Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Đẩy Mạnh Hoạt Động Bhyt Cho Người Nghèo Ở Hà Nội.


bác sỹ (trong đó miền núi 60%); 100% thôn bản có nhân viên y tế sơ học trở lên. Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT. Phải làm cho mọingười dân ghiểu được: BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của cộng đồng để tạo Quỹ BHYT không vì mục đích lợi nhuận, giúp cho người tham gia BHYT có nguồn tài chính để chăm sóc sức khỏe, bảo vệ quyền lợi của mình theo luật định; BHYT là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia và làm một trong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe thông qua huy động đóng góp của người dân, được thực hiện có tổ chức, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực hiện công bằng, nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; BHYT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khỏe giữa người giàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khỏe với người ốm đau và rủi ro về sức khỏe, giữa người đang độ tuổi lao động với người già và trẻ. Đồng thời, BHYT mang tính dự phòng những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe gây nên khi ốm đau, bệnh tật.

Việc tham gia BHYT là nghĩa vụ của mọi người dân, kể cả những đang khỏe mạnh. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT là của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Thứ hai, tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Mở rộng hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc ít người tại chỗ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ... xây dựng các chính sách đãi ngộ thích hợp (về lương, BHYT, BHXH, phụ cấp tiền trực, ưu đãi trong đào tạo ...) để khuyến khích cán bộ y tế


làm việc cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng còn thiếu. Phát huy khả năng y tế của các lực lượng vũ trang trong việc kết hợp quân – dân y để chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng biên giới. quản lý và phát huy tốt vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập.

Thứ ba, tăng cường đầu tư tài chính cho phát triển hệ thống y tế. Trong những năm tới, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tăng đầu tư cho y tế, trong đó chú trọng ưu tiên kinh phí để thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng núi, vùng khó khăn, vùng có tỉ lệ người nghèo cao, vùng dân tộc ít người ... tăng kinh phí để phát triển mạng lưới y tế cơ sở. tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ sở, đảm bảo cung cấp đủ trang thiết bị y tế cho y tế cơ sở, theo danh mục trang thiết bị do bộ y tế ban hành. Đồng thời xây dựng cơ chế tài chính đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người. tăng cường các hình thức chi trả trước cho chăm sóc sức khỏe, mở rộng BHYT, đặc biệt BHYT nông thôn, tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân.

Thứ tư, có các chính sách, giải pháp thích hợp và hiệu quả để giảm gánh nặng chi phí cho người nghèo khi phải đi khám và điều trị bệnh; đồng thời tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Nhà nước đảm bảo có đủ ngân sách cần thiết để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo như: miễn giảm dịch vụ khám chữa bệnh, mua thẻ BHYT cho người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật; thực hiện tốt chính sách miễn viện phí đối với đồng bào dân tộc ít người và trẻ em dưới 6 tuổi. Đẩy mạnh thực hiện chế độ BHYT, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. tiếp tục mở rộng phạm vi và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

mức hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cần tăng đầu tư, phân bổ ngân sách thích hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách đã có để củng cố và phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tại các địa phương; chuyển việc chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sang chi trực tiếp cho người được thụ hưởng BHYT thông qua việc hộ trợ BHYT cho vùng nghèo, người nghèo, người hưởng các chính sách xã hội, hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo. Đông thời, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, cần cải tiến thủ tục hành chính trong tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện để tạo điều kiện thuận lợi cho người khám bệnh, chữa bệnh BHYT được thụ hưởng tốt các dịch vụ y tế; thường xuyên giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp để thầy thuốc không có thái độ phân biệt trong ứng xử với người khám bệnh, chữa bệnh BHYT; phát hiện kịp thời, có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục các biểu hiện lạm dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cao và biểu hiện trục lợi BHYT khác của cả thầy thuốc lẫn người bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện để y tế tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh BHYT; tăng cường quản lý giá thuốc không để giá thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá thuốc trên thị trường...

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 12

Thứ năm, đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế. Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ với cán bộ y tế”. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các nguồn


tài chính công (bao gồm ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh ... Nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí khám chữa bệnh cho người có công với cm, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội ... xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết với Nhà nước, với các cơ sở đầu tư để một mặt đáp ứng yêu cầu về KCB của một bộ phận người có thu nhập cao trong xã hội, mặt khác để có thêm nguồn thu nhằm hỗ trợ cho người nghèo.

