Một Số Giải Pháp Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Về Tội Sử Dụng Mạng Máy Tính , Mạng Viễn Thông , Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành

- Về mặt kiểm sát điều tra: Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ nội dung vụ án, về những tình tiết thực tế của vụ án để đưa ra những nhận thức đúng nội dung của các quy định trong BLHS.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, đòi hỏi cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, được phân công thụ lý, giải quyết vụ án phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Sau khi được phân công thụ lý, giải quyết vụ án, cán bộ, Kiểm sát viên phải phối hợp với cơ quan điều tra nghiên cứu, đánh giá, phân loại chứng cứ, đề ra giải pháp, định hướng điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án;

- Củng cố chứng cứ, làm rò những hành vi khách quan, thiệt hại, so sánh, đánh giá xem có những dấu hiệu đặc trưng của tội như mô tả khách quan của tội phạm như được liệt kê trong điều luật, phân biệt với một số tội phạm khác có cùng động cơ là tài sản;

- Thu thập, phân loại, đánh giá chứng cứ, chia làm hai nhóm gồm: chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, đánh giá việc cần thiết hay không cần thiết nhằm tiến hành áp dụng các hoạt động tố tụng đối với người bị buộc tội như: bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn như: tạm giam, phong tỏa tài khoản, truy tố...;

- Xác định phương tiện, công cụ đối tượng dùng vào việc thực hiện tội phạm, thu giữ, niêm phong máy tính, điện thoại, các thiết bị có chứa dữ liệu điện tử, sao lưu, phục hồi, truy nguyên lại nguồn dữ liệu;

- Quản lý, khai thác các dữ liệu này để xác định hành vi, thủ đoạn thực hiện tội phạm, phạm vi hoạt động, các đối tượng liên quan, thiệt hại về tài sản, đồng thời chuyển hóa các dữ liệu điện tử thành những chứng cứ, tài liệu có thể đọc được, xem được để nhận định, đánh giá và đưa vào hồ sơ;

- Nếu các đối tượng đã chiếm đoạt được tài sản thì truy nguyên lại nguồn tài sản, xác định ai là bị hại, làm rò đường đi luân chuyển các tài sản, dòng tiền, đề xuất biện pháp ngăn chặn như: tạm giữ, phong tỏa tài sản để hạn chế thiệt hại;

- Trưng cầu chuyên gia, giám định viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, môi trường mạng, tài chính, nghiệp vụ ngân hàng,... để làm rò hành vi phạm tội, thủ đoạn, thiệt hại, đấu tranh với việc che giấu, khai báo không trung thực;

- Sao kê số điện thoại, thông tin tài khoản, số tiền của các đối tượng có liên quan đến vụ việc phạm tội để phục vụ cho việc đấu tranh, làm rò hành vi phạm tội;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Thường xuyên phối hợp với nhau trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ, kịp thời xử lý những tình huống phát sinh nhằm giải quyết vụ án triệt để, nhanh, kịp tiến độ, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo đối với những vấn đề mới phát sinh, còn mâu thuẫn về quan điểm và đường lối xử lý, tận dụng việc phối hợp theo quy chế liên ngành để tranh thủ ý kiến chỉ đạo, góp phần xử lý vụ án nhanh chóng, đúng pháp luật;

Lưu ý: Yêu cầu khi thực hiện các hoạt động tố tụng này đòi hỏi Kiểm sát viên phải đảm bảo đúng trình tự thủ tục tố tụng, đảm bảo giá trị chứng cứ phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời, bám sát quy định của BLTTHS, Quy chế nghiệp vụ ngành số 111/2020 của VKSND tối cao và thực hiện nghiêm nhiệm vụ của Kiểm sát viên, yêu cầu nghiệp vụ.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 10

- Sau khi thu thập, đánh giá chứng cứ, tiếp tục phân hóa vai trò của các đồng phạm nếu có, hậu quả do từng đồng phạm gây ra, xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng như: người có quyền và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,... để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong suốt quá trình tố tụng;

- Nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, đề xuất, kiến nghị biện pháp phòng ngừa tội phạm;

- Xây dựng cáo trạng đầy đủ, chi tiết, cô đọng, mô tả được hành vi, vai trò, hậu quả, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đảm bảo việc truy tố là có căn cứ pháp luật, đúng trình tự, thủ tục, có tính thuyết phục;

- Chuẩn bị kỹ kết hoạch xét hỏi, tranh luận khi thực hành quyền công tố, áp dụng chiến lược xét hỏi để đạt hiệu quả cao nhất, phân hóa, cách ly, công bố chứng cứ, kết quả giám định, lời khai của người tham gia tố tụng khác,...; làm rò hành vi phạm tội, hậu quả gây ra, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự, giải quyết vụ án;

- Cuối cùng, Kiểm sát viên cần sử dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu giữ, trình chiếu và sử dụng thông tin vụ án thu thập được trong

quá trình xét xử vụ án, trong việc xét hỏi, đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

3.2.1. Các giải pháp về pháp luật

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc đã được phân tích ở Chương 2 và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng pháp luật đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thời gian tới như sau:

- Thứ nhất, hướng dẫn về định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Dựa trên các vướng mắc về định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được nêu tại Chương 2 của Luận văn, tác giả kiến nghị hướng dẫn định tội danh về tội này trong một số trường hợp như sau:

- Đối với trường hợp người phạm tội sử dụng các hành vi khác nhau để có được tài khoản, thẻ ngân hàng, mã truy cập còn phương thức chiếm đoạt tài sản là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS)

- Đối với trường hợp người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử làm phương tiện để tiếp cận người bị hại, còn phương thức chiếm đoạt được tài sản là gặp trực tiếp bị hại thì xử lý về các tội xâm phạm sở hữu mà không xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS)

Cơ sở để hướng dẫn nêu trên xuất phát từ chỗ đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS) thì việc chiếm đoạt tài sản phải bắt buộc phải “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” thì mới có thể xâm phạm khách thể trực tiếp của tội phạm là an toàn thông tin, mạng viễn thông và thông qua đó mới xâm phạm quan hệ sở hữu của người khác. Còn ngược lại, nếu người phạm tội có thủ đoạn “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” có được thông tin, dữ liệu để tạo điều kiện sau đó trực tiếp chiếm đoạt tài sản của nạn nhân và việc chiếm đoạt này không “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” thì quan hệ xã hội trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chiếm đoạt, do đó trường hợp này phải bị xử lý về các tội xâm phạm sở hữu.

- Thứ hai, hướng dẫn định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với trường hợp “nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này”

Điều 290 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này”.

Quy định như vậy còn chung chung nên cần có văn bản hướng dẫn đối với trường hợp người phạm tội trong các trường hợp “nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này” là như thế nào? Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trường hợp “nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này” quy định tại khoản 1 Điều 290 BLHS như sau:

“Trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này” quy định tại khoản 1 Điều 290 BLHS là trường hợp người phạm tội có thủ đoạn “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” có được thông tin, dữ liệu để tạo điều kiện sau đó trực tiếp chiếm đoạt tài sản của nạn nhân và việc chiếm đoạt này không “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử”

Cơ sở để hướng dẫn nêu trên xuất phát từ chỗ quan hệ xã hội trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chiếm đoạt, do đó trường hợp này phải bị xử lý về các tội xâm phạm sở hữu chứ không xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS).

- Thứ ba, kiến nghị Quốc hội khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 - bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” vào Tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể bổ sung như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

g) Tái phạm nguy hiểm.

h) Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử”.

Cơ sở của đề xuất nêu trên xuất phát từ chỗ trên thực tế người phạm tội có thể “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” để tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi trộm cắp tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tiếp với nạn nhân. Quan hệ xã hội trực tiếp bị xâm hại và thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội là quan hệ sở hữu chứ không phải an toàn thông tin nên phải xử lý hình tội xâm phạm sở hữu mới hợp lý. Trong trường hợp này việc “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” là một thủ đoạn làm tăng thêm

tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi chiếm đoạt và do đó cần được quy định thành tình tiết định khung tăng nặng.

- Thứ tư, Thông tư Liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT- VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định “Dữ liệu điện tử là thông tin chứa trong phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử có thể coi là chứng cứ”. Như vậy dữ liệu điện tử thu được trên mạng máy tính, internet… là nguồn chứng cứ (chứng cứ điện tử). Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện chi tiết vấn đề này. Ngoài ra, tại Điều 107 BLTTHS còn quy định các nội dung về kiểm tra, đánh giá, bảo quản, niêm phong chứng cứ là dữ liệu điện tử... Tuy nhiên, chứng cứ điện tử có những điểm khác biệt so với chứng cứ khác cũng như việc phát hiện, bảo quản, đánh giá và sử dụng loại chứng cứ này rất khó khăn, khi bị phát hiện, tội phạm có thể xoá, sửa nhanh chóng để tiêu hủy nên rất khó thu thập, phục hồi chứng cứ. Do đó, tác giả luận văn đề xuất giải pháp như sau:

(1) Cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử là một biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trên cơ sở quy định của Bộ luật TTHS 2015.

(2) Điều 107 BLTTHS quy định các nội dung về kiểm tra, đánh giá, bảo quản, niêm phong chứng cứ là dữ liệu điện tử... Do đó, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn quy trình thu giữ, sao lưu, phục hồi, mã hóa dữ liệu điện tử để đảm bảo tính toàn vẹn, giữ nguyên giá trị của chứng cứ, trách nhiệm của cá nhân thu thập, bảo quản, chuyển hóa dữ liệu điện tử phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của BLTTHS.

- Thứ năm, cần bổ sung “Tài sản ảo” là một loại tài sản bởi: về bản chất, tài sản ảo cũng là một hình thức khác của tài sản nhưng tồn tại trong mạng máy tính, mạng viễn thông dưới hình thức như các đoạn mã, các thông tin thể hiện được trên máy tính, phương tiện điện tử. Cũng như các tài sản thông thường khác, tài sản ảo cũng có thể được sử dụng trong giao dịch dân sự. Có nhiều loại tài sản ảo, trong đó có những tài sản ảo cũng có thể quy đổi ra thành tiền hay nói một cách khác, tài sản ảo có thể trị giá được bằng tiền thông qua những quy tắc quy đổi riêng giữa các chủ thể. Tài sản ảo là một loại tài sản được hình thành bằng nhiều cách, có thể là chuyển từ tiền mặt (nạp thẻ điện thoại, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, nộp tiền vào tài

khoản ảo trên cổng thành toán điện tử…), có thể là kết quả của của sự đầu tư công sức, tiền bạc và thời gian của chủ tài sản (đầu tư chứng khoán trực tuyến, tài sản có được trong trò chơi điện tử trực tuyến, giao dịch điện tử…). Đối với loại tài sản này, chủ tài sản cũng có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt giống như tài sản thông thường. Do vậy, coi tài sản ảo cũng là một tài sản là cần thiết và được quy định bằng văn bản pháp luật, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, mạng máy tính, mạng viễn thông và giao dịch điện tử đóng một vài trò khá quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

3.2.2. Các giải pháp khác

- Thứ nhất, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán

Thực tiễn cho thấy, đối tượng phạm tội quy định tại Điều 290 BLHS thường là những người sử dụng thành thạo về kỹ thuật máy tính, có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Loại tội phạm này chủ yếu thực hiện qua hệ thống mạng xã hội, mạng Internet... nhưng phần lớn các cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn có sự hạn chế nhất định hoặc chưa đáp ứng được về trình độ đối với các kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đấu tranh với loại tội phạm này nên gặp khó khăn trong việc xử lý tội phạm. Để đấu tranh với loại tội phạm này đòi hỏi cần phải có đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chuyên nghiệp có kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông tin. Do đó, trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đấu tranh với loại tội phạm này trên địa bàn. Cụ thể, cần làm tốt một số nội dung sau:

- Một là, phối hợp mở các lớp đào tạo, phổ cập kiến thức về công nghệ thông tin đối với những cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn hạn chế về chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phục vụ công tác đấu tranh với tội phạm này.

- Hai là, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu, đặc biệt là chuyên môn kỹ thuật về công nghệ thông tin, về các phương thức, thủ đoạn phạm tội của đối

tượng cho đội ngũ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát hoạt động xét xử.

- Ba là, Lãnh đạo các đơn vị cần theo dòi, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo sát sao đối với mọi hoạt động tham gia tố tụng của cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm, từ đó đề ra các kế hoạch điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử đối với từng vụ án cụ thể cho phù hợp.

- Thứ hai, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học, công nghệ, thông tin phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng công cụ, phương tiện phạm tội hiện đại nên thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, khó phát hiện. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy: các loại trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác phát hiện, điều tra, giám định đối với loại tội phạm này còn chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ hiện đại. Do đó, trong thời gian tới, cần làm tốt một số nội dung sau:

- Một là, tăng cường các mặt công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử, mạng máy tính, giao dịch chứng khoán, giao dịch ngân hàng… trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng chủ trương, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và quốc gia số đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

- Hai là, các ngân hàng, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần tăng cường tính bảo mật, an toàn thông tin của đơn vị và cá nhân khách hàng. Xây dựng nguyên tắc, quy trình, thủ tục mở tài khoản cá nhân cho khách hàng đảm bảo chặt chẽ, an toàn. Đồng thời, các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet hoạt động phải hoàn thiện kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng, lưu trữ để xác định vị trí và thông tin liên quan của người dùng... để trích xuất khi có yêu cầu.

- Ba là, tăng cường cơ sở vật chất về trang thiết bị khoa học, công nghệ, tin học phục vụ cho hoạt động điều tra, hoạt động kiểm sát điều tra và xét xử, giúp cho việc thu thập, bảo quản, sao chép các tài liệu, chứng cứ điện tử được đảm bảo an toàn, phục vụ tốt cho hoạt động phòng chống loại tội phạm này. Bên cạnh đó, cần thiết phải xây dựng một lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn, kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022