa Kỳ (đặc biệt là Tu chính Hiến pháp Thứ Năm) có vẻ như “mâu thuẫn” với Tu chính án Thứ Nhất, khi cho rằng, bất cứ ai truyền bá ngôn ngữ phỉ báng đến tai người thứ ba, đều bị liệt vào thành phần phải chịu trách nhiệm. Những kẻ bôi nhọ, phỉ báng, xúc phạm, vu khống,... người khác đều là kẻ làm hại cộng đồng, được coi là kẻ “khủng bố bằng ngôn ngữ”, không thể chấp nhận ở một xã hội dân chủ, tự do. Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Tòa án Tối cao được đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc phạm nhà nước, xã hội và cá nhân. Hiến pháp của các Bang cũng cho rằng, việc truy tố được coi là hợp pháp đối với tội lạm dụng QTDNL, tự do báo chí để chống chính quyền, lật đổ chính quyền (làm phản), xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác (bôi nhọ, vu khống); quảng cáo giả mạo,...

Nhận thấy sức ảnh hưởng to lớn của TDNL đối với chính trị, xã hội, gây khó khăn cho Chính phủ trong việc quản lý đất nước dân chủ và quan hệ quốc tế, ngay từ năm 1798, Tổng thống John Adams, Jr. (1735 - 1826) đã cho ra đời Đạo luật Phản loạn (Sedition Act), với quy định: việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý, chống chính quyền đều là có tội và phải chịu hình phạt của luật pháp. Theo Đạo Luật này, rất nhiều Chủ báo đã bị truy tố, một số bị bắt giam. Năm 1800, ông chủ báo James Thomson Callender đã bị Tòa truy tố vì tội phỉ báng Tổng


thống John Adams, Jr., chỉ vì tờ báo của ông này đã mô tả Tổng thống là tên đầu bạc hét ra lửa, ... có bàn tay đẫm máu [123]. Trên thực tế, ngoài Luật Hiến pháp cho cả Liên bang và các Bang, bao gồm cả Hiến pháp và Tu chính Hiến pháp Thứ Năm, Hoa Kỳ có rất nhiều văn bản luật khác có thể hạn chế hoặc gây cản trở đến TDNL và tự do báo chí. Ví dụ: Luật Hình sự Mỹ (Chương 115, Điều 2385) nghiêm cấm mọi hành vi “in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực và bạo lực.” Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có các bộ luật, như: Luật Dân sự, Luật Công lý, Luật Hành chính, Luật Tập tục và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác (quy chế, thể lệ..) về báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,... có nội dung hạn chế QTDNL, quyền tự do báo chí. Theo Freedom Forum Organization, hệ thống luật pháp và quy ước xã hội của Hoa Kỳ thừa nhận các hạn chế đối với TDNL, khi TDNL xung đột với các giá trị hay các quyền khác, dưới các hình thức: nguyên tắc gây hại ( harm principle), hoặc nguyên tắc xúc phạm (offense principle), như: khiêu dâm, thù ghét, hạ thấp nhân phẩm, giới tính, tật nguyền, tôn giáo, khả năng tư duy hay bất cứ dị biệt nào. Các hạn chế này được thực thi bằng luật pháp hoặc sự lên án của xã hội. Mặt khác, không phải vụ việc nào có liên quan đến ngôn luận cũng được Tòa án xét xử suôn sẻ, đặc biệt trong các vụ cá nhân kiện báo chí “bôi nhọ” hoặc “trích dẫn sai lời nói”, bởi việc khó xác định đúng ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn của từ ngữ, ví dụ như: “tục tĩu và đồi bại”, “phát ngôn có ác ý”. Các quyết định (đặc quyền hành pháp) của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào những năm 70 - 90/TK 20 đối với báo chí, như: đòi hỏi nhà báo phải tiết lộ nguồn tin (chủ thể phát ngôn trong tác phẩm báo chí) của họ trong một số trường hợp nhất định, nếu không sẽ phải đối mặt với các khoản phạt tiền khổng lồ (bồi thường cho sự “bôi nhọ” ở thập niên 80/TK20 là 1,5 triệu USD; ở thập niên 90/TK20: là 9 triệu USD,...), hoặc bị bỏ tù; hoặc cảnh sát được phép đột nhập vào phòng tin tức, cho phép các cơ


quan phụ trách việc thực thi pháp luật được thu băng ghi âm các cuộc điện thoại của cơ quan báo chí, ... đã ảnh hưởng bất lợi cho báo chí, vi phạm QTDNL và tự do báo chí theo Tu Chính án Thứ Nhất. Đạo luật về Quyền tự do thông tin (FOI) ra đời năm 1966, được sửa đổi, bổ sung vào năm 1977 đã làm hài lòng công dân và nhà báo. Năm 1971, khi The New York Times và The Washington Post đăng được 2 kỳ Hồ sơ mật Lầu Năm góc, (nội dung có một phần liên quan đến sự lừa dối của chính phủ về cuộc chiến tranh tại Việt Nam), công dân Hoa Kỳ theo dõi vụ này và tỏ ra rất tức giận, đã bình luận trên báo chí, chỉ trích chính phủ rất gay gắt. Chính quyền của Tổng thống Nixon đã phải xin lệnh Tòa án cấm không cho đăng tiếp. Ngày 26/6/1971, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xét xử công khai và sau 4 ngày, Tòa đã phán quyết rằng, chính quyền Nixon không hội đủ yếu tố để yêu cầu “cấm đăng”, vì trong loạt bài Hồ sơ mật Lầu Năm góc không có tư liệu nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự “tai hại không thể cứu vãn” được. Quyền tự do báo chí, QTDNL trên báo chí rất cần thiết cho sự phát triển của nền dân trị Hoa Kỳ, tuy nhiên, trong mọi trường hợp cụ thể, báo chí không có “quyền tự do” thông tin sai sự thật, ác ý hoặc trái pháp luật, trái đạo đức nghề nghiệp. Nếu vi phạm những điều này, báo chí phải chịu hậu quả của “hành động liều lĩnh” do chính mình gây ra.

Thời đại kỹ thuật số hiện nay, một số Tổng thống Hoa Kỳ, như: Barack Obama, Donald J. Trump, ... hàng ngày sử dụng truyền thông số để quảng bá hình ảnh của mình, để tương tác với cử tri, để “đo đếm” những người ủng hộ chính sách của mình thông qua những dòng comment và bày tỏ cảm xúc,.... Tuy nhiên, khi Tổng thống ngôn luận quá khích, sẽ gây ra sự bức xúc, căng thẳng, thậm chí, cả sự chống đối, hỗn loạn xã hội. Ví dụ: Đầu năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump giận dữ chỉ trích báo chí là “đảng đối lập”, là “fake news”, “giả dối và kinh tởm”, “trích dẫn sai lời của tôi với mục đích biến mọi thứ thành xấu xí”,... đã tạo ra một “hiệu ứng đám đông quá khích”, khiến cho hơn 350 tờ báo, (đứng đầu là The Boston Globe, The New


York Times, The Chicago Tribune,...) phải đồng loạt đăng bài xã luận phản bác Tổng thống Hoa Kỳ, bảo vệ TDNL và tự do báo chí.

Tóm lại, có thể xem đây là một ví dụ về QTDNL mang tính hai mặt đặc thù kiểu Mỹ: Hiến pháp hạn chế Nhà nước can thiệp vào việc báo chí và công dân “hưởng thụ vô hạn” QTDNL, tuy nhiên, các bộ luật cụ thể và Tòa án lại đưa ra những “giới hạn”, “buộc” báo chí và công dân chỉ được hưởng thụ QTDNL “trong giới hạn” mà các bộ luật cụ thể đã qui định. Như vậy, có thể rút ra một kết luận: Việc báo chí thực hiện QTDNL của công dân ở Hoa Kỳ - một quốc gia tự cho mình là “tuyệt đỉnh của tự do” - thì cũng chẳng khác gì ở các nước dân chủ pháp quyền khác, bởi QTDNL cũng không phải là “tự do vô hạn”, mà cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những giới hạn mà luật pháp đã quy định và những quy ước của xã hội, giống như lời Thẩm phán nổi tiếng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là Oliver Wendell Home (1841-1935): “Quyền TDNL không bao gồm việc tự do hô hoán “cháy” trong một rạp hát đông người”.

* Trung Quốc:

Cho đến nay, báo chí ở Trung Quốc vẫn được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, thông qua cơ quan chức năng là Cơ quan quản lý báo chí và các ấn phẩm quốc gia (SPPA) và các cơ quan chủ quản. Trung Quốc có một số cơ quan báo chí lớn, như: Nhân dân Nhật báo, Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương, Đài Truyền hình Trung ương, Hãng thông tấn Tân Hoa xã,..... và rất nhiều cơ quan báo chí đại diện hoạt động ở nước ngoài. Trung Quốc không có riêng Bộ Luật nào về báo chí.

Về căn bản, nền báo chí Trung Quốc dựa trên nền tảng lý luận báo chí vô sản của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình: báo chí thuộc lĩnh vực hình thái ý thức, thuộc phạm trù thể chế chính trị. Chính vì vậy, mỗi khi đất nước Trung Quốc cải cách thể chế chính trị, thì đồng thời cũng cải cách báo chí. Tuy những cuộc cải cách này giúp cho báo chí có bước đột phá nhất định, song, về mặt thực tiễn vẫn chưa có những thay đổi căn bản. Hoạt động báo chí vẫn ở trong tầm kiểm soát của nhà nước, phải

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí