Đối Với Các Cơ Quan Quản Lí Báo Chí Và Tòa Soạn Báo Mạng Điện Tử.

hàm nghĩa kì thị, thiếu thiện cảm đối với giới nữ cần được sử dụng thận trọng hơn trong tin bài để tránh tình trạng ĐKG như: bình hoa di động, yêu nữ hàng hiệu, nữ hoàng dao kéo, “rau sạch”, trà xanh, tiểu tam, gà già, bò già, máy bay bà già, …

Đặc biệt, BMĐT cần chú ý cách đặt câu hỏi trong các bài phỏng vấn nhân vật. Việc vận dụng “lẽ thường” để đặt câu hỏi vốn dĩ là phương pháp thường được sử dụng để khai thác thông tin, phát triển nội dung câu chuyện trong bài phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu thiếu nhạy cảm giới, thiếu kiến thức, kỹ năng và sự mẫn cảm cần thiết, người làm báo có thể sẽ vô tình vướng phải ĐKG bởi những “lẽ thường” đó đôi khi lại chính là những quan niệm ẩn chứa ĐKG. Đứng trước mỗi trường hợp nhạy cảm, nhà báo hãy lắng lại một chút, tự đặt ra cho mình một số câu hỏi kiểm tra như: Nếu phỏng vấn nam giới, câu hỏi này có được sử dụng không? Câu hỏi này có làm người trả lời cảm thấy không được đối xử công bằng không? Đặt mình vào địa vị của người trả lời, mình sẽ cảm thấy như thế nào?...

Sự thận trọng, nhạy cảm có được từ nền tảng tri thức sâu rộng cùng phẩm chất nghề nghiệp vững vàng sẽ giúp nhà báo trở thành những người tiên phong nâng niu, cổ vũ những quan điểm đẹp đẽ, tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và nhân loại - đó chẳng phải là sứ mệnh của của một nền báo chí tiến bộ, nhân văn, vì con người hay sao?

3.2.3. Các khuyến nghị

3.2.3.1. Đối với các cơ quan quản lí báo chí và tòa soạn báo mạng điện tử.

Trên cương vị là người đã làm công tác quản lí báo chí, ông Đỗ Quý Doãn cho rằng: Việc nhận thức về truyền thông BĐG đã có những chuyển biến tích cực trong 10 năm trở lại đây, tuy nhiên BMĐT dường như vẫn truyền thông về giới một cách “được chăng hay chớ”, chỉ phản ánh cuộc sống như nó vốn có mà chưa có định hướng, kế hoạch dài hơi bài bản. Bộ TT và TT đã có Bộ chỉ số về giới trong truyền thông, nhưng việc áp dụng vào các cơ quan báo chí là chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng ĐKG vẫn còn tồn tại. Để khắc phục tình trạng này, cần chú ý một số giải pháp sau: Các cơ quan báo chí phải cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch để thực hiện tốt các chính sách về BĐG; Chế độ chính sách cho người làm công tác BĐG cần được cải thiện hơn; Tăng cường truyên truyền Luật BĐG một cách thực chất, đồng bộ về Luật BĐG đến tất cả các tầng lớp, các đối tượng trong xã hội; Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, học hỏi các nước tiến bộ để tạo ra cái nhìn tiến bộ, thông thoáng về vấn đề BĐG; Nâng

cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm giới cũng như đội ngũ cán bộ, phóng viên, BTV (PVS số 01).

Như vậy, để tăng cường BĐG trong nội dung tin tức, việc thay đổi nhận thức của lãnh đạo và từng cá nhân trong các tổ chức quản lí báo chí và các cơ quan báo chí là yếu tố đặc biệt quan trọng cần được tiến hành liên tục, lâu dài, kết hợp với các thay đổi về cơ chế chính sách và công tác đào tạo bồi dưỡng.

Thứ nhất, các cơ quan quản lí báo chí và các cơ quan báo chí cần nắm vững và thực hiện tốt các chủ trường, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BĐG. Mỗi cá nhân cần hiểu rõ thực trạng BĐG, ĐKG trên báo chí, đặc biệt là ở đơn vị mình làm việc để luôn có ý thức nhạy cảm giới trong quá trình sản xuất tin bài.

Thứ hai, hướng tới sự cân bằng giới ở cấp ra quyết định trong các tổ chức truyền thông là một trong các yếu tố cần thiết. Có mục tiêu chiến lược cụ thể và đánh giá định kì về việc đảm bảo gia tăng tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo (Tổng biên tập, Phó tổng biên tập, Thư kí tòa soạn, Trưởng/phó phòng ban) trong các cơ quan truyền thông so với nam giới và so với tổng số nhân viên nữ của đơn vị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Thứ ba, nâng cao BĐG và điều kiện làm việc tại công sở. Các cơ quan báo chí cần có chiến lược và cơ chế giám sát và đánh giá về việc đối xử bình đẳng và công nhận năng lực của phụ nữ và nam giới tại nơi làm việc cũng như tạo môi trường làm việc an toàn cho phụ nữ và nam giới, có những chế độ làm việc linh hoạt phù hợp với mỗi giới để cân bằng công việc - cuộc sống.

Thứ tư, thực hiện BĐG trong các hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức nhà báo, các tổ chức nghiệp vụ và quản lý khác thông qua việc thúc đẩy BĐG tại nơi làm việc, lồng ghép nhận thức về giới vào thực tiễn truyền thông và tiến hành các sáng kiến nâng cao ý thức về giới trong đội ngũ cán bộ, nhà báo nhằm tăng cường sự đa dạng trong truyền thông.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 19

Thứ năm, thúc đẩy quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như các quy định thực hiện BĐG trong nội dung truyền thông, nâng cao nhận thức về giới trong tác nghiệp báo chí thông qua các chính sách và thực hiện các sáng kiến thúc đẩy người làm báo có ý thức về giới và đóng góp vào sản xuất nội dung truyền thông. Các tòa soạn cần có chủ trương, kế hoạch, mục tiêu chiến lược tuyên truyền về BĐG. Việc duy trì chuyên mục hoặc chuyên đề chuyên biệt để truyền thông về giới trên các trang BMĐT là hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy BĐG. Bên

cạnh đó, các tòa soạn cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm lồng ghép nhận thức về giới vào thực tiễn truyền thông và tiến hành các sáng kiến nâng cao ý thức về giới nhằm tăng cường sự đa dạng trong nội dung tin tức. Chẳng hạn như: Đưa vấn đề BĐG vào các nguyên tắc, quy định của đơn vị; xây dựng sổ tay/ cẩm nang nghiệp vụ trong đó quy định về việc cần thiết phải có BĐG và tôn trọng sự đa dạng trong tác nghiệp và thể hiện nội dung tin tức; tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng nhằm khuyến khích lồng ghép nhận thức về giới vào tác nghiệp truyền thông…

Thứ sáu, hướng tới thực hiện cân bằng giới trong giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng. Cần triển khai các chương trình đào tạo bắt buộc và thường xuyên về phản ánh giới trong nội dung truyền thông cho tất cả các nhà báo và những người làm truyền thông ở tất cả các cấp kể cả quản lý. Song song với việc tổ chức các khóa tập huấn, mời chuyên gia phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng tin bài nhạy cảm giới, các tòa soạn cần có cơ chế để các nhà báo có cơ hội thực hành, chia sẻ kinh nghiệm, thường xuyên bổ sung cập nhật kiến thức về giới.

Thứ bảy, thẩm định chặt chẽ quy trình sản xuất tin bài và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xử phạt những trường hợp vi phạm các nguyên tắc về phản ánh giới trong nội dung tin tức. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hải (Thư kí tòa soạn Báo Tuổi trẻ điện tử) cho rằng: Trong điều kiện báo chí Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phóng viên phải được đào tạo, trang bị chuyên sâu về vấn đề giới, bình đẳng giới (bên cạnh đào tạo chuyên sâu về báo chí) là khó khả thi. Nên cách tốt nhất là các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí nên chủ động phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ tổ chức nhiều hơn nữa các khóa tập huấn để trang bị, bổ sung kỹ năng cho các phóng viên, chỉ ra những khiếm khuyết, hạn chế, định kiến trong cách đưa tin, viết bài lâu nay của họ để tự họ điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình giám sát hoạt động báo chí, cơ quan chức năng khi cần thiết cũng nên chỉ ra những trường hợp tin bài vi phạm vấn đề giới và bình đẳng giới một cách điển hình, để từ đó báo chí biết mà rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời. (PVS số 03).

3.2.3.2. Đối với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực giới

Việc nâng cao năng lực, kiến thức và hiểu biết của chính những tổ chức hoạt động vì phụ nữ là hết sức cần thiết để cải thiện thông điệp truyền thông.

Các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, đối thoại với các cơ quan truyền thông nhằm xoá bỏ các định kiến giới. Sự thành công của các tổ chức hoạt động vì quyền trẻ em ở Việt Nam cũng như các tổ chức về quyền phụ nữ ở nhiều nước khác cho thấy: các nội dung truyền thông có định kiến giới có thể được cải thiện thông qua giám sát và đối thoại kịp thời với các cơ quan báo chí và các nhà báo.

Cần phối kết hợp chặt chẽ với các tòa soạn, cơ quan báo chí để tổ chức các chương trình tập huấn về nhạy cảm giới, chương trình “nhặt sạn giới”… nhằm từng bước thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực nhạy cảm giới cho đội ngũ nhà báo mạng điện tử cũng như các lãnh đạo cơ quan báo chí truyền thông. “Giữa các đơn vị vì sự phát triển phụ nữ và đơn vị truyền thông cũng cần có sự phối hợp trong xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức sự kiện về đề tài bình đẳng giới trên báo chí và tạo điều kiện cho phóng viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết bài về bình đẳng giới” (PVS số 06)

3.2.3.3. Đối với các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thông

Cần nâng cao nhận thức về BĐG của các giảng viên, sinh viên báo chí và các sinh viên khác theo học các khóa liên quan tới truyền thông và báo chí thông qua việc lồng ghép các nội dung chuyên biệt về giới vào chương trình đào tạo của các trường đạo học, cao đẳng về báo chí, truyền thông và các khóa học khác.

Việc đưa nội dung “ĐKG, BĐG trên truyền thông” hoặc “Phụ nữ và báo chí - truyền thông” trở thành một môn học riêng cho sinh viên báo chí là khuyến nghị quan trọng của chúng tôi. Ở đó, các nội dung về giới sẽ được tổ chức và giảng dạy như một môn học độc lập chứ không phải là một phần của môn học như chúng ta đang làm hiện nay. Sinh viên sẽ được tham gia thảo luận, nghiên cứu về chủ đề giới theo nhiều góc độ khác nhau như: thông điệp truyền thông, đạo đức nghề nghiệp, phương thức tác nghiệp, giám sát nội dung v.v. TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh (Chuyên gia nghiên cứu về giới và truyền thông) đã chia sẻ: Hoạt động này có thể chưa tạo ra những biến chuyển ngay lập tức trong nội dung tin tức, nhưng lại là yếu tố then chốt để góp phần xây dựng những nền tảng nhận thức lâu dài cho các nhà báo trong tương lai. (PVS số 07)

Xây dựng các chuyên đề, các chương trình tập huấn phù hợp để cung cấp cho sinh viên báo chí, học viên cao học, nghiên cứu sinh báo chí những kiến thức, kỹ năng. Giảng viên cần có kiến thức về nghề báo, hiểu được các khâu

trong quá trình tác nghiệp, sản xuất tin tức báo chí để có thể xây dựng được các hoạt động, nội dung đào tạo phù hợp.

Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực giới để xây dựng các chương trình, tổ chức các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng về giới, hướng tới thay đổi nhận thức của các nhà báo về ĐKG trong đời sống xã hội và trong nội dung tin tức.

3.2.3.4. Đối với đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên

Trước hết, nhà báo, phóng viên, biên tập viên của BMĐT cần đáp ứng những phẩm chất cần có của một nhà báo mạng điện tử - đó là: Có phông nền kiến thức rộng, hệ thống tri thức phong phú, đa dạng; Có kiến thức cơ bản về báo chí; Nhạy cảm về chính trị - xã hội; Có kỹ năng sử dụng mạng internet và các thiết bị kỹ thuật hiện đại; Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ; Năng động, sáng tạo, hiện đại; Am hiểu pháp luật và có đạo đức nghề nghiệp. [37, 205].

Với vai trò là “người gác cổng” trong quy trình sản xuất tin bài, là nhân tố quan trọng nhất tạo nên mối liên hệ giữa thực tiễn và tác phẩm báo chí trong cơ chết tác động của báo chí đối với dư luận xã hội, nhà báo, phóng viên, biên tập viên là đối tượng đầu tiên cần thay đổi, nâng cao nhận thức về giới. Ông Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam cho rằng: Để hạn chế ĐKG trên BMĐT, đối tượng đầu tiên và quan trọng nhất cần tác động chính là bản thân nhà báo. Đội ngũ phóng viên, BTV, Ban lãnh đạo cơ quan BMĐT cần củng cố và nâng cao nhận thức của mình về vấn đề BĐG theo đúng chủ trương của Đảng; Mỗi nhà báo cần phải có cẩm nang “Những điều tuyệt đối không mắc phải” để tránh mắc sai lầm, khi nghi ngờ tin bài của mình có thể tiềm ẩn nguy cơ phân biệt giới, định kiến giới, cần kiểm tra lại bằng các hình thức khác nhau như tra tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia…; Tự trau dồi, nâng cao kiến thức về xã hội hiện đại, nâng cao phông nền văn hóa để nhìn cuộc sống nhân văn hơn, hướng tới những giá trị tốt đẹp, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội; Chú trọng nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm tránh sử dụng những từ, cụm từ, hình ảnh để câu view (đặc biệt là cách đặt tít bài), vô tình lại mắc lỗi định kiến giới. (PVS số 02).

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Thư kí tòa soạn báo Dân trí Điện tử cũng khẳng định để hạn chế tình trạng ĐKG, các tòa soạn cần nâng cao ý thức về vấn đề này trong quá trình sản xuất và xuất bản tin bài, đặc biệt là trong môi trường hiện đại với sự phát triển và chi phối mạnh mẽ của mạng xã hội lên truyền thông - nơi

luôn có nhiều ý kiến phản hồi và đề cao sự BĐG. Đặc biệt là các nhà báo, cần đáp ứng được các yêu cầu về tri thức, trình độ hiểu biết và khả năng cập nhật xu thế xã hội vì BĐG là mảng đề tài mới và được quan tâm trong xã hội hiện đại. (PVS số 04).

Bên cạnh việc trang bị tri thức, trình độ hiểu biết, nâng cao vốn sống, phông nền văn hóa, mỗi nhà báo cần tâm niệm những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp căn bản như sự trung thực, tình yêu nghề, lòng trắc ẩn khi khai thác và xử lý nguồn tin liên quan đến vấn đề giới, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm dễ vướng phải ĐKG. “Đặt mình vào vị trí của nhân vật, luôn đặt câu hỏi kiểm tra ngược: Nếu nhân vật là nam, ta có hỏi câu hỏi đó không? - Đó chính là bí quyết mà nhà báo Trịnh Quốc Dũng (Phóng viên Báo Nhân dân điện tử) chia sẻ để tránh ĐKG trong quá trình sản xuất tin bài (PVS số 05).

3.2.3.5. Đối với công chúng báo mạng điện tử

Công chúng báo chí truyền thông không chỉ là đối tượng tiếp nhận mà còn là đối tượng tác động hoặc chịu ảnh hưởng tác động của thông tin báo chí và truyền thông. Tác phẩm báo chí tự thân nó không có hiệu lực khơi nguồn, định hướng hay điều hòa dư luận xã hội, mà “những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng phù hợp với mục đích, yêu cầu tác động của báo chí, là tập hợp những kết quả và hiệu ứng xã hội cụ thể thể hiện hiệu quả tác động của báo chí truyền thông” [26, 149]. Nhờ công chúng và thông qua công chúng, tác phẩm báo chí có cơ hội hoàn thành sứ mạng của mình trong chu trình truyền thông. Chính vì thế, công chúng cũng cần không ngừng nâng cao trình độ, văn hóa đọc của mình để xứng đáng với vai trò là người định vị giá trị sản phẩm báo chí truyền thông, quyết định vị thế của cơ quan báo chí.

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, công chúng BMĐT có một số đặc điểm khác biệt do đặc thù của thời đại công nghệ thông tin, đó là những người trẻ tuổi, có nhu cầu thông tin cao, quỹ thời gian eo hẹp. Họ có khả năng tự nhận biết và xử lý thông tin, có điều kiện và khả năng sử dụng công nghệ hiện đại. Và điều quan trọng nhất là, công chúng BMĐT có trình độ nhận thức và văn hóa cao hơn mặt bằng chung của xã hội [39, 414]. Đây là xuất phát điểm quan trọng và cũng là những tiêu chí cần có của công chúng BMĐT khi tiếp nhận và lan tỏa các thông tin về giới trên BMĐT.

Công chúng BMĐT cần chủ động, tích cực tìm hiểu các thông tin về chính sách và pháp luật liên quan đến vấn đề giới; nỗ lực thay đổi nhận thức về giới

của bản thân bắt đầu từ việc chất vấn và phản biện những “lẽ thường” tiêu cực đã ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội; tích cực theo dõi, tiếp nhận, lan tỏa những thông tin hữu ích về bình đẳng giới đến những người xung quanh; thể hiện vai trò giám sát và “đồng tác giả” với nhà báo và cơ quan báo chí trong quá trình tiếp nhận thông tin; tăng thêm sức nặng cho các thông điệp tốt đẹp, mới mẻ về giới và BĐG bằng cách tích cực thể hiện quan điểm cá nhân thông qua việc bình luận, phản hồi, chia sẻ thông tin. Đây là những cách thức tối ưu để công chúng góp phần nâng cao chất lượng thông tin mà chủ thể truyền thông nào cũng mong muốn.

3.3. Tiêu chí xây dựng tin bài không có định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.

Tuyên truyền về giới là “hoạt động phổ biến, giải thích, lan tỏa tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giới, nhằm tạo nhận thức và thái độ đúng đắn về vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ, từ đó tạo lập thế giới quan, nhân sinh quan, thái độ sống, lối sống tích cực của mọi người khi đánh giá về vị trí, vai trò của nam và nữ”. [Dương Thị Minh, 2000]. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các cam kết về việc thực hiện BĐG đối với cộng đồng quốc tế, công tác tuyên truyền về giới, đặc biệt là trên phương tiện có nhiều ưu thế như BMĐT càng thể hiện vai trò và sứ mệnh đặc biệt quan trọng. Để thông tin tuyên truyền về giới đảm bảo chất lượng và hiệu quả, cần thiết phải đề ra những tiêu chí cụ thể về nội dung, hình thức tin bài cũng như các tiêu chí về năng lực, phẩm chất, nhận thức của người làm báo.

Chúng tôi dựa trên những cơ sở sau đây để đề ra các tiêu chí xây dựng tin bài không có ĐKG trên BMĐT:

Một là, căn cứ vào nguyên tắc sáng tạo tác phẩm BMĐT trên các phương diện thể loại, cấu trúc, nội dung phản ánh, hình ảnh, ngôn ngữ…

Hai là, căn cứ vào các quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giới và BĐG, các công ước quốc tế về BĐG mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Ba là, căn cứ vào cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của nhà báo trong quá trình sản xuất tin bài, những tác động mạnh mẽ của truyền thông lên công chúng và các đặc thù riêng biệt và ưu thế vượt trội của BMĐT trong truyền thông về giới …

Bốn là, căn cứ kết quả khảo sát, phân tích hơn 3000 tin bài và những kết luận thu được trong chương 3 của nghiên cứu này.

Theo đó, việc xây dựng tiêu chí cho tin bài không chứa ĐKG trên BMĐT cần đạt được các yêu cầu sau:

3.3.1. Nhóm tiêu chí về nguyên tắc phản ánh về giới trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử.

- Nội dung tin bài trên báo mạng điện tử cần bám sát chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Bình đẳng giới.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí đó là chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp thông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dư luận xã hội theo mục đích nhất định. Báo chí là kênh thông tin đăng tải, phổ biến, giải thích, góp phần vào xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, thông tin trên báo chí không chỉ cần bám sát thực tiễn, thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc những diễn biến đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, mà còn phải phù hợp với định hướng , mục tiêu, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có như vậy, báo chí mới thật sự tham gia vào quá trình giám sát, phản biện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời góp công lớn trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới, đóng góp tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế và là cầu nối quan trọng giúp bạn đọc trong nước hiểu biết nhiều hơn về tình hình khu vực, thế giới.

Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý khá hoàn thiện và chặt chẽ về BĐG. Sự tiến bộ về mặt thể chế đã tạo được môi trường pháp lý tôn trọng sự công bằng, khuyến khích sự tham gia của cả hai giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thúc đẩy BĐG không chỉ là quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước mà còn là cam kết của chúng ta với thế giới. Việc đưa tin bài về BĐG như một bộ phận quan trọng cấu thành vai trò giám sát xã hội của truyền thông là hết sức quan trọng để góp phần thực hiện tốt cam kết đó. BMĐT cần tăng cường các chủ đề về bình đẳng và bất bình đẳng giới (các trường hợp đặc biệt về bình đẳng hay bất bình đẳng giữa nam và nữ, các chính sách, chủ trương phù hợp, các vấn đề pháp lý, các chương trình, kế hoạch được thiết lập nhằm bảo vệ và thúc đấy quyền của phụ nữ…); cập nhật nhanh chóng, kịp thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024