Khung Pháp Lý Về Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân


khác. Dựa trên cấu trúc nhân cách chung của con người, như: (i) xu hướng;

(ii) năng lực; (iii) tính cách; (iiii) khí chất [83, tr. 192 - 216], đem soi vào con người phương Tây và con người phương Đông, trong đó có Việt Nam, sẽ thấy rất rõ rằng, người phương Tây và người phương Đông cũng có những điểm khác nhau. Người phương Tây tôn thờ chủ nghĩa tự do cá nhân nên “có thói bốc đồng”, không coi trọng tính cộng đồng, bất tuân dân sự nhưng lại “dễ bị vô thức dẫn dắt” đi theo đám đông; coi trọng pháp luật nhưng lại dễ dàng “quá khích, phá hoại và hung hãn” [39, tr. 43 - 44]. Còn người phương Đông, cụ thể là Việt Nam, có những điểm khác. Với truyền thống văn hóa lúa nước hàng ngàn năm, phần nào ảnh hưởng tư tưởng Khổng giáo và Phật giáo, cho nên, người Việt rất coi trọng gia đình, cộng đồng, có việc gì xảy ra thường “đóng cửa bảo nhau”, không thích quá rạch ròi trắng đen, thường trọng tình hơn trọng lý [xem: 61, 94, 106], trong khi đó, thảo luận hay bàn luận những vấn đề xã hội lại cần phải dựa vào “lý”. Với bản tính cục bộ, khép kín, ít khi bộc lộ “cái tôi” của mình, dẫn đến việc người Việt thường “ngại” tranh luận. Ngày nay, công nghệ mới cho phép con người được “ẩn danh” khi phát ngôn, nên “cái tôi” cá nhân đã có cơ hội bộc lộ rõ nét hơn. Giới trẻ phần nào đã khác xưa, họ đã tích cực thể hiện “cái tôi” của mình để khẳng định mình và nắm bắt cơ hội mới. Tuy nhiên, con người sẵn có tính nhạy cảm, tính phản ứng và bản tính này thường được bộc lộ rõ nhất khi con người thực hiện QTDNL trên BMĐT, hoặc trên MXH. Do vậy, nghiên cứu một số lượng lớn ngôn luận của công dân trên BMĐT, sẽ thấy được thái độ của mọi công dân trong xã hội đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, hoặc vấn đề nhạy cảm, khổ đau, hay lạc quan, vui sướng trong cuộc sống đời thường.

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về báo chí, tuy nhiên, tác giả luận án chỉ chọn năm lý thuyết này để áp dụng nghiên cứu đề tài luận án, bởi sự phù hợp với tính chất của vấn đề nghiên cứu. Cả năm lý thuyết này sẽ là mạch chảy chủ đạo về mặt lý luận, xuyên suốt và soi chiếu cho mọi khía cạnh vấn đề nghiên cứu của luận án.


1.1.3. Khung pháp lý về báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân

* Pháp luật Quốc tế

Nội dung QTDNL chủ yếu được quy định trong hai văn kiện pháp lý Quốc tế quan trọng của Liên Hợp Quốc: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966.

- Pháp luật Quốc tế quy định nội dung được hưởng trong quyền tự do ngôn luận (điều con người được làm, được đòi hỏi):

+ UDHR năm 1948, Điều 19: Quy định về quyền lợi được hưởng trong QTDNL: “Ai cũng có QTDNL, tự do phát biểu quan điểm. Quyền này bao gồm: quyền tự do giữ quan điểm không bị ai can thiệp, quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng mọi phương tiện không có biên giới” [47, tr. 31 - 32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

+ ICCPR năm 1966: Nội dung Điều 19 của UDHR năm 1948 được tái khẳng định trong Điều 19. Khoản 2. Điều 19 quy định về QTDNL: “Mọi người có QTDNL. Quyền này bao gồm: tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ” [47, tr. 258 - 259].

