Tình Hình Thực Hiện Bảo Hiểm Y Tế Khu Vực Kinh Tế Phi Chính Thức Ở Hà Nội


khu vực phi chính thức luôn đủ thời gian làm việc trong năm, 60,4% thỉnh thoảng mới đủ thời gian làm việc [17, tr.30].

Thu nhập của người lao động ở khu vực phi chính thức phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian làm việc của họ. Đó cũng là nguyên nhân khiến tuy có thu nhập nhưng nguồn thu của họ rất bấp bênh, điều kiện làm việc không bảo đảm. Đặc biệt, lao động khu vực phi chính thức chưa hề biết việc tự trang bị cho mình bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế tự nguyện. Hậu quả là mỗi khi ốm đau, họ không thể làm việc để có thu nhập mà còn phải mất nhiều chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Như vậy người lao động ở khu vực phi chính thức rất cần tới bảo hiểm y tế trong cuộc sống không ổn định của mình. Về lâu dài, người lao động làm việc ở khu vực phi chính thức sẽ khó được bảo đảm an sinh xã hội nếu như không có những chính sách và cơ chế BHYT hỗ trợ.

Mặt khác, có một mâu thuẫn rất lớn là giữa nhu cầu và khả năng tham gia còn có khoảng cách rất xa. Nhu cầu tham gia bảo hiểm tự nguyện của lao động khu vực này là rất lớn, họ cũng muốn đóng cao để hưởng mức cao nhưng khả năng đóng góp lại rất hạn chế do thu nhập thấp, hoặc nếu có tham gia thì cũng chỉ có khả năng đóng góp theo phương án thấp, và như vậy, mức độ thoả mãn lại cũng thấp.

Nhiều trường hợp người lao động khu vực kinh tế phi chính thức phải điều trị dài ngày ở bệnh viện do bị bệnh nặng hoặc tai nạn nhưng không tham gia bảo hiểm y tế. Với những người điều kiện kinh tế không dư dả thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Họ không có tiền đóng viện phí, họ xoay xở mọi cách để kiếm tiền. Thế nhưng, khi tiền kiếm ra không được nhiều, họ không biết bấu víu vào đâu, cuộc sống của họ được kéo dài thêm bởi những đồng tiền chạy vạy, vay mượn hay sự cưu mang của cộng đồng. Không có BHYT, đại bộ phận người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức phải


chịu đựng và đối mặt với rủi ro về sức khoẻ, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Đặc điểm chung cho lao động khu vực kinh tế phi chính thức là thu nhập thấp và không ổn định, thường không có chủ sử dụng lao động. Đây là trở ngại cho việc thực hiện bảo hiểm cho đối tượng này. Cơ quan bảo hiểm khó xác định thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm và việc đảm bảo sự tuân thủ tham gia và chương trình bảo hiểm. Lao động khu vực kinh tế phi chính thức thường không được điều chỉnh bởi luật pháp, họ ít có cơ hội tiếp cận bất kỳ loại BHXH nào. Việc đảm bảo quyền lợi BHYT cho nhóm đối tượng này ngày càng trở thành một đòi hỏi bức thiết để phát triển kinh tế bền vững và duy trì sự ổn định xã hội.‌

2.2 Tình hình thực hiện Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội

2.2.1 Khái quát khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội

Hà Nội là đích đến của rất nhiều nguồn lao động di cư đến, họ có thể tham gia tất cả các hoạt động thông thường theo nhịp sống hàng ngày. Họ có thể là xe ôm, bán hàng rong, kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ hay là những nhóm nhỏ người làm với nhau về một công việc tạm thời kiếm thu nhập. Hà Nội mở rộng với số dân hơn 6,4 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động hơn 3,2 triệu. Đây là một nguồn lực quan trọng, tạo thế và lực cho kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục lớn mạnh.

Đất đai canh tác ngày càng thu hẹp đặc biệt là tại các tỉnh đồng bằng xung quanh thành phố Hà Nội. Nông nghiệp, nông thôn nước ta chưa có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đông đảo ở khu vực nông thôn. Dân làm việc ở vùng nông nghiệp nhập cư vào Hà Nội là một xu hướng đang gia tăng. Đó là nguồn gốc, cốt lõi của sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội. Hiện nay sự dư thừa lao động trong nông thôn lại bộc lộ


gay gắt và phổ biến hơn, tạo ra sự căng thẳng xã hội. Sự dịch chuyển lao động ra Hà Nội ngày càng nhiều. Ở Hà Nội đã hình thành nhiều chợ lao động (ở Cầu Vượt Phạm Văn Đồng, Ngã Tư Sở, Giảng Võ, Bưởi, Trương Định, Giáp Bát,...). Khu vực phi chính thức là một khu vực hấp thụ phần lớn những người nhập cư này. Tất nhiên việc nhập cư của họ bổ sung cho lao động Hà Nội nhưng cũng tạo nhiều gánh nặng cho Hà Nội, ví dụ như công ăn việc làm, nhà ở, và các dịch vụ xã hội khác như giáo dục và y tế.

Tại Hà Nội khu vực phi chính thức vẫn là nguồn cung cấp việc làm lớn với khoảng 1/3 số lượng công việc, và ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô. Những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là những lao động tự do, bao gồm: Thợ uốn tóc, thợ may tại nhà, buôn bán rong, thợ xây dựng tự do, người hành nghề xe ôm, người giúp việc gia đình,… và những người tự nguyện làm công cho người khác mà không được ký hợp đồng lao động. Thu nhập thấp, bấp bênh, dễ thay đổi công việc, cuộc sống không ổn định. Những lao động ở khu vực phi chính thức thường là những người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Do những đặc điểm này nên khó có thể kiểm soát và ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm y tế của lao động ở khu vực này. Những hoạt động này ở Hà Nội hiện thu hút được nhiều lao động. Nó cũng lấp được khoảng trống thiếu hụt về việc làm và thu nhập đối với một bộ phận lớn người dân.

Khu vực phi chính thức có quy mô nổi trội, dẫn đầu trong cung cấp việc làm ở Hà Nội. Theo điều tra Lao động và Việc làm tại Hà Nội năm 2009 có 3.326.000 việc làm trong đó khu vực phi chính thức chiếm 32% tổng số việc làm. Hơn nữa nếu xét những việc làm mới trong năm 2009 thì khu vực phi chính thức vẫn dẫn đầu với 30% số việc làm mới, ngang với đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) gia tăng. Năm 2009 cả Hà Nội có 725.000 cơ sở SXKD phi chính


thức, tăng 23% trong hai năm kế tiếp nhau [7, tr. 4]. Sự gia tăng chứng tỏ sự thích nghi và năng động của khu vực phi chính thức trong thời kỳ kinh tế thu hẹp lượng cầu, vừa mới bước qua thời điểm khủng hoảng 2008. Trong quá trình khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy làm mở rộng quy mô khu vực phi chính thức.


Bảng 2.5: Cơ cấu hộ SXKD và việc làm theo nhóm ngành nghề kinh tế


Nhóm ngành

Hộ SXKD chính thức

Hộ SXKD phi chính thức

Tỷ trọng hộ SXKD

chính thức (%)

Cơ cấu hộ SXKD phi

chính thức (%)

Cơ cấ

u

việc

làm (%)


Hà Nội


200

7

2009

Hà Nội

2009

Hà Nội

mới


2007

2009

Hà Nội

2009

Hà Nội

mới


2007

2009

Hà Nội

2009

Hà Nội

mới

Công











nghiệp

và xây

11,

6


7,3


6,9


18,2


18,3


24,8


27,8


24,8



37,3

dựng











Thương

mại

29,

1

21,9

19,8

37,3

30,1

40,3

32,6

26,9


33,5

Dịch vụ

12,

7

11,7

15,1

44,5

51,6

34,9

39,6

48,4


29,2

Chung:

19,

5

14,3

15,4

100

100

100

100

100


100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 7

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt Nam và Pháp)


Bảng 2.6: Bảng so sánh số liệu cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức (SXKD PCT), số lao động và tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức

với tổng lao động.


Thứ tự

Cả nước

Hà Nội

TP Hồ Chí

Minh

Cơ sở SXKD PCT

8.400.000

725.000

750.000

Số lao động

(người)

11.000.000

1.065.000

1.000.000

Tỉ trọng lao động

%

24

32

32.9

(Nguồn: Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009)


Tầm quan trọng ngày càng tăng thêm của khu vực phi chính thức về phương diện kết quả sản xuất. Doanh thu năm 2009 của toàn bộ khu vực phi nông nghiệp phi chính thức là 143.000 tỷ đồng ở Hà Nội (Bảng 2.7). Các hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội đã sản xuất được một khối lượng sản phẩm và dịch vụ tương ứng với 69.353 tỷ đồng và tạo ra 33.962 tỷ đồng giá trị tăng thêm. Mỗi nhóm ngành (sản xuất, thương mại, dịch vụ) tạo ra được khoảng một phần ba tổng giá trị tăng thêm trong khu vực này ở Hà Nội. Các hộ SXKD chính thức có vai trò ít quan trọng hơn so với các hộ SXKD phi chính thức về phương diện đóng góp vào giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm ở Hà Nội.


Bảng 2.7: Tổng doanh thu, sản lượng và giá trị sản xuất năm 2009 tại Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng


Mức tổng theo năm (tỷ đồng)

Nhóm ngành

Doanh thu

Giá trị sản

xuất

Giá trị tăng

thêm

Công nghiệp và xây dựng

37.004

36.873

11.684

Thương mại

83.837

12.980

11.452

Dịch vụ

22.173

19.501

10.825

Hộ SXKD phi chính thức

143.014

69.353

33.962

Hộ SXKD chính thức

85.566

40.595

28.059

Chung

228.580

109.948

62.021

(Nguồn: Việc làm, điều kiện làm việc và thu nhập trong khu vực phi chính thức; Các thách thức chính về chính sách công)


Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức, 2007 và 2009. Giá trị tăng thêm bình quân một hộ SXKD và năng suất lao động Hà Nội.

Nhóm ngành

Bình quân tháng (2009;

1.000 đồng)

Tốc độ tăng 2007-2009

(% - thực tế)

Công nghiệp và xây

dựng

5.997

-12,4%

Thương mại

3.466

-7,0%

Dịch vụ

3.746

-14,7%

Hộ SXKD phi chính

thức

4.192

-8,6%

Hộ SXKD chính thức

19.318

73,1%



Chung

6.503

10,8%

(Nguồn: Việc làm, điều kiện làm việc và thu nhập trong khu vực phi chính thức; Các thách thức chính về chính sách công)


Theo bảng 2.8 ta thấy sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm ngành khu vực phi chính thức và cả sự chênh lệch rõ ràng của khu vực chính thức với khu vực phi chính thức. Sự chênh lệch thu nhập giữa ngành trung bình lớn nhất (công nghiệp và xây dựng) với nhỏ nhất (ngành thương mại) là 173%, nhóm ngành có thu nhập trung bình cao nhất cao hơn 143% so với mức thu nhập trung bình của khu vực phi chính thức. Tính trung bình với thu nhập năm 2009 tỉ lệ thu nhập khu vực phi chính thức chỉ tương đương 22% đối với khu vực chính thức.

Khu vực kinh tế phi chính thức cũng đã “gánh đỡ” một phần cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời kỳ suy giảm kinh tế vừa qua. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đều tăng trước tác động của biến động kinh tế toàn cầu thì tại Việt Nam số đó lại giảm. Đặc biệt, nhờ khởi nguồn từ khu vực này mà không ít doanh nghiệp còn phát đạt, thành công. Khu vực kinh tế phi chính thức đã giải quyết được việc làm rất nhiều lao động cho Hà Nội, không những vậy còn những công việc khu vực phi chính thức đã hỗ trợ cho sự phát triển và đóng góp vào sự ổn định tăng trưởng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.2 Công tác thực hiện Bảo hiểm y tế khu vực phi chính thức ở Hà Nội Việc triển khai áp dụng về trách nhiệm tham gia BHYT của các đối

tượng theo Luật BHYT đã được thực hiện đúng đối tượng. Tính đến 31/12/2011, tổng số người tham gia BHYT là 55,9 triệu, tương đương với 63,7% dân số [3, tr.6]. Mặc dù vậy mức độ bao phủ chính sách BHYT đối với


lao động trong khu vực phi chính thức cả nước rất thấp, chỉ chiếm 0,19% [4, tr.8].

Ở Hà Nội, chính sách BHYT được tuyên truyền tới người lao động tốt hơn nên diện bao phủ tốt hơn mặt bằng chung. Toàn Hà Nội tính đến hết năm 2010 có khoảng hơn 5.000 người chiếm tỉ lệ bao phủ gần 0,5% trong lực lượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội. Trong số 5.000 người lao động khu vực kinh tế phi chính thức tham gia BHYT tự nguyện này ngoài một số ít lao động ở các doanh nghiệp tư nhân nhỏ thì hầu hết là do tham gia có sự lựa chọn ngược. Họ thường là những người có bệnh kinh niên, bệnh nặng, …Khi họ chọn lựa tham gia BHYT tức là họ đã dự kiến sẽ dùng vào việc điều trị bệnh của chính họ để tiết giảm chi phí.

Người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ y tế ở tất cả các tuyến. Tỷ lệ tiếp cận tại các tuyến khá ổn định. Trong năm 2010 ở Hà Nội đã có khoảng 10 triệu lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (9,2 triệu lượt điều trị ngoại trú và 0,8 triệu lượt điều trị nội trú). Tần suất khám chữa bệnh bình quân 2,5 lần/người/năm. Số lượt KCB tuyến tỉnh, huyện bằng khoảng 70-80% tổng số lượt KCB BHYT. Số lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2011 là 11,4 triệu. Việc tổ chức khám chữa bệnh tại trạm y tế xã đã tạo điều kiện cho người tham gia BHYT được tiếp cận các dịch vụ y tế ngày từ tuyến cơ sở, chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại tuyến xã năm 2011 đã tăng 14% so với năm 2010.


Bảng 2.9: Chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các tuyến ở Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng


Nội dung

Năm 2010

Năm 2011

1. KCB tại tuyến xã

80.807

91.973

2. KCB tại các tuyến khác

1.389.742

1.723.646

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023