Khái Quát Bảo Hiểm Y Tế Ở Khu Vực Phi Chính Thức


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG BẢO HIỂM Y TẾ

KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở HÀ NỘI


2.1 Khái quát Bảo hiểm y tế ở khu vực phi chính thức

2.1.1 Tình hình Bảo hiểm y tế ở Việt Nam thời gian qua

Năm 2012 vừa tròn 20 năm Việt Nam triển khai thực hiện chính sách BHYT. Từ những thành công cũng như khó khăn, thách thức ban đầu, đến nay BHYT đã dần đi vào cuộc sống và trở thành một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng. Chính sách BHYT đã khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là một trong những chính sách trong chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, y học, các lĩnh vực khác của quốc gia. Người lao động tham gia BHYT được đảm bảo các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, bệnh tật.

Bên cạnh những kết quả bước đầu, quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn còn một số khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT còn chậm, tính tuân thủ pháp luật về BHYT chưa cao, ngoài những đối tượng được ngân sách Nhà nước bảo đảm, tỷ lệ tham gia BHYT người lao động trong khu vực phi chính thức, tự nguyện tham gia BHYT còn thấp.

Đến 31/12/2011, cả nước có 55,9 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 63,7% dân số, tăng 11 triệu người so với năm 2009 - thời điểm Luật BHYT chưa có hiệu lực [3, tr.12]. Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo theo đúng quy định và phạm vi dịch vụ ngày càng mở rộng theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y tế. Từ năm 2012, Bộ y tế nâng mức hỗ trợ thẻ BHYT cho người cận nghèo, nhưng người dân vẫn không mặn mà với BHYT. Thực tế cho thấy, kể từ năm 2010, Nhà nước hỗ trợ cho hộ cận


nghèo 50% phí bảo hiểm nhưng họ vẫn không mặn mà tham gia. Tại nhiều tỉnh, thành, bên cạnh việc Nhà nước hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho các hộ cận nghèo, một số dự án, tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ lên đến 80% mức đóng và người dân chỉ đóng góp 20%, nhưng tỷ lệ tham gia vẫn thấp. Vụ bảo hiểm y tế, Bộ y tế cho biết, năm 2010 mới chỉ có 692.000 người trên tổng số khoảng 6 triệu người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Như vậy, số người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế mới chỉ chiếm 11,5%, còn lại 88,5% người cận nghèo chưa được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ từ bảo hiểm y tế [4, tr.25].

Quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện từ khi ra đời năm 2003 đến nay, không năm nào không bị vỡ quỹ từ 1.000 – 2.000 tỉ đồng, phải bù đắp bằng các quỹ dự phòng khác [15, tr.2]. Người bệnh có thẻ BHYT được khám chữa bệnh (ngay từ tuyến cơ sở là trạm y tế xã, phường và được tiếp tục điều trị ở tuyến cao hơn như tuyến tỉnh hay tuyến Trung ương tùy theo tình trạng bệnh tật (nặng hay nhẹ), được điều trị không giới hạn thời gian, không giới hạn chi phí. Hàng trăm nghìn người mắc bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời như: chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh nội tiết, điều trị ung thư, sử dụng thuốc chống thải ghép… vẫn được hưởng BHYT đều đặn. Bộ y tế đã phê duyệt nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, nhiều vật tư y tế đặc biệt được đưa vào thanh toán theo chế độ BHYT, chi phí điều trị vì thế tăng lên, có nhiều trường hợp chi phí đến hàng trăm triệu đồng, nếu không có chế độ BHYT, đa số những người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính khó có khả năng chi trả và những trường hợp như thế sẽ rơi vào cảnh đói nghèo. Nếu không có thẻ BHYT nhiều trường hợp khó tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao. Một người có mức lương trung bình phải tham gia liên tục hàng chục năm mới đủ chi phí cho một đợt điều trị kỹ thuật cao, chi phí lớn. Phải có hàng trăm, hàng nghìn người khỏe mạnh đóng BHYT gom lại mới đủ cho một người điều trị khi mắc bệnh hiểm nghèo.


Mới đây, việc điều chỉnh giá 400 dịch vụ y tế đã được áp dụng từ tháng 8.2012, mặc dù Bộ y tế khẳng định sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dân vì đã có khoảng 64% dân số tương ứng tham gia BHYT. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn 36% các đối tượng “trắng” BHYT [18, tr.4], trong số đó đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức không tham gia BHYT rất lớn. Các đối tượng không bị ảnh hưởng lần này chính là người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi khám - chữa bệnh thanh toán 100% chi phí. Các đối tượng hưu trí, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước bảo đảm kinh phí để mua thẻ BHYT (14,7 triệu người thuộc đối tượng này đã được cấp thẻ BHYT, chiếm 17% dân số), được thanh toán 100% khi KCB tại trạm y tế xã; trường hợp phải chuyển lên tuyến trên được thanh toán tiền vận chuyển và được thanh toán 95% khi KCB tại các bệnh viện công lập (từ tuyến huyện trở lên). Học sinh, sinh viên (đã được Nhà nước hỗ trợ 30% để tham gia BHYT) khi KCB phải chi trả 20% chi phí (BHYT trả 80%).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, khi áp dụng giá viện phí mới, người bệnh sẽ được BHYT thanh toán toàn bộ mà không phải đóng thêm bất cứ một khoản thu nào khác; nhưng vẫn còn 36% dân số chưa có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng do tăng giá lần này. Do chỉ điều chỉnh giá của 445/3.000 dịch vụ, nên các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thuộc đối tượng này trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả khi giá viện phí tăng. Thậm chí, các đối tượng người nghèo, diện gia đình chính sách... khi áp dụng viện phí mới vẫn phải đồng chi trả 5% chi phí KCB BHYT. Ở một khía cạnh khác cần phải nhìn nhận, đó chính là tính đến thời điểm này, 90% đối tượng lao động khu vực phi chính


thức chưa tham gia tham gia BHYT. Việc tăng viện phí sẽ là gánh nặng lớn khi họ chẳng may bị tật bệnh trong việc phải tự bỏ tiền túi ra chi trả.

Với đề án BHYT toàn dân, Chính phủ đã đồng ý nâng mức hỗ trợ tối thiểu đến 70% (thay vì 50% như hiện hành) đối với các đối tượng cận nghèo khi tham gia BHYT trong số này có một số lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Tuy lý thuyết là thế nhưng trên thực tế, việc tuyên truyền để đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức tham gia mua BHYT là điều không dễ.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá viện phí lần này, ngành y tế cũng cần phải điều chỉnh lại thái độ ứng xử trong việc khám, điều trị, cải cách thủ tục hành chính để tránh sự phân biệt khám bệnh với những người sử dụng thẻ BHYT. Trên thực tế, lâu nay, nhiều người có BHYT nhưng không bao giờ sử dụng đến vì chất lượng dịch vụ quá kém. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2010, quy định KCB cho bệnh nhân có bảo hiểm phải đúng tuyến để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, khiến bệnh nhân gặp khá nhiều rắc rối, phiền hà. Tại các bệnh viện ở Hà Nội: Bệnh Viện Nhi, Việt Đức, Bạch Mai, Thanh Nhàn, Xanh Phôn, Bưu Điện, 108, 103, ... nhiều người bệnh đến khám và điều trị có thẻ BHYT vẫn không sử dụng thẻ và chấp nhận khám, điều trị dịch vụ.

Việt Nam đặt ra mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân vào năm 2014 thể hiện trong điều 51 Luật BHYT (số 25/2008/QH12 thông qua ngày 14/11/2008) có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009 và đổi mới phương thức chi trả theo hướng định suất và chi trả theo trường hợp bệnh trong vòng 10 năm tới nhằm đạt mục tiêu công bằng, hiệu quả và để nâng cao sức khỏe của người dân. Ngày 02/8/2012, tại Hà Nội, Bộ y tế phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 khu vực phía Bắc. Bộ trưởng Bộ y tế, Tổng Giám đốc


BHXH Việt Nam chủ trì Hội thảo. Luật BHYT quy định từ 01/01/2014 là thời điểm các đối tượng đều có trách nhiệm tham gia BHYT. Nhưng để mọi người dân nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình, cần có một chiến lược dài hơi, từ hoàn thiện cơ chế chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật đến tổ chức thực hiện… Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 đặt ra mục tiêu tới năm 2015 đạt 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt trên 90% dân số có BHYT. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức lớn nhất trong BHYT là đối với những lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Nhóm đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư. Đây không chỉ là khó khăn với chúng ta mà là thách thức của nhiều nước trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước có các điều kiện tương tự.

2.1.2 Khả năng và nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức

Người lao động trong khu vực phi chính thức thường chậm cập nhật, thậm chí không có thông tin về chính sách, chế độ BHYT, không có tổ chức đảm bảo cho việc tham gia BHYT, không muốn tham gia vì chưa tin tưởng vào hoạt động BHYT hoặc việc thanh toán chế độ BHYT phức tạp. Do người lao động khu vực kinh tế phi chính thức có mức thu nhập thấp hơn nên chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế là lớn đối với họ. Phí tham gia BHYT trung bình hiện nay khoảng 567.000 người/năm nhưng đối với người lao động khu vực phi chính thức vẫn là một gánh nặng tài chính khi việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh.


Bảng 2.1: Thu nhập trung bình tháng ở khu vưc kinh tế phi chính thức năm 2009 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(chia theo nhóm ngành kinh tế).

ĐVT: Nghìn đồng


Nhóm ngành

Hà Nội

Hà Nội (nội

thành)

TP. Hồ Chí

Minh

Công nghiệp và xây dựng

2.642

3.337

2.790

Thương mại

5.471

5.415

2.929

Dịch vụ

2.879

3.156

2.618

Khu vực kinh tế phi

chính thức

3.660

3.808

2.736

Hộ SXKD chính thức

8.229

13.175

4.106

Chung

4.648

5.866

3.125

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 6

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê )


Bảng 2.2: Thu nhập trung bình tháng ở khu vưc kinh tế phi chính thức năm 2009 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(chia theo vị thế công việc).

ĐVT: Nghìn đồng.


Vị thế công việc

Hà Nội

Hà Nội (nội

thành)

TP. Hồ Chí

Minh

Chủ thuê lao động

6.978

8.117

6.792

Tự làm

4.754

4.626

3.104

Lao động có lương

2.016

1.720

1.762

Học việc có lương

1.186

1.167

1.002

Đồng sở hữu

2.469

2.081

4.292



Khu vực kinh tế phi chính thức

3.660

3.808

2.736

Hộ SXKD chính thức

8.229

13.175

4.106

Chung

4.648

5.866

3.125

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê )


Bảng 2.3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

(đơn vị: nghìn đồng/tháng/người)


TT

NĂM

1999

2002

2004

2006

2008

2010

CẢ NƯỚC

295

356

484

636

995

1387

Phân theo thành thị, nông thôn







1

Thành thị

517

622

815

1058

1605

2130

2

Nông thôn

225

275

378

506

762

1071

Phân theo vùng







1

Đồng bằng sông Hồng

282

358

498

666

1065

1581

2

Trung du và miền núi phía

Bắc

199

237

327

442

657

905

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung

229

268

361

476

728

1018

4

Tây Nguyên

345

244

390

522

795

1088

5

Đông Nam Bộ

571

667

893

1146

1773

2304

6

Đồng bằng sông Cửu Long

342

371

471

628

940

1247

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê )


Bảng 2.4: Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

(đơn vị: nghìn đồng/tháng/người)


TT

NĂM

1999

2002

2004

2006

2008

2010

CẢ NƯỚC

221

269

360

460

705

1139

Phân theo thành thị, nông thôn







1

Thành thị

373

461

595

738

1115

1726

2

Nông thôn

175

211

284

359

548

891

Phân theo vùng







1

Đồng bằng sông Hồng

223

274

378

479

725

1343

2

Trung du và miền núi phía

Bắc

167

201

265

336

500

815

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung

178

217

288

362

559

958

4

Tây Nguyên

251

202

295

391

606

915

5

Đông Nam Bộ

385

476

611

785

1240

1640

6

Đồng bằng sông Cửu Long

246

258

335

435

624

988

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê)


Lao động khu vực phi chính thức chưa có tiết kiệm và tích luỹ. Điều kiện để tham gia BHYT của người lao động ở khu vực phi chính thức là phải có việc làm, có thu nhập, nhưng quan trọng hơn là phải có tiết kiệm và tích luỹ. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt Nam và Pháp năm 2010 về khảo sát triển vọng tham gia BHYT tự nguyện ở khu vực phi chính thức cho thấy: Phần lớn hộ gia đình trong khu vực phi chính thức nhận thu nhập theo mùa vụ hoặc thất thường theo 3 hình thức việc làm (làm công ăn lương, kinh tế hộ gia đình và tự làm). Chỉ khoảng 30,4% người lao động ở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023