Như vậy, dù câu chữ có khác nhau nhưng cả hai văn bản pháp lý Quốc tế này đều có chung những quy định về nội dung QTDNL của con người:

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 10

(i) Quyền được tự do tìm kiếm và tiếp nhận thông tin;

(ii) Quyền được tự do công bố thông tin và ý kiến bằng lời nói, chữ viết và các hình thức khác, trên bất kỳ phương tiện thông tin nào.

Từ những quy định trong các văn bản pháp lý Quốc tế này, mỗi quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc lại tự điều chỉnh theo điều kiện và tình hình cụ thể của nước mình mà các nước thành viên khác không có quyền can thiệp.


- Pháp luật Quốc tế quy định về nội dung giới hạn của quyền tự do ngôn luận (Limitation of Freedom Speech Rights), (điều con người không được làm, không được đòi hỏi):

Quyền con người được thực hiện theo nguyên tắc liên tục, không phân biệt đối xử, không biên giới quốc gia. Tuy nhiên, UDHR năm 1948, ICCPR năm 1966 cho phép các quốc gia thành viên có thể đặt ra những giới hạn đối với việc thực hiện và hưởng thụ một số quyền nhất định trong quyền con người, trong đó có QTDNL. Theo các văn kiện quốc tế này, QTDNL nằm trong nhóm quyền không tuyệt đối, có thể bị giới hạn hoặc tạm đình chỉ.

+ UDHR năm 1948: Điều 29, Khoản 2: “Trong khi thực hiện những quyền và tự do cá nhân, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra để nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm những quyền và tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn; Khoản 3: Trong mọi trường hợp, việc thực hiện các quyền và tự do này không được mâu thuẫn với những mục tiêu chung của Liên Hợp Quốc.”

+ ICCPR năm 1966: Điều 4, Khoản 1: “Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe dọa sự sống còn của quốc gia và đã được chính thức công bố, các quốc gia thành viên có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong Công ước này, trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những biện pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật pháp quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.” Điều 19, Khoản 3: “Việc thực hiện QTDNL phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, có thể bị hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong luật pháp và là cần thiết để: a) tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội.” Điều 20, Khoản 1: “Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật


nghiêm cấm; Khoản 2: Mọi chủ trương gây hận thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.” Việc tạm đình chỉ thực hiện QTDNL của con người thông qua các hình thức, như: cấm hoặc hạn chế hoạt động của một số cơ quan thông tin đại chúng, như: báo chí, phát thanh, truyền hình.

Tóm lại, theo cơ sở pháp lý Quốc tế về quyền con người, tác giả luận án có thể rút ra kết luận:

(i) Con người - không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, địa bàn cư trú, ai cũng có QTDNL;

(ii) QTDNL là quyền không tuyệt đối, có những quy định về giới hạn đối với phạm vi quốc tế và quốc gia. Bất cứ ai khi thực hiện QTDNL cũng phải tuân thủ những quy định này. Quyền và nghĩa vụ phải gắn chặt với nhau. Ai vi phạm quy định của luật pháp, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;

(iii) QTDNL (quyền được làm) gồm 2 nội dung chính:

> Quyền được tự do tìm kiếm và tiếp nhận thông tin;

> Quyền được tự do công bố thông tin và ý kiến bằng lời nói, chữ viết và các hình thức khác, trên bất kỳ phương tiện thông tin nào.

(iiii) QTDNL (quyền bị hạn chế), gồm 2 nội dung chính:

> Không được xâm phạm quyền lợi của quốc tế, Liên Hợp quốc và quốc gia, dân tộc;

> Không được xâm phạm quyền lợi của cá nhân, tổ chức, tôn giáo, chủng tộc,... khác.

* Pháp luật Việt Nam:

Từ năm 1992, Nhà nước Việt Nam đã trở thành thành viên của ICCPR năm 1966, trên cơ sở đó, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thúc đẩy QTDNL thông qua các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và có quyền đưa ra các quy định hạn chế QTDNL theo quy định của Liên Hợp quốc nhưng phù hợp với điều kiện và luật pháp Việt Nam. QTDNL của công dân luôn được bổ sung những nội dung mới, sao cho công dân được hưởng đầy đủ nhất quyền này, thể hiện trong nhiều Bộ Luật, như: Luật Hiến pháp, Luật Báo


chí, Luật Công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Dân sự, Luật Hình sự,…. Tuy nhiên, tác giả luận án chỉ giới thiệu những Bộ Luật có liên quan trực tiếp đến QTDNL của công dân, đó là: Luật Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, từ hai góc độ: (i) Quy định về QTDNL của công dân Việt Nam;

(ii) Quy định về nhiệm vụ báo chí thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam.

- Pháp luật Việt Nam quy định về quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam:

+ Pháp luật quy định về nội dung được hưởng trong QTDNL của công dân (điều công dân được làm, được đòi hỏi):

> Luật Hiến pháp Việt Nam:

Từ Hiến pháp năm 1946 của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (được Quốc hội thông qua ngày 09-11-1946), đến nay, Hiến pháp đã qua bốn lần sửa đổi (1959, 1980, 1992, 2013) cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước. Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định về QTDNL của công dân trong các Điều 25; Điều 28, Khoản 1 và Khoản 2; Điều 30, Khoản 1. Theo quy định trong các Điều này của Hiến Pháp năm 2013, quyền lợi được hưởng trong QTDNL của công dân gồm 3 nội dung cơ bản:

(i) Tự do tiếp cận thông tin;

(ii) Đưa ra ý kiến thảo luận, góp ý, kiến nghị về mọi vấn đề;

(iii) Tự do khiếu nại, tố cáo.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định của Quốc tế trong UDHR năm 1948; ICCPR năm 1966, tuy nhiên, mở rộng hơn ở nội dung quyền được tự do khiếu nại, tố cáo.

> Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016:

Có nhiều văn bản về chính sách báo chí từ năm 1945 đến nay, tuy nhiên, văn bản về Luật Báo chí thì chỉ có thể tính từ Luật 100/SL-L-002 ngày 20 - 5 - 1957 là Luật Báo chí đầu tiên của Việt Nam và được áp dụng cho đến khi được chính thức thay bằng Luật Báo chí năm 1989. Trải qua hơn 60 năm, Luật Báo chí đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện (1989, 1999, 2016).


> Luật Báo chí (sửa đổi) được Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa XIII, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016:

Chương 2, Điều 11: “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân”, gồm 3 Khoản: 1, 2, 3. Theo quy định của Luật này, QTDNL của công dân có hai nội dung về quyền lợi được hưởng:

(i) Được bày tỏ quan điểm cá nhân, tự do “nói” về mọi lĩnh vực;

(ii) Được tự do “khiếu nại, tố cáo”.

> Luật Khiếu nại năm 2011: Quyền Khiếu nại trên báo chí của công dân đã được quy định trong Điều 2, Khoản 1 và Khoản 2 của Luật này.

> Luật Tố cáo năm 2011: Quyền Tố cáo của công dân trên báo chí đã được quy định trong Điều 2, Khoản 1 và Khoản 4 của Luật này

> Luật tiếp cận thông tin năm 2016: Quyền tiếp cận thông tin (quyền được biết thông tin) của công dân được quy định trong các Điều: Điều 2, Khoản 3; Điều 4, Khoản 1; Điều 5; Điều 6; Điều 7. Điều 20 quy định riêng đối với báo chí: “Khi đăng, phát thông tin, cơ quan thông tin đại chúng phải bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin” [67]. Với quy định của Luật này, công dân có quyền tiếp cận thông tin về mọi lĩnh vực, trừ những tài liệu thuộc về bí mật quốc gia (bất khả xâm phạm).

Như vậy, để đảm bảo QTDNL của công dân trong từng lĩnh vực, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tốt nhất cho công dân thực hiện các quyền đó theo đúng chức năng của nhà nước pháp quyền. Tổng hợp từ các văn bản quy phạm pháp quy này, QTDNL - quyền lợi được hưởng - của công dân gồm 3 nội dung chính:

(i) Quyền được tự do biết thông tin;

(ii) Quyền được tự do nói theo quan điểm cá nhân;

(iii) Quyền được tự do khiếu nại, tố cáo.

+ Pháp luật quy định về nội dung giới hạn của quyền tự do ngôn luận (điều công dân không được làm, không được đòi hỏi):

Trên cơ sở khẳng định, mỗi công dân Việt Nam đều có QTDNL nhưng

đó là một quyền không tự do tuyệt đối, do đó, khi hưởng thụ quyền này, bất cứ


người nào cũng phải tuân theo quy định của luật pháp về những điều không được làm, không được đòi hỏi. Trong Tài liệu tổng kết Chỉ thị 12 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta, đã nêu rõ: “Quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật”[6, tr.13]. Cụ thể:

> Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013:

Hiến pháp năm 2013 quy định những giới hạn chung về quyền con người, quyền công dân, không có quy định riêng về QTDNL, tuy nhiên, khi thực hiện QTDNL công dân phải tuân thủ những quy định hạn chế này, bởi QTDNL chỉ là một thành tố nằm trong quyền con người, quyền công dân, gồm: Chương II, Điều 14, Khoản 2; Điều 15, Khoản 1 và Khoản 4; Điều 46.

> Luật Báo chí năm 2016:

Giới hạn những điều công dân không được làm, không được đòi hỏi trong QTDNL được Luật Báo chí năm 2016 quy định ở Chương 1, Điều 9, gồm 13 Khoản.

> Luật Tiếp cận thông tin năm 2016: Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định ở Điều 11, gồm 4 Khoản.

> Luật Khiếu nại năm 2011: Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6, gồm 9 Khoản.

> Luật Tố cáo năm 2011: Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8, gồm 14 Khoản.

Tổng hợp từ quy định trong các văn kiện pháp lý này, giới hạn những điều công dân không được làm, không được đòi hỏi trong QTDNL gồm các nội dung: (i) Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (ii) Có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Trên thực tế, nội dung QTDNL của công dân Việt Nam không thể giống như nội dung QTDNL của công dân ở các quốc gia khác trên thế giới


và không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn Quốc tế về quyền con người. QTDNL của công dân Việt Nam chính là nền tảng căn bản nhất để bảo toàn, tôn trọng phẩm giá con người Việt Nam như bất cứ một nước dân chủ nào khác trên thế giới.

- Luật Báo chí năm 2016 quy định về nhiệm vụ báo mạng điện tử thực hiện QTDNL của công dân Việt Nam:

Trên thực tế, khi thực hiện QTDNL của công dân, BMĐT bị chi phối bởi rất nhiều bộ luật và bị giám sát bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mỗi cơ quan BMĐT cũng có bộ phận pháp lý riêng để tư vấn các vấn đề liên quan đến QTDNL, đòi hỏi BMĐT phải tuân thủ nghiêm ngặt. Mỗi cá nhân nhà báo cũng phải nắm vững pháp luật để tác nghiệp đúng. Mỗi hành vi của cơ quan BMĐT, nhà báo BMĐT thực hiện QTDNL của công dân không đúng pháp luật, sẽ bị pháp luật xử phạt tùy theo mức độ hành vi vi phạm. Luận án chỉ tập trung trình bày cơ sở pháp lý mang tính chất chuyên ngành là Luật Báo chí 2016 , còn các bộ Luật khác chỉ nghiên cứu ở khung tham chiếu. Luật Báo chí 2016 quy định cụ thể:

+ Những hành vi báo mạng điện tử được thực hiện (được pháp luật cho phép, được làm):

> Nhiệm vụ báo mạng điện tử phải thực hiện (quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của báo chí):

Điều 4, Khoản 2, Mục a: “Báo chí thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân”.

Điều 4, Khoản 2, Mục c: “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện QTDNL của Nhân dân.”

> Những hành vi cụ thể khi báo mạng điện tử thực hiện nhiệm vụ:

Điều 12: Khoản 1: Đăng phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí phù hợp với tôn chỉ mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và Điều 9 của Luật này; Khoản 2: Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí