Chính Sách Của Thành Phố Hà Nội Về Bhyt Cho Người Nghèo


Với hệ thống cơ sở y tế đó, có thể nói về cơ bản Hà Nội đã đáp ứng được việc khám và điều trị cho người dân. Đến nay, các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội đã phục vụ hàng triệu lượt người có thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh, hàng trăm ngàn lượt người được nằm điều trị tại viện, bệnh viện do Quỹ bảo hiểm y tế Hà Nội chi trả. Tuy nhiên, do việc điều trị một số căn bệnh đòi hỏi phải có thiết bị hiện đại mới đáp ứng được thì Hà Nội còn gặp khó khăn.

+ Về công tác tài chính kế toán: được thực hiện theo đúng nguyên tắc về quản lý kinh tế và quy định hiện hành của nhà nước. Công tác thu, chi quỹ bảo hiểm y tế chặt chẽ, đúng chế độ quy định, có sổ sách theo dõi rõ ràng. Hàng năm đều có kiểm toán nên không có sai phạm trong quản lý quỹ bảo hiểm y tế. Qua kết quả thanh tra của Bộ công an năm 1998, Bảo hiểm y tế Hà Nội đã thực hiện đúng các quy định quản lý quỹ bảo hiểm y tế, không có sai phạm trong quản lý kinh tế.

Công tác quyết toán đối với các cơ sở khám chữa bệnh hàng quí các phòng phối hợp thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, kịp thời, đảm bảo chi cho khám chữa bệnh đúng quy định của Nhà nước, bảo vệ được quyền lợi cho người có thẻ bảo hiểm, quyền lợi của các cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm y tế.‌

2.2. Thực trạng BHYT cho người nghèo ở Hà Nội

2.2.1. Chính sách của Thành phố Hà Nội về BHYT cho người nghèo

Hà Nội là một trong những địa phương sớm từ bỏ việc cấp giấy chứng nhận cho người nghèo để chuyển sang cấp thẻ BHYT. Trước năm 1995, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mỗi lần đi khám chữa bệnh lại phải kích rích với đủ thứ giấy tờ, phải xin xác nhận của xã (hoặc phường) là gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để được cơ sở y tế xét miễn, giảm viện phí. Chính những


giấy tờ thủ tục đó vừa gây phiền hà, vừa khiến người bệnh “ngại làm người nghèo” dù họ nghèo thật. Để người nghèo được chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh bình đẳng như tất cả những bệnh nhân khác, tránh tâm lý mặc cảm, tự ti, tránh phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh từ năm 1995 trở lại đây, thành phố đã bỏ việc cấp giấy chứng nhận cho người nghèo để chuyển sang cấp thẻ BHYT với mã số thẻ riêng cho 100% người nghèo theo danh sách hộ nghèo được bình xét công khai từ xã, phường.

Hà Nội luôn tạo sự bình đẳng giữa người nghèo với các đối tượng khác trong KCB bằng thẻ BHYT. Người nghèo có thẻ BHYT được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế gần nơi cư trú và không phải trả tiền viện phí. Cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo được thực hiện theo phương thức thực thanh thực chi từ Quỹ trợ giúp người nghèo của thành phố. Hàng năm, Hà Nội đã dành 1,5 - 1,6 tỷ đồng để thanh toán BHYT cho người nghèo ở các cơ sở y tế. Năm 2001, căn cứ vào kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới, thành phố đã trích từ ngân sách 2,5 tỷ đồng giúp đối tượng cứu trợ xã hội. Con số này các năm sau đó liên tục tăng. Đến nay 60% người nghèo, nhiều người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn đã được phát thẻ BHYT; 40% người nghèo còn lại được các quận, huyện cân đối ngân sách và vận động các nguồn kinh phí khác để mua thẻ.

Ngoài việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo hàng năm, thành phố cũng tổ chức nhiều hoạt động để người nghèo được thụ hưởng dịch vụ y tế tốt hơn. Chỉ trong mấy năm gần đây, nhiều đợt khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí với tổng số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Gần đây nhất, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã phối hợp với các Trung tâm y tế huyện, quận phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho các bệnh nhân nghèo trong chương trình Phòng chống mù lòa. Trung tâm Y tế


các quận, huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố xây dựng hệ thống phòng khám nhân đạo xuống tận cấp phường để khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe cho người nghèo ở vùng ngoại thành, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được cải thiện. Hệ thống y tế cơ sở đã thực hiện hiệu quả nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình lồng ghép được triển khai hiệu quả.

Mới đây, Uỷ Ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 44/2009/QĐ- UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 về việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn, người bị bệnh phong và người dân thuộc chương trình 135 thành phố Hà Nội. Theo quyết định này các đối tượng sau sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí, trong thời hạn 1năm, gồm:

a) Người nghèo.

b) Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại xã, phường và đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.

c) Người mù có hoàn cảnh khó khăn.

d) Người bị bệnh phong.

đ) Người dân thuộc chương trình 135 thành phố Hà Nội.

Kinh phí để cấp thẻ miễn phí cho người nghèo được lấy từ “ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo”

2.2.2. Tình hình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Hà Nội từ năm 2005 đến nay.

2.2.2.1. Thành lập Quỹ BHYT cho người nghèo

Quỹ BHYT người nghèo được hình thành từ các nguồn sau:



nghèo

- Ngân sách thành phố chi mua: 100% giá trị thẻ đối với những hộ nghèo; chi 50% giá trị thẻ đối với những hộ cận nghèo;

- Số còn lại người dân cùng đóng góp 50% mệnh giá thẻ đối với hộ cận


- Người bệnh cùng chi trả: 5% và 20%

- Đóng góp của các quỹ từ thiện.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển quỹ BHYT người nghèo tại Hà Nội


Nội dung


Năm


Số thẻ (thẻ)

Mệnh giá thẻ (đồng)


Quỹ (đồng)

2005

112.524

50.000

5.626.200.000

2006

115.630

60.000

6.937.800.000

2007

107.936

80.000

8.634.880.000

2008

348.493

80.000

27.879.440.000

2009

355.463

194.000

68.959.822.000

2010 (dự kiến)

468.868

194.000

90.960.392.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Nguồn: BHXH thành phố Hà Nội

Bảng số liệu trên cho thấy:

+ Số lượng thẻ BHYT cấp cho người nghèo tăng khá nhanh. Sau 5 năm, tổng số thẻ BHYT cấp phát cho người nghèo tăng 4,17 lần, trong đó năm 2006 tăng 1,03 lần so với năm 2005; năm 2008 tăng hơn 3 lần so với năm 2007; năm 2009 tăng 1,02 lần so với năm 2008, và 2010 dự kiến tăng 1,32 lần so với 2009. Sở dĩ năm 2008 số thẻ BHYT cấp phát cho người nghèo lại có sự tăng đột biến như vậy một mặt là do Thành phố Hà Nội mở rộng phạm vi hành chính (sáp nhập với toàn bộ tỉnh Hà Tây và 3 huyện của Hòa Bình và Vĩnh Phúc, là địa phương vốn có tỷ lệ người nghèo khá cao); và mặt khác, do chuẩn nghèo cũng


được điều chỉnh lên mức cao hơn. Riêng năm 2007, số lượng thẻ phát ra có sự giảm xuống (giảm 7.694 thẻ so với năm trước). Điều đó không có nghĩa là số lượng người nghèo ít đi, hay công tác BHYT cho người nghèo không tốt, mà là do UBND Thành phố Hà Nội quyết định điều chỉnh tăng mệnh giá thẻ BHYT thêm 20.000 đồng, từ 60.000đ/thẻ lên 80.000đ/thẻ.

+ Mệnh giá thẻ BHYT cho người nghèo tăng lên liên tục, với số tăng lần sau cao hơn lần trước. Cụ thể, nếu năm 2006 so với năm 2005, mệnh giá thẻ tăng thêm 10.000 đồng, thì năm 2007 so với năm 2006 tăng thêm 20.000 đồng; năm 2009 tăng thêm 114.000 đồng (tăng hơn 2,4 lần so với năm 2008). Sự thay đổi (tăng thêm) mệnh giá thẻ BHYT cho người nghèo như vậy là phù hợp với tốc độ phát triển nền kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian qua.

+ Tổng quỹ BHYT cho người nghèo tại Hà Nội không ngừng tăng lên, trong đó tăng cao nhất là các năm 2008-2009 và 2010. Chỉ sau 5 năm, tổng quỹ này đã tăng gấp 18 lần, từ hơn 5 tỷ đồng năm 2005 lên hơn 90 tỷ đồng năm 2010 (dự kiến). Điều này phản ánh tính tích cực của đội ngũ cán bộ trong ngành Bảo hiểm nói chung, và BHYT nói riêng. Đây cũng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo các ngành các cấp của Thành phố, cũng như của cộng đồng dân cư trên địa bàn đối với người nghèo.

2.2.2.2. Tình hình cấp thẻ BHYT cho người nghèo

Nhận thức được gánh nặng chi phí cho KCB của người nghèo, ngay từ năm 1994, Thành phố Hà Nội đã có chủ trương cấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo. Sau khi làm thí điểm tại 2 xã nghèo nhất Thành phố là Bắc Phú và Bắc Sơn (thuộc huện Sóc Sơn), tháng 5/1995 Hà Nội tiến hành cấp thẻ BHYT (T8) cho toàn bộ người nghèo trong toàn Thành phố theo tiêu chuẩn của Sở Lao động-Thương binh-Xã hội. Cơ quan BHYT in và phát thẻ BHYT T8 cho các đối


tượng, Sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ T8 như những người có thẻ BHYT khác, Sở Tài chính vật giá thanh quyết toán các chi phí trực tiếp như thuốc, vật tư theo nguyên tắc thực thành thực chi cho các cơ sở y tế. Các chi phí về tiền công KCB và tiền ngày giường điều trị nội trú được chi từ ngân sách chi thường xuyên của các cơ sở y tế. Thẻ T8 cuả Hà Nội có thời gian sử dụng 2 năm, bình quân hàng năm Hà Nội thanh toán cho một thẻ T8 khoảng

31.500 đồng, trong đó năm 1996 là 28.900 đồng/thẻ; năm 1997: 35.500 đồng, năm 1998: 28.020 đồng, và năm 1999 là 33.741 đồng/thẻ[9].

Có thể nhận thấy, Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai cấp phát thẻ BHYT cho mọi người dân từ khá sớm. Từ loại thẻ BHYT cho người nghèo T8 của thời kỳ những năm 1995-1998, với mệnh giá 30.000 đồng/1 thẻ, và thời hạn sử dụng 1 năm, Hà Nội đã có những bước cải tiến trong cách thức cấp phát thẻ. Từ năm 1999 thẻ BHYT người nghèo (ký hiệu A7), mệnh giá vẫn 30.000đồng/1 thẻ, nhưng thời hạn sử dụng được tăng lên đến 2 năm. Từ năm 2002 thẻ BHYT cho người nghèo (ký hiệu JL) được tăng mệnh giá lên 50.000đồng/1 thẻ, thời hạn sử dụng 2 năm. Từ năm 2008 thẻ BHYT cho người nghèo (ký hiệu HN, cấp miễn phí đối với hộ nghèo), mệnh giá lên đến 80.000đồng/1thẻ, thời hạn sử dụng 1 năm; và thẻ cho người cận nghèo, người dân trả 50% mệnh giá thẻ (ký hiệu thẻ CN), mệnh giá 80.000đ/ 1 thẻ, thời hạn sử dụng 1 năm.

Sau 18 năm hoạt động BHYT Hà Nội đã từng bước phát triển và đã đạt 1


Sau 18 năm hoạt động, BHYT Hà Nội đã từng bước phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Số người tham gia BHYT không ngừng tăng lên, từ 5,6% dân số vào năm 1993 lên 46% dân số vào năm 2008. Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội đã được Nhà nước dùng ngân sách để mua và cấp thẻ BHYT nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này đã được cải thiện rõ rệt. Quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh của những người tham gia BHYT từng bước được mở rộng. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công bằng đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo an sinh xã hội. Luật BHYT đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ tư, ngày 14/1/2008, là cơ sở pháp lý quan trọng để BHYT phát triển trong tình hình mới.



500000


450000


400000


350000


300000


250000


200000


150000


100000


50000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Biểu đồ 2.1: Số thẻ BHYT cấp phát cho người nghèo qua các năm (thẻ)

Trên quan điểm “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, trong nhiều năm qua BHYT Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyền truyền, vận động và tổ chức cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo trên địa bàn Thành phố. Nhờ vậy,


sos người nghèo được cấp phát thẻ miễn phí ngày càng tăng. Nếu năm 2005, cả Thành phố mới cấp được 112.524 thẻ cho người thuộc diện nghèo, thì đến năm 2006 tăng lên 115.630 thẻ, năm 2007 là 107.936 thẻ, năm 2008: 348.493 thẻ,

2009: 355.463 thẻ, và 2010 dự kiến đạt 468.868 thẻ.

Việc cấp thẻ được tiến hành chặt chẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng đúng người, đúng đối tượng, 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT và được quan tâm bình đẳng về chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Tuy nhiên việc đăng ký KCB ban đầu tại tuyến quận, huyện những năm qua, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Số lượng người bênh tập trung tại phòng khám đa khoa, bệnh viện huyện tăng, thường xuyên quá tải (Gia lâm, Đông Anh, Sóc Sơn). Về phía người bệnh, đối tượng người nghèo chủ yếu là nông dân ngoại thành, đông nhất tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Sóc Sơn, điều kiện phương tiện đi đến bệnh viện huyện hoặc bệnh viện thành phố khó khăn. Trong thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhẹ có thẻ khám và điều trị tại tuyến y tế xã, phường và người bệnh được khám tại tuyến ban đầu đã giảm được rất nhiều chi phí nâng cao được giá trị sử dụng của thẻ

2.2.2.3. Tình hình tổ chức KCB cho người nghèo có thẻ BHYT

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố, chương trình trợ giúp người nghèo. Hàng năm thành phố bố trí một khoản kinh phí thuộc ngân sách để mua thẻ BHYT cho người nghèo. Từ năm 1995 đến nay, việc cấp thẻ BHYT đồng thời tổ chức KCB cho 100% người nghèo theo chế độ BHYT đã được giao cho sở y tế trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Công tác KCB và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được triển khai và duy trì thành nề nếp, có hiệu quả, người nghèo được KCB thuận tiện, bình đẳng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023