Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 14


Thứ ba, Thành phố cần giám sát, quản lý chặt quy trình đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao để giảm bớt ghánh nặng cho Quỹ BHYT người nghèo góp phần nâng cao chất lượng KCB. Khắc phục tình trạng các cơ sở y tế lạm dụng mở các loại hình dịch vụ nhằm tận dụng nguồn thu, như giá dịch vụ cao mà cơ quan BHYT chỉ thanh toán mức giá theo quy định, phần còn lại người bệnh phải tự chi trả. Chính những dịch vụ này đã làm tăng chi phí KCB của người dân, trong đó càng làm trầm trọng hơn tình hình tài chính của người nghèo.

Trao quyền tự chủ về tài chính cho bệnh viện chỉ là một nội dung của đổi mới bệnh viện công, muốn thành công thì phải được tiến hành cùng với quá trình đổi mới toàn diện hoạt động bệnh viện (về cơ chế và tổ chức quản lý, năng lực quản lý, cơ chế chi trả, phương thức chi trả, cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ, cơ chế bảo đảm thực hiện các chức năng cơ bản của bệnh viện, như điều trị; đào tạo; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; hoạt động xã hội…), và đổi mới quản lý chung đối với việc cung ứng dịch vụ y tế (theo Luật KB,CB), quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ y tế (trong đó có vai trò của Bộ Y tế, tổ chức BHYT, các hội nghề nghiệp).

Thứ tư, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống các cơ quan bảo hiểm xã hội. Để đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người nghèo và cả diện cận nghèo với số lượng lớn gấp nhiều lần so với hiện nay, đòi hỏi phải có một bộ máy có tổ chức và năng lực điều hành hiệu quà để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống các cơ quan bảo hiểm xã hội thì cần tập trung chủ yếu vào các công tác cụ thể sau :

Nghiên cứu điều chỉnh về mô hình tổ chức của hệ thống bảo hiểm xã hội. hiện nay, hệ thống các cơ quan bhxh chỉ có tới cấp quận, huyện trong khi người nghèo tập trung tại các xã, phường với số lượng lớn nhất là tại vùng cao Ba Vì.


Để có thể thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người nghèo nói riêng và các đối tượng khác nói chung thì thay vì hệ thống tổ chức 2 cấp như hiện nay (cấp Thành phố, cấp Quận), cần thiết phải tổ chức hệ thống các cơ quan BHXH theo mô hình 3 cấp, tức là có thêm cơ quan BHXH cấp Xã, Phường để đảm bảo năng lực thực thi tốt chính sách BHYT người nghèo trong tình hình mới.

Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất, tư cách của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội bằng việc tăng cường đào tạo, tuyển chọn, giáo dục, kết hợp với kiểm tra,đánh giá. Đồng thời, rèn luyện nâng cao y đức, tinh thần phục vụ người nghèo bệnh theo lời dạy của bác hồ “thầy thuốc như mẹ hiền” là tiêu chuẩn của một cán bộ y tế. Hơn ai hết, người nghèo cần nhận được sự chăm sóc tại các cơ sở khám chữa bệnh một cách tận tình, chu đáo nhất. mọi quyền lợi mà người nghèo có thẻ BHYT được hưởng theo quy định đều phải được đảm bảo tại các cơ sở khám chữa bệnh, tuyệt đối không kê đơn, chỉ định thuốc, các vật tư y tế để người nghèo phải tự mua do nguồn cung ứng của bệnh viện không đáp ứng được. Tăng cường thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc tham gia vào quy trình tổ chức thực hiện BHYT cho người nghèo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách BHYT người nghèo.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới đã mang lại nhiều kết quả tốt trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. đảng ta đã chỉ rõ : Trong xã hội ta, mọi người nghèo đều phải được KCB và chăm sóc chu đáo. từ nhiều năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước cải thiện đời sống, bảo đảm chăm sóc sức khỏe. công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt cho người nghèo đang từng bước được xã hội hóa. đạt được các kết quả đáng kể đó là do sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp đảng và chính quyền, các ngành, các đoàn thể xã hội.

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 14

Tại Hà Nội, Thủ đô của cả nước dĩ nhiên là có nhiều điều kiện thuận lợi hơn địa phương khác trong việc KCB nói chung và KCB cho người nghèo nói riêng. Đó là vì tại đây tập trung một hệ thống lớn các bệnh viện Truong ương và địa phương và cũng là nơi tập trung đội ngũ y, bác sỹ lớn. Trong khi đó thu nhập quốc dân bình quân đầu người lại cao nhất nhì cả nước nên dường như người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn, thuận lợi hơn.

Vậy nhưng hoạt động BHYT cho người nghèo tại Hà Nội thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đó là vấn đề đối sử phân biệt người nghèo trong quá trình KCB, là thái độ thiếu cởi mở của đội ngũ cán bộ y tế, là tình trạng thiếu trách nhiệm hay thậm chí gây phiền hà cho người nghèo đến KCB theo hệ thống BHYT.

Để khắc phục những hạn chế trên trong thời gian tới Hà Nội cần có nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động BHYT cho người nghèo. Trước mắt, Hà Nội cần tập trung vào các giải pháp có tính chất cơ


bản như: Củng cố hệ thống y tế, trước hết là mạng lưới y tế cơ sở. Tổ chức tốt quy trình bình chọn người nghèo và cấp thẻ BHYT cho người nghèo. Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và cận nghèo. Đối với chính sách và cơ chế quản lý tài chính y tế đối với các cơ sở KCB và tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống các cơ quan BHXH triển khai thực hiện luật BHYT./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Chỉ thị 06/CTTW của Ban bí thư về củng cố y tế cơ sở.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1993), Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII về Những vấn đề cấp bách trong công tác y tế Hà Nội.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2009), Chỉ thị số 38/TW ngày 7/9/2009 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.

4. Bảo hiểm y tế Hà Nội (2000), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội .

5. Bảo hiểm Xã Hội Hà Nội (2005,2008), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội .

6. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại 10 tỉnh.

7. (Bảo hiểm Y tế Hà Nội (2005), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố Hà Nội .

8. Bộ Y tế (2005), Báo cáo Nghiên cứu Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sứ khoẻ cho người nghèo ở Việt Nam.

10.Bộ Y tế (2002), Các số liệu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo và dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

11. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (1997), Công văn số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 về tiêu chuẩn đói nghèo.


12. UBND Tp. Hà Nội (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. UBND Tp. Hà Nội (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội, tháng 4.

14. Chiến lược về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010

15. Trần Thị Trung Chiến và cộng sự (2002), Xây dựng ngành y tế Việt Nam công bằng và phát triển.

16. Nguyễn Tuấn Hùng, BHYT cho người nghèo ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp. Luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế Chính trị Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005.

17. Nguyễn Thanh Hà (2005), Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng.

18. Lương Ngọc Khuê (2005), Nghiên cứu thực trạng và góp phần hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Luận án tiến sỹ y học, lưu tại Thư viện Quốc gia.

19. Trần Khắc Lộng (2007), BHYT: Sự ra đời và đổi mới chính sách an sinh xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 10 năm 2007.

20. Trần Khắc Lộng (2005), Đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức chi trả BHYT bắt buộc tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thanh Hoá. Luận án tiến sỹ y học, lưu tại Thư viện Quốc gia.

21. Dương Huy Liệu; Nguyễn Hoàng Long; Phan Thanh Thuỷ; Đặng Bội Hương và cộng sự (2005), Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo. Báo cáo nghiên cứu.

22. Luật Bảo hiểm y tế (2008)


23. Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 về ban hành điều lệ bảo hiểm y tế (2005).

24. Nghị quyết số 05/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao (2005).

25. Nghị quyết 46 - NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới (2005).

26. Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao (1999).

27. Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 về ban hành điều lệ BHYT

(1998).

28.Ngân hàng thế giới (2001), Khoẻ để phát triển bền vững

29. Nguyễn Khang (2003), Ước tính chi phí cần thiết cho bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010.

30. Nguyễn Đức Khoa, Đánh giá việc triển khai Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh của người nghèo tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Lưu tại thư viện trường Đại học Y tế Công Cộng.

31.Quyết định 139/2002/QĐTTg ngày 5/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo (2002).

32. Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 về phê duyệt chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010.

33.James C. Knowles và cộng sự (2005), Tài chính y tế ở Việt Nam: Tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế.

34. Đỗ Văn Sinh, Những giải pháp thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân. Tạp chí Y học lâm sàng số 11 năm 2007.


35. Kinh tế thị trường và yêu cầu hoàn thiện an sinh xã hội. Tạp chí luật học số 4 năm 2006.

36. Tạp chí Bảo hiểm xã hội điện tử (2009), số 6B/2009(132)

37.Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010.

38.Thủ tướng Chính phủ (2002), Công văn số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/05/2002 phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.

39.Thông tư liên Bộ 05 LĐTBXH-BTC-BYT(1999), Thông tư liên Bộ 05 LĐTBXH-BTC-BYTngày 29/1/1999 của Bộ lao động thương binh xã hội-Bộ Y tế-Bộ Tài chính về thực hiện miễn giảm viện phí cho người nghèo.

40.Tổng cục thống kê. Điều tra mức sống dân cư 1998-2002.

41. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập I, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

42. Mai Thị Thanh Xuân (2010), 10 năm phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội (2000- 2010: Thành tựu và một số vấn đề đặt ra cho công tác quản lý, Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 3

43.http://www.baohiemxhhn.com.vn; 44.http://vietbao.vn; 45.http://www.tin247.com; 46.http://wwikipedia.org.vn; 47.http://baodientuchinhphu.vn; 48.http://www.qdnd.vn;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023