trút giận, lăng mạ người khác. Đây cũng là một khó khăn cho Nhà nước trong quản lý an ninh mạng hiện nay.
(ii) Tự do ngôn luận trên báo chícủa công dânxác định phạm vi thực hiện quyền hẹp hơn tự do ngôn luận thông thường, chỉ trong phạm vi giao tiếp báo chí chính thống được cấp phép. Mỗi tờ báo có phương thức sử dụng ngôn luận của công dân theo tôn chỉ, mục đích riêng của mình, thông qua màng lọc “người gác cổng” chuyên nghiệp, sàng lọc thông tin, ngôn luận dựa theo quy định của luật pháp và chuẩn mực về văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, chuẩn mực theo nguyên tắc hoạt động và đạo đức nghề nghiệp báo chí.
Xác định sự tương đồng và khác biệt giữa tự do ngôn luận thông thường và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân để có được một khung tham chiếu, định hướng đúng cho tác giả luận án nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL trên báo chí của công dân.
* Thực hiện:
Theo TĐTV, thực hiện là một động từ, với ý nghĩa: làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành động cụ thể [105, tr. 940].
BMĐT thực hiện QTDNL của công dân là vấn đề “thực hiện quyền” của công dân, liên quan đến pháp luật, cần được xem xét dưới góc độ quan hệ pháp luật giữa hai chủ thể: chủ thể QTDNL là công dân Việt Nam (người được hưởng quyền) và chủ thể pháp luật là BMĐT (người phải thực hiện QTDNL của công dân trên báo chí). Khi công dân có thông tin - ngôn luận gửi đến BMĐT (gọi là “sự kiện pháp lý” xảy ra), thì quan hệ xã hội giữa công dân và BMĐT mặc nhiên đã được pháp luật điều chỉnh trở thành quan hệ pháp luật, các bên tham gia quan hệ pháp luật đó thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của riêng mình. Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật để định ra quan hệ pháp luật chung và pháp luật cụ thể. Ví dụ: Luật Báo chí Việt Nam năm 2016, Điều 11, gồm 3 Khoản, quy định: “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân”, có nghĩa là, Luật Báo chí năm 2016 đã xác lập mối quan hệ chung giữa Nhà nước Việt Nam với công dân Việt Nam trong lĩnh vực thực hiện QTDNL
trên báo chí, trên cơ sở đó hình thành các quan hệ thực hiện QTDNL trên báo chí cụ thể giữa báo chí và công dân. Từ mối quan hệ pháp lý này, việc thực hiện pháp luật (thực hiện quyền và nghĩa vụ) sẽ tuân theo sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và theo một quy trình chặt chẽ. Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Động: “Thực hiện quyền con người, quyền công dân chính là việc thực hiện pháp luật, là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống (vật chất hóa pháp luật), nhằm đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và an toàn cho nhân dân”[24, tr. 375]. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đặt ra nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau để điều chỉnh hành vi của chủ thể pháp luật (cụ thể ở vấn đề nghiên cứu này là hành vi của BMĐT, bao gồm: cơ quan BMĐT và nhà báo BMĐT), sao cho hành vi thực hiện đó phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước, của công dân và toàn xã hội. Các quy phạm pháp luật đó quy định những hành vi được thực hiện và những hành vi không được thực hiện. Như vậy, xét theo sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật là BMĐT và công dân, thì thực hiện được hiểu là hành vi thực hiện pháp luật theo đúng quy định luật pháp quốc gia về những điều được thực hiện và những điều không được thực hiện trong hoạt động chuyên môn và trong cuộc sống thực tiễn.
Dựa vào những gì đã nghiên cứu về báo chí, ngôn ngữ và pháp luật, tác giả luận án đưa ra khái niệm Thực hiện (là động từ chỉ hành vi) trong nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Nghiên Cứu Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Đánh Giá Khái Quát Về Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong Luận Án
- Cơ Sở Lý Luận Về Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 9
- Khung Pháp Lý Về Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Xây Dựng Tiêu Chí Nghiên Cứu Thực Trạng Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Thực hiện là hành vi BMĐT làm cho QTDNL trên báo chí của công dân trở thành hiện thực trên báo chí bằng những hoạt động nghiệp vụ cụ thể, theo quy định của luật pháp và đạo đức nghề nghiệp báo chí.
* Công dân:
Trên thế giới, thuật ngữ “công dân” (Citizen) đã được nhà lập pháp Salon của nhà nước Athens dân chủ đề cập đến từ trước Công nguyên. Đến kỷ nguyên Khai Sáng từ TK 18 - 19 ở Tây - Âu, các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến trong tác phẩm của mình.
J.J. Rousseau cho rằng, nhà nước dân chủ được khai sinh bởi một bản khế ước xã hội và quyền lực nằm trong tay nhân dân - những người lập ra nhà nước, chứ không phải nằm trong tay chính quyền. “Con người chuyển từ trạng thái bản năng sang trạng thái bị ràng buộc bởi khế ước xã hội được gọi là “công dân”. “Cái mà con người mất đi vì khế ước xã hội là tự do bản năng vô giới hạn nhưng lại nhận được tự do trong văn minh và quyền sở hữu những gì anh ta có” [29, tr. 43 - 52]. Theo quan niệm này, “công dân” là người dân của một nước dân chủ, có quan hệ bình đẳng với nhà nước thông qua khế ước (luật pháp). Các quyền tự nhiên vô hạn của con người được pháp điển hóa trở thành quyền công dân - các quyền pháp lý có giới hạn (điều được làm và điều không được làm).
“Công dân” trong xã hội dân chủ Hoa Kỳ được Alexis De Tocqueville mô tả khá thú vị: “Công dân là người dân chủ hiện đại, lấy nguyên tắc bình đẳng làm chủ đạo, thể hiện ở ba phương diện: (i) Về tinh thần hay tư duy dân chủ: dễ bị ảnh hưởng bởi sự tác động của công luận, đặc biệt là truyền thông, do đó dễ bị rập khuôn về tư duy, dẫn tới ít tinh thần sáng tạo; (ii) Về xúc cảm: coi trọng cuộc sống riêng tư của cá nhân và coi trọng sự công bằng trong xã hội; (iii) Về thói quen: chỉ chia sẻ tình cảm với những người giống như mình. Điều này dẫn đến mỗi công dân giống hệt người khác, “bị mất dạng trong đám đông” [1, tr. 28 - 33].
Ngày nay, thuật ngữ công dân được dùng chung cho người dân sống trong những quốc gia có hình thức nhà nước dân chủ pháp quyền, làm chủ quyền lực nhà nước, được tự do, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật.
Ở Việt Nam, theo TĐTV: “ Công dân là người dân trong quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước” [105, tr. 201]. Đây là cách tiếp cận từ mối quan hệ giữa công dân với nhà nước dưới góc độ “quyền”. Tuy nhiên, định nghĩa này không phân biệt rạch ròi mối quan hệ công dân với hình thức nhà nước nào, bởi dưới hình thức nhà nước phong kiến, quan hệ giữa nhà nước với người dân trong quốc gia là quan hệ Vua - Tôi, người dân không có địa vị pháp lý bình đẳng với nhà nước giống như công dân với nhà nước dân chủ pháp quyền, người dân
không được hưởng QTDNL. Chỉ đến khi nhà nước dân chủ pháp quyền được xác lập, người dân mới có địa vị pháp lý là công dân, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với Nhà nước trước pháp luật. QTDNL là sự khác biệt về bản chất giữa nhà nước phong kiến với nhà nước dân chủ pháp quyền.
Về mặt từ ngữ Tiếng Việt, trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, từ công dân thường không được dùng một cách rạch ròi. Trong Chương II Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, từ Công dân được dùng thay thế lẫn nhau với các từ: Mọi người (được dùng nhiều nhất)/ Nhân dân/ Người Việt Nam/ Người/ người dân đất Việt/ Người dân, do đó, gọi là “QTDNL của Công dân” hay “QTDNL của Nhân dân” cũng không khác nhau về bản chất.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: có dân là có tất cả. Dân vừa là hạt nhân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Dân chủ - có nghĩa là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Trong sách “Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, Tập 5 (1948-1950)”, Người đã viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [71, tr. 434]. Vì vậy, sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ năm 1945, thông qua tuyển cử, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được khai sinh - nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người dân từ địa vị bị áp bức hàng trăm năm, bước ngoặt sang địa vị những công dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, tự do và bình đẳng trước pháp luật. Địa vị pháp lý quan trọng này được thể hiện thông qua các quy định trong Hiến pháp và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sự và các quyền tự do cá nhân của công dân. Trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn bộ Chương II, từ Điều 4 đến Điều 21, quy định về Quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), toàn bộ Chương II quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật không đưa ra một khái niệm cụ thể
về “công dân”, mà “công dân” - mặc nhiên được hiểu là người dân của nước Việt Nam, có Quốc tịch Việt Nam, được tự do và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Như vậy, ở trên thế giới và ở Việt Nam cũng có những quan niệm khác nhau về “công dân”. Kế thừa tri thức từ nghiên cứu tài liệu của nước ngoài và trong nước, với kiến thức hạn hẹp của cá nhân, tác giả luận án đưa ra khái niệm Công dân như sau:
Công dân là người dân sống tự do và bình đẳng trong lãnh thổ một quốc gia dân chủ, có Quốc tịch, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của luật pháp và quy ước xã hội.
Công dân Việt Nam - chủ thể QTDNL - nếu có tiếp xúc (đọc, nghe, xem) và sử dụng BMĐT theo nhu cầu, mục đích của mình trong cuộc sống, thì gọi là công chúng của BMĐT. Áp dụng trong nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, tác giả sử dụng cách xác định công dân - chủ thể lời nói trong tác phẩm báo chí theo Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương [96, tr. 94], gồm: (i) Cá nhân có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo); (ii) Nhà chuyên môn khoa học; (iii) Dân thường (những người có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự việc); (iiii) Những người nổi tiếng, hoặc có chính kiến, công bằng và khách quan,...
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân
* Lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam về vai trò báo chí vô sản “làm diễn đàn tự do ngôn luận”của nhân dân
- Lý luận Mác - Lê nin:
Là những người sáng lập ra báo chí vô sản và xây dựng nền móng lý luận báo chí vô sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã sử dụng báo chí để truyền bá tư tưởng vô sản và CNXH, cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Trong tác phẩm C. Mác - Ph. Ăngghen, (1995), Toàn tập, Tập 1, hai ông cho rằng, “Báo chí là nơi để con người thực hiện
QTDNL của mình, bởi một nền báo chí tự do là hiện thân trí tuệ của nhân dân” [13, tr. 85 - 86]. Về vai trò của báo chí, trong tác phẩm C. Mác - Ph. Ăngghen, (1995), Toàn tập, Tập 6, hai ông cũng khẳng định: “Xét theo sứ mệnh của nó, báo chí là người bảo vệ của xã hội,..., là con mắt ở khắp mọi nơi, là tiếng nói rộng rãi của tinh thần nhân dân đang hăng hái giữ gìn quyền tự do của mình.” [15, tr. 313]. Theo quan niệm này, báo chí có “vai trò kép”: không chỉ là phương tiện thông tin đơn thuần, mà còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do, trong đó có QTDNL của nhân dân. Báo chí có tự do thì mới đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền này. Tuy nhiên, trong chế độ Tư bản mà hai ông đang sống, không có sự bình đẳng thực tế giữa người lao động và nhà tư bản, việc kiểm soát báo chí còn nằm trong tay những nhà tư bản sở hữu báo chí (như: sở hữu tòa soạn báo, nhà in,...), thì người dân lao động không thể thực hiện được QTDNL trên báo chí. QTDNL nằm trong tay chủ báo là các nhà tư bản sở hữu báo chí. Dưới góc nhìn duy vật biện chứng, C.Mác và Ph. Ăngghen hướng tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản (CNCS) lý tưởng, mà ở đó có sự hòa hợp giữa tự do cá nhân với pháp luật và quyền uy (nhà nước), chỉ khi đó báo chí mới thực sự được tự do, nhân dân mới thực sự được TDNL trên báo chí.
