Bảo Hiểm Y Tế Và Chính Sách Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện


gần 1/4 tổng số việc làm và một nửa việc làm phi nông nghiệp. Chiếm tới 82% tổng số việc làm trên cả nước [20, tr.97].

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu thì vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng tỏ ra có tác động hữu hiệu. Tầm quan trọng của khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức đang được đánh giá ngày càng đúng đắn hơn. Ở Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi, khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu đã dẫn đến mất việc làm và tái cơ cấu thị trường lao động. Trong bối cảnh ấy, khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng tỏ ra là bến đỗ hữu hiệu trong thời kỳ khủng hoảng. Năm 2008 vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đương đầu với hàng loạt các cuộc khủng hoảng, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm, việc làm trở nên khó khăn, thất nghiệp ở khu vực thành phố tăng cao. Ở nông thôn do sự chậm trễ của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn, sự hạn hẹp của đất canh tác và đặc biệt là tính chất thời vụ của khu vực này mà tình trạng thất nghiệp cũng chậm được khắc phục. Trong thời kỳ suy giảm kinh tế vừa qua, khu vực không chính thức đã “gánh đỡ” nhiều cho nền kinh tế của Việt Nam. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đều tăng trước tác động của biến động kinh tế toàn cầu thì tại Việt Nam số đó lại giảm. Đặc biệt, nhờ khởi nguồn từ khu vực này mà không ít doanh nghiệp còn phát đạt, thành công và cung cấp một nguồn việc làm rất lớn.

Hoạt động kinh tế phi chính thức xuất hiện khắp mọi nơi ở Việt Nam. Quy mô và vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Một thực tế là hầu hết người nghèo ở Việt Nam có thu nhập nhờ tham gia các hoạt động kinh tế mà chủ yếu là trong khu vực kinh tế phi chính thức.


Việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức đang tăng và có xu hướng thu hút nhiều lao động. Ngược lại, nhiều người lao động cũng có xu hướng dịch chuyển sang khối này để cải thiện đời sống. Hiện nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, khu vực này lại cung cấp một nguồn việc làm rất lớn. Theo công bố mới nhất của Trung tâm phân tích và dự báo, thu nhập hàng tháng của lao động khu vực phi chính thức đang tăng cao. Khảo sát cho thấy, ngoài nuôi sống bản thân, tiền gửi về cho gia đình không giảm, ở một số ngành nghề như xây dựng dân dụng, dịch vụ còn tăng cao hơn năm trước khoảng 500.000 đồng/tháng. Ngay công việc giúp việc gia đình, mức lương năm 2010 phổ biến ở mức 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng, năm 2011 đã tăng lên 2,2 - 2,5 triệu đồng/người [9, tr.2].

Sự tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam trong những năm qua đã ghi nhận sự phát triển đáng kể của hoạt động kinh tế phi chính thức. Năm 2010, lực lượng lao động của nước ta vào khoảng 48 triệu người, trong đó lao động khu vực chính thức chiếm 13 triệu người, lao động khu vực không chính chức chiếm 11 triệu người [14, tr.3], còn lại có gần 24 triệu người làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 49% tổng việc làm trong nền kinh tế. Cả nước có 8,4 triệu hộ sản xuất, kinh doanh phi chính thức, trong đó 7,4 triệu hộ xem hoạt động trong khu vực này của mình là việc làm chính và 1 triệu hộ xem đó là việc làm thứ hai. Thu nhập từ khu vực việc làm phi chính thức chiếm khoảng 30 – 60% tổng thu nhập quốc gia, đóng góp 20% tổng GDP của cả nước [3, tr.8]. Nếu nghề nông và việc làm nông nghiệp được tính vào thì khoảng 73% số việc làm là do kinh tế hộ gia đình cung cấp. Nền kinh tế phi chính thức đã thực hiện được chức năng thiết yếu là tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.


Nhìn chung, khu vực kinh tế phi chính thức đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội, chiếm một lực lượng lao động đông, năng động, dễ chuyển đổi. Tuy nhiên, đây là một khu vực dễ bị tổn thương.‌

1.2 Bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

1.2.1 Bảo hiểm y tế và chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện

* Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 3

Từ xưa, con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, trong cộng đồng làng xóm, thôn, bản…với tinh thần tương thân tương ái, “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, …Sự tương trợ cộng đồng dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hay bằng hiện vật để giúp đỡ nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của cá nhân, của cộng đồng đã góp phần đảm bảo nguồn vật chất cần thiết cho những người hoạn nạn vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức manh nha của bảo hiểm.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực y tế, với chủ trương đổi mới lĩnh vực y tế theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm bổ sung nguồn kinh phí và từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của dân cư ngày một tăng, ngày 24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí. Ngày 15/6/1989 liên Bộ Y tế-Tài chính đã ban hành Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/HĐBT nêu rõ: “ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo hiểm sức khỏe hoặc ký hợp đồng khám chữa bệnh với các tổ chức y tế trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, lập các quỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y tế cơ sở giúp đỡ người bệnh không có khả năng trả một phần viện phí”.Ngày 26/10/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Thông tri số 3504/KG chỉ đạo Ủy ban


nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế tổ chức thí điểm bảo hiểm y tế. Đến tháng 6/1991, đã có 3 tỉnh, thành phố tổ chức thí điểm bảo hiểm y tế trên diện rộng là Hải Phòng, Quảng Trị và Vĩnh phú.

Tại phiên họp ngày 15/4/1992, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo hiểm y tế được qui định tại điều 39 của Hiến pháp: “Thực hiện bảo hiểm y tế tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế sau này. Ngày 18/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 299/HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, khai sinh ra chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta.

Qua triển khai thực hiện, hệ thống chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở các Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 và Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 hướng đến mục tiêu công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân. Đặc biệt, Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 đã hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014. Đây là một cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và Nhà nước ta trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng bảo hiểm y tế đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội.

BHYT ra đời trên cơ sở chia sẻ rủi ro. Do vậy, tính chất cộng đồng xã hội tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau được đặt lên hàng đầu. Nhìn từ góc độ sản phẩm BHYT thì BHYT có những tính chất sau:


+ BHYT là một loại hàng hóa: dưới góc độ kinh tế học thì BHYT là một loại hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị giúp con người bảo vệ sức khỏe, giảm gánh nặng tài chính. Mặt khác BHYT cũng có tính cạnh tranh.

+ Về mặt kinh tế, xã hội: các quốc gia trên thế giới phải công nhận rằng sự nghèo khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro,…gây ra không chỉ là trách nhiệm của bản thân cá nhân, gia đình của họ mà còn là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội. Vì vậy, BHYT là công cụ quan trọng để quản lý xã hội và là kênh phân phối thu nhập hiệu quả nếu xét trên phương diện kinh tế xã hội.

Bảo hiểm y tế được quy định rõ tại luật Bảo hiểm y tế. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2009. Theo luật BHYT là để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ốm đau, bệnh tật cho toàn thể công dân. Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ quan y tế cũng phải tham gia vào công tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến khích tham gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và cung cấp các hệ thống BHYT cho các đối tượng thông qua hệ thống luật lệ và chính sách nhằm hỗ trợ những đối tượng này có điều kiện tiếp cận tốt nhất đối với các dịch vụ y tế trên thị trường. Mặc dù là người nắm vai trò chủ đạo trong việc hình thành và cung cấp dịch vụ xã hội nhưng Nhà nước lại dùng các hợp đồng và trao quyền cho


những cá nhân và tổ chức có khả năng đảm nhận và chia sẻ việc cung cấp BHYT.

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT (Luật BHYT - Luật số: 25/2008/QH12).

* Bảo hiểm y tế tự nguyện

Quyền lợi người tham gia BHYT tự nguyện: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi theo quy định sau ba mươi ngày, kể từ ngày đóng BHYT đối với các trờng hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì, trừ các trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, chăm sóc thai sản, sinh đẻ, sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế theo quy định sau:

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn sau một trăm tám mươi ngày kể từ ngày đóng BHYT đối với trườg hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ sau hai trăm bảy mươi ngày kể từ ngày đóng BHYT đối với các trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.

Người bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia liên tục đủ 36 tháng, từ tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam thì được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán 50% chi phí của các thuốc này.


Thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục khi đóng BHYT theo quy định. Phương thức thanh toán:

Người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú, nội trú tại các cơ sở KCB công lập và ngoài công lập có hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khi sử dụng các dịch vụ sau:

- Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở KCB (theo danh mục do Bộ y tế quy định);

- Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;

- Thuốc, dịch truyền theo danh mục do Bộ y tế quy định;

- Máu và các chế phẩm của máu;

- Các phẫu thuật, thủ thuật;

- Chăm sóc thai sản và sinh đẻ;

- Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.

Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu và ở cơ sở KCB khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ y tế và trong các trường hợp cấp cứu tại các cơ sở KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí sử dụng các dịch vụ quy định theo giá viện phí hiện hành của nhà nước. Khám, chữa bệnh nội, ngoại trú quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán và điều trị do Bộ y tế quy định (thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; khám chữa bệnh ở tuyến xã được thanh toán 100%).

Thanh toán 80% chi phí kỹ thuật cao chi phí lớn cho một lần sử dụng dịch vụ nhưng không quá 40 lần lương tối thiểu chung (nếu tham gia liên tục sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT cho cơ quan BHXH).


Tham gia 36 tháng liên tục trở lên, được quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục, đã được phép lưu hành.

Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (theo danh mục do Bộ y tế ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính): được cơ quan BHXH thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

Mức phí và khả năng đáp ứng tài chính của quỹ BHYT: Người thứ nhất trong hộ gia đình mỗi tháng đóng bằng 4,5% lương tối thiểu chung; từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi mức đóng bằng 60% của người thứ nhất. Mức đóng thay đổi khi lương tối thiểu chung thay đổi. Lương tối thiểu từ tháng 5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng tương đương 567.000 đồng/người/năm.

1.2.2 Sự cần thiết Bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức

Nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ăn, ở, mặc, sinh hoạt… do đó con người phải lao động để làm ra những của cải, vật chất cần thiết. Để lao động hiệu quả điều đầu tiên là phải có sức khỏe. Sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tạo nhiều năng lượng phục vụ cuộc sống, công việc tốt hơn đang là vấn đề bức thiết của xã hội. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro do điều kiện tự nhiên, môi trường sống hoặc điều kiện xã hội làm con người bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sống khác nhau như ốm đau, tai nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, già yếu. Khi rơi vào các trường hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023