Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hoạt Động Bhyt Người Nghèo Ở Hà Nội Hiện Nay


nghèo” có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo. Cụ thể, đối với hộ khu vực nông thôn là từ 201-260 ngàn đồng/ người/tháng; khu vực thành thị từ 261-338 ngàn đồng/ người/ tháng. Đối với các thôn, xã, hộ cận nghèo dễ được nhận biết qua các dấu hiệu: mới thoát nghèo; tách hộ từ hộ mới thoát nghèo; có con học trong các cơ sở dạy nghề, ĐH-CĐ được vay vốn sinh viên; gặp rủi ro do thiên tai thảm họa, gia đình có người bị bệnh tật thường xuyên, hoặc những rủi ro khác...Hằng năm chính quyền cơ sở tổ chức thường xuyên điều tra rà soát hộ nghèo, song do không nắm được chủ trương hoặc “thiếu nhạy bén”, nên bỏ qua việc rà soát hộ cận nghèo. Vì vậy, hộ cận nghèo thường chịu nhiều thiệt thòi trong việc được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước, trước hết là hưởng hỗ trợ mua BHYT.

Thứ ba, tần suất KCB của người nghèo còn quá thấp. Theo số liệu thống kê ở trên, tần suất KCB của đối tượng người nghèo là thấp nhất và chi phí một lần KCB bình quân (nội trú và ngoại trú) cũng thấp hơn một số đối tượng bắt buộc khác và đối tượng tự nguyện.

Mức đóng BHYT của đối tượng người nghèo tuy quá thấp so với mức giá cả hiện hành, nên thực tế mức hưởng thụ của người có thẻ BHYT cũng rất thấp, mặc dù số chi luôn vượt quá số thu của quỹ. Với chính sách thu chi BHYT như hiện nay thì càng tăng số người tham gia BHYT thì quỹ càng bị thâm hụt. Đây là một khó khăn lớn nhất trong việc thực thi chính sách BHYT cho các đối tượng nói chung và đối tượng BHYT người nghèo nói riêng. Từ thực trạng đó, dẫn đến quỹ BHYT năm 2006 bị mất cân đối, số thu không đủ cho số chi, quỹ bị bội chi khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, quỹ KCB của tất cả các đối tượng đều bị bội chi, riêng quỹ BHYT người nghèo bội chi trên 200 tỷ đồng.

2.3.2.2. Nguyên nhân


Một là, nhận thức của người nghèo còn thấp

Đa phần những người thuộc diện người nghèo được hưởng chính sách BHYT đều là nông dân, vì vậy nhận thức của họ về ý nghĩa của việc tham gia BHYT rất thấp. Trước hết, là người nghèo không thấy được tầm quan trọng của việc CSSK cho bản thân mình, theo đó cũng chẳng quan tâm đến y tế. Đối với họ, chỉ khi nào tai nạn rủi ro, hay bệnh tật nặng không thể tự chữa được thì mới nghĩ đến bệnh viện, mà khi đó thì trong nhiều trường hợp đã quá muộn để cứu chữa, còn nếu cứu chữa được thì phải chi phí một khoản tiền cực lớn (Trường hợp của anh Nguyễn Văn Tài theo hộp dưới đây là một ví dụ điển hình).

Anh Nguyễn Văn Tài (35 tuổi) quê ở thôn Bãi Lễ, xã Châu Cam, huyện Phú Xuyên, Hà Nội bất ngờ bị một tai nạn giao thông nghiêm trọng. Anh được kịp thời đưa đi cấp cứu tại BV Việt Đức và đã được phẫu thuật nối xương đùi trái (ngày 11-8). Kinh phí nhập viện, nằm điều trị cấp cứu và phẫu thuật cho ca cấp cứu này là 32 triệu đồng. Số tiền quá lớn với gia đình anh (giá giường bệnh là 350.000đ/ngày, chưa kể tiền thuốc chống tụ máu não có giá tới 1,5 triệu đồng/ngày). Vì Anh Tài không có thẻ BHYT nên mọi chi phí nằm viện, gia đình sẽ phải tự gánh chịu. Nếu như anh Tài có thẻ BHYT, thì gánh nặng này sẽ giảm bớt do được BHYT thanh toán giúp 80% tiền viện phí, tức Anh Tài chỉ phải nộp 6,4 triệu đồng thôi.

(http://www.bhxhhcm.org.vn/v-sao-nguoi-can-ngho-tho-o-voi-the-bao-hiem-y-te/)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Hai là, do nhiều quy định luật pháp chưa thật hợp lý đối với hoàn cảnh người nghèo và cận nghèo.

Người nghèo có thẻ BHYT nhưng mỗi khi đi KCB còn phải đóng rất nhiều các chi phí khác. Nghị định 43/NĐ-CP bước đầu đã cải thiện được rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các bệnh viện. Tuy nhiên nó vẫn có những mặt trái đó là khi thực thi Nghị định này rất nhiều bệnh viện đã tìm đủ mọi cách


để tận thu và điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của người có thẻ BHYT người nghèo. Theo quy định của luật BHYT, người nghèo vẫn phải cùng chi trả từ 5% đến 20% chi phí khám chữa bệnh; đồng thời lại khống chế mức thanh toán tối đa cho một lần điều trị (không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu, tương đương khoảng tối đa 28 triệu đồng/đợt điều trị) đã gây khó khăn không nhỏ, thậm chí quá tải về khả năng kinh tế gia đình và dẫn đến nản lòng mỗi khi cần đến bệnh viện. Ví dụ, một bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bạch mai (chị Nguyễn Thị Bích Ngọc) trung bình mỗi năm tiêu phí 80-90 triệu đồng (chị Ngọc đã điều trị như vậy dược 7 năm), thì tính ra số tiền chị phải chi trả (dù chỉ 5%) cũng lên tới 28-30 triệu đồng.

Do phải ghánh một khoản chi phí lớn, vượt quá nhiều lần so với thu nhập như vậy nên nhiều người đã chọn cách tự gánh lấy bệnh tật mà không dám đến bệnh viện.

2.3.3. Một số vấn đề đặt ra cho hoạt động BHYT người nghèo ở Hà Nội hiện nay

Một là, hệ thống bệnh viện tại Hà Nội đang bị quá tải.

Địa bàn Thủ đô là nơi tập trung dân cư, tập trung đông đảo các thành phần kinh tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (cả đối tượng tiềm năng) cũng hết sức đa dạng, phong phú. Và đây cũng là nơi tập trung các phương tiện và trí tuệ cao của cả nước (Bệnh viện hiện đại, đội ngũ giá sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khóa nhiều nhất nước…), nên Hà Nội là điểm đến được coi là lý tưởng của nhiều bệnh nhân khắp cả nước. Điều đó dẫn đến hiện tượng quá tải của các bệnh viện vốn đã rất đông đúc và chật chội hiện nay.

Tại hầu hết các BV ở Hà Nội, dường như không lúc nào ngớt người bệnh. Vì thể, để được khám, nhất là khám bảo hiểm người ta phải xếp hàng từ nửa


đêm. Người bệnh xếp hàng chờ lấy phiếu khám, hai đến ba bệnh nhân chung nhau một giường bênh, người nhà trông nom bệnh nhân trải chiếu nằm ở ngoài hành lang ... là những cảnh tượng rất phổ biến ở bất kỳ bệnh viện nào tại Hà Nội.

Tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đặc biệt uy tín ở khoa ngoại, có số lượng người khám bệnh đến rất nhiều. Bệnh viện có tới 300 bác sĩ, nhưng phải điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân (bình quân 10 bệnh nhân/1 Bác sỹ, cao hơn 5 lần so với chuẩn là 1-2 bệnh nhân), đó là chưa kể đến công tác khám bệnh. Tại BV này, mỗi tháng có đến hơn 15000 lượt người đến khám.

Tại BV Phụ sản trung ương, mỗi ngày cũng tiếp nhận khám cho khoảng

1.000 bệnh nhân ngoại trú, có ngày cao điểm lên đến 1.500 người. Đó là chưa kể việc viện luôn phải duy trì khám, điều trị cho 600-700 bệnh nhân nội trú. Trong khi đó, số bác sỹ trực tiếp tham gia khám chữa của viện chỉ khoảng 120 người. Như vậy, mỗi bác sỹ phụ trách chữa bệnh trung bình từ 5-6 bệnh nhân, và khám cho khoảng trên dưới 100 người.

Người bệnh xếp hàng chờ lấy phiếu khám tại bệnh viện Việt Đức Các BV 1

Người bệnh xếp hàng chờ lấy phiếu khám tại bệnh viện Việt Đức


Các BV khác cũng có tình trạng tương tự. Có rất nhiều lý do để người bệnh chọn khám và điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội, trong đó ngoài nguyên nhân được BHYT chi trả, thì còn nguyên nhân nữa là đội ngũ bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, phương tiện KCB hiện đại. Còn một nguyên nhân không kém phần quan trong nữa đó là yếu tố tâm lý, bởi vì trên thực tế, không ít bệnh viện tuyến tỉnh hoặc các bệnh viện tư hiện nay cũng có “tiềm lực” mạnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của một lượng lớn dân cư, nhưng người bệnh vẫn muốn tìm đến cácc bệnh viện Trung ương.

Hai là, chi phí y tế vượt khả năng của Quỹ KCB cho người nghèo.

Như trên đã đề cập, số lượng người đến KCN tại các BV ở Hà Nội rất lớn, với tần suất ngày càng tăng, đã gây bất cập trong cho hoạt động tài chính của quỹ BHYT người nghèo. Chi phí cho KCB tăng lên giá dịch vụ y tế tăng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, do cơ chế quản lý tài chính hiện hành, cũng như do nhu cầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao của người bệnh...

Hiện nay, bệnh nhân KCB-BHYT cùng tham gia chi trả một phần viện phí, do đó BHXH định ra giá trần cho các cơ sở KCB, tuy nhiên giá trần này còn quá thấp so với thực tế điều trị, cách tính giá trần không theo số ngày điều trị mà theo đợt điều trị. Như vậy, bệnh viện sẽ phải “bù” tiền viện phí của những bệnh nhân điều trị ít ngày cho các bệnh nhân phải nằm điều trị lâu nên viện phí BHYT tăng nhiều. Do cách tính này, nhiều bệnh viện có sự cân đối tổng tiền quyết toán không vượt trần, dễ phát sinh tình trạng cho bệnh nhân nhẹ vào điều trị để bù cho bệnh nhân nặng phải nằm lâu. Thực trạng quỹ KCB ngoại trú BHXH đã khoán cho các cơ sở có đăng ký KCB BHYT ban đầu cũng chưa hợp lý, bởi kinh phí điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyển tuyến chiếm tỷ lệ khá lớn trong quỹ KCB của đơn vị. Ví dụ các trường hợp bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên


tuyến trên (chuyên khoa như ung thư, nội tiết, tim mạch...) bệnh viện vẫn phải chi trả 100% viện phí tuyến trên, trong khi đó các bệnh viện tuyến trên bị khống chế quỹ nên chi phí bình quân/người khám bệnh tăng lên nhiều lần, khi quyết toán, các bệnh viện thường bị vượt trần quy định dành cho ngoại trú, trong khi BHYT cân đối quỹ cuối năm cũng chỉ thanh toán 1/3 tổng kinh phí vượt.

Ngoài ra, số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú đông, các bệnh như tiểu đường, máu nhiễm mỡ... tăng cao, nhiều bệnh nhân dùng thuốc thông thường không đỡ, phải dùng loại đắt tiền, trong khi đó chi phí cho BHYT ngoại trú có hạn nên đơn vị điều trị gặp không ít khó khăn trong việc cung ứng thuốc phù hợp với loại hình bệnh.

Ba là, còn nhiều rào cản khiến các bệnh nhân nghèo ít đến với các cơ sở

KCB.


+ Rào cản kinh tế.

Đó là thu nhập của người nghèo quá thấp, vượt xa nhu cầu KCB của họ,

nhất là đối với những người bị bệnh nan y. Nói là người nghèo có thẻ BHYT sẽ được Nhà nước thành toán tiền viện phí, nhưng phải thấy rằng, số thanh toán đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí mà người bệnh phải trang trải. bởi một khi phải nhập viện thì người bệnh phải trang trải những khoản chi phí gián tiếp không nhỏ. Các chi phí gián tiếp bao gồm: chi chí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí cơ hội của bản thân người bệnh và người nhà bệnh nhân di theo phục vụ. Phải khẳng định rằng, đó là những yếu tố quan trọng cản trở khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo.

+ Rào cản địa lý.

Người nghèo thường sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, cách trung tâm Thành phố đến hàng mấy chục km, thậm chí hàng trăm km (như một


số xã của huyện Ba Vì). Khoảng cách càng xa thì chi phí cho đi lại càng lớn, và cuộc hành trình càng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, mỗi khi phải chuyển cơ sở KCB lên tuyến trên thì họ đều phải đối mặt với nhiều khó khăn về phương tiện đi lại, và thời gian đi lại… Nhiều người, chỉ nghĩ đến đoạn đường đến trung tâm Thành phố thôi cũng đã nản rồi.‌‌

+ Rào cản thủ tục hành chính.

Ngoài yếu tố kinh tế và khoảng cách địa lý, thủ tục hành chính cũng là yếu tố cản trở không nhỏ đến việc đáp ứng nhu cầu KCB của người nghèo. Đó là vì, thứ nhất, họ không có tiền để “lót tay” cho Bác sĩ, nên dễ bị sách nhiễu, khám chữa qua loa, hướng dẫn thiếu trách nhiệm…; và thứ hai, người nghèo vốn “chân quê” nên rất ngại tiếp xúc, va chạm với nhân viên y tế.


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Định hướng phát triển BHYT cho người nghèo đến năm 2020.

3.1.1. Định hướng của Việt Nam

Chăm sóc sức khỏe và thực hiện công bằng trong KCB cho người nghèo đang là vấn đề được đảng và Nhà nước rất quan tâm. thời gian qua, việc tổ chức KCB cho người nghèo đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một hình thức đều có những ưu điểm cũng như hạn chế khi thực thi. Mặc dù việc KCB cho người nghèo còn có những hạn chế cả về khách quan và chủ quan do các nguyên nhân khác nhau, nhưng việc thực hiện các hình thức KCB miễn phí cho người nghèo đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung. nhiều người nghèo đã được tiếp cận với dịch vụ y tế, thậm chí cả những dịch vụ y tế có chất lượng cao, sử dụng thuốc đắt tiền. tuy nhiên, việc tổ chức KCB cho người nghèo vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng.

Ngày 7/9/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 38-CT/TW về Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ: “ BHYT là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội”[3].

Mục tiêu chiến lược khám chữa bệnh cho người nghèo là: Đáp ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo, nhằm đảm bảo đến năm 2010: 80% số xã toàn quốc có

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí