Các Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm

- Về xác định nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ:

Thông tư 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC

ngày 10/9/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, VKSND dân tối cao, TAND tối cao quy định “Dữ liệu điện tử là thông tin chứa trong phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử có thể coi là chứng cứ”. Như vậy dữ liệu điện tử thu được trên mạng máy tính, internet… là nguồn chứng cứ (chứng cứ điện tử). Việc quy định chứng cứ điện tử là chứng cứ phù hợp với thực trạng việc điều tra xử lý các tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay.

Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, nguồn chứng cứ, dữ liệu điện tử được quy định tại các Điều 87, 88, 89 và 107 BLTTHS. Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 223 BLTTHS đề cập đến việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử là một biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện chi tiết vấn đề này.

Ngoài ra, tại Điều 107 BLTTHS còn quy định các nội dung về kiểm tra, đánh giá, bảo quản, niêm phong chứng cứ là dữ liệu điện tử... Tuy nhiên, chứng cứ điện tử có những điểm khác biệt so với chứng cứ khác cũng như việc phát hiện, bảo quản, đánh giá và sử dụng loại chứng cứ này rất khó khăn, khi bị phát hiện, tội phạm có thể xoá, sửa nhanh chóng để tiêu huỷ nên rất khó thu thập, phục hồi chứng cứ. Bên cạnh đó, các đối tượng phạm tội thường sử dụng nick name, địa chỉ email (hộp thư điện tử) để giao tiếp, sau một thời gian dài hành vi phạm tội mới bị phát hiện, khi đó việc phục hồi các dữ liệu trong email cũng như xác định người lập email rất khó khăn, nhiều trường hợp không phục hồi dữ liệu được mà chỉ căn cứ trên lời khai để xử lý. Do đó, thiết nghĩ cần phải có quy trình thu giữ, sao lưu, phục hồi, mã hóa dữ liệu để đảm bảo tính toàn vẹn, giữ nguyên giá trị của chứng cứ, trách nhiệm của cá nhân thu thập, bảo quản chứng cứ.

- Về xác định người bị hại:

Tại điều 4 Thông tư 10/2012/TTLT ngày 10/9/2012 có quy định: “Trong quá trình điều tra vụ án hình sự về các tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp xác minh, lấy lời khai người bị hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp vì lý do khách quan,

không xác định được người bị hại (do người bị hại sống ở nước ngoài; không xác định được người bị hại cụ thể hoặc không xác định được họ tên và địa chỉ thật của người bị hại do người phạm tội và người bị hại không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà chỉ thông qua mạng Internet, mạng viễn thông; người bị hại bất hợp tác vì không muốn lộ danh tính, số tiền thiệt hại không nhiều…), nhưng căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, có cơ sở xác định bị can, bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội thì việc không xác định được người bị hại hoặc không xác định đủ được số người bị hại không làm ảnh hưởng đến việc xác định bản chất vụ án và việc khởi tố điều tra, truy tố, xét xử là có căn cứ pháp luật”.

Khi áp dụng Thông tư 10/2012 có nhận thức, quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cấp thành phố, cũng như giữa cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên với cấp dưới.

Điển hình như vụ án: “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” do Cletus Chimaobi Hillary và Okonkwo Mathias Ugochukwu thực hiện. Chimaobi và Ugochukwu cấu kết với một số đối tượng dùng thủ đoạn đột nhập địa chỉ email lấy toàn bộ thông tin mua bán trao đổi việc kinh doanh mua bán hàng hóa giữa Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Việt Nam) và Công ty KHP Roofing (Malaysia); giữa Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (Việt Nam) với Công ty M/S Rashel Tyre House (Banglades), sau đó giả mạo yêu cầu 02 công ty nước ngoài thanh toán tiền hàng vào tài khoản chỉ định, chiếm đoạt 31.535 USD. Quá trình điều tra 02 công ty nước ngoài từ chối tham gia tố tụng nên khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không đưa 02 công ty trên vào tham gia tố tụng, tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

31.535 USD. Tuy nhiên bản án đã bị cấp phúc thẩm hủy do Tòa án cấp sơ thẩm không xác định tư cách tham gia tố tụng của 02 công ty trên mà tịch thu số tiền 31.535USD là chưa đúng quy định pháp luật.

Như vậy, nhận thức, quan điểm về xác định bị hại theo Thông tư 10/2012 giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp chưa thống nhất.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 9

Ngoài ra, đặc thù của loại tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có rất nhiều bị hại,

quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã xác minh, triệu tập, đăng báo tìm nhưng vì lý do nào đó không đến, nhưng đến khi vụ án đưa ra xét xử thì các bị hại lại có đơn xin xem xét được tham gia tố tụng dẫn đến vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, gây mất thời gian, kéo dài.

- Về xác định nhân thân người phạm tội:

Đây là vấn đề tương đối khó khăn trong các vụ phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, vì đa số các đối tượng thường sử dụng thông tin giả, đánh cắp thông tin người dùng như: đánh cắp chứng minh nhân dân để mở tài khoản ngân hàng giao dịch. Đồng thời, các đối tượng phạm tội thường sử dụng các loại hình mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Viber... để thực hiện hành vi phạm tội, trong khi một số mạng xã hội máy chủ đặt ở nước ngoài, do các cơ quan nước ngoài quản lý nên việc trích xuất dữ liệu, mã hóa thông tin sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội.

- Về xác định số tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại:

Trong một số vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các đối tượng dùng thủ đoạn lập các trang web hoặc quảng cáo trên mạng Internet bán các sản phẩm điện tử giá rẻ, trả góp hoặc các sản phẩm khác không có thật… để chiếm đoạt tiền mua hàng, có rất nhiều bị hại đã chuyển tiền đặc cọc, mua hàng nhưng khi Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm thì không xác định được lai lịch hoặc Cơ quan điều tra liên hệ được nhưng họ lại không hợp tác, từ chối khai báo. Trong khi các đối tượng phạm tội đều thừa nhận toàn bộ số tiền trong tài khoản do các đối tượng này lập ra, lừa đảo người mua hàng chuyển vào đều là tiền lừa đảo, tuy nhiên khi xét xử Tòa án lại căn cứ trên số bị hại có đơn tố cáo để xác định số tiền bị chiếm đoạt.

Điển hình như vụ án: Phùng Đình Tân và đồng phạm quảng cáo mua bán hàng điện tử gian dối trên trang web để dẫn dụ khách hàng chuyển tiền mua hàng vào tài khoản do Tân lập ra bằng tên người khác, nhằm trốn tránh trách nhiệm. Sau khi chuyển tiền vào các bị hại không nhận được hàng hoặc nhận được hàng hóa kém chất lượng. Tổng số tiền các bị hại chuyển vào các tài khoản là 706.065.7000 đồng. Quá

trình điều tra có 14 người nộp đơn tố cáo bị chiếm đoạt 259.800.000 đồng. Tân và đồng phạm thừa nhận toàn bộ số tiền phát sinh trong các tài khoản do Tân lập ra là tiền lừa đảo nên Viện Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh truy tố Tân và đồng phạm chiếm đoạt 706.065.7000 đồng. Khi xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lại căn cứ trên số người tố cáo và xác định Tân và đồng phạm chiếm đoạt 259.800.000 đồng.

- Khó khăn trong việc xử lý đối tượng thực hiện hành vi phạm tội là người nước ngoài:

Thực tiễn xét xử thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong một số vụ án đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có tổ chức mà đối tượng phạm tội chính trong vụ án là người nước ngoài, cư trú ở nước ngoài, cấu kết chặt chẽ với các đối tượng trong nước để thực hiện tội phạm. Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác minh lý lịch, về áp dụng các quy định pháp luật đối với người nước ngoài.

Điển hình như vụ án: Daniel Chiedozie Nwachukwu (người Nigeria) thực hiện hành vi phạm tội ở Việt Nam do nhận sự chỉ đạo từ đối tượng tự xưng là White, đang sinh sống tại Campuchia.

Daniel Chiedozie Nwachukwu chỉ liên lạc qua phần mềm WhatsApp với White, theo chỉ đạo của White, Daniel Chiedozie Nwachukwu đi gặp Vũ Thị Ngọc Hân lần đầu tiên nhận 47.700 USD. Sau đó, Daniel Chiedozie Nwachukwu giao số tiền trên cho một đồng hương Nigeria khác (không rò nhân thân, lai lịch) tại khách sạn Quỳnh Trang và được trả công 200 USD. Lần thứ hai, ngày 12/10/2017, Daniel Chiedozie Nwachukwu tiếp tục đi gặp bà Hân nhận 1.200.000.000 đồng thì bị Cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản, bắt giữ.

Vũ Thị Ngọc Hân khai: khoảng tháng 8/2017, qua mạng xã hội Tango, bà Hân quen với một người tự xung là William Elvis David (David), quốc tịch Mỹ, đang công tác tại Campuchia. David hứa hẹn sẽ kết hôn, yêu cầu bà Hân mở tài khoản tại Ngân hàng BIDV để tiện xin Visa sang Mỹ sau này nên Hân tin và làm theo. Đến cuối tháng 9/2017, David nhờ Hân nhận 48.450 USD chuyển từ Hong Kong về và

giao cho Charles là bạn David hiện ở Việt Nam. Việc giao nhận lần đầu thành công. Đến ngày 11/10/2017, David tiếp tục nhờ bà Hân nhận 1.200.000.000 đồng giao cho Charles. Ngày 12/11/2017, khi bà Hân đang giao tiền cho Charles (chính xác là Daniel Chiedozie Nwachukwu) thì bị cơ quan chức năng phát hiện.

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố bị cáo Daniel Chiedozie Nwachukwu phạm “Tội Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng có tên là White theo lời khai của Daniel Chiedozie Nwachukwu hay William Elvis David theo lời khai của Vũ Thị Ngọc Hân (liên lạc qua mạng xã hội Tango) thì không xác định được. Đây là một trong những khó khăn mà cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có liên quan đến tội phạm này.

- Khó khăn trong xử lý những vụ việc phát sinh liên quan đến tài sản ảo, tiền

ảo:

Trong thời đại công nghệ số, tất cả giao dịch thương mại cũng như tiêu dùng

đều có thể thực hiện tại nhà bằng các thiết bị kết nối Internet. Chính vì vậy tài sản ảo, tiền ảo (tiền điện tử, tiền kỹ thuật số) ra đời như một phương tiện giao dịch với tính thanh khoản rất cao và rất tiện dụng có thể trao đổi, mua bán và thanh toán trên toàn thế giới. Hiện nay, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán hiện không được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, khảo sát thực tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cho thấy, mặc dù khung pháp lý còn sơ khai nhưng tài sản ảo, tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ, xuất hiện nhiều tổ chức cá nhân lập các máy đào tiền ảo, trên địa bàn cũng đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo gây mất trật tự, an toàn trong xã hội. Do đó, mặc dù tiền ảo có giá trị lớn, nhưng hiện nay không được pháp luật coi là tài sản bảo vệ, nên việc sử dụng mạng máy tính, mạng internet để chiếm đoạt tiền ảo không được xử lý. Đây là vấn đề pháp lý mới phát sinh có liên quan đến tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tiền ảo, cần có những hành lang pháp lý cụ thể về vấn đề trên trong thời gian tới.

2.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

- Thứ nhất, chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 290 BLHS.

Hiện nay, Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS) có nhiều điểm khác với quy định tại điều 226b BLHS năm 1999, dẫn đến việc áp dụng quy định về tội này chưa thống nhất. Những vướng mắc này đã được Luận văn chỉ ra ở các mục trên thông qua việc nhận xét, đánh giá các vụ án.

- Thứ hai, đối tượng phạm tội thường là những người sử dụng thành thạo về kỹ thuật máy tính, có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Loại tội phạm này chủ yếu thực hiện qua hệ thống mạng xã hội, mạng Internet... nhưng phần lớn các cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn có sự hạn chế nhất định hoặc chưa đáp ứng được về trình độ đối với các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đấu tranh với loại tội phạm này nên gặp khó khăn trong việc xử lý tội phạm.

- Thứ ba, Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng công cụ, phương tiện phạm tội hiện đại nên thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, khó phát hiện, trong khi trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác phát hiện, điều tra, giám định đối với loại tội phạm này còn chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ hiện đại.

- Thứ tư, Công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử, mạng máy tính, giao dịch chứng khoán, giao dịch ngân hàng… trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót nhất định. Đặc biệt, tính an toàn, bảo mật của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân còn sơ hở, nhiều ngân hàng thường dễ dãi trong việc thực hiện các chính sách về thủ tục mở tài khoản cho khách hàng cá nhân, quy trình kiểm tra, xét duyệt còn hạn chế về nguyên tắc, chưa đảm bảo được chất lượng hiệu quả, khách hàng chỉ cần có Chứng minh nhân dân thì có thể mở được tài khoản thẻ giao dịch.

- Thứ năm, Quan hệ phối hợp trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tư pháp còn nhiều bất cập. Đối với các vụ án lớn, phức tạp về hình thức phạm tội thì đa phần các chứng cứ đấu tranh với tội phạm thường được lưu lại ở dữ liệu máy tính nên cần phải có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn về công nghệ cao trong việc mã hóa dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu để có thể đọc, nhìn được. Tuy nhiên, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố thời gian qua chưa được nhịp nhàng, chặt chẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố và xét xử vụ án.

- Thứ sau, Vấn đề tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp kết quả rất hạn chế, nhiều vụ ủy thác tư pháp kéo dài hoặc không có kết quả. Trong nhiều vụ án, hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam mà người phạm tội là người người nước ngoài và thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc điều tra, xử lý, ủy thác tư pháp, tương trợ tư pháp gặp nhiều khó khăn.


Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2 của luận văn, tác giả đã trình bày được khái quát tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó cho thấy loại tội phạm này trên địa bàn thành phố có chiều hướng gia tăng theo từng năm và với tính chất, mức độ, quy mô hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, có tổ chức và khó phát hiện hơn. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày được thực tiễn áp dụng pháp luật trong định tội danh theo Điều 290 BLHS qua việc phân tích các vụ án điển hình, từ đó thấy được những bất cập trong áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp trên địa bàn. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày được những thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử đối với tội phạm theo quy định tại Điều 290 BLHS và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử đối với tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm tiếp theo trong chương 3.

Chương 3

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢO ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG,

PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN


3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Do loại tội phạm này có môi trường hoạt động, phạm vi tác động rộng, hậu quả gây ra rất lớn nên người được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng phải có kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ nhất định. Mọi hoạt động tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu đều có ý nghĩa và tầm quan trọng, kết quả hoạt động này hỗ trợ góp phần chắc chắn cho các hoạt động tố tụng ở giai đoạn tiếp theo, mọi hành vi, hoạt động tố tụng luôn đảm bảo yêu cầu gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm tra, kiểm sát chặt chẽ hoạt động xét xử. Kết quả hoạt động điều tra đều phải có mục đích, ý nghĩa rò ràng cụ thể như buộc tội hay gỡ tội, tránh lan man, không tập trung. Do đó, để bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Về mặt điều tra: Cán bộ điều tra cần xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế của vụ án, trên cơ sở thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu có liên quan để đưa ra những giả thuyết phù hợp và kết luận chính xác về nội dung vụ án và hành vi phạm tội của bị can. Trên cơ sở đó, lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự tương ứng để đối chiếu chính xác, đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm đó với các tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế, trên cơ sở đó đưa ra kết luận có cơ sở, có căn cứ về sự đồng nhất giữa hành vi thực tế đã được thực hiện với cấu thành tội phạm được quy định trong điều hoặc khoản của điều luật tương ứng.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí