Giải Pháp Từ Thực Trạng Định Kiến Giới Trên Báo Mạng Điện Tử.

CMS (Content Management System - hệ thống quản trị nội dung website) sẽ được biên tập nhanh chóng để đăng tải lên trang báo. Sự kiện, vấn đề càng nóng thì thời gian cho phép hiển thị càng phải nhanh chóng, kịp thời để giành lấy sự thu hút độc giả. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều tin bài thiếu nhạy cảm giới nếu phóng viên khai thác tin bài theo thói quen, sử dụng các kỹ năng tác nghiệp chung mà không chú ý đến tính chuyên biệt của đề tài. Các khuôn mẫu giới vô tình được cổ xúy dẫn tới tình trạng ĐKG.

Thứ hai, bản thân phóng viên, biên tập viên, người làm báo cũng là một thành viên trong cộng đồng xã hội, trong họ cũng tồn tại ý thức ĐKG, đa phần cũng coi sự bất bình đẳng giới trong xã hội là hiện tượng tự nhiên, phù hợp với quy luật.

Trong một nghiên cứu khảo sát của Oxfam trên 430 nhà báo tại Việt Nam năm 2014, 72.5% trong số họ cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tình hình BĐG. Và quan điểm của chính họ trong nhận thức và hành vi trên phương diện BĐG đã giúp chứng minh cho điều này khi mà 67,4% nhà báo cho rằng phụ nữ nên đặt việc xây dựng và chăm lo cho gia đình là ưu tiên hàng đầu, và theo 66,9% các nhà báo, với nam giới phát triển sự nghiệp là ưu tiên số một. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy nhìn dưới góc độ BĐG, môi trường gia đình của các nhà báo vẫn duy trì cách phân chia trách nhiệm theo quan niệm giới tuyền thống. Đó là phụ nữ có vai trò chính trong việc chăm sóc con cái (61,6% nhà báo chọn “đồng ý” hoặc “rất đồng ý”) và làm việc nhà (59,5 % báo chọn “đồng ý” hoặc “rất đồng ý”). Không phải các nhà báo không nhận ra sự bất công trong việc phân chia vai trò như vậy, nhưng với họ “cả xã hội như vậy” hoặc “mình cũng chả làm gì khác được” là thái độ khá phổ biến, hơn nữa, 71.8% nhà báo tin rằng phụ nữ làm các công việc đó tốt hơn nam giới. Rõ ràng, tuy các nhà báo nhận thức rõ rằng nam nữ cần được đối xử bình đẳng, không phân biệt cả trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng trên thực tế, ĐKG vẫn chi phối các hoạt động trong gia đình của các nhà báo. Hình ảnh nam giới làm việc nhà chưa bao giờ là những khuôn mẫu (norm) trong xã hội Việt Nam.Việc phân công việc nhà theo vai trò giới truyền thống đã hình thành, củng cố các định kiến giới, khiến cho những định kiến này trở nên bình thường đến mức khó có thể nhìn ra chứ chưa kể đến việc có những hành động cụ thể để thay đổi. [58, 36-37].

Nghiên cứu quy mô này cũng chỉ ra: “Yếu tố môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến định kiến giới của các nhà báo”, và “Các nhà báo có quan điểm,

nhận thức cá nhân với nhiều định kiến giới. Trong quá trình tác nghiệp, nhiều nhà báo cũng thể hiện định kiến giới đối với nguồn tin. Môi trường gia đình của nhà báo có sự phân chia vai trò giới truyền thống có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ định kiến giới của nhà báo đối với nguồn tin” [58, 40 - 41].

Nghiên cứu của Oxfarm chỉ là một trong rất nhiều căn cứ để chứng minh rằng: Nhận thức của con người là sản phẩm của quá trình xã hội hóa. Bên cạnh rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tin bài như quy định của tòa soạn, độc giả, nguồn tin, lý tưởng báo chí…, thì yếu tố về nhận thức của cá nhân nhà báo ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của tin bài, đặc biệt là các tin bài liên quan đến vấn đề mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống như định kiến giới. Nói cách khác, sống trong một xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quan niệm Nho giáo truyền thống, các nhà báo cũng chịu sự chi phối của các khuôn mẫu xã hội. Các khuôn mẫu đó ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống, trở thành những suy nghĩ, nhận thức mang tính nội tại, tự nhiên, khó có thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Như nhà báo Nguyễn Văn Hải - Thư kí tòa soạn báo Tuổi trẻ Online lý giải, sở dĩ có yếu tố ĐKG trong nội dung tin tức chủ yếu là do nhà báo “nhận thức chưa tới”, “vô tình hoặc hành động theo thói quen ứng xử và suy nghĩ lâu nay, trong đó có những hành xử, suy nghĩ có tính định kiến đối với vấn đề giới”. (PVS số 03).

Thứ ba, đội ngũ phóng viên và người làm báo chưa có điều kiện và cũng chưa có nhu cầu cập nhật những kiến thức và kỹ năng truyền thông giới.

Như trên đã nói, các vai trò giới truyền thống vẫn tồn tại trong tư duy của các nhà báo, chính điều này chi phối họ trong quá trình khai thác nguồn tin, khiến cho nhà báo nhìn nhận các vai trò giới bằng “lăng kính” của cá nhân mình, các yếu tố ĐKG bị “bình thường hóa” đi. Tình trạng ĐKG vì thế vẫn xuất hiện một cách rất tự nhiên đến mức khó nhận biết.

Trong bối cảnh đó, việc đào tạo, cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng khai thác và xử lý thông tin có nhạy cảm giới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên BMĐT chưa được triển khai một cách hệ thống, thường xuyên, chủ yếu là thực hiện theo kỳ cuộc và lồng ghép trong các nội dung khác chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức. Nhà báo Đỗ Quý Doãn tổng kết lại từ kinh nghiệm của ông trong nhiều năm làm nhiệm vụ quản lý hoạt động báo chí: “Dường như BMĐT vẫn truyền thông về giới một cách “được chăng hay chớ”, cứ phản ảnh cuộc sống như nó vốn có mà

chưa có định hướng, kế hoạch dài hơi bài bản. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Bộ chỉ số về giới trong truyền thông, nhưng việc áp dụng vào các cơ quan báo chí là chưa hiệu quả”; “Công tác đào tạo kiến thức về giới cho đội ngũ cán bộ, phóng viên còn thiếu hiệu quả. Sự bảo đảm về vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà báo làm về BĐG chưa thực sự tốt” (PVS số 01).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Thứ tư, công chúng BMĐT đa phần vẫn giữ thói quen tiếp nhận những câu chuyện quen thuộc phù hợp với “lẽ thường”.

Nhu cầu của công chúng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định xu hướng khai thác thông tin của TTĐC. Ngày nay, thế hệ “công chúng thông minh” nhiều khi còn gây áp lực cho báo chí, buộc báo chí phải thay đổi cách thức cũng như nội dung truyền thông. Đối với BMĐT, áp lực về lượng người đọc, lượt thích, lượt chia sẻ, các phản hồi về bài viết ... là rất lớn. Theo quan sát và ghi nhận ban đầu của chúng tôi, công chúng BMĐT vẫn giữ những tư duy, quan điểm, thái độ khá truyền thống trong việc tiếp nhận và xử lí thông tin, đặc biệt là đối với các câu chuyện về tình yêu, hôn nhân - gia đình, về đời tư của người nổi tiếng... Điều này thể hiện khá rõ ở những bình luận của độc giả dưới mỗi tin bài. Đồng thời, chuyên mục Tâm sự trên báo VnExpress vốn là nơi đăng tải những bài viết, những câu chuyện, của độc giả, do chính độc giả viết và gửi đến cho tòa soạn. Quan điểm của tác giả trong các bài viết này phần nào thể hiện rõ thói quen tiếp nhận “lẽ thường”, dễ đồng cảm với những câu chuyện mang tính chất truyền thống trong việc đánh giá về đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội và đời sống. Chúng tôi mong muốn sẽ có điều kiện và cơ hội nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong các công trình tiếp theo.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 18

Để thu hút độc giả, BMĐT dường như cũng đang “chiều lòng” công chúng của chính mình, khai thác những mảng nội dung, những khía cạnh đời sống mà độc giả quan tâm, nhìn nhận, đánh giá vấn đề dựa trên các góc nhìn mà độc giả thường dễ dàng đồng cảm và chấp nhận. Chính từ thói quen này mà ĐKG có cơ hội duy trì và tồn tại trong nội dung tin tức trên BMĐT.

3.2. Giải pháp từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử.

3.2.1. Giải pháp trong cách xây dựng nội dung tin bài

3.2.1.1. Cách thức phản ánh đặc điểm, tính cách nam, nữ trong tin tức

Theo kết quả khảo sát và phân tích định tính của chúng tôi ở chương 3, cách thức mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ vẫn dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát

triển của mỗi giới. Đặc biệt, BMĐT duy trì ĐKG trong cách thức mô tả ngoại hình, tính cách của người nổi tiếng khi quá tập trung vào yếu tố hình thức (gợi cảm, thời trang) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn (quan điểm sống, đời sống nội tâm, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, yêu nghề kính nghiệp…); chú tâm vào việc xoi mói đời tư, “bóc phốt” chuyện tình cảm của người nổi tiếng để giật tít, câu view nên vô tình củng cố và cổ xúy những quan niệm bất bình đẳng giới trong nhận thức độc giả.

Chính vì thế, để hạn chế tiến đến xóa bỏ ĐKG trong nội dung tin bài, BMĐT cần chú ý một số điểm sau:

- Hướng tới sự cân bằng tỷ lệ khi mô tả ngoại hình của nam và nữ trong tin bài trên BMĐT. Việc quá chú trọng đến ngoại hình khi xây dựng hình ảnh nhân vật nữ giới sẽ tạo áp lực cho họ, duy trì tâm lý ám ảnh, mặc cảm ngoại hình. “Đàn bà xấu thì không có quà” phải chăng chính là quan niệm được sinh ra do áp lực về ngoại hình mà hiệu ứng từ truyền thông mang lại?

Hạn chế việc sử dụng các từ khóa theo motip khi mô tả ngoại hình của mỗi giới. Phụ nữ đẹp lí tưởng không nhất thiết cứ phải da trắng, tóc dài, mắt to, khuôn mặt thanh tú, vóc dáng cân đối mềm mại, gợi cảm… Nam giới hấp dẫn không nhất thiết cứ phải cường tráng hay thư sinh, trán cao, miệng rộng, nước da rám nắng, mặt vuông chữ điền… Tương tự như vậy, các khiếm khuyết về ngoại hình của giới này không nhất thiết phải mô tả bằng cách so sánh với đặc điểm mặc định của giới kia. “Như đàn ông”, “như đàn bà” là cách tư duy áp đặt đầy định kiến. Việc mô tả ngoại hình dựa theo các motip sẵn có không chỉ làm giảm sự sáng tạo của ngôn ngữ mà còn cản trở việc chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của mỗi cá nhân trong đời sống, tạo áp lực cho mỗi giới, đặc biệt là giới nữ trong cuộc sống.

- Khi lựa chọn và mô tả tính cách, phẩm chất của nam và nữ trong nội dung tin tức, BMĐT cần chú ý hạn chế việc áp dụng những khuôn mẫu tính cách truyền thống cho mỗi giới. Hiệu ứng lan tỏa của các thông điệp truyền thông sẽ góp phần trói chặt người phụ nữ trong khuôn khổ của những phẩm chất truyền thống như dịu dàng, khéo léo, vị tha, hi sinh, “giữ lửa” hoặc mặc định những khiếm khuyết tính cách của họ như yếu đuối, an phận, đào mỏ, thích buôn chuyện, lẳng lơ...; tương tự như vậy, nam giới sẽ chịu áp lực phải mạnh mẽ, hào phóng, có công danh, sự nghiệp, không được phép “ẻo lả”, keo kiệt, không có chí tiến thủ…

- Khi mô tả ngoại hình, tính cách, phẩm chất của người nổi tiếng trong các tin bài giải trí, cần chú trọng hơn đến các biểu hiện tích cực hơn là việc “vạch lá tìm sâu”, soi mói, bóc phốt các lối về cách ăn mặc, trang điểm hay các câu chuyện về tình cảm, đời tư. Đặc biệt, yếu tố hở hang, gợi cảm của sao nữ cần được khai thác có chừng mực để tránh những hiệu ứng phản cảm, ảnh hưởng đến thị hiếu của công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Tuyệt đối tránh thái độ phê phán quá mức, giọng điệu miệt thị hay áp đặt quan điểm của một nhóm người để phán xét, định tội danh cho người nổi tiếng mà chủ yếu là giới nữ trong các sự cố về trang phục, trang điểm hay trong các câu chuyện đổ vỡ tình cảm, rắc rối đời tư.

3.2.1.2. Cách thức phản ánh vị trí, năng lực của nam và nữ trong tin tức

Cách thức mô tả vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ trong mối quan hệ gia đình và xã hội trên BMĐT cho thấy những biểu hiện của ĐKG. Ở đó, những quan điểm sai lệch, thiếu công bằng về giới đã tồn tại qua nhiều thế kỷ vẫn tiếp tục được BMĐT đồng tình và lan tỏa thông qua các thông điệp truyền thông.

BMĐT cần tăng cường tin bài mô tả nam và nữ trong các vai trò, vị trí đa dạng với góc nhìn cởi mở hơn về giới. Trong quan hệ gia đình, vợ giỏi hơn chồng không phải là nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc; phụ nữ thông minh, xinh đẹp không khó lấy chồng mà đàn ông cần nỗ lực hơn nữa để có thể may mắn chiếm được trái tim của những người phụ nữ vượt trội ấy; ngoại tình hay những hành vi hung hăng, sách nhiễu tính dục cần bị lên án chứ không phải là cảm thông, bao biện; trong các mối quan hệ tay ba hay các vụ đổ vỡ tình cảm, trách nhiệm của mỗi bên cần được xem xét công bằng, đừng đổ lỗi cho phụ nữ; phụ nữ không có sứ mệnh phải học cách chiều chồng và chăm sóc “tổ ấm”, đây là công việc cần sự nỗ lực của cả hai bên... Trong quan hệ xã hội, cần hạn chế sự thể hiện chênh lệch về vị thế giữa nam và nữ. Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong vai trò lãnh đạo nên được thể hiện cởi mở hơn, họ cần được ghi nhận và cổ vũ việc thể hiện năng lực cá nhân thay vì bị buộc chặt vào tiêu chuẩn “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”. Các bài viết về mua bán dâm, quấy rối tình dục, hiếp dâm và xâm hại tình dục trên BMĐT cần được khai thác ở góc nhìn nhân văn, có nhạy cảm giới hơn, tránh tình trạng cổ xúy cho những quan niệm truyền thống gây tổn thương và bất lợi cho giới nữ như: phóng khoáng trong chuyện tình dục là hư hỏng đối với phụ nữ nhưng lại là “bản chất tự nhiên” của đàn ông; phụ nữ bị quấy rối tình dục là do không kín đáo, không biết giữ chừng mực; “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”…

3.2.2. Giải pháp về hình thức thể hiện tin bài trên báo mạng điện tử

3.2.2.1. Chuyên mục/ Tần suất/ Thể loại xuất bản tin bài

Sự hiện diện của nữ giới cần được mở rộng ra các chuyên mục khác trên BMĐT như chuyên mục Chính trị, Kinh tế, Thời sự để nâng cao vị thế của phụ nữ thay vì chỉ tập trung ở các chuyên mục Văn hóa, Giải trí, Gia đình, Tâm sự như hiện nay. Những chuyên mục này thường mang tính chất giải trí, chú trọng cung cấp thông tin “sốt dẻo” để thỏa mãn trí tò mò của độc giả nên không đi sâu phân tích, luận giải. Bên cạnh đó, lĩnh vực được đề cập trong các tin bài của các chuyên mục này thường là thời trang, sắc đẹp, thẩm mỹ, nghệ thuật, giải trí, đời sống hôn nhân, gia đình... Điều này càng củng cố quan niệm của số đông rằng phụ nữ không thích hợp trở thành nguồn tin trong các vấn đề quan trọng như chính trị, kinh tế, ngoại giao, họ chỉ thích hợp làm hậu phương, làm người “giữ lửa” cho căn bếp, ngôi nhà để người đàn ông của họ yên tâm làm “trụ cột”, bất kể anh ta có đủ năng lực và có tâm nguyện làm “trụ cột” hay không. Để hạn chế ĐKG, cần thay đổi từ góc nhìn của chính nhà báo khi lựa chọn và khai thác nguồn tin là như vậy. Việc giải phóng phụ nữ ra khỏi không gian bếp núc, đưa họ đến những không gian mới - nơi những người vợ, người mẹ, người chị có cơ hội thể hiện và phát huy phẩm chất, năng lực cá nhân như nam giới, được tự do tìm kiếm và thực hiện mọi ước mơ mà không bị kiềm tỏa bởi những tư duy cũ kỹ, hà khắc là một trong những bước đi đầu tiên truyền thông cần làm để hướng tới BĐG thực sự.

Mỗi trang BMĐT cần có chuyên mục riêng để truyền thông về giới, đồng thời việc duy trì người phụ trách chuyên mục hoặc phụ trách chung vấn đề truyền thông về giới là hết sức cần thiết. Sự hiện diện của các chuyên mục, tiểu mục, chuyên trang với người phụ trách riêng cho mảng truyền thông về giới và BĐG có vai trò như “người gác cổng” giúp BMĐT tránh được các nguy cơ ĐKG trong nội dung tin tức, đồng thời nhắc nhở mỗi nhà báo, mỗi bộ phận sản xuất và xuất bản tin bài sự cẩn trọng cần có trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn, khai thác và xử lí nguồn tin.

Về mặt thể loại, BMĐT cần tăng cường xuất bản các tin bài mang chủ đề giới và BĐT thuộc các thể loại tường thuật, chân dung, phóng sự, chuyên luận, xã luận. Các thông điệp thúc đẩy BĐG sẽ trở nên chân thực, có sức lan tỏa mạnh mẽ và sâu sắc hơn khi có sự tham gia của nhiều thể loại có yếu bình luận, phân tích, lý giải, thể hiện rõ nét tầm nhìn, tư tưởng, quan niệm đậm chất nhân văn

của tác giả. Cuộc sống hiện thực ngổn ngang nhưng cũng đầy màu sắc và đầy sức sống, lựa chọn điều gì và thể hiện như thế nào để chạm đến trái tim công chúng, giúp báo chí thực hiện tốt sứ mệnh định hướng, chức năng tư tưởng của mình - điều này hoàn toàn phụ thuộc và tài năng, tâm huyết, phẩm chất nghề nghiệp của người làm báo. Với đặc thù là tính thời sự, cập nhật liên tục, nhanh chóng các thông tin về đời sống, xã hội, BMĐT hiện nay đang tập trung vào thể loại tin vì dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu về sự cập nhật tức thì, ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, dễ thuộc. Tuy nhiên, thể loại này thiếu tính luận giải vì thế dễ vướng phải ĐKG trong các chi tiết nhỏ mà bản thân nhà báo và độc giả cũng khó nhận ra. Đặc biệt, việc sử dụng quá nhiều thể loại tin ảnh trong chuyên mục giải trí khi thể hiện đời sống của người nổi tiếng sẽ khiến BMĐT rất dễ sa vào tình trạng phô diễn, lạm dụng cơ thể người phụ nữ, duy trì và củng cố những nhận thức sai lệch về giới nghệ sỹ biểu diễn cũng như thái độ kì thị với những nữ nghệ sỹ trẻ trong quá trình phấn đấu xây dựng sự nghiệp.

3.2.2.2. Hình ảnh

Đối với loại hình BMĐT, hình ảnh là yếu tố không thể thiếu trong việc chuyển tải thông điệp trực tiếp, chân thực tới công chúng và thu hút sự chú ý của công chúng khi tiếp nhận tin tức. Đối với việc truyền thông về giới, việc lựa chọn và sử dụng hình ảnh khéo léo có thể giúp phá vỡ “bức tường kính vô hình” trong nhận thức và tư duy của số đông về BĐG, đồng thời có thể củng cố vững chắc hơn bức tường ấy nếu người làm báo thiếu sự nhạy cảm giới và các kiến thức, kỹ năng cần thiết về lĩnh vực này.

