Đánh Giá Hoạt Động Bhyt Cho Người Nghèo Tại Hà Nội


nghèo có sự lựa chọn cơ sở KCB gần nhà, nhưng một khi bị bệnh nan y, bị tai họa nặng nề phải cấp cứu thì người bệnh lại có nhu cầu KCB vượt tuyến, đến thẳng các bệnh viện tại Hà Nội, hoặc được các bệnh viện tuyến dưới chuyển về Hà Nội. Vì vậy, tại Hà Nội bệnh nhân lúc nào cũng đông, không chỉ có người giau, mà cả người nghèo. Đó là lý do khiến cho Quỹ BHYT người nghèo luôn bị thâm hụt một cách nghiêm trọng (xem bảng 2.7).

Khi chưa sát nhập vào Hà Nội, từ năm 2005 đến năm 2007 BHYT tỉnh Hà Tây chỉ thâm hụt 1,798 tỷ đồng. Điều đó không có nghĩa là Hà Tây trước đây huy động Quỹ tốt hơn, mà là vì tuyến dưới luôn bị sợ nguy cơ vỡ quỹ nên thắt chặt chi phí KCB. Từ khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, trong 3 năm 2008 - 2010 số thâm hụt Quỹ đã lên tới 23,824 tỷ đồng. Như vậy, rõ ràng là người nghèo ở thành phố có cơ hội được hưởng lợi nhiều hơn các tỉnh lẻ về mức chi trả khi bị ốm đau.

Bảng 2.7: Cân đối Quỹ BHYT cho người nghèo 2005-2010

Đơn vị tính: đồng


Nội dung


Năm


Tổng thu


Tổng chi


Chênh lệch thu- chi

2005

5.626.200.000

6.076.296.245

- 450.096.245

2006

6.937.800.000

7.423.446.134

- 485.646.134

2007

8.634.880.000

9.498.368.471

- 863.488.471

2008

27.879.440.000

30.667.384.581

- 2.787.944.581

2009

68.959.822.000

79.497.088.777

- 10.537.266.777

2010 (dự kiến)

90.960.392.000

101.460.392.000

- 10.500.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 10

Nguồn: BHYT Hà Nội


Để thấy rõ hơn họat động thu-chi Quỹ BHYT cho người nghèo tại Hà Nội trong 6 năm qua, có thể xem sơ đồ dưới đây:


120000‌

100000

Tổng thu (1 triệu đồng)

Tổng chi (1 triệu đồng)

80000


60000

40000

20000

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Sơ đồ 2. 3: Thu-chi Quỹ BHYT người nghèo 2005-2010

2.3. Đánh giá hoạt động BHYT cho người nghèo tại Hà Nội

2.3.1. Những thành tựu cơ bản

Thứ nhất, Hà Nội là tỉnh thành phố đầu tiên trong cả nước đề xuất và thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo nhằm nâng cao chất lượng CSSK những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Trong thời gian qua, ngành y tế đã có sự phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và BHXH thực hiện tốt công tác KCB BHYT cho người nghèo. Sở Y tế đã vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đóng góp vào Quỹ BHYT cho người nghèo, nhằm hỗ trợ cho hoạt động KCB cho đối tượng này. Đồng thời Sở cũng đã có chủ trương nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trình độ cao và dành một phần kinh phí thu được từ những dịch vụ y tế trình độ cao cho việc nâng cao chất lượng KCB đối với người nghèo.


Nhờ sự tận tụy trong công tác cáp phát thẻ và KCB của hệ thống BHYT Hà Nội, nhiều người nghèo của Thành phố, nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo đã thoát khỏi cảnh lo âu vì bệnh tật và tiền bạc.

Chị Hoàng Thị Hồng, 48 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội vào điều trị tại khoa Phụ Ung thư, Bệnh viện Phụ sản TƯ từ đầu tháng 3/2009. Đến nay, qua nhiều đợt tiêm hóa chất, bệnh tình đã thuyên giảm. Chị bảo: “Gia đình tôi thuần nông, điều kiện kinh tế không có nhiều, biết tôi bị bệnh ung thư, cả nhà lo lắng, chạy vạy khắp nơi lấy tiền chữa bệnh. Thời gian đầu, không có BHYT, tôi khốn khổ vì bệnh một, khốn khổ vì lo tiền thuốc men mười. Thời gian này, tôi đã có BHYT hộ nghèo, không còn phải lo chi phí chữa bệnh đến đau cả đầu như trước nữa. May mà có BHYT, nếu không, gia đình tôi cũng không biết xoay xở thế nào”.

(Theo www.giadinh.net)


Thứ hai, sau 18 năm hoạt động, BHYT Hà Nội từng bước phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Số người nghèo được phát thẻ BHYT không ngừng tăng lên, từ vài phần trăm số người nghèo những năm đầu 1990 lên trên 90% vào năm 2009. Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội đã được Nhà nước dùng ngân sách để mua và cấp thẻ BHYT nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này đã được cải thiện rõ rệt. Quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh của những người tham gia BHYT từng bước được mở rộng. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, BHYT Hà Nội đã tạo ra nguồn tài chính công bằng đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ ba, bước đầu xây dựng được cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc huy động được nguồn kinh phí từ cộng đồng thông qua hội Chữ thập đỏ, tổ chức từ thiện, tổ chức phi Chính phủ để mua thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo,


xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở từng địa phương. Quỹ khám chữa bệnh giúp người nghèo được chăm sóc y tế tốt hơn là trích từ nguồn chi đảm bảo xã hội của Thành phố như trước đây, đặc biệt là đảm bảo được kinh phí KCB cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận hoặc ung thư.

Nhờ có thẻ BHYT, người nghèo được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo tăng lên rõ rệt. Người nghèo có thể đi khám chữa bệnh bất cứ lúc nào khi sức khỏe có vấn đề mà không phải bận tâm về kinh phí khám chữa bệnh. Với tấm thẻ BHYT, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo cũng thuận tiện hơn rất nhiều, người nghèo được bình đẳng với tất cả các đối tượng bệnh nhân khác, không bị mặc cảm cũng như phân biệt đối xử.

Thứ tư, nhiều cán bộ y tế trong các bệnh viện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc người bệnh. Thậm chí, tại một số bệnh viện còn hết lòng hỗ trợ người nghèo. Chẳng hạn, tại Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng một quỹ riêng để hỗ trợ 50% số tiền cùng chi trả của bệnh nhân nghèo chạy thận, tức người nghèo chạy thận ở Bạch Mai thực chất chỉ cùng chi trả 2,5%. Điều đó đã vừa giảm bớt một phần gạnh nặng chi phí cho người nghèo, vừa tạo lòng tin cho người bệnh.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1. Hạn chế

Tuy đạt được một số thành tựu như trên, song hiện tại BHYT cho người nghèo ở Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Trong đó nổi bật lên là các hạn chế chủ yếu sau:

Thứ nhất, người nghèo ở Hà Nội vẫn là đối tượng bị yếu thế trong tiếp cận dịch vụ y tế.


Không riêng ở Hà Nội, mà hầu hết ở tất cả các tỉnh trên toàn quốc, hiện tượng bất bình đẳng luôn diễn ra, và có xu hướng ngày càng tăng. Khoảng cách giữa nhóm giàu và nhóm nghèo được thể hiện qua mức độ chênh lệch về thu nhập bình quân, mức độ thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục ... Nhóm người giàu với điều kiện thu nhập khá nên khả năng tiếp cận các loại dịch vụ y tế ngày càng dễ dàng, chất lượng dịch vụ cung cấp cho họ ngày càng cao. Còn nhóm người nghèo với thu nhập ít ỏi, điều kiện đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt là sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, hay thuốc đắt tiền là vô cùng hạn chế. Người nghèo chủ yếu thường đi KCB ở tuyến xã và tuyến huyện, cò đi tuyến tỉnh và Trung ương thì thấp hơn rất nhiều.

Chúng ta biết rằng khi tham gia bảo hiểm y tế bất cứ ai cũng đều muốn được khám chữa bệnh một cách công bằng, không bị phân biệt đối xử; song trên thực tế vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (chủ yếu là người nghèo) với khám chữa bệnh dịch vụ (phần lớn là người giàu), trong đó những người khám chữa bệnh dịch vụ luôn được ưu tiên hơn. Cụ thể, khi người giàu đi khám chữa bệnh, do họ có nhiều tiền nên thường được chẩn đoán, điều trị tốt hơn, được quan tâm hơn.

Thêm nữa, hiện nay vẫn còn tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế. Cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán đầy đủ chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh nhưng các cơ sở này vẫn thu tiền của bệnh nhân bảo hiểm y tế hoặc điều trị với mức chi phí thấp hơn chi phí mà cơ sở khám chữa bệnh thanh toán với bảo hiểm y tế... Hiện tượng đó làm cho người nghèo bị thiệt thòi lớn, vì họ không được cấp phát thuốc đúng chất lượng và số lượng để chữa khỏi bệnh.

Rõ ràng, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế thấp hơn người không nghèo. Ngay tại Thủ đô mà người khi ốm đau phần lớn người nghèo cũng chỉ


đến được với y tế xã phường, mà rất ít người đến với các trung tâm y tế chuyên sâu. Đó là thiệt thòi của người nghèo. Trong khi đó người không nghèo khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn khi ốm đau phần lớn họ đến thẳng bệnh viện tuyến trung ương 38% vì trang thiết bị và dịch vụ y tế của tuyến này được nhà nước đầu tư rất lớn và hiện đại, đồng nghĩa với việc này thì mức độ chi trả của họ cũng cao hơn khi họ “chạy” thẳng lên tuyến cao nhất. Tiếp sau đó tuyến bệnh viện tư nhân cũng được người không nghèo ưu tiên chiếm 26% khi chẳng may họ bị ốm đau. Do cơ chế đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một thị trường y tế sôi động, trong đó dịch vụ y tế cũng đã và đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm góp phần hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị của nghành y tế. Dịch vụ y tế tư nhân do yêu cầu cạnh tranh các nhà đầu tư phải làm mọi cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đi cùng với nó thì chi phí cũng sẽ rất cao. Chính vì vậy mà người nghèo sẽ không thể tiếp cận được dịch vụ y tế của khối này.

Thứ hai, tuy đã có nhiều cố gắng song đến nay vẫn còn nhiều người nghèo, nhất là người cận nghèo vẫn chưa có thẻ BHYT.

Người nghèo thường hay phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày, chính vì vậy nên phần lớn họ ít quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình và càng không hiểu được tầm quan trọng của tấm thẻ BHYT. Thêm vào đó, mạng lưới cán bộ BHYT chưa thật sự nhiệt tình, chu đáo với người nghèo cũng làm tăng thêm tình trạng người nghèo thờ ơ với thẻ BHYT, đặc biệt là những người cận nghèo. Những đối tượng cận nghèo (người có thu nhập thấp) dù đang nhận được sự hỗ trợ mua thẻ BHYT từ nhiều phía, vẫn từ chối quyền lợi của mình.

Những người cận nghèo phài đóng 50% giá trị của thẻ, trong khi họ cũng chẳng hơn những người được gọi là nghèo bao nhiêu (bởi người cận nghèo được xác định là những người có thu nhập bằng 130% so với người nghèo). Trên thực


tế tế, kinh tế của họ rất khó khăn, nên việc phải chi trả 50% giá trị thẻ (khoảng

197.000 đồng/thẻ/người) là một khoản tài chính quá lớn đối với họ. Điều đó trả lới cho câu hỏi tại sao tại Thủ đô Hà Nội mà chỉ có 500 người trên tổng số gần

400.000 người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT.

Người ta thường nói, bệnh tật là một cái “bẫy nghèo”. Chính sách BHYT quy định Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mệnh giá thẻ cho người cận nghèo, chính là giúp cho đối tượng này thoát khỏi sự nguy hại của cái “bẫy nghèo”. Tiếc thay, do nhiều nguyên nhân, người thuộc hộ cận nghèo chưa tiếp cận được chủ trương lớn này. Theo điều tra của tôi một trong những lý do của vấn đề này là:

+ Do chính quyền lơ là trong khâu tuyên truyền vận động. Một gia đình ở xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – TP Hà Nội nói rằng “nghe nói” gia đình anh thuộc hộ cận nghèo, song anh chưa bao giờ được nghe là Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình mua BHYT. Vì vậy, mỗi khi có bệnh “vặt” toàn đi mua thuốc ở ngoài. Vừa rồi, người nhà đau nặng phải vào trung tâm y tế huyện Mỹ Đức điều trị, chỉ riêng số tiền “đặt cọc” cũng đã là 2 triệu đồng; cầm hóa đơn thanh toán mà giật mình, đành về nhà bán con lợn và đàn gà mới đủ tiền nộp để ra viện.

Không chỉ riêng ở An Mỹ mà rất nhiều hộ gia đình nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ biết rằng với quyết định của xã, gia đình mình năm nay không thuộc hộ nghèo, không được hưởng các chính sách, nên “tất cả phải tự lo”. Số liệu thống kê ngày 25/6/2010 của Sở Lao động- TBXH thành phố Hà Nội cho biết, qua 1 năm thực hiện Luật BHYT, toàn thành phố có gần 400.000 người thuộc đối tượng hộ cận nghèo, nhưng chỉ có 500 người tham gia BHYT.

Người thuộc hộ cận nghèo “chưa chịu” mua BHT mặc dù đã có sự hỗ trợ của nhà nước, có nguyên nhân nhưng cơ bản nhất là tuyên truyền của chúng ta


còn rất yếu, nên họ chưa tiếp cận được với chính sách. Ngành Bảo hiểm, ngành Lao động- TBXH “bận” đã đành, đội ngũ cán bộ cơ sở cũng còn “bàng quan” với chủ trương lớn này, nên không hề quan tâm. Khi đề cập vấn đề này, một cán bộ văn hóa xã hội ở xã An Mỹ ( huyện Mỹ Đức – Hà Nội) nói rất “vô tư” rằng, quyền lợi của họ thì họ phải tự tìm hiểu mà “mua”; cán bộ xã “trăm công ngàn việc”, ngay việc xác định hộ cận nghèo còn khó, làm sao có thời gian đi tuyên truyền vận động đến đối tượng này được. Sự “vô tâm” đó là sự thiếu trách nhiệm đối với nhân dân.

Vì vậy, có người dân nghe nói được hỗ trợ hăm hở lên xã, cán bộ xã cũng chỉ “nghe nói” chứ không biết cụ thể như thế nào, nhờ người “có trình độ” giải thích về mức đóng, “nấc thang” đóng, tổng số tiền phải đóng trong 1 năm, nghe xong thấy... choáng, vậy là thôi luôn

Sở dĩ có những trường hợp “mới nghe đã choáng” vì cán bộ chỉ tuyên truyền chứ chưa giải thích cặn kẽ. Theo quy định, từ 1/1/2010, mức đóng BHYT tự nguyện hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung (trừ đối tượng học sinh- sinh viên). Như vậy, với mức lương tối thiểu chung 650 ngàn đồng, người lao động sẽ phải nộp 29.250 đồng/ tháng = 351.000 đồng/ năm (từ 1/5/2010 mức lương tối thiểu chung là 730 ngàn đồng). Người thuộc hộ cận nghèo sẽ được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%, số còn lại sẽ phải đóng 175.500 đồng/ năm. Nếu gia đình hộ cận nghèo có 4 nhân khẩu tham gia, thì từ người thứ 2,3,4 lần lượt sẽ đóng bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất. Nguyên nhân thứ hai trong việc chưa cấp thẻ BHYT cho đối tượng cận nghèo là:

+ Cơ quan tổ chức, chính quyền địa phương còn lúng túng trong thực hiện.Sự lúng túng của cơ sở biểu hiện ngay trong quy trình rà soát hộ cận nghèo. Mặc dù Thông tư 25/2008/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn chi tiết “chuẩn cận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023