Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 2


kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế

- xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Vấn đề cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động luôn là mục tiêu trước mắt, cũng như lâu dài của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh việc ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khi đề cập tới các biện pháp đồng bộ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã nói tới chúng ta phải tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Bảo hiểm y tế toàn dân là một nhiệm vụ tạo nền tảng cho ổn định chính trị và phát triển xã hội, đảm bảo công bằng cho mọi người dân. Vì vậy, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế đối với người lao động khu vực kinh tế phi chính thức là hết sức cần thiết.

Ngày 14.11.2008 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật bảo hiểm y tế. Luật bảo hiểm y tế ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.2009. Người lao động ở mọi khu vực có quyền tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, đến nay số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính thức còn rất hạn chế. Nguyên nhân số lượng người tham gia còn ít do đặc điểm đối tượng ở khu vực kinh tế phi chính thức ở nước ta là: trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người lao động nhận thức được sự cần thiết tham gia bảo hiểm y tế; giải pháp nào giải quyết việc tham gia bảo hiểm y tế của người lao động khi thu nhập bấp bênh; vấn đề thể chế, tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý. Vì những hạn chế của quá trình nghiên cứu nên tác giả chỉ chọn xem xét trong phạm vi của Hà Nội. Xuất phát


từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu

Từ khi điều lệ bảo hiểm y tế đầu tiên được ban hành vào năm 1992 đến nay, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn đã được ban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách bảo hiểm y tế, vừa thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong việc triển khai bảo hiểm y tế, đồng thời cũng chứng tỏ có nhiều khó khăn trong quá trình triển khai chính sách bảo hiểm y tế. Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế, khu vực phi chính thức được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau (sách tham khảo, đề tài, luận văn, tạp chí, …). Trong đó có thể kể đến:

- “Các giải pháp cơ bản nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân” – Đề tài nghiên cứu khoa học của TS. Phạm Đình Thành - Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội. Trong đề tài tác giả đề cập một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế. Tác giả cũng đã đưa đến mô hình bảo hiểm y tế của nhiều nước trên thế giới và các giải pháp cơ bản nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

- “Báo cáo đánh giá chính sách và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Viện chiến lược chính sách y tế. Trong báo cáo đã làm rõ kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, những khó khắn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; khả năng đáp ứng của chính sách bảo hiểm y tế đối với định hướng phát triển một nền y tế công bằng hiệu quả và phát triển; Phân tích, dự báo khả năng phát triển bảo hiểm y tế ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và luật pháp.

- “Báo cáo chuyên đề tài chính và cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam” của Ngân hàng thế giới. Báo cáo đã chỉ ra những thách thức của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 2


ở Việt Nam: khả năng mở rộng phạm vi bao phủ, phát triển chiều sâu dịch vụ để người bệnh giảm bớt chi phí.

- “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội” – Bài tham luận Nguyễn Tiến Hùng tại hội thảo tổ chức tại Học viện Tài chính – Phân viện Hồ Chí Minh.

- “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: thành tựu, thách thức và giải pháp” của PGS.TS. Đào Văn Dũng (Tạp chí Tuyên giáo số 8 – 2009).

- “Bảo hiểm y tế cho người nghèo” – Luận văn Nguyễn Thanh Bình.

- “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của PGS.TS Đinh Công Tuấn – Nhà xuất bản khoa học Xã hội 2008.

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Khu vực kinh tế phi chính thức – thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý” chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Văn Dũng.

Nhìn chung các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề bảo hiểm y tế. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề phát triển Bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu.

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo hiểm y tế trong khu vực phi chính thức. Từ đó phân tích thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác bảo hiểm y tế trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế trong khu vực phi chính thức.


- Đánh giá thực trạng việc tham gia bảo hiểm y tế, những thành tựu, hạn chế và khả năng tham gia bảo hiểm y tế của người lao động khu vực phi chính thức.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống bảo hiểm y tế trong khu vực phi chính thức.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức ở Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết quả thực hiện bảo hiểm y tế trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội tính đến năm 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận: luận văn nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng về công tác an sinh xã hội nói chung và Bảo hiểm y tế nói riêng.

- Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, điều tra và kế thừa các nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quan. Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách bảo hiểm y tế, các thông tin báo cáo sẵn có từ các nguồn khác nhau.

6. Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức ở Hà Nội.

- Phân tích được thực trạng bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức ở nước ta, những thành công và hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức.


7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế phi chính thức – những vấn đề lý luận và thực tiễn.

Chương 2: Thực trạng bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội thời gian tới.


Chương 1‌‌

BẢO HIỂM Y TẾ Ở KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1 Khu vực kinh tế phi chính thức

1.1.1 Khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức

Khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức (Informal sector) xuất hiện từ cuối những năm 60. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tên gọi, chưa có một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế này. Do đây là khu vực kinh tế rất phức tạp; ở mỗi quốc gia, khu vực này có những đặc điểm rất khác biệt; khu vực này có thể được nghiên cứu, xem xét dưới những góc độ khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa ngắn gọn bao quát được đầy đủ tính chất, đặc điểm của khu vực này. Định nghĩa về khu vực kinh tế phi chính thức của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có nhiều điểm hợp lý và phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển hơn cả. Để có thể đo l- ường và đánh giá được vị trí và vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức trong nền kinh tế quốc dân, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa: Khu vực kinh tế phi chính thức là đơn vị sản xuất có sử dụng các đầu vào về vốn, lao động, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định được thực hiện bởi các cá nhân người lao động hoặc hộ gia đình hoặc nhóm nhỏ người lao động nhưng không đăng ký theo quy định của luật pháp, không thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. Với quan niệm này, khu vực kinh tế phi chính thức được xem xét không dừng lại ở những tiêu chí thông thường, mà từ cấu trúc bên trong của nó; khu vực kinh tế phi chính thức được nghiên cứu với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế.

Là một nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam khá phổ biến. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế phi chính


thức vẫn giữ các đặc điểm chung và phát triển mạnh bởi cơ chế kinh tế thông thoáng và nền kinh tế phát triển thuận lợi hơn theo hướng thị trường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về quy mô thực của khu vực kinh tế này. Việt Nam có cơ cấu lao động làm trong ngành nông nghiệp cao, lại do tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp, từ xa xưa, vào lúc nông nhàn, người nông dân luôn tìm thêm các công việc để nâng cao mức thu nhập, mức sống của mình. Những công việc phi nông nghiệp do người nông dân tự tạo đã xuất hiện từ thời xa xưa như: đàn ông chẻ lạt, đan lát; phụ nữ buôn bán, nuôi tằm, trồng dâu, dệt vải... Dần dần, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhiều ngành nghề khác xuất hiện: giấy, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, chế biến thực phẩm, rèn đúc kim loại... Ở mỗi địa phương, do tiềm năng và sở trường khác nhau, một số ngành nghề nhất định được phát triển, hình thành nên những làng nghề khác nhau: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc,... Đến nay, mặc dù các làng nghề có sự thăng trầm những vẫn tiếp tục tồn tại. Ở những vùng nông thôn không có làng nghề thì hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp luôn tồn tại đan xen nhau, bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống. Có thể nói rằng, hoạt động kinh tế phi chính thức đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm.

Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực gồm những người, các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hay không cần đăng ký kinh doanh với nhà chức trách. Họ gồm những người hành nghề tự do, các hộ kinh doanh cá thể, từ trẻ đánh giày, bán báo, người bán hàng rong, lái xe ôm đến những người làm nghề xây dựng, dịch vụ hay các hộ sản xuất cá thể khác. Phần lớn họ tự doanh, một số có thuê người làm. Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu là bộ phận không có đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.


Nghiên cứu về hình thức hoạt động và tổ chức lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức nói chung, ở thành thị nói riêng, một số công trình nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội đã phân chia hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức thành các loại hình chủ yếu:

- Loại thứ nhất: hoạt động đơn lẻ một mình, bao gồm các cá nhân làm nghề tự do như: bán hàng vặt, hàng rong, cắt tóc, may vá, xích lô, xe ôm, cửu vạn, giúp việc gia đình, gia sư, bán vé số, bán báo, đánh giầy... Chủ thể này phần lớn hoạt động ở đô thị và đa dạng hơn so với ở nông thôn.

- Loại thứ hai: hoạt động đã mang tính tập thể tổ chức theo từng nhóm người, nhưng vốn đầu tư ít, phương tiện trang bị sơ sài. Loại này quy mô thường bó hẹp trong phạm vi nhỏ hộ gia đình hoặc một số ít người góp vốn tổ chức cùng làm ăn với nhau.

Ở thành thị, khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm các hoạt động kinh tế đa dạng trong mọi lĩnh vực ngành nghề với quy mô nhỏ, mang tính cá thể, dùng sức lao động của bản thân và gia đình là chính hoặc có thuê mướn một số ít lao động. Đó là các tổ hợp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ (dưới 10 lao động); các hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân làm nghề tự do với địa điểm sản xuất - kinh doanh thường không ổn định và không quy định cụ thể thời gian làm việc, phần lớn hoạt động ở nhà, ngõ chợ, bến bãi tàu xe, vỉa hè lòng đường...

1.1.2 Vai trò khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam

Khu vực kinh tế không chính thức tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn luôn chịu sự tác động của các qui luật kinh tế, của chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước. Khu vực này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống kê, khu vực kinh tế phi chính thức cung cấp

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí