Nhóm Tiêu Chí Về Giá Trị Xã Hội, Bản Sắc Văn Hóa, Nguyên Tắc Nhân Văn Khi Thông Tin Về Giới Trên Báo Mạng Điện Tử.

những quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về giới và BĐG cũng như các xu hướng tiến bộ và thành tựu của thế giới trong việc thúc đẩy BĐG.

- Báo mạng điện tử cần đảm bảo các nguyên tắc phản ánh về giới trong nội dung và hình thức tin bài.

Theo đó, về nội dung, BMĐT cần đảm bảo sự hiện diện bình đẳng của phụ nữ và nam giới khi phản ánh các thành phần xã hội, những kinh nghiệm, hành động, quan điểm và các mối quan tâm trong nội dung tin tức. Hạn chế và tránh những mô-típ dễ vướng phải ĐKG như: Nam giới thường được phỏng vấn trực tiếp, trích dẫn ý kiến trong các chủ đề chính trị, kinh tế, chiến tranh - xung đột, khoa học công nghệ…, còn nữ giới thường liên quan đến các chủ đề sức khỏe, đời sống, giáo dục, dân sinh xã hội…; Sử dụng hình ảnh hoặc thông tin của nữ gắn với vị trí xã hội thấp hơn nam giới: Nữ thường là công nhân, nông dân, tiểu thương, nội trợ, nhân viên văn phòng, nam thường là giám đốc, doanh nhân, chính trị gia… Cần cân bằng tỷ lệ nam và nữ xuất hiện trên nội dung tin tức và tiếng nói của họ trong các vai trò là dẫn chương trình, chuyên gia hoặc công dân bình thường. Tăng cường các tin bài phản ánh chủ đề đặc biệt được phụ nữ quan tâm như bạo lực trên cơ sở giới, quyền của phụ nữ, thành tựu của phụ nữ trong lĩnh vực công việc chứ không phải việc nhà, vị thế của phụ nữ trong quan hệ xã hội chứ không chỉ là quan hệ gia đình…

BMĐT cần xóa bỏ các hình thức khuôn mẫu, tăng cường thông tin đa chiều cũng như sự hiện diện bình đẳng của nam giới và nữ giới trong nội dung tin tức. Các khuôn mẫu giới thường xuất hiện trên truyền thông có thể kể đến như: Công khai diễn giải phân biệt theo giới các đặc điểm và vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội; mô tả những đặc điểm truyền thống nữ tính/nam tính và vai trò của nam/nữ, “bình thường hóa” các đặc điểm và vai trò này trong khi lại bỏ qua các đặc tính, chức năng khác của nam giới và nữ giới trong xã hội; thiên lệch về giới khi mô tả hình ảnh nạn nhân/người sống sót, theo đó nữ thường là nạn nhân của bạo lực, thảm họa, nghèo đói, nam thường là nạn nhân của xung đột, chiến tranh…; người sống sót - với ý nghĩa là minh chứng cho hành động tích cực vượt lên hoàn cảnh, tình huống khó khăn - thường là nam giới; thiên lệch khi mô tả sự hiện diện của nam/nữ trong các lĩnh vực, nam thường gắn với kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, thể thao, nữ thường gắn với y tế, giáo dục, đời sống, nghệ thuật, giải trí…

Về hình thức, thông tin về giới cần được cân đối và ưu tiên về thời gian, dung lượng cũng như vị trí, thể loại trên trang. Theo đó, các tin bài về phụ nữ, có tiếng nói của phụ nữ hay đề cập đến những vấn đề phù hợp với phụ nữ, được phụ nữ quan tâm cần có dung lượng và vị trí tương xứng trên trang chủ, trong các chuyên đề, vào thời gian vàng hoặc những thời gian cao điểm so với các tin bài khác. Thông tin trên BMĐT cần thể hiện ý thức giới, có nhạy cảm giới trong các thể loại báo chí (tăng cường thông tin về giới trong các thể loại có tính phân tích, bình giá như bình luận, phóng sự thay vì chỉ tập trung vào thể loại tin hoặc phản ánh).

Khía cạnh đặc biệt quan trọng nữa về mặt hình thức - đó là hình ảnh và ngôn ngữ. Hình ảnh của tin bài trên BMĐT cần thể hiện ý thức giới thông qua sự cân xứng về tỷ lệ nam nữ trong hình ảnh, vị trí, vai trò, không gian xuất hiện của nam và nữ gắn liền với các khuôn mẫu về giới trong hình ảnh… Ngôn ngữ sử dụng trong tin bài cần tránh hiện tượng kì thị, phân biệt giới tính, ám chỉ, nhấn mạnh hay phân biệt, rập khuôn theo giới tính hoặc theo vai trò giới.

3.3.2. Nhóm tiêu chí về giá trị xã hội, bản sắc văn hóa, nguyên tắc nhân văn khi thông tin về giới trên báo mạng điện tử.

Thông tin về giới trên BMĐT cần dựa trên các quy tắc, giá trị xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc, lấy nguyên tắc nhân văn làm tôn chỉ mục đích, triệt để bài trừ tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội và trong đội ngũ những người làm BMĐT.

Tính nhân văn, nhân loại là hệ giá trị vừa trừu tượng lại vừa biểu hiện cụ thể thông qua các sự kiện đời sống hàng ngày, thể hiện nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cộng đồng xã hội. “Trong báo chí truyền thông, đó là thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũng như số phận con người; đó là thái độ, quan điểm và những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc đấu tranh vì quyền con người, quyền công dân, dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội và những giá trị nhân đạo chân chính” [26, 226]. Hệ giá trị này có sức mạnh vô hình, được khởi phát từ lòng trắc ẩn, tình yêu thương, tinh thần nhân đạo vốn là giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, có khả năng liên kết mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng nhằm bảo vệ, lan tỏa và nhân rộng chính hệ giá trị ấy.

Tôn trọng nguyên tắc nhân văn là báo chí đã và đang tôn trọng và vun đắp niềm tin của công chúng. Hiện thực cuộc sống bộn bề với ngổn ngang những tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

- xấu, dở - hay, chân thành - dối trá, tàn bạo - thiện lương…, lựa chọn thông tin như thế nào, phân tích và lý giải ra sao, thể hiện thông tin theo chiều hướng nào để vừa phản ánh được thực tế đời sống sinh động, lại vừa đảm bảo được chất lượng và giá trị văn hóa của sản phẩm truyền thông, gây dựng và lan tỏa được niềm tin của công chúng vào báo chí bởi những giá trị nhân văn trong đời sống hàng ngày - đó là sứ mệnh và cũng là thách thức đối với báo chí nói chung và BMĐT nói riêng.

Nhìn vào các sản phẩm báo chí về giới, để có được hàm lượng văn hóa và giá trị nhân văn, người làm báo cần thận trọng từ khâu lựa chọn đề tài, tiếp cận sự kiện, lựa chọn góc nhìn, khai thác chi tiết cho đến cách thức sử dụng ngôn từ, giọng điệu để tránh tình trạng định kiến giới, kỳ thị giới hoặc vô tình khắc sâu thêm những khuôn mẫu giới gây tổn thương hoặc cản trở sự phát triển bình đẳng của mỗi giới trong đời sống. Lòng trắc ẩn dựa trên nền tảng tri thức, phẩm chất nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng chính là chìa khóa giúp cho nhà báo vượt qua những ranh giới mong manh để sáng tạo nên những tác phẩm báo chí vừa đảm bảo tính chân thực, khách quan, vừa lấp lánh những giá trị nhân văn đẹp đẽ.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định BĐG là một “cuộc cách mạng to và khó”, cần nhiều nỗ lực mới có thể đi đến thành công, trong đó mấu chốt chính là bài trừ triệt để tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tồn tại lâu đời. Đối với lĩnh vực BMĐT, nếu mỗi người làm báo có ý thức về việc dần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ ra khỏi lối suy nghĩ, cách hành xử mỗi ngày, thì tác phẩm báo chí của họ cũng sẽ lan tỏa tinh thần ấy đến hàng triệu độc giả trên khắp mọi miền. BĐG là con đường dài và gian khó, vì đối tượng cần tác động, cần thay đổi chính là tư duy, là nếp nghĩ, nếp sống đã ăn sâu bén rễ từ trong truyền thống và tạo nên truyền thống. Muốn cán đích, không thể không bắt đầu từ việc sử dụng những phương thức tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tư duy, nhận thức của số đông, trong đó BMĐT là một công cụ vô cùng hữu hiệu.

3.3.3. Nhóm tiêu chí về nhận thức, năng lực, phẩm chất, đạo đức của người làm báo mạng điện tử khi truyền thông về giới.

Phóng viên, biên tập viên cần có kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới để truyền thông về giới và bình đẳng giới, lồng ghép giới trong truyền thông và có nhạy cảm giới trong truyền thông; đồng thời cần có trình độ nhất định để khai thác tối đa ưu thế về mặt loại hình của BMĐT trong quá trình sản xuất tin bài.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần thể hiện nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn, nhân văn về giới khi khai thác và xử lí thông tin.

Nhà báo là người tham gia thực hiện quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng thông qua một trong các loại hình lao động báo chí; là chủ thể trực tiếp của hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp luật và đạo đức [26, 289]. Nhà báo không chỉ đơn thuần là người đưa tin mà còn đóng một vai trò xã hội hết sức quan trọng - đó là nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà tổ chức, nhà tư vấn… Trong hoạt động báo chí của nhà báo, trách nhiệm xã hội là tiêu chí cơ bản thể hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức hành nghề, bao gồm trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức… Vai trò xã hội và trách nhiệm xã hội đi kèm đòi hỏi nhà báo luôn phải thận trọng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, đồng thời không ngừng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức nhằm phục vụ tốt cho quá trình tác nghiệp.

Trên thực tế, hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội đều liên quan đến vấn đề giới, đặc biệt là các vấn đề về hôn nhân, gia đình. Đây là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, nếu không cẩn trọng rất dễ gây ra những hiểu lầm hoặc ngộ nhận. Chính vì thế, nhà báo tác nghiệp đề tài này cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng nhất định về vấn đề giới. Bên cạnh nền tảng tri thức bách khoa là cơ sở hình thành nhân cách văn hóa, tầm nhìn văn hóa và thái độ nhân văn của nhà báo, thì nhóm tri thức ngành, cụ thể là những kiến thức về giới, bình đẳng giới sẽ phối hợp tạo thành nền tảng tri thức tổng hợp cả bề rộng và bề sâu, giúp nhà báo có thể khai thác thông tin chuẩn xác, lý giải và phân tích một cách thuyết phục về các sự kiện và vấn đề đang diễn ra, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy BĐG, không vướng phải ĐKG.

Bên cạnh nhận thức đầy đủ, phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo cũng cần được trau dồi. Trong xã hội hiện đại, khi vai trò của báo chí ngày càng nâng cao thì yêu cầu đối với đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo cũng ngày càng được xã hội quan tâm. Chính điều này sẽ giúp nhà báo vững vàng đi giữa những lằn ranh mỏng manh của tốt và xấu, vị nghệ thuật và vị nhân sinh… trong quá trình khai thác và xử lý thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến vấn đề giới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích những biểu hiện của ĐKG trong nội dung và hình thức tin bài trên BMĐT ở chương ba, chương bốn của luận án tập trung làm rõ hai vấn đề: Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ĐKG trên BMĐT và những giải pháp cụ thể cho vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam.

Để có căn cứ đề xuất giải pháp cho tình trạng ĐKG trên BMĐT, chúng tôi dựa vào các cơ sở sau: Về mặt lí luận, báo chí nói chung, BMĐT nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền về giới và BĐG, điều này thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật, thể hiện ở xứ mệnh của báo chí vì sự tiến bộ xã hội, thể hiện ở sức mạnh loại hình và ưu thế của BMĐT. Về mặt thực tiễn, có rất nhiều nhân tố tác động đến vấn đề ĐKG trên BMĐT, trong đó có các yếu tố cơ bản sau đây: Thực tế đời sống xã hội vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện của ĐKG, bản thân phụ nữ chính là những người mang ĐKG trong nhận thức chính là những nguyên nhân khách quan khiến cho ĐKG có lí do tồn tại trong nội dung tin tức. Đây chính là hiện thực cuộc sống, là chất liệu, là nguồn tin được phản ánh một cách tự nhiên và chân thực trên BMĐT. Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan quan trọng khác chính là: Mục tiêu truyền thông về giới chưa được các tòa soạn BMĐT coi trọng và ưu tiên; bản thân phóng viên, người làm báo cũng là một thành viên trong cộng đồng xã hội, trong họ cũng tồn tại ý thức định kiến về giới, đa phần cũng coi sự bất bình đẳng giới trong xã hội là hiện tượng tự nhiên, phù hợp với quy luật; đội ngũ phóng viên, người làm báo chưa có điều kiện và nhu cầu cập nhật những kiến thức và kỹ năng về truyền thông BĐG; công chúng thì vẫn giữ thói quen tiếp nhận những “lẽ thường” vốn đã tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội, vì vậy việc phản ánh những câu chuyện hợp với lẽ thường đã trở thành thói quen của BMĐT cũng như TTĐC nói chung nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng.

Để hạn chế tiến đến xóa bỏ tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức, chúng tôi đã đề ra những giải pháp cụ thể để hạn chế ĐKG trong nội dung và hình thức tin bài trên BMĐT cũng như những chỉ báo riêng cho các đối tượng, tổ chức và cá nhân liên quan. Trên cơ sở đó, chương 4 xác lập các tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng các tác phẩm báo chí về giới trên báo mạng điện tử. Thông tin về giới trên BMĐT cần dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và định hướng của xã hội về vấn đề giới và BĐG; đảm bảo các nguyên tắc phản ánh về giới trong nội dung tin tức, phù hợp với các chuẩn mực xã hội và

văn hoá dân tộc; phù hợp với kênh truyền thông và đối tượng công chúng báo mạng điện tử; quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam đến với công chúng trên toàn thế giới. Cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo cần trang bị kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nhất định về vấn đề giới trong quá trình khai thác, xử lí tin bài…

Những lí giải và biện pháp đề ra ở chương này mong muốn sẽ giúp ích cho các cơ quan quản lí báo chí, các đơn vị báo chí cũng như những người làm báo có được những chỉ báo cụ thể để dần thay đổi nhận thức, tích lũy kiến thức, hình thành kỹ năng sản xuất tin bài không tiềm ẩn ĐKG.

KẾT LUẬN

1. Định kiến giới là những quan niệm, thái độ, đánh giá mang tính khuôn mẫu về đặc điểm, vị trí, vai trò, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới. ĐKG bắt nguồn từ những khuôn mẫu (định khuôn) đã tồn tại trong nhận thức của cộng đồng xã hội một cách bền vững và lâu dài, vì thế nó có thể trở thành thái độ và hành vi kỳ thị một cách rất tự nhiên và khó nhận biết, đặc biệt là những ĐKG tiêu cực. Nếu không dần được loại bỏ, ĐKG sẽ ăn sâu bám rễ trong đời sống nhờ quá trình xã hội hóa, trong đó có môi trường sống, học tập, môi trường gia đình và không thể không nhắc đến các tác động mạnh mẽ của truyền thông đại chúng nói chung, BMĐT nói riêng, trở thành rào cản của BĐG, kìm hãm sự tiến bộ xã hội.

Vấn đề định kiến giới trên BMĐT Việt Nam về cơ bản là “nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ” thể hiện thông qua các thông tin từ BMĐT được truyền tải đến công chúng tiếp nhận. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới trong nội dung cũng như hình thức tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới.

2. Các thông tin về giới trên BMĐT có vai trò cung cấp kiến thức, tác động tới quá trình tâm lý xã hội, làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng, dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội về các vấn đề liên quan đến giới và BĐG. Cũng với những tính năng ưu việt về mặt loại hình, BMĐT ngày càng thu hút độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, vì thế, việc nhận diện tin bài tiềm ẩn ĐKG trên BMĐT trên hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện là việc làm cần thiết nhằm phát huy tối đa sức mạnh của BMĐT trong việc định hướng dư luận xã hội về các vấn đề giới và BĐG.

Kết luận 1 và 2 đã trả lời cho câu hỏi: Có hay không sự tồn tại của ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT? Và đã chứng minh cho giả thuyết thứ nhất: ĐKG trên BMĐT là vấn đề cái nhìn, thái độ, cách đánh giá mang tính khuôn mẫu, một chiều, tiêu cực của người viết liên quan đến giới được thể hiện trong nội dung tin tức BMĐT. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới tồn tại trên BMĐT

sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới.

3. BMĐT trong những năm gần đây đã thể hiện những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc truyền thông về giới. Một là, các hoạt động, phong trào, các câu chuyện thúc đẩy BĐG trong nước và quốc tế ; các chính sách, pháp luật, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về BĐG cũng như các hoạt động chống bất bình đẳng giới của các tổ chức và cá nhân đã được cập nhật và đăng tải trong nội dung tin tức. Hai là, những câu chuyện tôn vinh người phụ nữ, những tâm tư, cảm xúc của chị em được đăng tải thường xuyên vào các dịp lễ dành riêng cho phụ nữ như ngày 8/3, ngày 20/10. Ba là, BMĐT có khá nhiều tin bài truyền cảm hứng về BĐG với cách nghĩ khác, góc nhìn mới. Những thông điệp về sự vất vả, thiệt thòi của phái nữ, về những mong muốn giản dị của chị em trong cuộc sống gia đình, về những khả năng, thành tựu nổi bật của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống… đã được lan tỏa trong cộng đồng, góp phần thay đổi tư duy nhận thức của cộng đồng về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của mỗi giới trong xã hội cũng như trong đời sống gia đình.

4. Tuy nhiên, dựa trên kết quả phân tích định lượng và định tính hơn 3000 tin bài trong diện khảo sát, có thể khẳng định rằng: ĐKG vẫn còn tồn tại trong nội dung tin tức trên BMĐT.

+ Về nội dung: ĐKG thể hiện qua sự đánh giá, thể hiện một chiều, duy trì những khuôn mẫu giới tiêu cực, gây áp lực giới về hình ảnh nam và nữ giới trên các phương diện: Đặc điểm ngoại hình, tính cách, phẩm chất, vị trí, vai trò, tiếng nói...Theo đó, cách thức mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ vẫn dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát triển của mỗi giới, đặc biệt là giới nữ. Đặc biệt, BMĐT duy trì ĐKG trong cách thức mô tả ngoại hình, tính cách của người nổi tiếng khi quá tập trung vào yếu tố hình thức (gợi cảm, thời trang) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn (quan điểm sống, đời sống nội tâm, sự nỗ lực…); chú tâm vào việc xoi mói đời tư, “bóc phốt” chuyện tình cảm của người nổi tiếng để giật tít, câu view nên vô tình củng cố và cổ xúy những quan niệm bất bình đẳng giới trong nhận thức của độc giả.Cách thức mô tả nhân vật trong mối quan hệ gia đình và xã hội trên BMĐT cho thấy những biểu hiện của ĐKG khi nhìn nhận về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ. Ở đó, những quan điểm sai lệch, thiếu công bằng về giới đã tồn tại qua nhiều thế kỷ vẫn tiếp tục được BMĐT đồng tình và lan tỏa

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 17/09/2024