Kết Quả Thực Hiện Bhyt Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Tp. Hà Nội. Đơn Vị Tính: Người; %; Đồng


Người nghèo có thẻ BHYT được đăng ký KCB ban đầu gần nơi cư trú (trung tâm y tế quận, huyện) được chăm sóc sứ khỏe, KCB ngoại trú và điều trị nội trú miễn phí. Nếu bị bệnh nặng được chuyển lên điều trị tiếp tại các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa thành phố, hoặc các bệnh viện trung ương tùy theo tình trạng bệnh lý, bình đẳng như các người bệnh khác.

BHYT sẽ thanh toán theo thực chi các khoản phục vụ người bệnh gồm: Thuốc, máu, dịch truyền, xét nghiệm, X quang.

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện BHYT cho người nghèo trên địa bàn TP. Hà Nội. Đơn vị tính: người; %; đồng

Nội dung


Năm


Số BN

khám ngoại trú


% sử dụng

Chi phí bình quân/1 lần khám ngoại trú


Số BN

nội trú


% sử dụng


Chi phí bình quân/1 lần điều trị nội trú

2005

11.251

10.0

280.000

1.125

1.0

2.500.000

2006

10.067

8.7

285.000

2.313

2.0

3.000.000

2007

9.852

9.1

288.000

2.483

2.3

4.500.000

2008

19.542

5.6

360.000

7.318

2.1

5.000.000

2009

99.530

28.0

396.000

11.019

3.1

5.300.000

2010 (dựkiến)

84.396

18.0

400.000

10.315

2.2

5.400.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 9

Nguồn: BHYT Hà Nội, Phòng Giám định chi

Qua bảng trên ta thấy số lượng người đi khám chữa bệnh ngoại trú các năm không đều nhau. Thực tế đó chỉ ra rằng người nghèo chỉ đi khám, chữa bệnh khi thấy mình có vấn đề về sức khỏe. Đây cũng chính là vấn đề của người nghèo. Số lượng tăng đột biến ở năm 2008 có 19.542 người đi khám ngoại trú,


đây là thời điểm Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội nên số lượng người nghèo của Hà Nội cũng tăng theo. Cũng theo số liệu trên cho chúng ta thấy rằng năm 2009 số lượng người đi khám chữa bệnh tăng rất mạnh so với trước. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của Chính phủ về KCB vượt tuyến đã tạo thông thoáng cho người đi KCB, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thẻ BHYT người nghèo.


120000

Số bệnh nhân

100000

80000

60000

40000

20000

0


Nội trú

Ngoại trú

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Năm


Sơ đồ 2.1: Số bệnh nhân nghèo KCB nội trú và ngoại trú

Nhìn vào sơ đồ 2.1, số bệnh nhân nghèo KCB ngoại trú nhiều hơn số KCB nội trú. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi nếu nội trú thì tuy chi phí về thuốc men không phải trả, nhưng chi phí về ăn uống, đi lại rất tốn kém, thậm chí còn tốn kém hơn cả tiền thuốc men, nên người nghèo không đủ tiền để chi trả các khoản đó. Vì vậy, ngoại trú đối với họ là một cách để tiết kiệm chi phí KCB, thậm chí còn có nhiều người không đi KCB dù bị đau ốm và có thẻ BHYT. Theo một số nghiên cứu của Cục Quản lý và KCB (Bộ Y tế), tỷ lệ người nghèo bị ốm không điều trị chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Trong đó, khó khăn về kinh tế là lý do chính (chiếm 53% trong số người nghèo không chữa bệnh). Nếu phải KCB nội trú, thì người


nghèo chủ yếu sử dụng dịch vụ nội trú tại bệnh viện huyện (chiếm 42% so với 16,9% người giàu) [43].


6000


5000


4000


3000


2000


1000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nội trú

Ngoại trú

Sơ đồ 2.2: Chi phí KCB 1 lần bình quân của BN nội trú và ngoại trú

Sơ đồ trên cho thấy chi phí cho 1 lần KCB bình quân của bệnh nhân nội trú và ngoại trú là có sự khác biệt rất lớn. Nếu sơ đồ 2.1 cho thấy số bệnh nhân nghèo KCB ngoại trú nhiều hơn nội trú, thì sơ đồ 2.2. lại cho thấy chi phí 1 lần KCB nội trú tiêu tốn nhiều hơn hàng chục lần so với KCB ngoại trú. Cụ thể, chênh lệch về chi phí KCB bình quân 1 lần giữa nội trú và ngoại trú năm 2005 là 8,9 lần; năm 2006: 10,5 lần, 2007: 15,6 lần; 2008: 13,9 lần; 2009: 13,4 lần; và


2010: 13,5 lần. Đây là lý do rõ ràng nhất của tình trạng bệnh nhân nghèo KCB ngoại trú nhiều hơn nội trú đã đề cập ở trên.

Nếu so sánh khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo có thẻ BHYT với đối tượng BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện qua các năm dựa vào tần suất KCB tại Thành phố thì:

- Tần suất KCB của đối tượng người nghèo có thẻ BHYT nhìn chung là thấp hơn so với những người tham gia BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc (bảng 2.4).

- Tần suất KCB của người nghèo tăng dần hàng năm, nhưng mức tăng không cao và không ổn định, thậm chi có lúc năm sau thấp hơn năm trước. Ví dụ tần suất KCB nội trú của người nghèo có thẻ BHYT năm 2007 là 0,115 còn năm 2008 là 0,038.

Bảng 2.4: Tần suất KCB của các đối tượng tham gia BHYT 2005-2008

Đơn vị tình: lượt/người/năm



2005

2006

2007

2008

Nội trú

Ng. trú

Nội trú

Ng. trú

Nội trú

Ng. trú

Nội trú

Ng. trú

Người nghèo

0.045

0.361

0.038

0.453

0.115

0.542

0.038

0.452

Bắt buộc

0.235

0.638

0.159

0.987

0.875

0.687

0.658

0.925

Tự nguyện

1.235

2.358

2.687

1.287

2.215

1.587

2.358

2.215

Nguồn: Phòng Giám định chi BHYT ( BHXH Hà Nội)

Các số liệu trên cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng, tần suất của người có thẻ BHYT tự nguyện là cao nhất. Còn người nghèo, tuy đã được phát thể BHYT miễn phí nhưng tần suất KCB lại thấp nhất. Một phần lớn khác, chỉ khi nào đau ốm nặng thì mới đến bệnh viện, mới mua thẻ BHYT. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn cho cơ quan BHYT khi những người có bệnh mới mua thẻ mà


phần lớn những người này khi biết mình có bệnh rồi thì bệnh tình lúc đó phần lớn là đã quá nặng và chi phí cho điều trị lúc này sẽ rất cao.

Người khá và giàu trung bình một năm đi khám 4,7 lượt còn người nghèo chỉ có 2,9 lượt. Cũng vì thế một khi đã đến viện thời gian nằm viện của họ thường lâu. Gánh nặng của việc mất thời gian do ốm đau của người nghèo chiếm khoảng một phần tư tổng chi phí khám chữa bệnh.

"Kể cả những người nghèo có bảo hiểm y tế hoặc được miễn giảm viện phí thì gánh nặng chi phí đối với họ vẫn là rất lớn, tương đương với khoảng 10 tháng chi tiêu ngoài lương thực, thực phẩm. Một nghiên cứu cho biết có gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh".

(http://thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-11562-1-8/nguoi-ngheo-khong-dam-om.aspx)


Kể từ 1/7/2009, thời điểm Luật BHYT được triển khai thực hiên, tình hình BHYT và KCB cho người nghèo được thực hiện tốt hơn, và theo đó người nghèo được tạo cơ hội nhiều hơn trong việc thụ hưởng các dịch vụ KCB. Theo số liệu của Phòng Phòng thu BHYT, BHXH TP Hà Nội, chỉ tính riêng năm 2010, ước tính sẽ có 468.868 người nghèo được cấp thẻ BHYT, với mệnh giá/thẻ bình quân đạt 194.000 đồng, và kinh phí đạt 90.960.392.000 đồng.

Luật BHYT ra đời làm cho khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo có thẻ BHYT tăng lên rõ rệt.

Bảng 2.5: Tần suất KCB BHYT tại Hà Nội sau khi thực hiện Luật BHYT

Đơn vị tính: lượt/người/năm

Đối tượng

2009

2010

Nội trú

Ngoại trú

Nội trú

Ngoại trú

Người nghèo

0.051

0.368

1.210

1.215

Bắt buộc

0.358

0.467

1.651

2.354

Tự nguyện

1.358

2.155

2.156

2.683

Nguồn: BHYT Hà Nội


Phân tích tần suất khám chữa bệnh nội trú so với ngoại trú khi thực hiện luật BHYT (bảng 2.5) cho thấy:

- Tần suất KCB của người nghèo sau khi thực hiện Luật BHYT tăng mạnh. So với năm 2005, tần suất KCB của người nghèo năm 2010 tăng gấp nhiều lần. Cụ thể, tần suất KCB nội trú năm 2005 là 0.045, thì con số đó của năm 2010 là 1.210, gấp 26 lần. Tương tự, tần suất KCB ngoại trú năm 2005 là 0.361, thì năm 2010 là 1.215, gấp 3,5 lần. Điều này cho chúng ta thấy người nghèo cũng đã quan tâm đến sức khoẻ của mình nhiều hơn.

Bảng 2.6: Tổng hợp tần suất KCB, chi phí KCB bình quân 1 lượt và tổng chi phí KCB bình quân của người nghèo/năm thời kỳ 2005-2010


Nội trú

Ngoại trú

Số lượt sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo(lượt/1.000 người/năm)

249

565

Chi phí trung bình một lượt KCB (1.000 đồng/lượt KCB)

4.283

335

Tổng chi phí bình quân (1.000 đ/năm)

1.066

189

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Mức tăng tần suất khám chữa bệnh của người nghèo tham gia BHYT thấp hơn đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Nguyên nhân do những người nghèo thường tập trung ở vùng nông thôn, miền núi cao nên khả năng tiếp cận dịch vụ y tế thấp hơn. Những người tham gia BHYT bắt buộc là công nhân viên chức, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp được khám chữa bệnh định kỳ, hàng năm. Nói khác đi, những người tham gia BHYT bắt buộc thuộc tầng lớp khá giả hơn, thậm chí giàu có hơn, nên họ có điều kiện để CSSK cho mình tốt hơn.


4500

4000

Số lượt KCB/1000 ng/năm


Chi phí TB/lượt KCB (1000 đ)

Tổng CF KCB

b.quân/ng/năm (1000đ)

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

Nội trú Ngoại trú


Biểu đồ 2.2: Tần suất KCB, chi phí KCB bình quân 1 lượt và tổng chi phí KCB bình quân của người nghèo/năm

Nhìn vào Biểu đồ 2.2 ta thấy được sự khác biệt về tần suất KCB và chi phí KCB bình quân/lần/người cũng như tổng chi phí KCB giữa hình thức nội trú và ngoại trú của người nghèo. Chi phí cho 1 lượt KCB nội trú lớn gấp nhiều lần so với KCB ngoại trú, trong khi tần suất KCB ngoại trú lại lớn hơn nội trú. Cụ thể, về tần suất KCB thì ngoại trú cao gấp hơn 2,27 lần so với nội trú, song chi phí/1 lượt khám thì nội trú lại tốn kém hơn ngoại trú đến 12,79 lần, do đó tổng chi phí KCB bình quân/năm của một người nghèo qua hình thức nội trú cũng cao hơn 5,64 lần so với ngoại trú. Điều này lý giải tại sao người nghèo lại chỉ quan tâm đến hình thức KCB ngoại trú.

Đối với các dịch vụ điều trị nội trú, số lần sử dụng dịch vụ y tế giữa người giàu và người nghèo là tương đương nhau, nhưng cơ cấu sử dụng các tuyến dịch vụ y tế thì khác biệt rõ rệt. Bệnh viện huyện là nơi người nghèo đến để điều trị nội trú cao nhất (42%), còn bệnh viện tỉnh, thành phố là nơi mà người giàu chủ yếu chọn để điều trị nội trú. Tuyến y tế xã phường là nơi mà chỉ 3,3% người giàu so với 17,9% người nghèo điều trị nội trú. Các bệnh viện trung ương là tuyến tương đối khó tiếp cận đối với người nghèo, chỉ 3,9% người nghèo điều trị nội trú tại đây. Tỷ lệ trực tiếp đến cơ sở KCB nội


trú cũng như tỷ lệ chuyển từ tuyến dưới lên tháy đổi khá rõ theo mức sống và có xu hướng trái ngược nhau. Đối với những người đến cơ sở KCB nội trú trực tiếp, tỷ lệ này tăng từ 69% đối với những người nghèo lên 75% đối với người có mức sống trung bình và đạt tới 85% đối với những người giàu. Ngược lại, tỷ lệ chuyển từ tuyến dưới lên giảm từ 27% đối với những người nghèo xuống 21% đối với người có mức sống trung bình và chỉ còn 11% đối với những người giàu. Như vậy, những người giàu có xu hướng trực tiếp đến các cớ sở KCB nội trú theo ý muốn của mình, trong khi những người nghèo có xu hướng chuyển dần từ tuyến dưới lên tuyến trên.

(Bộ Y tế, Báo cáo nghiên cứu Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo, Hà Nội, 2005)


- Mặc dù Luật BHYT được thực thi từ năm 2009, nhưng một số trường hợp vẫn được hưởng chế độ chi trả BHYT theo tỷ lệ nhất định khi KCB vượt tuyến, như:

+ Khám trái tuyến tại bệnh viện trung ương hưởng: 30% chế độ BHYT.

+ Khám trái tuyến tại bệnh viện tỉnh hưởng: 50% chế độ BHYT.

+ Khám trái tuyến tại bệnh viện huyện hưởng: 70% chế độ BHYT. Những thông tin này được người có thẻ BHYT bắt buộc và người có thẻ

BHYT tự nguyện tận dụng ngay vì phần lớn họ là những người có hiểu biết cao hơn, nắm thông tin nhanh hơn. Trong khi đó người nghèo thường biết thông tin chậm hơn nên thường bị thiệt thòi hơn.

2.2.2.4. Tình hình cân đối Quỹ

Do đặc thù của Hà Nội là Thủ đô cả nước, tại đây tập trung nhiều cơ sở KCB hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao so với cả nước nên cũng là tuyến cuối cùng của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo. Thông thường, những căn bệnh bình thường, chi phí KCB thấp thì người

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí