Củng Cố Hệ Thống Y Tế, Trước Hết Là Mạng Lưới Y Tế Cơ Sở


Trong công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về BHYT, cần tập trung vào các đối tượng: nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên, các chủ sử dụng lao động, nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về BHYT.

Việc tuyên truyền về chính sách BHYT cho người nghèo không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà ngày tại các các cơ sở KCB, mỗi y bác sỹ phải là một thành viên tuyên truyền tích cực đối với người bệnh. Đây là hình thức tuyên truyền khá hiệu qua, bởi tại đó người bệnh, nhất là người nghèo được đội ngũ nhân viên y tế tư vấn chính sách để họ hiểu rõ nhất về lợi ích của tấm thẻ BHYT. Vì vậy, để thực hiện được vấn đề này, một vấn đề quan trọng nữa là phải coi công tác thông tin tuyên truyền không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành bảo hiểm xã hội mà phải là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp có liên quan, của tất cả các cấp chính quyền. Đồng thời, hàng năm ngành BHXH nói chung, BHYT nói riêng cần tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, có chế độ khen thưởng cho các đơn vị y tế làm tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đối với người nghèo.

3.2.2. Củng cố hệ thống y tế, trước hết là mạng lưới y tế cơ sở

Có một thực tế mà ai cũng nhận thấy là đói nghèo thường đi đối với bệnh tật. Đói nghèo, nhất là đói về lương thực (như chuẩn đói nghèo hiện nay) làm cho con người suy giảm khả năng đề kháng với các loại bệnh tật, kể các loại bệnh tật thông thường nhất, như viêm ruột thừa, viêm phổi… Hơn nữa, sự thiếu


thốn về khả năng tài chính làm cho các nhu cầu về phòng bệnh không được đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn tới người đói nghèo có nhiều bệnh tật.Vậy nhưng, qua các nghiên cứu trên cho thấy một nghịch lý là số lượng người nghèo được cấp thẻ BHYT có tỉ lệ khám chữa bệnh thấp hơn rất nhiều so với các đối tượng BHYT khác, nguyên nhân cơ bản tạo nên bất hợp lý này là do khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo quá thấp. Trong thực tế thì đa số người nghèo sống ở các vùng sâu, vùng xa, để đến được với y tế cơ sở, cho dù chỉ là cấp xã, cấp huyện đã là một vấn đề hết sức khó khăn. việc đi lại, ăn ở trong thời gian khám, chữa bệnh là khó khăn không nhỏ đối với đa số người nghèo nên số người nghèo bị bệnh nặng có thể đến khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh, tuyến trung ương chỉ là số lượng rất ít.

Mặt khác, khi bệnh nhân nghèo bị chuyển lên tuyến trên thì hàng loạt các chi phí sẽ phát sinh cùng với họ như: Chi phí đi lại, chi phí người nhà thăm nuôi

… điều này sẽ làm ghánh nặng về kinh tế của họ càng tăng lên.

Trong điều kiện hiện nay, khả năng về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất ở tuyến cơ sở là rất hạn chế. vì vậy, để người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế thì cần phải tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở với một số giải pháp cụ thể sau :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp các nhà trạm, mua sắm dụng cụ trang thiết bị đảm bảo các vật tư thiết yếu thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở (tuyến xã) và tuyến huyện, vì người nghèo đại đa số KCB ở các tuyến này. Việc đầu tư nâng cấp các cơ sở KCB tuyến xã, huyện cần phải được đồng bộ cả cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sỹ. Có như vậy người nghèo mới được hưởng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt là các dịch vụ kỹ thuật cao.


Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 13

Quy định cụ thể về quy trình, cơ chế quản lý, điều hành khám chữa bệnh tại cấp xã, phường, thị trấn.

Bổ sung danh mục vật tư y tế và thuốc thiết yếu ở tuyến xã đáp ứng kỹ thuật cao về phòng và chữa bệnh.

Có chính sách đào tạo lại đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, y tế xã tại chỗ, đảm bảo cập nhật về những thành tựu của khoa học kỹ thuật y tế. Có chính sách về lương, phụ cấp để thực hiện được mục tiêu đưa bác sỹ về xã phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra trong chiến lược của Nhà nước về số y, bác sỹ tại tuyến y tế cơ sở.

Xây dựng vốn kinh phí sự nghiệp cho y tế xã thông qua việc đóng góp từ thu viện phí, từ khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT, từ đóng góp hỗ trợ của cộng đồng theo tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Mở ra hình thức chăm sóc sức khỏe đến hộ gia đình thông qua y tế cơ sở, có tác dụng trong việc quản lý và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, đáp ứng được nhu cầu đang hình thành trong xã hội.

Cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ y tế bằng cách phân bố một cách hợp lý các cơ sở y tế trong toàn quốc; Mở rộng mạng lưới và tăng cường chất lượng của y tế các tuyến.

Thành phố cần từng bước tăng mức chi cho ngân sách cho y tế cả về số lượng ngân sách tuyệt đối và về tỷ lệ chi cho ngân sách y tế so với GDP và so với tổng ngân sách địa phương. Đồng thời, cần xúc tiến các biện pháp nhằm tăng dần các hình thức chi trả trước, bao gồm mở rộng BHYT bắt buộc, phát triển các loại hình BHYT tự nguyện, các hình thức BHYT dựa vào cộng đồng cho nông dân và các đối tượng làm nghề tự do ở khu vực nội thành, tiến tới mục đích lâu dài là BHYT toàn dân (theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra


tại đại hội toàn quốc lần thứ IX của đảng). Trước mắt, cần thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua một hình thức duy nhất là cấp thẻ BHYT cho toàn bộ số người nghèo hiện có.

Bên cạnh đó cần phát huy truyền thống tương thân tương ái, huy động sự đóng góp của cộng đồng hỗ trợ cho người nghèo về chăm sóc sức khỏe.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, xã hội hóa công tác khám chữa bệnh cho người nghèo. thống nhất một hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua hình thức phát hành thẻ BHYT. Người nghèo khi đi khám chữa bệnh cần được hưởng một số ưu đãi hơn so với các đối tượng BHYT khác, như sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến. có như vậy mới có điều kiện tốt nhất để đảm bảo quyền lợi về khám chữa bệnh đối với người nghèo.

Tăng mức đóng quỹ BHYT cho người nghèo lên thay vì mức đóng 194.000đ/người/năm quá thấp so với các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác như hiện nay , bởi vì người nghèo thường ốm đau nhiều, chi phí khám chữa bệnh cao hơn. theo tính toán sơ bộ tính toán, với mặt bằng giá thuốc và vật tư thiết bị y tế như hiện nay, nếu tần suất KCB BHYT người nghèo năm 2007 tăng lên 1,3 lần, thì mức đóng BHYT người nghèo cũng phải tăng lên 30%, nếu tăng lên 1,77 lần bằng mức bình quân của các đối tượng thì mức đóng cũng phải tăng lên 70% so với mức đóng hiện hành. mức đóng của các đối tượng khác cũng phải tăng lên tương ứng với mức hưởng.

Điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng tiếp cận với mức chuẩn nghèo chung của thế giới. Như vậy thì số người cận nghèo hiện nay sẽ được coi là người nghèo theo chuẩn mới và được hưởng quyền lợi về khám chữa bệnh đối với người nghèo. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo theo chuẩn nghèo của thế giới đương


nhiên không thể thực hiện ngay được mà phải điều chỉnh từng bước, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chuẩn nghèo cần phải được làm thường xuyên để theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

3.2.3. Tổ chức chặt chẽ quy trình bình chọn người nghèo và cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo.

Ban hành quy trình xác định người nghèo phải nhanh chóng và đảm bảo xác định đối tượng chính xác. Việc bình xét người nghèo hiện nay giao cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, trên cơ sở xác định của chính quyền cấp cơ sở. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua việc xác định danh sách người nghèo thường rất chậm và có nhiều sai sót. Chính sách được ban hành ra nhưng có địa phương phải mất 6 tháng thậm chí hàng năm mới đưa ra được danh sách người nghèo của địa phương mình. Khi chưa có danh sách người nghèo thì cơ quan BHXH không thể cấp thẻ BHYT và như vậy rõ ràng làm ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của người nghèo. sau khi đã có danh sách, đã cấp thẻ BHYT nhưng đã không có ít trường hợp khiếu kiện, tố cáo các đối tượng không phải là người nghèo vẫn được cấp thẻ BHYT (thường là người nhà, người thân quen của cán bộ địa phương). Điều này cho thấy là cần thiết phải có ngay một quy trình chuẩn để thực hiện nhanh chóng, chính xác trong việc xác định danh sách người nghèo làm cơ sở cấp thẻ BHYT, kèm theo đó là các chế tài xử lý nghiêm minh đối với những tổ chức hoặc cá nhân vi phạm.

Cần thống nhất việc lập danh sách, chuyển tiền, cấp phát thẻ BHYT thông qua một đầu mối duy nhất là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Hiện nay, việc lập và xét duyệt danh sách người nghèo do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhưng đóng tiền BHYT cho đối tượng lại do quỹ KCB


người nghèo của địa phương thực hiện và quản lý đối tượng. Như vậy, để thực hiện đóng, cấp thẻ BHYT và quyết toán kinh phí mua thẻ BHYT thường phải làm tay ba: Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan BHYT và quỹ KCB người nghèo (do sở y tế làm thường trực). quy trình này tạo nên sự phức tạp không cần thiết, do vậy cần thiết phải cải tiến lại cho hợp lý hơn, rút ngắn thời gian trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tổ chức việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo phải nhanh chóng, thuận tiện, chính xác. Trên cơ sở danh sách người nghèo của các địa phương chuyển đến cơ quan BHXH phải phối hợp với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, thẩm định để in và cấp thẻ cho người nghèo kịp thời, theo đúng quy định. Cần nghiên cứu mã số, ký hiệu của thẻ BHYT người nghèo phù hợp trong quản lý, thuận tiện trong sử dụng, dễ dàng nhận biết trong thanh toán và đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Để thực hiện tốt vấn đề này thì cần thiết phải ứng dụng và triển khai tốt hệ thống công nghệ thông tin của ngành, đầu tư thêm trang thiết bị cũng như luôn quán triệt và thực hiện tốt chương trình tổng thể về cải cách hành chính.

Tăng cường giám định tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi về BHYT cho người nghèo. Cần nghiên cứu để đơn giản hóa các thủ tục, thuận tiện cho người nghèo khi đến khám chữa bệnh. Các giám định viên BHYT tại các bệnh viện phải phối hợp chặt chẽ với y, bác sỹ của bệnh viện thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đúng quy trình quy định, công khai hóa các thủ tục và tận tình chu đáo trong hướng dẫn cũng như khi giải quyết các vấn đề có liên quan khi người nghèo đến khám chữa bệnh, coi người nghèo như người thân của chính mình.


3.2.4. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính y tế đối với các cơ sở KCB

Các nội dung đổi mới cần phải mang tính đồng bộ sau đây:

+ Định hướng dần cho việc phân luồng ngân sách dành cho y tế theo phương thức trực tiếp cho từng đối tượng cần hỗ trợ của Nhà nước. Theo hướng này thì phải thực hiện cơ cấu giá viện phí được tính đủ với các yếu tố cấu thành chi phí để trên cơ sở đó, sự hỗ trợ, bao cấp của Nhà nước với các đối tượng cần ưu đãi, trợ giúp sẽ được ngân sách trực tiếp cấp cho đối tượng để mua thẻ BHYT. Các đối tượng khác nếu không mua thẻ BHYT sẽ phải chi trả viện phí với giá tính đủ, vì như vậy sẽ nhanh chóng đạt mục tiêu công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiến tới BHYT toàn dân.

Đổi mới việc cấp phát NSNN, trước mắt cần đổi mới ngay việc cấp phát NSNN cho các cơ sở KCB có đủ điều kiện theo hướng: NSNN không cấp kinh phí cho các cơ sở KCB mà cấp cho người dân, sau đó người dân lấy tiền đó mua BHYT. Làm như vậy, đối tượng được NSNN cấp kinh phí mua BHYT không phải chỉ có người nghèo, các đối tượng thuộc diện chính sách... mà được mở rộng ra các đối tượng khác như: học sinh sinh viên, cận nghèo, nông dân, người làm nghề tự do có thu nhập thấp...

+ Giao quyền tự chủ về cân đối thu chi cho các cơ sở KCB, theo đó, các cơ sở KCB được quyền tự chủ lấy thu nhập tự bù đắp các khoản chi phí cần thiết, trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá các dịch vụ y tế... Đây là các giải pháp mang tính đồng bộ trong việc thực thi chính sách BHYT nói chung và chính sách BHYT người nghèo nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp này phải có các điều kiện cần thiết, đồng thời phải có các biện pháp cụ thể, như: lộ trình thực hiện, đối tượng được NSNN mở rộng cấp kinh phí mua BHYT, các


bệnh viện, các cơ sở KCB nào được thực hiện trước, hay thực hiện đồng loạt cùng một lúc, chính sách quản lý và sử dụng tài sản cố định ở các cơ sở KCB có nguồn gốc từ NSNN... những vấn đề này cần phải có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, nhưng dù sớm hay muộn cần phải thực hiện mới phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập. trước mắt nên thực hiện ngay đối với các cơ sở có đủ điều kiện.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng

Trước hết, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý BHYT trên địa bàn Hà Nội theo hướng vừa thể hiện được sự phân định cụ thể, rõ ràng, vừa thể hiện sự kết hợp chặt chẽ về trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý BHYT giữa cấp trung ương và Hà Nội; giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHYT với cơ quan quản lý Quỹ BHYT; giữa quản lý Quỹ BHYT theo ngành dọc với quản lý nhà nước về BHYT và đội ngũ cán bộ BHYT tại địa phương; giữa cơ quan cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ quan quản lý BHYT và quản lý Quỹ BHYT...

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý Quỹ BHYT cho người nghèo, đảm bảo cân đối giữa việc thu - chi của Quỹ BHYT, kết hợp với việc chống lạm dụng và trục lợi BHYT người nghèo để xây dựng tính bền vững của Quỹ. Tăng cường đào tạo bổ sung, không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực tham mưu, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý BHYT và quản lý Quỹ BHYT; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học và kỹ thuật để hoàn thiện công tác quản lý người tham gia BHYT, quản lý Quỹ BHYT và quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023