BMĐT cần chú ý đến sự cân bằng giới tính ở các bối cảnh khác nhau trong các bức ảnh. Nên tăng cường hình ảnh nam giới trong các không gian trong nhà, trong bếp, trong bệnh viện, trường học với vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng, tham gia công việc nội trợ, đồng thời nên để phụ nữ xuất hiện nhiều hơn trong những khung hình với bối cảnh hội nghị, hội thảo, phòng thí nghiệm hay không gian công sở với vị trí của “người ra quyết định”, tự tin và thành đạt. Đối với lĩnh vực nghề nghiệp cũng như vậy, hình ảnh phụ nữ đảm nhiệm các công việc vốn được coi là “địa hạt riêng” của nam giới như phi công, bác sĩ, lái xe, lãnh đạo cần được xuất hiện nhiều hơn. Điều này được thực hiện thường xuyên sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông thị giác, dần thay đổi quan niệm lâu nay về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ. Một bức ảnh người cha chơi đùa với con hay cùng con gái vào bếp nấu nướng sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ hơn hình ảnh người mẹ trong

vai trò và bối cảnh tương tự. Những hình ảnh phụ nữ mạnh mẽ, tự tin đứng trước đám đông diễn thuyết, nhận các danh hiệu, phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực của mình, sánh vai với nam giới trong các vị trí lãnh đạo, điều hành… hẳn sẽ lan tỏa thông điệp về BĐG một cách sâu sắc và thuyết phục.

Điều quan trọng không kém là BMĐT cần kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản các tin bài tràn ngập hình ảnh nữ giới hở hang, gợi cảm, đặc biệt là những sao nữ trong làng giải trí hay các nữ nhân vật trong các chuyên mục được tài trợ, quảng cáo. Điều này càng khắc sâu định kiến về những “chân dài” luôn thích dùng chiêu trò để tiến thân trong giới hoặc tìm được đại gia bao nuôi. Trong thực tế, rất nhiều người trong số họ đang từng ngày nỗ lực khẳng định bản thân, không ngại gian khổ, có lối sống lành mạnh, đời sống tâm hồn phong phú, có hoài bão, ước mơ… - những biểu hiện tích cực này cần được nâng niu, trân quý và thu vào trong ống kính phóng viên. Hình ảnh của họ sẽ truyền cảm hứng về BĐG trực quan và sinh động hơn bất cứ thông điệp nào.

3.2.2.3. Ngôn ngữ

Tác phẩm báo chí không chỉ đơn thuần là “vật” chứa đựng thông tin của nhà báo chuyển tải đến xã hội mà còn thể hiện quan điểm chính trị, lập trường công dân, năng lực nghề nghiệp và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Trong quá trình lao động sáng tạo văn bản tác phẩm báo chí, tài năng của cá nhân nhà báo quy định khả năng tổ chức thực hiện đề tài, xử lý các tài liệu, thông tin, sự lựa chọn các tình tiết, kiểu kết cấu thích ứng, ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp. Ngôn ngữ là yếu tố hình thức đặc biệt quan trọng, không thể tách rời các thành tố nội dung của một tác phẩm báo chí. Chính vì lẽ đó, việc sử dụng ngôn ngữ tiềm ẩn ĐKG là nguy cơ lớn nhất khiến một tác phẩm báo chí trở thành “vật chủ” truyền tải những thông điệp bất BĐG.

Những cách diễn đạt củng cố quan niệm rập khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vô hình, phụ thuộc của phụ nữ đối với nam giới như “đàn bà biết gì”, “đúng là đàn bà”… cần được loại bỏ trong ngôn ngữ tin bài trên BMĐT. Những cụm từ đặc trưng bao hàm nghĩa ẩn dụ, gọi người phụ nữ là “nữ hoàng trong gian bếp”, “nội tướng”, “người xây tổ ấm”, “hậu phương vững chắc”… không nên sử dụng thường xuyên để tránh tình trạng tạo “hiệu ứng ngược” - tưởng chừng ca ngợi, tôn vinh phụ nữ nhưng thực ra lại đang gây áp lực, cột chặt họ vào bổn phận chăm sóc gia đình, chu toàn việc nội trợ, hy sinh những sở thích và hoài bão của bản thân. Ngoài ra, những từ, cụm từ định danh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024