Một Số Giải Pháp Cơ Bản Phát Triển Bhyt Khu Vực Kinh Tế Phi Chính Thức Tại Hà Nội


chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tự giác tham gia. Ngành cũng chú trọng hơn đến công tác kiểm tra nội bộ và phối hợp thanh tra liên ngành việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; khởi kiện các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với số tiền lớn, thời gian kéo dài; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thu nợ.

3.1.2 Định hướng của Thành Phố Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu xây dựng một hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân sớm hơn các địa phương khác, bằng cách tính toán để thực hiện sớm việc mở rộng một số diện bảo hiểm y tế, sớm hơn so với lộ trình đề ra trong luật mới nói trên, đặc biệt đối với những ngành nghề thuộc khu vực phi chính thức như tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do, nông dân... nhằm bảo đảm cho những tầng lớp lao động nghèo này có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách xứng đáng, và từng bước giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội trong sự thụ hưởng phúc lợi y tế.

Ngoài ra, Hà Nội chủ trương khuyến khích các loại hình bảo hiểm y tế tư nhân để bổ sung cho hệ thống bảo hiểm y tế do Nhà nước chủ trì, một mặt nhằm vận động được sự đóng góp và tiếp sức của các tổ chức từ thiện tư nhân và tôn giáo, mặt khác đây cũng là một khuôn khổ định chế mà những tầng lớp khá giả có thể mong muốn nhằm đạt được yêu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn.

Mặt khác, Hà Nội cũng nghiên cứu kinh nghiệm các nước để tiến hành xây dựng những loại hình tổ chức mới như hợp tác xã y tế chẳng hạn. Đây là dạng tổ chức tự nguyện của các gia đình người dân, góp tiền để trở thành xã viên, cùng với một số bác sĩ, y tá và dược sĩ, cũng là xã viên, để xây dựng cơ


sở y tế tại địa phương, với quan điểm chính là mọi người cùng tham gia hoạt động y tế dự phòng để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

3.2 Một số giải pháp cơ bản phát triển BHYT khu vực kinh tế phi chính thức tại Hà Nội

Trên thực tế chính sách BHYT cũng đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng và an sinh xã hội khi hàng triệu người bệnh có thu nhập thấp, người nghèo trong số lao động ở khu vực phi chính thức mắc các bệnh nặng phải chi phí lớn được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, BHYT vẫn còn nhiều vấn đề bất cập từ xây dựng cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện.

3.2.1 Nhóm giải pháp về kinh tế

* Tạo việc làm để có thu nhập ổn định cho người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức

Hàng năm khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội tạo ra được 1/3 số việc làm tại thủ đô, giải quyết được một phần cơ bản nhu cầu về việc làm cho người lao động. Tuy nhiên điều kiện làm việc, đời sống và thu nhập của công nhân vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Hợp đồng lao động là một trong những công cụ quan trọng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, rất nhiều lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức không được ký hợp đồng lao động. Việc làm bấp bênh trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Bảng 3.1: Điều tra lao động khu vực kinh tế phi chính thức Hà Nội năm 2010


Tỷ lệ lao

động

Điều kiện làm việc của các lao động “tự do”

(không có chủ cơ sở sản xuất)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 10




được trả lương (%)

% lao động thời vụ

% không có hợp đồng lao

động

% không có hợp đồng viết

% đóng BHYT

Công nghiệp

37,9

34,2

41,5

3,6

0,0

Thương mại

3,5

23,8

92,1

0,0

1,1

Dịch vụ

9,0

25,0

71,8

0,1

0,7

Tổng CSSX Phi chính

thức

15,3

29,4

60,7

2,0

0,4

Tổng CSSX

Chính thức

31,4

9,8

62,2

9,1

1,5

Tổng CSSX

19,7

21,4

61,3

4,9

0,9

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu Tổng cục Thống kê và Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD))

Tính bấp bênh được thể hiện rõ trong bảng này. Ta thấy 29,4% việc làm tại Hà Nội trong khu vực kinh tế phi chính thức là những việc làm bấp bênh; 60,7% việc làm không có hợp đồng lao động; 0,4% được hưởng BHYT. Ngoài ra, ở đây ta có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa khu vực phi chính thức và các doanh nghiệp tư nhân chính thức.

Nguyên nhân của tình trạng này là do: doanh nghiệp muốn trốn tránh việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân; dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động khi cần; giảm các khoản chi phí phải trả cho công nhân khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trên thực tế, rất nhiều chủ doanh nghiệp thực hiện quản lý lao động bằng cách: chỉ ký kết hợp đồng lao động dài hạn với bộ khung quản lý doanh nghiệp, với những vị trí chủ chốt. Đội ngũ này được doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, trong khi đối


với các vị trí lao động phổ thông hoặc kém quan trọng, công nhân thường không được ký kết hợp đồng lao động dài hạn và không được hưởng các chính sách ưu đãi của doanh nghiệp.

Việc làm khu vực phi chính thức đóng góp 1/3 trong tổng số việc làm của Hà Nội. Tuy nhiên việc làm trong khu vực này khá bấp bênh, thể hiện quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất lưu động hoặc tại gia đình... Họ là những lao động làm việc trong các doanh nghiệp phi chính thức quy mô sản xuất nhỏ hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật; trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được bảo vệ của xã hội, Luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình và lao động ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực nhà nước, nhưng công việc không ổn định. Người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức ít được quan tâm. Không những thế, lực lượng lao động này còn bị quấy nhiễu, làm khó. Những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức thường quay vòng, luẩn quẩn trong đói nghèo. Hạn chế về năng lực, kiến thức và vật chất khiến cơ hội hoà nhập xã hội để phát triển không có nhiều.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, đặc biệt là công tác xây dựng thang bảng lương, công tác tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và phân phối theo sự đóng góp của mỗi người, để bảo đảm đời sống cho công nhân và gia đình họ.

Nhìn chung, để tạo điều kiện nhanh chóng tìm được việc làm, Thành phố có thể sử dụng hệ thống hỗ trợ việc làm. Thông qua hệ thống này, Hà Nội tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, để có thể đưa ra những hình thức, những mô hình đào tạo và đào tạo lại nghề để giải quyết việc làm cho những lao động. Các trung tâm hỗ trợ việc làm này có thể do khu vực tư nhân cung cấp hoặc do các tổ chức của Thành phố, Tổ chức công đoàn, sở Lao


động Thương Binh xã hội Hà Nội đảm nhận. Nhưng dù là do khu vực nào cung cấp thì những trung tâm này đều cần nhận được sự trợ giúp về tài chính từ ngân sách của Thành phố. Thành phố cần căn cứ vào tình trạng lao động và việc làm hiện tại của Hà Nội để điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô đối với thị trường lao động nhằm trợ giúp cho các lao động có được cơ hội việc làm tốt nhất.

* Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động

Đào tạo nghề cho lao động để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ công nhân. Tăng cường đầu tư các nguồn lực để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu công nhân, với đội ngũ công nhân có trình độ cao, biết ứng xử linh hoạt và sáng tạo trong lao động, sản xuất và trong đời sống xã hội, làm chủ được công nghệ tiên tiến, đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân lành nghề.

Hà Nội cần tập trung nghiên cứu, có chính sách đào tạo, đào tạo lại công nhân, xác định rõ tiêu chuẩn công nhân phải qua đào tạo, đặc biệt trong các ngành trọng điểm, các lĩnh vực đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao. Thành phố cần xây dựng, hoàn thiện chính sách hướng nghiệp ở cấp học phổ thông, nhằm giúp học sinh định hướng đúng đắn việc chọn nghề; có cơ chế khuyến khích, tuyển chọn một bộ phận thanh niên ưu tú, nhất là con em các gia đình có truyền thống làm công nhân, những thanh niên hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự... đưa vào đào tạo trong các trường dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho công nhân học tập để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Thành phố nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi trong tuyển chọn, sử dụng đối với những công nhân giỏi nghề, học tập có kết quả cao, để cử đi thực tập hoặc đào tạo thêm ở các nước công nghiệp phát triển. Đồng thời, cần có quy định về


việc tôn vinh những công nhân có đức, có tài, có nhiều sáng kiến, thành tích nổi bật trong lao động, sản xuất nhằm khuyến khích và thúc đẩy không khí thi đua phấn đấu trong đội ngũ công nhân.

Thành phố cần tiến hành kế hoạch hóa công tác dạy nghề một cách đồng bộ, bảo đảm sự cân đối ngay trong hệ thống giáo dục, cũng như sự cân bằng giữa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp và yêu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy nghề, đồng thời cần tập trung cải cách hệ thống đào tạo nghề theo hướng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Các trường đào tạo nghề của Thủ đô cần xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề, gắn đào tạo lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, gắn đào tạo nghề với giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về giai cấp công nhân, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Sớm có quy định đưa việc phổ biến Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Luật Doanh nghiệp vào nội dung, chương trình đào tạo nghề.

Thành phố cần chú trọng đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, ưu tiên xây dựng trường dạy nghề chuẩn với chương trình chuẩn trong cả nước để đào tạo những ngành nghề mũi nhọn; có chính sách phù hợp phát triển đa dạng và chuyên sâu nhiều loại hình đào tạo tại các trường, trung tâm và tại chính các doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo đảm quản lý thống nhất và có chất lượng công tác đào tạo nghề, xúc tiến thành lập quỹ đào tạo của các ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đồng thời, quy định chặt chẽ chính sách quản lý, sử dụng hợp lý nguồn quỹ đó, góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Những năm gần đây, Hà Nội đã tập trung mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề để phát triển đội ngũ công nhân có trình độ


chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế, từng bước đi vào kinh tế tri thức. Việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, dạy nghề tạo điều kiện để công tác đào tạo, dạy nghề phát triển tập trung, bảo đảm cung ứng công nhân kỹ thuật lành nghề tại chỗ cho các doanh nghiệp, cho Thủ đô, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu công nhân kỹ thuật hiện nay, giảm sức ép di chuyển lao động giữa các vùng, miền.

Trình độ học vấn của số lượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức trong mẫu điều tra độc lập năm 2009 tại Hà Nội, có số liệu so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh như sau.


Bảng 3.2: Thống kê trình độ học vấn của lao động khu vực phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Trình độ học vấn

Tỉ lệ % tại Hà Nội

Tỉ lệ % tại TP.Hồ Chí

Minh

Tiểu học

25,7

21,6

Trung học cơ sở

19,4

26,5

Phổ thông trung học

27,6

19,2

Cao đẳng/đại học

25,2

29,5

Khác

2,1

3,2

(Nguồn: Việc làm, điều kiện làm việc và thu nhập trong khu vực phi chính thức; Các thách thức chính về chính sách công)


Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2009 đến năm 2010, Hà Nội đã đào tạo nghề cho 237.000 người, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 185.000 người.


Bảng 3.3: Thống kê số lượng lao động qua đào tạo nghề tại Hà Nội

Đơn vị: người


Cấp, trình độ đào tạo

Năm 2009

Năm 2010

Tổng cộng 2

năm

Dài hạn, cao đẳng, trung cấp

nghề

28.200

37.300

65.500

Sơ cấp nghề và dạy nghề

thường xuyên

78.000

92.700

160.700

Tổng cộng từng năm

106.200

130.800

237.000

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt Nam và Pháp)


Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động theo hướng mở, tạo cơ hội tìm việc làm, giải quyết hiệu quả sức ép lao động và việc làm trong thời gian tới, Hà Nội phải mở rộng quy mô đào tạo cho các trường dạy nghề, dạy những nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời cần làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động; đẩy mạnh khuyến công, nhân cấy nghề tiểu thủ công nghiệp để giải quyết lao động tại chỗ theo hướng “ly nông không ly hương”. Đặc biệt, với phần lớn diện tích đất nông nghiệp mới sáp nhập từ Hà Tây, thành phố cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích dịch vụ, tạo điều kiện khôi phục và phát triển các làng nghề để thu hút lao động vào các cụm công nghiệp, các khu vực dịch vụ; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí