Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 15


Hoặc một bài khác ý tứ sâu sắc của thiền sư Phật Giám: Hương bao lãnh thấu ba tâm nguyệt

Lục diệp khinh diêu thủy diện phong Xuất vị xuất thời quân khán thủ

Đô lô chỉ tại nhất trì trung Dịch nghĩa:

Dưới ánh trăng, búp sen từ nơi sóng nước lạnh lẽo nhô lên

Lá sen xanh bị gió lay nhè nhẹ trên mặt nước

Hãy xem hoa sen lúc ra khỏi và chưa ra khỏi nước Cũng đều nằm trong chiếc ao này.

[10; 292]

Hình ảnh hoa sen mọc trong vòng ao nhỏ là một ẩn dụ tinh tế về bản thể tràn trề len lỏi trong mọi thực tại. Chiếc ao lúc này cùng với hoa sen tạo ra một biểu tượng kép về sự huyền diệu của Chân Như.

Thiền sư Phật Đăng cũng có thơ tả hoa sen hàm ý bản thể như sau: Nê thủy vị phân hồng hạm đảm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Vũ dư tiên thấu bích ba hương Thiên ban ý lộ chung nan hội Nhất trước qui căn tiện tư đương

Dịch nghĩa:

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 15

Khi bùn nước còn lẫn vào nhau thì hoa sen đã được định là sen đỏ Đợi nước mưa tưới tắm, hoa sen mới trồi khỏi mặt nước tỏa hương Nếu ý thức móng khởi muôn ngàn niệm thì cuối cùng rất khó khế hợp

Chỉ một lần trở về nguồn liền khai ngộ.


Ở bài thơ trên, hoa sen thể hiện tự tính rất rò (sống giữa bùn nước lẫn nhau), đợi cơ duyên (nước mưa) mà phát lộ. Soi chiếu vào hình ảnh này, “muôn ngàn niệm” chính là sự ô nhiễm lẫn lộn, sai lệch, và “trở về nguồn cội” là sự thực trọn vẹn tâm đức, như hoa sen mọc lên vĩnh cửu từ bùn lầy. Hoa sen nở nghĩa là chứng ngộ. Riêng ý nghĩa này của hoa sen rất gần gũi với hoa đào, một biểu tượng chứng ngộ bắt nguồn từ công án thiền sư Linh Vân của Trung Hoa nhìn hoa đào mà ngộ.

Khác với các thiền sư Trung Quốc, hầu hết những bài thơ thiền Việt Nam gợi tả hoa sen đều không bắt nguồn ở công án và không đi sâu vào triết lý bản thể với riêng hình ảnh hoa sen. Họ chú trọng thiết lập “bản lĩnh sen” trong đời sống hơn là nắm bắt khoảnh khắc chứng ngộ trong sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp bản thể. Trần Đình Sử viết: “Lý tưởng tha thiết của Thiền tông là nở đóa sen vàng trong lò lửa. Đời đối với họ chỉ là cái lò lửa thiêu đốt con người, là địa ngục trần gian của con người. Nếu giác ngộ thì sẽ là đóa hoa tươi trong cái lò ấy, là đóa hoa vàng, lửa không làm hủy hoại được” [192; 203].

Vào thời nhà Lý, vua Lý Thánh Tông đêm nằm “mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen vẫy vua lên đài trao cho đồng tử”. Từ sự kiện này, vua cùng triều thần cho xây cột đá giữa hồ, đặt đài hoa sen có tượng Quan Âm bên trên. Chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) ra đời ở vườn Tây Cấm trên cơ sở đó. Nguyễn Đăng Thục xem Chùa Diên Hựu là biểu tượng cho tinh thần “duy nhất sáng tạo” và “nguồn sống duy nhất” – tinh thần Hoa Diệu của người thời Lý [253; 48 - 49].

Những câu thơ về sen của các nhà thơ – thiền sư Đại Việt gắn với vẻ đẹp giải thoát và phẩm chất kiên vững của tinh thần tu tập. Lý Thái Tông viết:

Hạo hạo Lăng già nguyệt Phân phân Bát Nhã liên

Dịch thơ:


Non già lồng bóng nguyệt Còi Nhã nức mùi sen

[261; 36]

Hoa sen trong nguyên tác được ghi là “Bát Nhã liên” – đóa sen Bát Nhã. Ngô Tất Tố dịch thoát là “còi Nhã”. Trở về bản thể cũng là một tên gọi khác của giải thoát, nhưng ở đây, khi đối chiếu với bài thơ về hoa sen của thiền sư Phật Đăng, Phật Giám của Trung Quốc, chúng ta thấy trọng tâm nhấn mạnh hình tượng dường như hơi khác. Nhà thơ - thiền sư Trung Hoa ca tụng vẻ đẹp sâu thẳm, “bất khả tư nghì” của sen – bản thể. Thiền sư Việt Nam lại quan tâm đến

vẻ đẹp “viên dung”, kiên vững của sen – giải thoát. Thiền sư Đạo Huệ đời Lý

cũng viết ý này:

Sắc thân dữ diệu thể Bất hợp bất phân ly

Nhược nhân yếu nhân biệt Lô trung hoa nhất chi

Dịch:


Thân màu và thể nhiệm Không hợp, chẳng chia phôi Nếu ai muốn tách bạch

Lò lửa bông hoa cười

[262; 79]

Một bài thơ đẹp khác cũng viết về sen của thiền sư Ngộ Ấn như sau: Diệu tính hư vô bất khả phan

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận Liên phát lô trung thấp vị can


Dịch nghĩa:

Diệu tính hư vô (của nhà Phật) không thể với mà tới được (Nhưng) tâm ngộ được lẽ hư vô thì (chứng) đắc không khó (Giống như )Ngọc thiêu trên núi mà sắc vẫn nhuận

Sen nở trong lò mà không bị héo khô

Thơ ca Tuệ Trung chứa đựng chuỗi hình tượng có cảm hứng bản thể rất rò như: Trăng, Gió, Ánh sáng, và một hình ảnh không thể thiếu là hoa sen trong bài Thị chúng:

…Thể tính minh minh vị hữu mê Cổ nguyệt chiếu phi quan viễn cận Thiên phong xuy bất giản cao đê Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc Liên nhị hồng hương bất trước nê

Dịch nghĩa:

…Thể tính vằng vặc chưa có mê lầm Mặt trăng xưa soi nào kể gì xa gần Gió trời thổi nào chọn nơi cao thấp

Ánh sáng mùa thu lúc đen lúc trắng tùy theo duyên sắc Nhị sen đỏ thơm, chẳng nhuốm bùn

[241; 265]

Hay một ý thơ khác:

Tu tri thế hữu nhân trung Phật Hưu quái lô khai hỏa lý liên Dịch nghĩa:

Nên biết trong đời sinh đức Phật

Lạ chi giữa lửa nở sen vàng


[241; 260]

2.3.1.2. Hoa mai:

Hoa mai riêng trong quan niệm mỹ học trung đại Trung Quốc đã mang cốt cách cao khiết. Bước vào thế giới thiền học, hoa mai có thêm phẩm chất Phật giáo, chứa đựng nhiều yếu tố biểu tượng cho tính “kim cương” của Tâm. Nguyên Giác Phan Tấn Hải trong Vài chú giải về thiền đốn ngộ viết về cành mai của Mãn Giác như sau: “Hình ảnh sân trước hoặc đất tâm cho ta thấy mọi sinh, trụ, hoại, diệt đều xảy ra, dựa vào và trở lại mặt đất, nhưng mặt đất (tâm) ấy vẫn bất động, không tăng không giảm”. Một cành mai, theo Nguyên Giác, là tượng trưng cho tính “bình đẳng bất động” của Tâm thể. Cách kết thúc bài thơ của Mãn Giác cho thấy đôi mắt “tự nhiên như nhiên” của thiền tông, tương tự như cách ngôn thiền học: dù suối chảy phăng phăng, không mang trăng đi mất… Phải chăng, hình tượng hoa mai của Mãn Giác thiền sư hàm chứa ẩn dụ về “pháp vô sinh vô diệt”? Trong khi thi kệ Việt Nam chỉ có một cành mai lặng lẽ bất hủ thì thơ thiền Trung Quốc lại tràn ngập hình ảnh hoa mai như một biểu hiện bản thể linh diệu:

Thiền sư Lâm Hòa của Trung Quốc có câu thơ vịnh mai nổi tiếng: Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển,

Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn Dịch nghĩa:

Bóng thưa của hoa nằm ngang giữa làn nước trong,

Hương thầm của hoa lung lay bóng trăng chiều.

[10; 65]

Tô Đông Pha đời Tống còn mãnh liệt hơn: Phân phân sơ nghi nguyệt quảy thụ Liên liên độc dữ tham hoàng hôn

Dịch nghĩa:


Mai lả tả ánh vàng vương cây lá

người với hoa mai làm một giữa hoàng hôn.

[10; 65]

Chùm thơ về hoa mai của các thiền sư Trung Quốc thuộc loại thơ vịnh công án. Ý nghĩa ẩn dụ bản thể của hoa mai được họ chăm chút bằng nhiều suy tư thiền học giàu màu sắc thẩm mỹ.

Trong chùm thơ về hoa cúc, Huyền Quang tôn giả đời Trần cũng hai lần nhắc đến hoa mai, nhưng lại không có ẩn ý thiền học, mà nhằm so sánh với sự hồn nhiên của hoa cúc:

Đại giang vô mộng cán khô tràng Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang Lão khứ sầu thu ngâm vị ổn

Thi biều thực vị cúc hoa mang Dịch nghĩa:

Không mơ lấy nước sông lớn rửa tấc lòng khô héo

Hoa mai từng được trăm bài thơ vịnh kia phải nhường vẻ đẹp Già rồi lại buồn vì thu, chưa làm thơ được

Nhưng túi thơ bầu rượu thật vì hoa cúc mà bận rộn.

[243; 701]

Ngoài ra, Huyền Quang cũng có một bài về hoa mai (Mai hoa) ý rất lạ. Nhà thơ mô tả hoa mai “lẫm liệt đứng sừng sững một mình trong núi tuyết”. Hình ảnh hoa mai lúc này được tác giả kín đáo gọi là “tứ xuân” (xuân tư). Hoa mai từ điểm nhìn bản thể của Huyền Quang mang sắc thái trữ tình đặc biệt, dữ dội kiêu bạc mà cũng mong manh, duyên dáng. Đó cũng là một “pháp vô sinh diệt” của nhà thơ chăng?

2.3.2. Núi non, sông suối và cảm thức nguồn cội


Meher McArthur viết: “Trong nhiều tôn giáo, những ngọn núi giữ một vai trò tượng trưng khá quan trọng, bởi vì những địa điểm mà tín đồ tin là tại đó họ sẽ gần gũi nhất với thần linh hoặc với những quyền năng cao nhất của vũ trụ. Nhiều ngọn núi hiện diện trong cuộc đời đức Phật, trong thần thoại và trong vũ trụ luận Phật giáo” [137; 179]. Núi tuy không phải là một biểu tượng phức tạp, đa chiều, nhưng sự ám gợi của nó cũng không dễ bỏ qua trong cảm nhận văn học Phật giáo. Núi được mô tả trong thơ thực chất là “cảnh quan núi” bao gồm đường mòn, suối chảy, mây bay trên đỉnh, rừng rậm,… Toàn bộ cảnh quan này khi xuất hiện trong thơ thiền hoặc thơ có pha chút cảm thức thiền thường gợi lên một không gian “trên cao”, một điểm nhìn “từ trên”, “từ trong”, hàm ẩn một sự thách thức kín đáo, một niềm kiêu hãnh kín đáo, một sự đơn độc kín đáo. Mặt khác, núi cũng là nguồn thi liệu dồi dào cho thơ điền viên sơn thủy phát triển thịnh đạt nhất vào đời nhà Đường. Gần “tiên cảnh”, xa trần thế, cao ngất và mờ mịt…, hình ảnh những ngọn núi trở thành biểu tượng cho bản thể vững chãi và sâu thẳm.

Khi tiến hành so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống ở phương diện thể hiện cảnh quan núi như biểu tượng bản thể, chúng tôi tìm thấy nhiều sự tương đồng thú vị giữa những tên tuổi lớn của hai nền thơ. Có thể xếp các cặp tác giả thơ thiền sau đây theo mạch cảm hứng về núi non, sông suối như những ẩn dụ bản thể: Tuệ Trung và Tô Thức, Trần Nhân Tông và Vương Duy, Huyền Quang và Hiệu Nhiên.

2.3.3.1.Thơ Tuệ Trung và Tô Thức

Tô Thức (1037 -1101), tự là Tử Chiêm, hiệu là Tô Đông Pha cư sĩ, thuộc vào hàng các nhà thơ lỗi lạc nhất đời Tống. Cuộc đời Tô Đông Pha, cũng như nhiều bậc sĩ đại phu thời tao loạn, cũng phải trải qua rất nhiều thăng trầm. Ông thi đậu Tiến sĩ khi mới lên hai mươi, sau được phong lên đến chức Hàn Lâm học sĩ , lễ bộ thượng thư. Đời ông hơn bảy lần thăng giáng, có thời kỳ bị đày ải ra tận


đảo Hải Nam, đói rét, khổ nhục. Cảm thức “lao viễn mộng” là “sản phẩm” tinh thần của Tô Đông Pha được chắt lọc từ cuộc đời nhiều nếm trải. Trước khi qua đời, Tô Đông Pha nói lại mấy lời: “Tây Thiên có thể có đấy, nhưng đừng nán tới đó làm gì vô ích”. Thơ ông “tuy có cái thế băng băng ngàn dặm mà văn lý vẫn tự nhiên”, tình cảm mãnh liệt dồi dào, phong cách phóng khoáng tự do. Đặc điểm này tương ngộ sâu sắc với thế giới thơ ca Tuệ Trung thượng sĩ, người được ca tụng: “Nhìn lên càng thấy cao – khoan vào càng thấy cứng – bỗng nhiên ở phía sau – nhìn lại thấy ở phía trước – cái đó gọi là – đạo Thiền của thượng sĩ”[241; 485]. Với triết lý tức Tâm tức Phật, với cốt cách cao khiết, phóng khoáng, cùng với hồn thơ phong phú, sâu sắc, Tuệ Trung trở thành một gương mặt thơ ca đặc biệt, một tác gia “rong chơi giữa sống và chết” mà vẫn ngời sáng tinh thần hòa cùng thế tục. Chùm các bài thơ về núi Lư Sơn với cảm hứng “bản lai diện mục” của Tô Thức, và hàng loạt bài thơ về núi non của Tuệ Trung là một ví dụ sinh động cho sự gặp gỡ của hai nhà thơ này.

Lư sơn yên tỏa Triết Giang triều Vị đáo thiên ban hận bất tiêu Đáo đắc viễn lai vô biệt sự

Lư sơn yên tỏa Triết Giang triều Dịch thơ:

Mù khói Lư Sơn sóng Triết Giang

Chưa đi đến đó hận tuôn tràn Đến rồi về lại không gì khác

Mù khói Lư Sơn sóng Triết Giang31.

Bài thơ kỳ lạ của Tô Thức mang một ý thiền kín đáo và mãnh liệt. Núi Lư Sơn bên dòng Triết Giang cuộn sóng tơi bời là một “thiền cảnh” – cảnh tượng

31Tuệ Sỹ giới thiệu trong bài viết về Lô Sơn chân diện mục, xem thư mục [197].

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí