Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng và tổ chức thực hiện ứng dụng phương thức chi trả BHYT theo nhóm chẩn đoán rất bổ ích. Hiện nay Hà nội đã bắt đầu nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ Thái Lan do Quỹ Rockefeller tài trợ về những mảng:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tối thiểu điện tử từ các bệnh viện, trong đó bao gồm Việt Nam hóa hệ thống phân loại thủ thuật, phẫu thuật quốc tế.
- Phân nhóm chẩn đoán theo mã bệnh, mã bệnh kèm theo, mã thủ thuật và thông tin về chi phí điều trị có sẵn trong hệ thống thông tin tài chính của BHYT và bệnh viện ở Hà nội.
- Tính chi phí bình quân một lần khám chữa bệnh ngoại trú và bình quân một đợt điều trị dựa trên số liệu được Cục Quản lý KCB thu thập hằng năm từ hầu hết các bệnh viện cả nước. Trong đó bước đầu tiên là xác định bệnh viện nào hoạt động hiệu quả chi phí sử dụng phương pháp “metafrontier”, một phương pháp đã được thực hiện thành công đối với số liệu bệnh Việt Nam gần đây.
- Mô phỏng việc ứng dụng DRV-Việt Nam tại một số bệnh viện ở Hà nội để đánh giá tác động áp dụng DRG so với phí theo dịch vụ.
- Xây dựng lộ trình xây dựng và áp dụng DRG tại Hà Nội.
Hà nội tăng cường công tác thanh, kiểm tra, phân định rõ trách nhiệm và tăng cường công tác thanh, kiểm tra thực hiện chính sách BHYT của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp; đặc biệt là vai trò của UBND thành phố Hà nội trong việc chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thành phố. Thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP.
Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về BHYT và củng cố hệ thống tổ chức thực hiện BHYT thông qua việc nghiên cứu, hoàn thiện mô hình quản
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Chung Phát Triển Bhyt Khu Vực Phi Chính Thức Ở Hà Nội
- Một Số Giải Pháp Cơ Bản Phát Triển Bhyt Khu Vực Kinh Tế Phi Chính Thức Tại Hà Nội
- Nhóm Giải Pháp Về Luật Pháp, Thể Chế Và Tổ Chức
- Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
lý, tổ chức thực hiện BHYT đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và chất lượng phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Hà nội. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng một hệ thống báo cáo thống kê, hoàn chỉnh thống nhất trên toàn quốc, phục vụ quá trình quản lý và góp phần xây dựng chính sách.
* Giải pháp về phối hợp đồng bộ chương trình Bảo hiểm y tế với các chương trình mục tiêu khác
Phối hợp giữa việc xây dựng, hoàn thiện chính sách BHYT với xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chính sách kinh tế, an sinh xã hội khác. Phối hợp chương trình BHYT tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác như: Chương trình việc làm, Chương trình Giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn.
Hoàn thiện chính sách việc làm, thực hiện chương trình hỗ trợ tích cực và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Các chương trình này tập trung vào hỗ trợ đối với các nhóm lao động theo các hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động; nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Có các biện pháp hỗ trợ nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động có đất bị thu hồi trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp có việc làm và thu nhập, có tích lũy.
Đổi mới chính sách tiền lương và phân phối thu nhập ở nước ta. Phương hướng cơ bản cải cách là trả tiền lương theo nguyên tắc thị trường, tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động trong tiền lương. Theo đó, cần xác định lại tiền lương tối thiểu theo nguyên tắc: tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu cả về vật chất và tinh thần cho người lao động, bao gồm cả người lao động và một người ăn theo; Tiền lương tối thiểu không chỉ đáp ứng nhu cầu sống của người lao động và người ăn theo mà còn bao gồm cả khoản tiền cho người lao động tham gia vào các chương trình BHXH, BHYT. Ngân
sách nhà nước chỉ trả tiền lương cho cán bộ công chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp cần tự đảm bảo quỹ tiền lương trên cơ sở được nhà nước trao quyền tự chủ đầy đủ trong hoạt động chuyên môn, tài chính và tổ chức.
Liên đoàn lao động và BHXH Hà Nội đã ký quy chế hợp tác giúp đỡ quyền lợi cho người lao động. Nguyên tắc áp dụng: Mọi hoạt động phối hợp thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên; Các bên cần chủ động, tích cực trong việc phối hợp thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Trong quá trình phối hợp cần đảm bảo vai trò, trách nhiệm và tính độc lập của từng cơ quan; việc phối hợp phải kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về các hoạt động liên quan đến BHXH, BHYT; Các quy định trong Quy chế này không thay thế cho các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị liên quan đã được quy định tại các văn bản pháp luật khác và không tách rời sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tại Hà nội.
Quy chế cũng quy định rõ nội dung phối hợp giữa BHXH Hà nội và Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội trong các vấn đề như: nghiên cứu đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động; trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết đơn thư về BHXH, BHYT; báo cáo, trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý; xây dựng kế hoạch và sơ kết, tổng kết hoạt động; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học về BHXH, BHYT; hợp tác quốc tế về lĩnh vực BHXH, BHYT; trao đổi thông tin
về các đơn vị tham gia BHXH và các đơn vị mới thành lập tổ chức công đoàn...
Quy chế cũng chỉ rõ nội dung phối hợp giữa BHXH Hà nội và Liên đoàn Lao động Hà nội, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Liên đoàn... và tổ chức thực hiện Quy chế.
Phối hợp với các chương trình giảm nghèo trợ giúp cho người nghèo tham gia vào hệ thống ASXH thông qua các biện pháp mua BHYT cho người nghèo (đã thực hiện); Cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi để họ đóng BHXH thất nghiệp; cơ chế hỗ trợ lao động thuộc khu vực phi chính thức tham gia BHXH, BHYT. Thành lập Quỹ ASXH ở cơ sở (khối, phường) từ nguồn NSNN, đóng góp của nhân dân và hỗ trợ quốc tế.
3.2.3 Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền, vận động làm cho người lao động thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, thời gian tới BHYT Hà nội tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Luật BHYT. Người dân chưa hiểu Luật BHYT, không biết Luật quy định những điều gì? Thông tư liên tịch Bộ y tế – Bộ tài chính hướng dẫn như thế nào… cơ quan BHXH chỉ thực hiện đúng theo Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn Luật, không có một quy định nào gây phiền hà cho người tham gia BHYT, quan điểm của BHXH Hà Nội là luôn đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. Từ đó họ sẽ cho rằng BHYT không gây khó khăn, phiền hà.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT, đổi mới nội dung với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT cũng như nghĩa vụ của mỗi người dân trong tham gia BHYT. Công tác
tuyên truyền sẽ được phân công cụ thể cho các sở, ban ngành liên quan đến các nhóm đối tượng.
Công tác tuyên truyền sẽ chú trọng nội dung, đối tượng, hình thức tuyên truyền, nhất là những nội dung mới của Luật BHYT, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia BHYT, trong việc thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT, tập trung thực hiện quy chế chuyên môn, chống lạm dụng quỹ BHYT. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện, quản lý BHYT, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, bảo đảm thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh...
Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động khu vực phi chính thức về BHYT tự nguyện, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các báo, đài phát thanh, truyền hình, in ấn và phát hành các tờ rơi. BHXH Hà nội phối hợp với Sở Văn hóa thông tin thể thao và du lịch về phương thức tuyên truyền mới bằng tranh cổ động. Tranh cổ động tuyên truyền về chính sách BHYT phải thể hiện được các nội dung như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân tham gia BHYT, giới thiệu tầm quan trọng của chính sách BHYT, nội dung cơ bản của các chế độ trong chính sách BHYT, phản ánh được vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định những chính sách này…
Tuy vậy, người có thẻ BHYT vẫn chưa hài lòng về quyền lợi KCB BHYT. Những người đi KCB ngoại trú với những bệnh thông thường như cảm sốt, viêm họng… khi đến trạm y tế yêu cầu phải được khám bác sĩ chứ không chịu để y sĩ kê đơn, có những trường hợp bệnh thông thường như thế nhưng “nài” cho bằng được giấy chuyển viện từ trạm y tế lên tuyến trên, khi
đến khám tại bệnh viện tuyến trên thì phàn nàn là phải chờ đợi lâu, thủ tục phiền hà rắc rối, bị đối xử phân biệt với bệnh nhân dịch vụ … ngay cả những người bị bệnh nặng, đã được hưởng BHYT với mức chi phí rất lớn vẫn chưa thấy hài lòng. Lúc mạnh khỏe không tham gia BHYT, khi phát hiện có bệnh mới chịu tham gia. Nhưng khi tham gia được một tháng thì lại yêu cầu được thanh toán dịch vụ kỹ thuật cao (quy định tham gia 6 tháng trở lên), yêu cầu thanh toán thuốc điều trị ung thư (quy định tham gia 3 năm liên tục)…Theo suy nghĩ của nhiều người, khi tham gia BHYT thì được hưởng mọi thứ, kể cả tiền vận chuyển (tất cả các đối tượng) được đến bất kỳ bệnh viện nào mình muốn, sử dụng nhiều dịch vụ… Từ cách hiểu như thế, người bệnh thường cảm thấy không hài lòng khi đi KCB theo chế độ BHYT. Từ chỗ hiểu biết hạn chế và đơn giản về quyền lợi và nghĩa vụ của người có thẻ BHYT, một số người đến bệnh viện không đúng nơi đăng ban đầu đã ghi trên phiếu KCB của mình nhưng đòi hưởng quyền lợi theo đúng quy định hiện hành, đến bệnh viện không trình thẻ KCB BHYT hoặc trình rất muộn, nhiều trường hợp khi ra viện mới trình thẻ BHYT. Có một số người thực sự không biết rõ quy định vì chưa đi KCB bao giờ, nhưng có nhiều người chủ tâm không trình thẻ vì sợ không được KCB kịp thời, sợ không được cấp thuốc tử tế.
Những vấn đề cần tập trung ưu tiên để thực hiện các chương trình BHYT là: Tập trung mở rộng phạm vi, nâng mức độ bao phủ của BHYT, đặc biệt chú ý đến đối tượng là lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Rà soát, hoàn thiện các quy định về chế độ BHYT cho các đối tượng tham gia. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tài chính đối với BHYT đảm bảo cho sự bền vững của nguồn tài chính BHYT. Nghiên cứu hỗ trợ tài chính từ NSNN cho đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức, nhất là đối tượng lao động phi chính thức tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.
Trên con đường tiến tới BHYT toàn dân năm 2014, để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe bằng chế độ BHYT, đồng thời người tham gia BHYT phải hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, hưởng được gì và thực hiện như thế nào?. Thiết nghĩ công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng hơn, được triển khai thường xuyên liên tục, đa dạng và phong phú. Công việc này không thể một mình cơ quan BHXH các cấp tiến hành mà phải cả cộng đồng cùng chung tay góp sức.
KẾT LUẬN
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng BHYT toàn dân sớm hơn các địa phương khác, bằng cách thực hiện sớm việc mở rộng một số diện BHYT, trong đó đặc biệt quan tâm tới đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Thực hiện BHYT đối với những lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức nhằm bảo đảm cho những tầng lớp lao động nghèo này có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách xứng đáng, và từng bước giảm bớt tình trạng bất bình đẳng trong sự thụ hưởng phúc lợi y tế.
Mức độ bao phủ BHYT đối với lao động khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội hiện nay còn thấp. Không có BHYT, đại bộ phận người lao động ở khu vực này phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe. Thu nhập của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức thấp, bấp bênh gần như là chưa có tiết kiệm và tích lũy. Vì vậy mỗi khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn họ không có thu nhập và việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo đảm quyền lợi BHYT cho nhóm đối tượng này ngày càng trở thành một đòi hỏi bức thiết để phát triển kinh tế bền vững và duy trì sự ổn định xã hội.
Để có thể nhanh chóng phát triển BHYT trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn tập trung luận giải một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Phải tạo cơ hội việc làm để có thu nhập ngày càng tốt hơn cho người lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Khi có thu nhập ổn định để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, có tiết kiệm và tích lũy được thì người lao động khu vực kinh tế phi chính thức mới có thể nghĩ tới việc tham gia BHYT để chăm lo tới sức khỏe của bản thân mình cũng như cộng đồng.
Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì BHYT Hà Nội