Nhận Diện Tác Phẩm Báo Chí Có Định Kiến Giới Trên Báo Mạng Điện Tử

đều là tác phẩm báo chí, mà tác phẩm báo chí cũng có đặc trưng riêng biệt, đáp ứng các tiêu chí nhất định. Thứ nhất là, phải trả lời được các câu hỏi cơ bản liên quan đến con người, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh… mà người viết muốn thông tin theo công thức kinh điển 6Wh + H: What? (Chuyện gì xảy ra?); Where?(Xảy ra ở đâu?) When? (Xảy ra khi nào?); Who? (Ai liên quan?); With? (Cùng với ai, cái gì?); How? (Chuyện xảy ra như thế nào?); Why? (Tại sao chuyện đó lại xảy ra?). Thứ hai là, tác phẩm báo chí phải đáp ứng các tiêu chí về thể loại báo chí với các cấu trúc mô hình, chỉnh thể ổn định của hình thức tương ứng với nội dung nhất định. Nội dung tác phẩm chính là hiện thực cuộc sống được phản ánh qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của nhà báo. Các yếu tố chính của nội dung gồm: đề tài tác phẩm, chi tiết và quan điểm của nhà báo trong tác phẩm; yếu tố hình thức gồm gồm kết cấu, ngôn ngữ và thể loại. Tác phẩm báo chí là sản phẩm tư duy khoa học, một chỉnh thể có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, đảm bảo tính xác thực và năng lực thông tin thời sự.

BMĐT là loại hình báo chí mới nhưng tích hợp những ưu điểm vượt trội so với báo chí truyền thống. Một tác phẩm BMĐT được cấu thành bởi nhiều yếu tố: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (sill image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video, và các chương trình tương tác (interactive program).

Tác phẩm BMĐT được hiểu là một bộ phận cấu thành của một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh, là sản phẩm lao động tư duy, sáng tạo của chủ thể (nhà báo, phóng viên, ...) thuộc một trong các thể loại báo chí nhất định, có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, đảm bảo đúng chức năng và nhiệm vụ báo chí và được xuất bản trên kênh truyền là BMĐT. Đây là khái niệm công cụ được luận án sử dụng trong việc lựa chọn mẫu nghiên cứu.

Tiếp nối các kiến thức nền tảng nghiên cứu về tác phẩm báo chí ở loại hình truyền thống, các nghiên cứu về tác phẩm báo chí trên mạng điện tử, tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã có các nghiên cứu chuyên sâu khá rõ ràng, khoa học về các đặc trưng và phương pháp sáng tạo các tác phẩm báo mạng điện tử, về cơ bản cũng được thống nhất với cách phân chia thể loại và cách thức sáng tạo tác phẩm báo chí (Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo).Theo đó, tác giả đã thống nhất phân chia hệ thống thể loại báo chí Việt Nam gồm có ba nhóm thể loại, mỗi nhóm chứa nhiều thể loại báo chí khác nhau. Nhóm thứ nhất là thể thông tấn báo chí (tin, bài

thông tấn, tường thuật, điều tra, phỏng vấn sự kiện), nhóm thứ hai là thể chính luận báo chí (bình luận, xã luận, chuyên luận, bút chiến, phỏng vấn về vấn đề); nhóm thứ ba là ký báo chí (phỏng vấn, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên, phỏng vấn chân dung). Tuy nhiên trong thực tế không phải tác phẩm báo chí nào cũng đạt tới tiêu chí ổn định của một thể loại báo chí nhất định, do đó các tác phẩm được đăng tải trên báo mạng điện tử có thể phân chia thành hai khu vực: khu vực ổn định với các tác phẩm đạt tới tiêu chí của các thể loại báo chí và khu vực không ổn định gồm các tác phẩm không đạt tới tiêu chí của thể loại. Một tác phẩm báo chí có thể thể hiện những đặc điểm của một thể loại duy nhất nhưng cũng có thể đồng thời thể hiện những đặc điểm, tính chất của vài thể loại. Trong trường hợp đó thường lấy tính trội của một thể loại nào đó để gọi tên tác phẩm, nếu có sự giao thoa khó xác định được tính chất thể loại thì tác phẩm đó được gọi bằng thuật ngữ chung là “bài phản ánh” hoặc “bài báo”.

Chúng tôi tán thành việc phân chia thể loại tác phẩm báo chí theo hệ thống giáo trình trên, đồng thời sử dụng các khái niệm, đặc trưng và cách thức sáng tạo các thể loại báo chí này theo giáo trình chuyên biệt về báo mạng điện - “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang [38] làm căn cứ để khảo cứu và phân tích nội dung thông điệp.

1.1.8. Định kiến giới trên báo mạng điện tử

Căn cứ vào việc giới thuyết khái niệm định kiến, ĐKG và tác phẩm BMĐT như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “ĐKG trên BMĐT” như sau:

Vấn đề ĐKG trên BMĐT được xem xét trên phương diện một số tin bài, chuyên mục trên BMĐT có chứa đựng hoặc tiềm ẩn những quan niệm, thái độ, đánh giá mang tính khuôn mẫu, tiêu cực, một chiều về đặc điểm, vị trí, vai trò, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới, dẫn đến nguy cơ làm giảm cơ hội phát huy năng lực của mỗi giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình cũng như sự thụ hưởng bình đẳng về thành quả của sự phát triển đó. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới trong nội dung cũng như hình thức tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới.

Đặc điểm của ĐKG trên BMĐT:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

+ ĐKG trên BMĐT mang tính khuôn mẫu khi thể hiện hình ảnh nam giới và nữ giới trong nội dung tin tức.

+ ĐKG trên BMĐT mang tính một chiều, tiêu cực, bất hợp lý khi thể hiện hình ảnh nữ giới trong tương quan với nam giới.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 9

+ ĐKG trên BMĐT mang tính lan tỏa và thuyết phục mạnh mẽ do các đặc trưng riêng biệt về mặt loại hình.

1.2. Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử

Căn cứ vào hệ thống khái niệm liên quan đến vấn đề ĐKG trên BMĐT; căn cứ vào kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học về thực trạng giới, ĐKG, BĐG trên truyền thông nói chung, BMĐT Việt Nam nói riêng, chúng tôi xây dựng tiêu chí để nhận diện các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT như sau:

1.2.1. Các biểu hiện định kiến giới trong nội dung tin tức

- Cách thức mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ trên BMĐT: Thường dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát triển của mỗi giới, đặc biệt là giới nữ (Đề cao yếu tố ngoại hình của nữ giới mà phủ nhận những nỗ lực của họ trong việc rèn luyện phẩm chất; Lợi dụng thân thể nữ giới, lạm dụng hình ảnh gợi cảm của họ vào mục đích không chính đáng; Duy trì phiến diện hình mẫu lý tưởng của nam và nữ, đặc biệt là với hình tượng người nổi tiếng, dẫn tới những nhận thức thẩm mỹ sai lệch trong một bộ phận công chúng).

- Cách thức nhìn nhận về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ trên BMĐT: Cổ xúy những vai trò giới truyền thống và không khuyến khích sự thay đổi các vai trò giới đó (Phụ nữ thường gắn liền với bếp núc, việc nhà, chăm sóc con cái, người già, trong khi nam giới gắn liền với xã giao, hội họp, gánh vác kinh tế…). Duy trì, khắc sâu các quan niệm truyền thống về vị trí, năng lực của nam và nữ, hạ thấp vai trò của nữ giới trong quan hệ gia đình và xã hội (Trong quan hệ gia đình, vợ giỏi hơn chồng là nguyên nhân ta vỡ hạnh phúc; phụ nữ thông minh, xinh đẹp sẽ khó lấy chồng; ngoại tình hay những hành vi hung hăng, sách nhiễu tính dục là năng lực riêng thuộc về bản năng của nam giới; phụ nữ luôn là người đáng thương, đáng trách trong các mối quan hệ tay ba; học cách chiều chồng và chăm sóc “tổ ấm” là sứ mệnh riêng của phụ nữ, kiếm tiền và “làm trụ cột” là trách nhiệm của đàn ông... Trong quan hệ xã hội, nam giới được định danh là lãnh đạo, quản lí, đại diện chính quyền, doanh

nghiệp, nữ giới xuất hiện trong vai trò là công dân, công chúng, nhân viên hoặc ca sĩ, người mẫu, diễn viên, người dẫn chương trình. Áp đặt quan niệm “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà” khi mô tả hình ảnh nữ lãnh đạo…).

1.2.2. Các biểu hiện định kiến giới trong hình thức thể hiện tin tức

- Tần suất, vị trí, chuyên mục: Không thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng cho mảng thông tin về giới. Thiếu cân bằng khi lựa chọn chuyên mục phản ánh hình ảnh nam - nữ giới (Nữ giới thường xuất hiện trong các chuyên mục Văn hóa, Giải trí, Tâm sự, vắng bóng trong các chuyên mục Kinh tế, Chính trị, Xã hội…)

- Thể loại: Các thông điệp thúc đẩy BĐG thường được chuyển tải qua thể loại tin, bài phản ánh, thiếu vắng các thể loại thể hiện được chiều sâu của sự phân tích, lý giải, bình luận như chân dung, phóng sự, phỏng vấn.

- Hình ảnh: Lạm dụng hình ảnh hở hang, gợi cảm của nữ giới; Duy trì cách đánh giá thiếu công bằng về vai trò, vị trí, năng lực của nam và nữ qua việc lựa chọn hình ảnh.

- Ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt mang tính kì thị giới tính, củng cố quan niệm rập khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vô hình, phụ thuộc của nữ giới đối với nam giới.

1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.

Trước tiên, cần khẳng định lại rằng: Tôn trọng phụ nữ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ phong tục thờ Mẫu, thờ các vị nữ tướng, nữ anh hùng (Bà chúa Liễu Hạnh, bà chúa Sứ, bà chúa Kho…), đến những nghi thức thờ cúng người có công với dân làng không phân biệt là thần nam hay thần nữ; từ những câu ca dao, dân ca, tục ngữ phản ánh quan niệm bình đẳng nam nữ, đề cao người phụ nữ (“Ba xu một mớ đàn ông/Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơi/Ba trăm một mụ đàn bà/Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi”; “Thuận vợ thuận chồng tất bể đông cũng cạn”; “Lệnh ông không bằng cồng bà”…), đến những hình tượng liệt nữ ghi danh sử sách như Bà Trưng, Bà Triệu; từ những nữ danh nhân trong lĩnh vực văn học nghệ thuật được người đời ca tụng như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…, đến các nữ anh hùng được lưu danh trong những phong trào cách mạng như chị Võ Thị Sáu, chị Út Tịch… Tất cả những bằng chứng lịch sử, văn hóa lâu đời này của dân tộc đã chứng minh điều đó.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa tư tưởng giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam - nữ vào Việt Nam cùng với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương năm 1930 là văn bản chính trị đầu tiên của Việt Nam nêu rõ mục tiêu đấu tranh cho sự bình đẳng nam nữ. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước năm 1946 và những lần sửa đổi sau này (1960, 1980, 1992, 2013) đều khẳng định: “Phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Hiến pháp 2013 đã công nhận BĐG và cấm phân biệt đối xử về giới.

Trên cơ sở của văn bản này, các văn bản pháp luật đã được ban hành và được sửa đổi, cập nhật theo thời gian nhằm bảo đảm quyền bình đẳng nam - nữ: Luật hôn nhân và gia đình (1959, 1986, 2000), Luật Bình đẳng giới (2007); Bộ luật Lao động (1992, 2012); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007); Luật đất đai (2013); Luật Phòng chống mua, bán người (2011)… Đi cùng với đó là các chỉ thị, văn bản hướng dẫn cho từng giai đoạn, tiêu biểu gần đây nhất có thể kể đến: Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”; Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”... Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện luật pháp, chính sách này, vai trò của các hoạt động truyền thông luôn được đề cập và nhấn mạnh, mục tiêu là nâng cao năng lực tuyên truyền, xây dựng, phát triển mô hình thí điểm về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan… Quyết định Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định rõ trong nội dung Tổ chức thực hiện đối với các tổ chức, bộ ngành, trong đó nhấn mạnh: “Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số

lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục”.

Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý khá hoàn thiện và chặt chẽ về BĐG. Sự tiến bộ về mặt thể chế đã tạo được môi trường pháp lý tôn trọng sự công bằng, khuyến khích sự tham gia của cả hai giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với việc kí và phê chuẩn công ước CEDAW, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Mục tiêu thiên niên kỷ…, việc thực hiện BĐG ở Việt Nam đã trở thành cam kết của Chính phủ với cộng đồng thế giới. Bối cảnh đó chính là những làn sóng, là hơi thở thời đại tác động vào hoạt động báo chí. Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của báo chí nói chung, BMĐT nói riêng, vì thế tuyên truyền BĐG cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó.

1.4. Vai trò của truyền thông và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền bình đẳng giới

Bản chất của báo chí truyền thông “là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế” [27, 61]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông, các loại hình báo chí đa phương tiện (multimedia) lại càng thể hiện vai trò thống lĩnh của mình trong việc tiếp cận và ra tăng sức ảnh hưởng đối với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ.

1.4.1. Thể hiện trong các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật.

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm dành cho công tác BĐG những ưu tiên nhất định. Cụ thể, trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Hiến pháp năm 1946, tại Điều 9 đã đề cập thẳng đến quyền bình đẳng nam nữ: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”. Và trong di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trăn trở về vai trò và vị trí của người phụ nữ: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”. Vấn đề này đã được thể chế hóa thành các văn bản Luật như Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 hay trong các chương trình hành động như: Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020,

Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020... để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế, hôn nhân gia đình… Trong các văn bản đó, TTĐC luôn được đề cập đến như một phương tiện, phương thức thiết yếu nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, lan tỏa thông điệp để từng bước thay đổi nhận thức của cá nhân và toàn xã hội.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định rõ tại điều 23: “Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác”.

Trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2015-2020, mục tiêu 5 về Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin như sau:

- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Quyết định số 1696/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ngày 2/10/2015 về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 đã nêu rõ nhiệm vụ của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới: “Nâng cao năng lực truyền thông về bình đẳng giới cho các cơ quan truyền thông, đội ngũ báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở; xây dựng mô hình thí điểm áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông ở một số cơ quan báo chí”, đồng thời quy định về việc tổ chức thực hiện chương trình như sau: “Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan, tổ chức và các địa phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan báo chí đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản có nội dung định kiến giới”.

Con đường đạt đến BĐG thực sự, không chỉ đối với Việt Nam mà còn tất cả các nước trên thế giới, là một con đường dài và chông gai. Để đạt được mục tiêu BĐG vì sự tiến bộ xã hội, không thể thiếu vai trò của TTĐC.

1.4.2. Thể hiện trong sứ mệnh của báo chí đối với sự tiến bộ xã hội.

Hiện nay, việc thực hiện BĐG, nỗ lực đạt được BĐG bằng mọi biện pháp trong đó có truyền thông là cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng thế giới. Tuyên truyền về giới là hoạt động phổ biến, giải thích, lan tỏa tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giới, nhằm tạo nhận thức và thái độ đúng đắn về vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ, từ đó tạo lập thế giới quan, nhân sinh quan, thái độ sống, lối sống tích cực của mọi người khi đánh giá về vị trí, vai trò của nam và nữ. (Dương Thị Minh, 2000).

Khi bàn về đề tài phụ nữ trên báo chí hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, báo chí đã và đang góp phần khẳng định, nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong đời sống xã hội hiện đại. Nhờ sự tác động của báo chí mà hình ảnh phụ nữ có những thay đổi tích cực và cũng chính những đề tài phụ nữ lại là chất liệu tạo ra những sản phẩm báo chí sinh động và hấp dẫn. Các sản phẩm báo chí truyền thông ngày càng chú trọng lồng ghép vấn đề về BĐG, qua đó góp phần định hướng và xóa bỏ ĐKG. Báo chí viết về phụ nữ đã và đang dần thoát khỏi khuôn mẫu người phụ nữ truyền thống chân yếu tay mềm, cam chịu, phụ thuộc, gắn liền với công việc nội trợ, chăm sóc gia đình... Thay vào đó, hình ảnh người phụ nữ hiện đại, năng động, sáng tạo, tự tin… trở thành đề tài được báo chí cập nhật, khai thác trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Báo chí cũng bắt đầu khai thác hình ảnh những nữ chính trị gia, nữ doanh nhân, nữ nghệ sĩ, hay những phụ nữ thành đạt và quyền lực, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Rõ ràng, báo chí có thể tác động tích cực đến dư luận, chính sách, quan điểm xã hội về nữ giới, thúc đẩy BĐG và bảo đảm quyền của phụ nữ. Báo chí hiện nay đã và đang góp phần khẳng định, tôn vinh vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại, góp phần thực hiện tốt sứ mệnh của một nền báo chí nhân văn, vì sự tiến bộ xã hội.

1.4.3. Thể hiện ở đặc điểm loại hình và sức ảnh hưởng của báo mạng điện tử.

- Thứ nhất, tính năng đa phương tiện (Multimedia) - sự kết hợp sống động giữa văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ hoạ (graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác (interactive programs) là ưu thế hàng đầu của tác phẩm báo mạng điện tử mà không một loại hình báo chí truyền thống hay các phương tiện truyền thông đại chúng nào có được. Tính năng đa phương tiện làm tăng sự chú ý và truyền đạt có hiệu quả

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024