Kế thừa và phát triển lý luận báo chí vô sản của C. Mác - Ph. Ăngghen, trong tác phẩm Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxki, V.I. Lênin cũng khẳng định rằng, chỉ có chế độ XHCN ưu việt, chỉ có ở nước Nga Xô Viết, nhân dân lao động mới được hưởng quyền tự do rộng rãi, được tự do sử dụng những nhà in lớn nhất và những kho giấy tốt nhất để diễn đạt tư tưởng của mình, bênh vực quyền lợi của mình” [103, tr. 299 - 230].
- Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Dưới thời thuộc Pháp, người dân Việt Nam không có các quyền và tự do cơ bản của con người. Để đấu tranh đòi các quyền đó, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã gửi yêu sách cơ bản của nhân dân Việt Nam về các quyền và tự do đến Hội nghị Véc Xây ở Pháp vào năm 1919. Trong suốt những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác -
Lê nin về lý luận báo chí vô sản. Nhờ nền tảng đó, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, báo chí Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh, (1989), Toàn tập, Tập 9 (1961 - 1964), Người nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” [73, tr. 412 - 416]. Báo chí là diễn đàn dân chủ rộng lớn để người dân góp ý cho chính phủ, tham gia vào mọi công việc của đất nước và thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh, (1987), Toàn tập, Tập 7(1954 - 1957), Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của mọi người” [72, tr. 482].
Như vậy, quan điểm chung của C. Mác và Ph. Ăngghen, V. I. Lê nin, Hồ Chí Minh là: báo chí vô sản phải nêu cao vai trò kép: không chỉ là một phương tiện thông tin đơn thuần, mà phải là công cụ tư tưởng của Đảng Cộng sản và Nhà nước dân chủ XHCN, là “diễn đàn tự do ngôn luận” của nhân dân.
- Quan điểm chỉ đạo báo chí của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN:
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với báo chí luôn nhất quán, xuyên suốt trong mọi thời kỳ cách mạng: Báo chí là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong Văn kiện Đại hội VI Đảng ta đã khẳng định: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng.” Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997 về Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Bộ Chính trị (Khóa VIII) cũng nêu rõ: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”[7, tr. 30]. Gần đây nhất, vào tháng 01/2021, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng nêu rõ: “Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số” [23, tr. 272]. Quan điểm chỉ đạo báo chí này của Đảng được nhắc lại nhiều lần trong Văn kiện của các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc, sau đó được cụ thể hóa bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí. Luật Báo chí năm 2016 quy định: “Báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân”. Như vậy, tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước rất nhất quán và xuyên suốt, giúp cho báo chí luôn thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Đấy chính là nguồn gốc làm nên sức mạnh chung của cả hệ thống báo chí Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay.
Tóm lại, lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tư tưởng cốt lõi - có ý nghĩa “kim chỉ nam” soi chiếu xuyên suốt cho những phân tích, đánh giá và đề xuất của tác giả luận án trong toàn bộ nghiên cứu.
* Tiếp cận các lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết “Thông tin giao tiếp”:
Lý thuyết “Thông tin giao tiếp”, hay gọi là lý thuyết “Thông tin giao tiếp hai chiều không đứt đoạn”, hay gọi theo cách khác từ khoảng năm 1947 trở đi là “Lý thuyết truyền thông” (Communication Theory): là sự tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp), trao đổi (ít nhất giữa hai người) thông qua phương tiện thông tin giao tiếp là lời nói và chữ viết. Qua thông tin giao tiếp, con người bộc lộ tư tưởng, quan điểm, trí tuệ, trình độ, đạo đức, tính cách, sở thích,... của mình và từ đó người ta mới hiểu nhau.
Người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết “Thông tin giao tiếp” là nhà ngôn ngữ học Thụy Sỹ Ferdinand de Saussure (1857 - 1913) từ đầu TK 20. Từ đó đến nay, lý thuyết này được tiếp nối và phát triển bởi các nhà ngôn ngữ học, điều khiển học, xã hội học, báo chí học, tâm lý học,... như: C. Shannon, H. D. Laswell, Shannon - Weaver, Roman Jacobson, Perdonici, Birdwhistell, G. Thines và cộng sự, Albert Mehrabian, Friedemann Schulz Von Thun,... Điều dễ