Vấn đề lao động - việc làm là một nhu cầu tất yếu trong sự phát triển của Hà Nội mở rộng không dễ giải quyết trong thời gian ngắn, đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng với kế hoạch cụ thể, sát thực mới có thể từng bước đáp ứng đòi hỏi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.
3.2.2 Nhóm giải pháp về luật pháp, thể chế và tổ chức
* Giải pháp về mặt luật pháp
Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở Hà Nội trước. Tại Hà Nội cần tiên phong thực hiện nghiêm Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Pháp lệnh bảo hộ lao động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm chính sách, pháp luật, nhất là chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của công nhân. Do đặc thù Thủ đô, Hà Nội cần có chính sách cụ thể chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống có hiệu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc tốt sức khỏe cho người lao động khu vực phi chính thức.
Xét về mặt lý thuyết ở đâu có quyền lợi thì ở đó tiềm ẩn khả năng bị lạm dụng và sự lạm dụng ở mức độ nhất định thì trở thành vi phạm và tội phạm. Thực tế đã chứng minh trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường với sự đa dạng các thành phần kinh tế, chính sách BHYT đã và đang chịu áp lực trước yêu cầu phải kiểm soát hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật BHYT, và đặc biệt là tội phạm trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, ngày 16/5/2012, BHXH Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm thuộc Bộ Công an đã ký Quy chế Phối hợp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Đây được coi là một giải pháp được BHXH Việt Nam đưa ra nhằm kìm chế sự gia tăng những hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực BHYT hiện nay. Tuy nhiên, nó sẽ
chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi có một hành lang pháp lý hình sự đầy đủ cho phép xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHYT.
Thủ đô Hà Nội cần đi đầu trong cả nước và cần nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước trong đó có Chỉ thị số 48- CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đã đạt được nhiều kết quả góp phần kìm chế sự gia tăng của một số loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực BHYT, củng cố lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực BHYT cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi khoa học luật hình sự phải giải quyết như việc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHYT chưa thực hiện được do trong Bộ luật hình sự chưa quy định về tội danh này mặc dù pháp luật BHYT đã quy định những hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHYT có thể bị xử lý về hành chính hoặc về hình sự nếu có dấu hiệu của tội phạm. Việc không xử lý được bằng chế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước đã khiến cho những hành vi này đang ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động và làm cho người sử dụng lao động có ý thức coi thường pháp luật. Điều này không những làm ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật BHYT mà còn ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật nói chung, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này.
Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ đóng BHYT xảy ra ngày một nghiêm trọng và cần có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn và xử lý. Bên cạnh đó, đa số người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức nếu đã tham gia BHYT thì đều được chủ sử dụng lao động đóng BHYT trên mức
lương hợp đồng thấp hơn mức lương thực tế của người lao động và vi phạm quy định về điều chỉnh tiền lương theo mức quy định của lương tối thiểu vùng. Điều này cho thấy nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH hiện đã lên tới mức báo động, pháp luật BHXH, BHYT bị vi phạm nghiêm trọng, quyền lợi về BHYT của hàng ngàn người không được đảm bảo. Nhưng những hành vi này, hiện chúng ta không xử lý được về mặt hình sự do trong Bộ Luật Hình sự chưa quy định tội danh cụ thể và cũng không thể vận dụng các tội danh đã có trong Bộ Luật Hình sự để xử lý do chủ thể của tội phạm là pháp nhân.
Hiện nay, hành vi làm sai lệch một số nội dung trong hồ sơ BHYT đã được phát hiện ở ngay tại Hà Nội, một số vụ sai phạm nghiêm trọng đã bị xử lý hình sự. Bên cạnh đó, việc lập hồ sơ bệnh án khống để rút tiền BHYT đã được phát hiện ở một số bệnh viện. Việc phát hiện số lượng lớn giấy chứng nhận nghỉ ốm giả, sổ khám bệnh khống được bán cho người lao động để làm hồ sơ rút tiền bảo hiểm trái pháp luật đã xảy ra trên địa bàn thành phố.
Tóm lại, ở góc độ pháp luật, có thể thấy rằng mặc dù chế tài xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHYT đã được quy định tương đối đầy đủ. Nhưng chế tài hành chính, với mức xử phạt thấp không đủ sức răn đe cũng như các biện pháp đảm bảo thực hiện thiếu tính khả thi; chế tài dân sự cũng chưa thật sự giải quyết hiệu quả đối với những đơn vị cố tình vi phạm, không thực hiện nghiêm quyết định thi hành án dân sự nên đã làm cho tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng BHYT, tình trạng gian lận để hưởng BHYT đang gia tăng, khó kiểm soát, làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động cũng như gây thiệt hại cho Quỹ BHYT. Về chế tài hình sự, mặc dù có thể áp dụng một số tội danh đã có trong Bộ luật hình sự để xử lý đối với một số dạng hành vi. Song, đối với một số hành vi có tính chất nguy hiểm của tội phạm nhưng do chưa có quy định riêng về tội phạm trong lĩnh vực BHYT nên
không thể xử lý hình sự được, một số dạng hành vi khác có thể xử lý nhưng có sự không thống nhất trong áp dụng tội danh cũng như mức hình phạt nên đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Việc quy định cụ thể các tội danh để xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHYT là xuất phát từ đòi hỏi của người lao động và vì quyền lợi chính đáng của họ. Việc phân hóa trách nhiệm hình sự này thực chất là việc cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự các hành vi vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự bằng các tội danh tương ứng khi các hành vi này đã được xác định là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các luật chuyên ngành về BHYT.
Hà Nội cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa và hoàn thiện các chính sách BHYT hiện hành, trước hết là hướng dẫn các cán bộ thực hiện BHYT ở các quận, huyện thực hiện đúng với văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện Luật BHYT. Đồng thời, chủ động tiến hành các nghiên cứu đánh giá về tài chính BHYT; sự hài lòng của người bệnh BHYT; rà soát, điều chỉnh các văn bản quy định về phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, chính sách viện phí phù hợp điều kiện chi phí và quản lý nguồn thu từ viện phí. Xây dựng chính sách BHYT đồng bộ với các chính sách khác như: Chính sách y tế; chính sách viện phí; chính sách tiền lương; đầu tư phát triển y tế trường học; củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, khám chữa bệnh... đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất các chính sách trong phát triển BHYT trong xã hội.
Trong quá trình ban hành chính sách về BHYT, cần lưu ý tới các điều kiện chuyển đổi để người lao động khu vực kinh tế phi chính thức khi chuyển sang làm việc ở khu vực kinh tế chính thức, nhằm bảo vệ quyền lợi tham gia BHYT cho người lao động.
Từ những vướng mắc thực tiễn thực hiện BHYT, Hà Nội đúc rút kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện chính sách BHYT như: nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật BHYT trình Quốc hội năm 2013 theo hướng: quy định tham gia bắt buộc theo hộ sản xuất kinh doanh – hộ gia đình; xây dựng gói quyền lợi cơ bản; sửa đổi bổ sung quy định về thanh toán chuyển tuyến,… Đồng thời, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ trong thực hiện chính sách BHYT như giá viện phí, tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, xã hội hóa y tế….
* Giải pháp về cơ chế giám sát, đánh giá
Tăng cường vai trò nhà nước đẩy mạnh việc thực hiện tại Hà Nội các chính sách và quy định của BHYT. Hà Nội sớm tổ chức xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách theo thẩm quyền về BHYT, tiến tới đề xuất hệ thống chính sách an sinh xã hội cho riêng Hà Nội, đó cũng là góp phần xây dựng bộ luật hoàn chỉnh về an sinh xã hội ở nước ta;
Hoàn thiện thể chế tổ chức quản lý và cơ chế tài chính cho hoạt động hệ thống BHYT; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý việc vi phạm thực hiện quy định luật pháp về BHYT; đảm bảo tài chính cho trợ cấp xã hội thường xuyên, ưu đãi xã hội, cho những đối tượng theo luật quy định để tham gia BHXH, BHYT đặc biệt là lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức; Mặt khác, Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ đối tượng nông dân, người nghèo, người lao động khu vực kinh tế phi chính thức tham gia vào các chương trình BHYT.
Phải có cam kết chính trị mạnh mẽ và sự tham gia của hệ thống chính trị: xác định rõ vai trò và trách nhiệm các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện Luật BHYT. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của điạ phương, thực hiện nghiêm tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển tất cả các vùng tại Thủ đô.
Đổi mới cơ chế tài chính y tế thông qua BHYT, từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ gắn với lộ trình tăng giá viện phí để thực hiện chuyển hình thức cấp ngân sách của Nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức BHYT. Hà Nội nghiên cứu áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp. Bảo đảm nguồn ngân sách Nhà nước mua BHYT cho các đối tượng chính sách khác và hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng. Tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí hàng năm đối với các quận, huyện vận động được nhiều người tham gia BHYT.
Mặt khác, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, Hà Nội cần sử dụng các công cụ chính sách một cách thích hợp, theo hướng giảm giá cả hàng hóa thiết bị vật tư y tế, bình ổn giá cả thị trường, giảm đóng góp của người lao động và tăng chi tiêu cho an sinh xã hội.
Cải cách thủ tục thanh toán BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động trong khu vực phi chính thức dễ dàng tiếp cận và tham gia BHYT tự nguyện thông qua các biện pháp như: Chỉ sử dụng một giấy tờ duy nhất là chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (cấp dài hạn) đối với những người tham gia BHYT tự nguyện lần đầu, bỏ qua công đoạn thẩm tra nguồn thu nhập với những người tham gia, đồng thời tiến tới sử dụng thẻ điện tử để có thể sử dụng linh hoạt, cơ động trong quá trình di chuyển lao động.
Xây dựng tổ chức công đoàn Hà Nội vững mạnh góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân về việc làm và thu nhập. Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động, kiên quyết khắc phục những phương pháp hoạt động xơ cứng và hiện tượng "hành chính hóa” trong tổ chức hoạt
động. Đa dạng hóa các hình thức vận động tập hợp quần chúng, để thu hút, động viên được ngày càng đông đảo lao động khu vực kinh tế phi chính thức vào công đoàn và tự giác tham gia hoạt động công đoàn. Công đoàn phải hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, tập hợp, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội làm mục tiêu hoạt động.
Về tài chính, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ quỹ BHYT đặc biệt cần thiết phải hình thành Quỹ BHYT tự nguyện hạch toán độc lập, được sự bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết, nhất là trong các trường hợp rủi ro của Quỹ.
* Giải pháp về quản lý, tổ chức thực hiện và đội ngũ cán bộ
Hà Nội phát triển đội ngũ cán bộ có đủ về số lượng và trình độ đảm bảo năng lực thực thi chính sách BHYT nhà nước đề ra. Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ngành BHYT theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hình thành đội ngũ cán bộ hoạt động xã hội chuyên nghiệp. Đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức đạt các tiêu chuẩn ngạch bậc và đảm bảo vận hành hệ thống quản lý theo yêu cầu điện tử hóa. Nghiên cứu một số chế độ, chính sách đặc thù tạo động lực và khuyến khích làm việc tận tụy, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ viên chức trong ngành BHYT ở trong tất cả các quận, huyện.
Bảng 3.4: Số cán bộ ngành y trực thuộc sở y tế Hà Nội
Đơn vị: Người
2009 | 2010 | ||||||||||
Bác sĩ | Y sĩ | Y tá | Nữ hộ | Bác sĩ | Y sĩ | Y tá | Nữ hộ | Bác sĩ | Y sĩ | Y tá | Nữ hộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Thu, Chi Của Các Nhóm Đối Tượng Theo Trách Nhiệm Đóng Bhyt Năm 2010 Ở Hà Nội.
- Định Hướng Chung Phát Triển Bhyt Khu Vực Phi Chính Thức Ở Hà Nội
- Một Số Giải Pháp Cơ Bản Phát Triển Bhyt Khu Vực Kinh Tế Phi Chính Thức Tại Hà Nội
- Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 12
- Bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
sinh | sinh | sinh | |||||||||
2641 | 2089 | 3288 | 883 | 2819 | 2416 | 3750 | 1076 | 2974 | 2584 | 3970 | 1173 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu ở bảng trên trong vòng 3 năm, 2008 đến 2010 số lượng Bác sĩ, Y sĩ, Y tá và nữ hộ sinh đều tăng về số lượng.
Do đặc thù của Thủ đô, Hà Nội có nhiều bệnh viện thường xuyên quá tải. Số lượng bệnh nhân từ các địa phương trong cả nước và tại Hà Nội đã làm cho áp lực phải nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với việc đầu tư, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, đặc biệt là y tế cơ sở thông qua thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện. Song song với việc giảm tải bệnh viện, BHYT Hà nội đang xây dựng gói quyền lợi phù hợp, tăng cường thực hiện xã hội hóa y tế, đa dạng các loại hình khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Bảng 3.5: Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội
Đơn vị: Cơ sở
2010 | |||||||
Tổng số | Bệnh viện | Phòng khám khu vực | Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp | Tổng số | Bệnh viện | Phòng khám khu vực | Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp |
665 | 36 | 46 | 577 | 650 | 40 | 29 | 575 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)