Như vậy XHH y tế có tác động lớn trong việc huy động mọi nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm mục tiêu chăm sóc tốt nhất sức khoẻ cho nhân dân.

3.1.2. Định hướng của Thành phố Hà Nội

Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND Thành phố Hà Nội đã đặc biệt coi trọng vấn đề về CSSK cho người dân Thủ đô, đặc biệt là CSSK cho người nghèo, nhằm đạt tới mục tiêu: “Sức khỏe của nhân dân phải được nâng cao, thể trạng, tầm vóc người Thủ đô được cải thiện: tuổi thọ trung bình đạt 78 tuổi năm 2020 và trên 80 tuổi năm 2030. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 9% vào năm 2020 và dưới 3% năm 2030. Xây dựng, phát triển và vận hành mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, đa dạng và hiệu quả. Tỷ lệ nghèo năm 2020 khoảng 1-2%, năm 2030 dưới 1% (theo chuẩn nghèo tại thời điểm). Năm 2020 trên 60% người lao động được tham gia BHXH và thực hiện BHYT toàn dân. Năm 2030 có trên 80% người lao động được tham gia BHXH và 100% tham gia


BHYT. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội (chính sách đối với người có công với nước, chính sách giảm nghèo, chính sách trợ cấp xã hội…)”[14].

Để đạt được mục tiêu đó, Ngành Y tế Hà Nội cần phát triển theo các định hướng cơ bản sau:

+ Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác CSSK và các hoạt động thể dục-thể thao để tăng cường thể lực và cải thiện tầm vóc người dân Thủ đô. Bảo đảm để mọi người dân Thủ đô được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao và thuận tiện. Tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả, rút ngắn chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành.

Tăng cường y tế tuyến cơ sở, nhằm đảm bảo 100% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2012. Phát triển mạnh y tế dự phòng.

+ Chú trọng CSSK bà mẹ và trẻ em, người cao tuổi, người nghèo. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của người dân, làm cho mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đi đối với nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Thủ đô.

+ Tăng cường phát triển nhanh hệ thống y tế theo hướng hiện đại , đồng thời quan tâm phát triển rộng rãi y học cổ truyền dân tộc. Xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm y học, dược học hiện đại chất lượng cao của cả nước, đạt trình độ tiên tiến tương đương các nước tiên tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ thuật, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Thời kỳ 2011-2030, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ y tế có uy tín của khu vực Đông Á.


+ Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội và xây dựng một số cơ sở y tế đạt trình độ quốc tế. Xây dựng thêm một số bệnh viện chuyên khoa có trình độ cao tại Hà Nội. Khuyến khích xây dựng một số bệnh viện quốc tế. Xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ gen, di truyền cấp quốc gia. Quy hoạch và xây dựng một số cụm bệnh viện lớn có chất lượng cao ở ngoại thành, trong đó có xây dựng 5 tổ hợp công trình y tế đa chức năng, chất lượng cao để khám chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế.

Trong quy hoạch dành diện tích đất 5 tổ hợp công trình y tế đa chức năng gồm tổ hợp công trình y tế Sóc Sơn 200ha; tổ hợp công trình y tế Hòa Lạc 200ha; tổ hợp công trình y tế Phú Xuyên 200ha; tổ hợp công trình y tế Sơn Tây 50ha; tổ hợp công trình y tế Gia Lâm-Long Biên 50ha.

Việc xây dựng các tổ hợp y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt đầu tư hạ tầng kỹ thuật liên thông, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật cao, hỗ trợ nhau về kỹ thuật, hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên sâu.

Ngoài ra, đối với các bệnh viện ở nội thành chủ yếu sẽ cải tạo, nâng cấp cơ sở hiện có; các cơ sở cũ được chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc dịch vụ khám chữa bệnh, phục vụ dân cư đô thị Trung tâm. Xây dựng mạng lưới Trung tâm y tế khu vực tại các khu, cụm dân cư quận, huyện, đô thị vệ tinh theo quy mô dân số từng khu vực.

Ở khu vực khám chữa bệnh tư nhân, phấn đấu đến năm 2020-2030 đạt 20-30% giường bệnh ngoài công lập, các dự án có quy mô từ 200-400 giường đầu tư vào các quận mới và các khu đô thị mới. Các dự án có quy mô trên 500 giường bệnh và đạt tiêu chuẩn quốc tế nên đầu tư vào các cụm công trình y tế đa chức năng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội.

Quy hoạch cũng chú trọng củng cố và hoàn thiện các trạm y tế xã, phường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế... Đảm bảo 100%


các trạm y tế có bác sĩ hoặc cử nhân y tế công cộng; mỗi thôn có 1-2 nhân viên y tế thôn có trình độ sơ học trở lên...

Ngoài ra quy hoạch cũng xây dựng mạng lưới vận chuyển cấp cứu; hệ thống y tế dự phòng; mạng lưới sản xuất, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế... nhằm xây dựng hệ thống y tế của Hà Nội ngày càng hoàn thiện và hiện đại trở thành Trung tâm y tế lớn của cả nước và dần tiến tới là một Trung tâm y tế tầm cỡ quốc tế.‌

(http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-vn/75/43/7/21/21/129369/Default.aspx)

+ Thực hiện đồng bộ chính sách BHYT, chính sách KCB và chính sách

viện phí phù hợp, tiến tới BHYT toàn dân, trong đó chú trọng đến các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động BHYT cho người nghèo ở hà nội.

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về CSSK cho người nghèo và cận nghèo

Một trong những “rào cản” lớn đối với hoạt động BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay là trình độ nhận thức của người nghèo còn thấp.

Đây là một giải pháp tuy không tạo sự đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động BHYT cho người nghèo song lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài. Điều này được thể hiện trên hai khía cạnh:

Một là, việc tăng cường tuyên truyền để người nghèo hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe đối với họ sẽ hạn chế được tình trạng kém hiểu biết của người nghèo về vấn đề này. Trên thực tế, nhiều người nghèo đã “vô hiệu hoá” tấm thẻ BHYT do Nhà nước cấp, vì có là nhiều người nghèo khi nhận tấm BHYT về đã không biết sử dụng như thế nào, và quyền lợi được hưởng ra sao thì lại càng không biết. Đã có những câu chuyện về người nghèo khi nhận thẻ BHYT về cất kỹ ở gác bếp rồi khi đến khám chữa


bệnh lại không mang theo, gây khó khăn cho cả cơ sở khám chữa bệnh lẫn cơ quan BHYT.

Hai là, một khi người nghèo hiểu được giá trị (vật chất và tinh thần) tấm thẻ BHYT thì sẽ tránh được tình trạng “Mất bò mới lo làm chuồng” của những hộ cận nghèo khi tham gia BHYT. Đó là tình trạng những hộ cận nghèo ỷ lại trông chờ vào việc Nhà nước nâng mức chuẩn nghèo để trở thành hộ nghèo và nghiễm nhiên sẽ được cấp phát miễn phí thẻ BHYT. Vậy nên khi có “ Sự cố về sức khoẻ” họ phải chạy vạy, vay mượn tiền để vào bệnh viện chữa trị, trong khi phải chi tiêu hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng “Lực bất tòng tâm” họ buộc phải chấp nhận số mệnh. Thiết nghĩ, nếu họ có sự hiểu biết nhất định về sự cần thiết tham gia BHYT thì họ sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp rủi ro về sức khoẻ và giảm được gánh nặng về chi phí KCB.

Vậy nên công tác thông tin tuyên truyền phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, nhất là đối với người nghèo tại các xã, huyện vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, trong tuyên truyền cần có các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc thù đối tượng thì mới có thể mang lại hiệu quả như mong muốn. Các cơ quan thông tấn, báo chí và các cơ quan truyền thông đại chúng cần tập trung việc thông tin, truyền thông và tuyên truyền theo hướng nhấn mạnh vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; đề cao nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, nhất là với người nghèo trong tham gia BHYT; phát hiện những bất cập hoặc những yếu kém của chính sách BHYT và việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT để kịp thời khắc phục và điều chỉnh; giới thiệu, động viên các đơn vị, cá nhân và các mô hình thực hiện tốt BHYT; phê phán những hiện tượng lệch lạc trong thực hiện BHYT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023