Đặc Điểm Giọng Điệu Nghệ Thuật Trong Thơ Triệu Kim Văn

Tạo thành cháy


Con người nhanh nhạy Bắt chước

Lấy hai hòn đá đập vào nhau


(Lửa)


Có lúc, lửa ẩn mình hóa thân vào hình tượng mặt trời. Trong thơ Triệu Kim Văn, mặt trời là nguồn sáng, là hi vọng, là ước mơ, là ý hướng tương lai:

Trong tình ruột thịt anh em Tình người với người

Dưới nắng mặt trời và những ánh sao đêm


(Những khoảng trống)


hống kê về số lần mà biểu tượng Lửa xuất hiện trong các tập thơ của Triệu Kim Văn, coi như một căn cứ để khẳng định rõ hơn các luận điểm:


Biểu

tượng Lửa

Tập 1

Tập 2

Tập 3

Tập 4

Tập 5

Tập 6

Tập 7

Tập 8

Tập 9

Tập 10


Tổng


gốc


2


7


3


6


7


15


7


4


5


10


66


phái sinh


4


6


7


4


7


4


5


5


6


9


57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thơ Triệu Kim Văn - 8



có tới 66 lần (biểu tượng gốc) và 57 lần (biểu tượng phái sinh) xuất hiện . Mỗi lần xuất hiện, biểu tượng lửa luôn mang một vị trí trung tâm của tứ thơ, từ đó lan tỏa nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu sắc.

Các biểu tượng luôn có ý nghĩa làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, của hành động, khai mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận. Sự phân tích ban đầu và chưa thật đầy đủ về biểu tượng Lửa ở hai cấp độ biểu tượng văn hóa và biểu tượng ngôn từ (ngôn ngữ thơ ca), hi vọng phần nào đã làm “phát lộ” những ý nghĩa phong phú và sâu sắc của biểu tượng Lửa trong tâm thức, thế giới tinh thần, thế giới nghệ thuật thơ Triệu Kim Văn.

So sánh với một số nhà thơ các dân tộc thiểu số về việc sử dụng biểu tượng lửa, có thể thấy thơ Triệu Kim Văn có nét tương đồng. Họ giống nhau ở chỗ đều gắn biểu tượng lửa với cuộc sống, với thân phận con người. Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt nhất định.

Đối với Y Phương, lửa là một biểu tượng của sức sống bừng bừng:


Khúc củi hừng hực cháy Còn gang nữa đến trời

(Người đẹp)


Mai Liễu cũng rất mãnh liệt với những hình ảnh về lửa:


Hoa chuối cháy bên đồi Tình ai còn ngút lửa

(Sông Cầu)


Triệu Kim Văn, thật đơn giản và bình dị, lửa trở thành hơi ấm của tình người nồng thắm:

Tiếp bạn ta đưa về với núi


Mang mang con gió của đại ngàn Chỉ không khói lửa bên sàn ấm

Em ngồi ửng má vót cơm lam


(Đêm Hà Vị)

Như vậy, trong khi một số nhà thơ các dân tộc thiểu số khác thường dùng biểu tượng lửa với một sắc thái nghĩa mạnh mẽ, dữ dội, nóng gắt, thì trong thơ Triệu Kim Văn lửa lại thường mang sắc thái nghĩa hiền hòa, nồng ấm, thắm đượm tình cảm. Đây cũng là một đặc trưng độc đáo, thể hiện cá tính sáng tạo của Triệu Kim Văn.

* *


*


Một phương tiện nghệ thuật quan trọng để thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà thơ là hệ thống biểu tượng mà tác giả xây dựng và sử dụng. Nó là một mã nghệ thuật ẩn chứa những cảm quan của nhà thơ về con người, về cuộc sống. Nhà thơ Triệu Kim Văn đã xây dựng thành công trong thơ mình một hệ thống các biểu tượng giàu ý nghĩa. Hệ thống biểu tượng trong thơ Triệu Kim Văn phong phú, sinh động, đẫm màu sắc miền núi và phong vị văn hóa dân tộc Dao. Trong một hệ thống phong phú sinh động đó, nhà thơ đặc biệt quan tâm và xây dựng nổi bật một số biểu tượng trung tâm như Đất, Nước, Lửa, cùng những biểu

tượng phái sinh của nó.



56

:




.

Điều này đã đem lại cho thơ Triệu Kim Văn một bản sắc độc đáo, một cảm quan giàu nội lực văn hóa. Việc giải mã được hệ thống biểu tượng này không chỉ có ý nghĩa tích cực khi tiếp cận thơ ca Triệu Kim Văn nói riêng mà còn góp phần hiệu quả trong việc khám phá nhận diện văn hóa Dao nói chung.

Chương 3

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRIỆU KIM VĂN


3.1. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn


3.1.1. Khái quát về giọng điệu nghệ thuật


3.1.1.1. Giọng điệu nghệ thuật


Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhà văn là nhà sáng tạo ngôn từ. Nó được cá thể hóa đến mức trở thành quy luật ngữ pháp riêng, giọng điệu riêng của từng người chứ không chỉ tuân theo quy luật pháp ngữ chung của ngôn ngữ. F.Saussure, nhà ngôn ngữ học vĩ đại đã chỉ rõ rằng, mỗi từ mỗi chữ chỉ có nghĩa nhất định khi được đặt trong một câu. Đối với văn chương, người đọc không phải chỉ để hiểu mà để cảm, nghĩa là nhận lấy toàn bộ những gì nhà văn gửi gắm đằng sau những hàng chữ, vượt ra khỏi nghĩa của từng từ, từng chữ. Đối với văn chương, nếu chỉ bám vào những ký hiệu trực tiếp, chỉ là cuộc tìm kiếm vô bổ trong nghĩa địa của ngôn từ. Do đó giọng điệu văn chương, cũng xuất phát từ ngôn ngữ, song nó có nghĩa rộng hơn nhiều, nó bao hàm cả ngữ cảnh, thái độ, quan niệm, cách ứng xử... và cá thể hóa đến mức trở thành tài sản riêng của một sinh thể tư duy, như giọng điệu riêng của người ấy trong cuộc đời.

Việc tạo ra giọng điệu nghệ thuật riêng là nỗ lực không ngừng của mỗi nhà văn. Giọng điệu ấy được cụ thể hóa qua ngôn từ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm để bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả” nhằm thiết lập các mối quan hệ “thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. Tổng hòa các sắc thái giọng điệu trong một tác phẩm, người đọc sẽ có cơ sở quan trọng để đánh giá phong cách, sắc thái tình cảm của người viết [16.140].

Trong nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [16.134]. Đồng thời, “giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [16.135]. Theo tinh thần định nghĩa này, giọng điệu thuộc về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Với loại hình trữ tình (tập trung vào thơ) thì đó là giọng của nhà thơ, của chủ thể trữ tình, bộc lộ trong thế giới nghệ thuật.

Về vai trò của giọng trong sáng tạo văn chương, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà cắt nghĩa rõ ràng, thuyết phục: “Giọng vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy chất thơ hơn, thậm chí có khi mới mẻ hơn” [44.152].

Như vậy, qua những nghiên cứu của các nhà lí luận, chúng ta có thể thấy một số vấn đề cơ bản về giọng điệu nghệ thuật: Thứ nhất, giọng điệu nghệ thuật thể hiện sắc thái tình cảm, lập trường, thái độ của nghệ sĩ đối với cuộc sống, cho nên nó sẽ rất phong phú đa dạng. Nó không chỉ là vấn đề thuộc về phong cách nghệ thuật mà còn là yếu tố quan trọng tạo thành tư tưởng, nội dung tác phẩm; Thứ hai, giọng điệu là một yếu tố thuộc về nghệ thuật, nó chi phối đến các bình diện hình thức, được bộc lộ qua các dấu hiệu hình thức, cho nên nó có vai trò rất quan trọng đêm lại tính sáng tạo, phong cách riêng của nghệ sĩ qua tác phẩm của mình.

3.1.1.2. Giọng điệu thơ


Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó.

Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phương diện khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm mấu chốt có tính đặc trưng này khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu văn xuôi tự sự. Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng cả chủ thể và khách thể gần gũi nhau đến mức trong đa số trường hợp xem như hòa lẫn cùng nhau. Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có mối quan tâm riêng, có cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra khỏi tầm kiểm soát thông thường của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở thành đối tượng nhận thức của chính tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn bên trong, người đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. Hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành một sự thống nhất trong hai con người. Chính trên cái nền thống nhất có tính bản chất này mà thơ trữ tình trực tiếp bộc lộ giọng điệu tác giả, được chảy trong một trường nhìn, một kênh giọng chỉ đạo. Vì thế, giọng điệu trữ tình là sự tương hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại và sự lựa chọn thể loại phù hợp.

Nhìn chung, giọng điệu thơ trữ tình chủ yếu được bộc lộ qua những đặc điểm chính: Một là, do thể hiện trực tiếp, trực diện quan niệm, thái độ lập trường của nghệ sĩ mà giọng điệu thơ mang tính chủ quan; Hai là, nếu văn xuôi có ý thức khám phá đời sống ở tầng đáy của nó, phân tích một cách minh bạch, kỹ lưỡng các hiện tượng thì thơ lại là những mảng tâm trạng điển hình, những nhát cắt của dòng cảm xúc mãnh liệt cho nên giọng điệu tác phẩm thường trùng khít, tương hợp với ý đồ tác giả. Ba là, mặc dù là phạm trù thuộc về nội dung

nhưng giọng điệu bao giờ cũng chi phối đến các phương diện hình thức, được bộc lộ qua những tín hiệu có tính hình thức. Trong thực tiễn nghệ thuật, giọng điệu không hiện ra chắp vá, rời rạc mà được toát ra từ những mao mạch nhỏ bé, li ti của tác phẩm. Việc biểu hiện nó còn nhờ cậy vào cách xây dựng nhịp điệu và khả năng điều phối các kỹ thuật sử dụng hình ảnh, gieo vần, dùng từ. .. tạo thành mối quan hệ bên trong, góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại qua từng chặng đường thơ, chúng ta thấy rằng giọng điệu trong thơ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn nhiều. Mạch đập cuộc sống, xúc cảm nhà thơ, cấu tứ, thể loại và cuối cùng là giọng điệu, đó là kết quả của quá trình khởi nguồn, bắt nhịp và thể hiện. Quá trình ấy ngày dần hướng đến "sự đồng thuận", "tương ứng". Vì vậy mà nhịp thở của cuộc sống với nhiều cung bậc, sắc thái... vốn vô cùng khác nhau có cơ hội được "hiện hữu" trong thơ. Cũng chính vì vậy mà sức hấp dẫn của thơ vẫn mãi "trinh nguyên", vẫn mãi "không cùng". Ngày nay, bên cạnh các thể thơ truyền thống, thơ tự do đặc biệt nở rộ, giọng điệu trong thơ càng đa dạng hơn, gần âm hưởng đời thường hơn. Suy cho cùng, giọng điệu trong thơ trữ tình là sự tương hợp nội tại, giữa ý thức có tính độc lập và sự lựa chọn thể loại phù hợp. Vì vậy, cũng như sự phát triển của thơ, giọng điệu trong thơ là "tự thân" và "tự nhiên". Trong tác phẩm không có giọng điệu thì không có những rung động, sâu sắc, không thể hiện những nỗi đau thương, nỗi xót xa của tác giả trước thân phận con người, không thể chia sẻ với con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Chính vì vậy, phân tác phẩm thơ trữ tình là phân tích giọng điệu của chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình), bởi giọng điệu bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của nghệ sĩ. Nói một cách khác, giọng điệu là một yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Phân biệt Giọng điệu với Ngữ điệu: ngữ điệu thuộc phạm vi câu (ngữ điệu cảm thán, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu

liệt kế,…) thì giọng điệu lại phụ thuộc vào cấu trúc tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Ngữ điệu góp phần biểu lộ giọng điệu.

Phân biệt Giọng điệu với Nhịp điệu: Nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì cách quãng hoặc luận phiên của điểm dừng trong dòng thơ. Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ. Những nhịp điệu chỉ là phương tiện bộc lộ giọng điệu. Nhịp điệu làm cho mỗi thành tố can dự trực tiếp với hệ thống giọng điệu chỉnh thể. Vậy, nhịp điệu chịu sự điệu được bộc lộ qua nhịp điệu và ngữ điệu của câu thơ.

Phân biệt Giọng điệu với Nhạc điệu: Nhạc điệu thơ được tổ chức nhờ yếu tố ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh. Thơ được tạo nên từ sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa. Như vậy nhạc điệu chịu sự chi phối của giọng điệu.

3.1.2. Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn


Là một biểu hiện trong nghệ thuật phi vật thể (văn chương, âm nhạc), sự hình thành giọng điệu của nhà văn tất phải chịu sự tác động, chi phối của không gian văn hóa (gia đình, quê hương, nhà trường, tập quán vùng miền...), và sự chi phối của thời đại (trong thơ có âm hưởng thời đại, có sắc điệu, dấu ấn một thời kì lịch sử). Vì vậy, có thể thấy rằng, “mỗi thời đại nhìn chung có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức chiếm lĩnh hiện thực và lí giải hiện thực riêng. Gắn với điều này là quan niệm nghệ thuật của thời ấy” [10]. Xuất phát từ cái nhìn đó, có thể thấy rằng, giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn tất yếu sẽ mang những dấu ấn của sự chi phối từ không gian văn hóa vùng miền, qua đó thể hiện nhận thức và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Khảo sát cụ thể qua các tập thơ của Triệu Kim Văn, chúng tôi nhận thấy một số giọng điệu cơ bản nổi bật đã được tác giả tập trung bộc lộ.

3.1.2.1. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí